Báo cáo biện pháp Áp dụng một phần của phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống giáo viên phải chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề.Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập câu hỏi càng dễ. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi được khám phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng ( trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành công. Rõ ràng rằng, để học sinh tìm phương án giải quyết một vấn đề hiệu quả khi và chỉ khi học sinh cảm thấy vấn đề đó có ý nghĩa, là cần thiết cho mình và có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết nó. Vấn đề hay câu hỏi xuất phát phù hợp là câu hỏi tương thích nhu cầu tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Vì vậy để thực hiện thành công tiết dạy theo phương pháp BTNB thì khâu quan trọng đầu tiên là tạo tình huống xuất phát cho bài dạy.

 Như vậy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí.

 

docx 37 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Áp dụng một phần của phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Áp dụng một phần của phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Báo cáo biện pháp Áp dụng một phần của phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
 hỏi và giúp hs liên kết lại các phần để có kết luận ngắn gọn, học sinh nắm bắt được kiến thức mới của bài học:
- Cây hoa gồm bốn bộ phận chính: rễ, thân, lá và hoa
- Cây hoa được trồng ở ngoài đường phố, công viên, trường học, ở nhà,
- Người ta trồng hoa để làm cảnh, làm đẹp, làm nước hoa,. Có cây hoa có thể chữa bệnh.
- Cần chăm sóc và trồng cây hoa.
HS nêu ý kiến, lấy cây hoa
Tiếp nhận vấn đề
-HS ghi lại 
- Ghi lại 
- Đại diện nhóm lên nêu các bộ phận bên ngoài của cây hoa
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
Thảo luận 2 – 3 phút : ghi nhanh ra vở ghi chép
Nêu câu hỏi
-HS quan sát tranh ảnh ( sưu tầm, có sẵn), vi deo, thực tế ở gia đình,và nêu ý kiến trả lời các câu hỏi
 HS đọc lại kết luận
2.3 Bài 24 : Cây gỗ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tình huống xuất phát 
*Bước 1: Tình huống xuất phát
 Thực hành quan sát ngoài sân trường.
 Cây gỗ có đặc điểm gì ?
*Bước 2: Dự đoán 
 Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh về nội dung khoa học của bài học :
-Yêu cầu học sinh quan sát, sờ và cảm nhận cây gỗ mềm hay cứng, thân cây to hay bé, nhẵn hay sần sùi, cây gỗ cao hay thấp
- GV tổng hợp các ý kiến của HS rồi yêu cầu HS
- Ghi lại tên bộ phận của cây gỗ mà con quan sát ( 2 – 3 phút)
- GV đưa bài của các nhóm lên bảng
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và hướng giải quyết
 - Yêu cầu học sinh thảo luận, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về cây gỗ
- GV ghi nhanh ý chính lên bảng
Cây gỗ được trồng ở đâu?
Trồng cây gỗ để làm gì?
Biết tên các cây gỗ gì?
Chăm sóc cây gỗ như thế nào?
* Bước 4:Thực hành
- GV đưa hình ảnh, video,kết hợp các phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng diễn đạt giúp HS khám phá dần các câu hỏi thắc mắc.
- Cây gỗ được trồng ở dưới đất, đường phố, ở rừng, dưới nước,.
- Các loại gỗ: cây lim, cây mít, cây bạch đàn, cây xà cừ, cây gỗ xưa, cây xoan, câyCây được trồng ở đường phố, cây trồng ở rừng, ở biển,.Trồng cây lấy bóng mát, giữ đất chống sói mòn, lũ,
- GV kết hợp xen kẽ giáo dục kĩ năng sống: không bẻ cành, trèo cây nơi công cộng, trồng và chăm sóc cây ở trường, tuyên truyền cho mọi người không phá rừng, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
*Bước 5: Kết luận
 GV hỏi và giúp hs liên kết lại các phần để có kết luận ngắn gọn, học sinh nắm bắt được kiến thức mới của bài học
- Cây gỗ gồm ba bộ phận chính: rễ, thân, lá ( có cây có hoa)
- Cây gỗ được trồng ở đường phố, ở rừng. ở công viên, trường hoc, ở ngoài biển,
- Cây gỗ trồng để lấy bóng mát, làm đồ dùng, chống bão lũ,
- Cần chăm sóc và trồng cây xanh.
HS thực hành
Tiếp nhận vấn đề
-HS ghi lại 
-Ghi lại 
- Đại diện nhóm lên nêu các bộ phận bên ngoài của cây gỗ
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
Thảo luận 2 – 3 phút : ghi nhanh ra vở ghi chép
Nêu câu hỏi
-HS quan sát tranh ảnh ( sưu tầm, có sẵn), vi deo, thực tế ở gia đình,và nêu ý kiến trả lời các câu hỏi
HS đọc lại kết luận
2.4 Bài 25: Con cá
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tình huống xuất phát 
*Bước 1: Tình huống xuất phát
 Phát cho mỗi tổ 1 bình, mỗi bình có 1 con cá
 Con cá có cấu tạo bên ngoài như thế nào?
*Bước 2: Dự đoán 
 Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh về nội dung khoa học của bài học :
-Yêu cầu học sinh quan sát con cá ở trog bình: Các bộ phận bên ngoài của cá? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? 
- GV tổng hợp các ý kiến của HS rồi yêu cầu HS vẽ tranh
- Ghi lại tên bộ phận của con cá mà con quan sát ( 2 – 3 phút)
- GV đưa bài của các nhóm lên bảng
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và hướng giải quyết
 - Yêu cầu học sinh thảo luận, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về con cá
- GV ghi nhanh ý chính lên bảng
Chăm sóc cá như thế nào?
Đánh bắt cá bằng dụng cụ gì? 
Kể tên các loại mà con biết? 
Nuôi cá để làm gì?
Cá sống ở đâu?
Ăn thịt cá có lợi gì?
* Bước 4:Thực hành
- GV đưa hình ảnh, bình có cá kết hợp các phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng diễn đạt giúp HS khám phá dần các câu hỏi thắc 
mắc.
- Cá sống ở dưới nước: 
+Cá sống ở ao, hồ là cá nước ngọt,
+Cá sống ở biển là cá nước mặn
- Các loại cá: cá rô, cá quả, cá diêu hồng, cá mập, cá heo, cá trình, cá trắm, cá trê, 
- Đánh bắt cá bằng dụng cụ: lưới, câu,vó, bè, 
- Nuôi cá để lấy thịt, làm cảnh, làm nước mắm, làm cá hộp để xuất khẩu,..
- Các món ăn được chế biến từ cá: cá rán, riêu cá, cá kho, cá tẩm bột,
- GV kết hợp xen kẽ giáo dục kĩ năng sống: 
+ Cách chăm sóc cá
+ Nên ăn cá thường xuyên, phải cẩn thận tránh hóc xương.
+ Giữ vệ sinh môi trường để nước không bị ô nhiễm.
*Bước 5: Kết luận
 GV hỏi và giúp hs liên kết lại các phần để có kết luận ngắn gọn, học sinh nắm bắt được kiến thức mới của bài học
- Con cá gồm ba bộ phận chính: đầu, mình, vây và vây đuôi
- Cá thở bằng mang, di chuyển bằng vây và đuôi.
- Nuôi cá để ăn, làm cảnh, làm thuốc, làm nước mắm. Thịt cá nhiều đạm và vitamin
- Cần chăm sóc và bảo vệ môi trường sạch để cá không bị chết
Tiếp nhận vấn đề
-HS ghi lại 
-Ghi lại 
-Đại diện nhóm lên nêu các bộ phận bên ngoài của con cá
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
Thảo luận 2 – 3 phút : ghi nhanh ra vở ghi chép
Nêu câu hỏi
-HS quan sát tranh ảnh ( sưu tầm, có sẵn), bình cá (mỗi nhóm 1 con cá) , thực tế ở gia đình,và nêu ý kiến trả lời các câu hỏi
 HS đọc lại kết luận
2.5 Bài 26: Con gà
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tình huống xuất phát 
*Bước 1: Tình huống xuất phát
 Hiện tranh con gà
 Con gà có cấu tạo bên ngoài như thế nào?
*Bước 2: Dự đoán 
 Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh về nội dung khoa học của bài học :
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh con gà và vi deo: Các bộ phận bên ngoài của gà? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? 
- GV tổng hợp các ý kiến của HS rồi yêu cầu HS vẽ tranh
- Ghi lại tên bộ phận của con gà mà con quan sát ( 2 – 3 phút)
- GV đưa bài của các nhóm lên bảng
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và hướng giải quyết
 - Yêu cầu học sinh thảo luận, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về con gà
- GV ghi nhanh ý chính lên bảng
Gà sống ở đâu?
Con gà mắc bệnh gì?
Nuôi gà để làm gì?
Kể tên các loại gà?
Chăm sóc con gà như thế nào?
* Bước 4:Thực hành
-GV đưa hình ảnh, video kết hợp các phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng diễn đạt giúp HS khám phá dần các câu hỏi thắc mắc.
- Gà được nuôi ở nhà, ở trang trại 
- Các loại cá: gà ri, gà tây, gà lơgo,
- Nuôi cá để lấy thịt, lấy trứng, làm cảnh, .
- Gà đẻ trứng, ấp thành gà con, gà con lớn thành gà 
- Gà trống gáy, gà mái đẻ trứng.
- Các món ắn được chế biến từ gà: gà rán, phở gà, gà hầm, gà luộc,
-GV kết hợp xen kẽ giáo dục kĩ năng sống: 
+ Cách chăm sóc gà
+ Tiêm phòng cho gà và có bảo hộ khi thịt gà, phòng chống bệnh cho gà.
*Bước 5: Kết luận
 GV hỏi và giúp hs liên kết lại các phần để có kết luận ngắn gọn, học sinh nắm bắt được kiến thức mới của bài học
- Con gà gồm ba bộ phận chính: đầu, mình, chân và lông đuôi
- Gà thở bằng mũi, di chuyển bằng chân 
- Nuôi gà để lấy thịt và trứng, gà cung cấp chất đạm và canxi
- Cần chăm sóc và bảo vệ môi trường sạch để gà không bị mắc bệnh
Tiếp nhận vấn đề
-HS ghi lại 
-Ghi lại 
-Đại diện nhóm lên nêu các bộ phận bên ngoài của con gà
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
Thảo luận 2 – 3 phút : ghi nhanh ra vở ghi chép
Nêu câu hỏi
-HS quan sát tranh ảnh ( sưu tầm, có sẵn), 
thực tế ở gia đình,và nêu ý kiến trả lời các câu hỏi
-HS quan sát con gà
-HS quan sát di chuyển của gà
-HS so sánh sự khác nhau gà trống và gà mái
 HS đọc lại kết luận
2.6 Bài 27: Con mèo
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tình huống xuất phát 
*Bước 1: Tình huống xuất phát
 Hiện tranh con mèo
 Con mèo có cấu tạo bên ngoài như thế nào?
*Bước 2: Dự đoán 
 Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh về nội dung khoa học của bài học :
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh con gà và vi deo: Các bộ phận bên ngoài của gà ? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? 
-GV tổng hợp các ý kiến của HS rồi yêu cầu HS vẽ tranh
- Ghi lại tên bộ phận của con mèo mà con quan sát ( 2 – 3 phút)
- GV đưa bài của các nhóm lên bảng
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và hướng giải quyết
 - Yêu cầu học sinh thảo luận, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về con mèo
-GV ghi nhanh ý chính lên bảng
Mèo có những bộ lông màu gì?
Chăm sóc con mèo như thế nào?
Nuôi mèo để làm gì?
Mèo sống ở đâu?
Mèo đẻ con hay đẻ trứng?
* Bước 4:Thực hành
-GV đưa hình ảnh, video kết hợp các phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng diễn đạt giúp HS khám phá dần các câu hỏi thắc mắc.
- Mèo được nuôi ở nhà. 
- Nuôi mèo để bắt chuột, làm cảnh, .
- Mèo cái sinh ra mèo con và nuôi con bằng sữa.
- Chăm sóc và bảo vệ mèo
-Cách mèo bắt chuột
-GV kết hợp xen kẽ giáo dục kĩ năng sống:
+ Tiêm phòng cho mèo.
+Khi chơi với mèo không nên để mèo cắn, tiêm phòng nếu bị mèo cào, cắn.
*Bước 5: Kết luận
 GV hỏi và giúp hs liên kết lại các phần để có kết luận ngắn gọn, học sinh nắm bắt được kiến thức mới của bài học
- Con mèo gồm ba bộ phận chính: đầu, mình, chân và đuôi
- Mèo thở bằng mũi, di chuyển bằng chân 
- Nuôi mèo để bắt chuột, làm cảnh
- Cần chăm sóc và giữ vệ sinh cho mèo.
Tiếp nhận vấn đề
-HS ghi lại 
-Ghi lại 
-Đại diện nhóm lên nêu các bộ phận bên ngoài của con mèo
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
Thảo luận 2 – 3 phút : ghi nhanh ra vở ghi chép
Nêu câu hỏi
-HS quan sát tranh ảnh ( sưu tầm, có sẵn), 
thực tế ở gia đình,và nêu ý kiến trả lời các câu hỏi
-HS quan sát con mèo
-HS quan sát di chuyển của mèo
HS đọc kết luận
2.7 Bài 27: Con muỗi
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tình huống xuất phát 
*Bước 1: Tình huống xuất phát
 Ai đã nhìn thấy con muỗi?
 Con hãy vẽ con muỗi
 Con muỗi có cấu tạo bên ngoài như thế nào?
*Bước 2: Dự đoán 
 Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh về nội dung khoa học của bài học :
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh con muỗi và video: Các bộ phận bên ngoài của muỗi ? Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì? 
- GV tổng hợp các ý kiến của HS rồi yêu cầu HS vẽ tranh
- Ghi lại tên bộ phận của con muỗi mà con quan sát ( 2 – 3 phút)
- GV đưa bài của các nhóm lên bảng
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và hướng giải quyết
 - Yêu cầu học sinh thảo luận, đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về con mèo
- GV ghi nhanh ý chính lên bảng
Muỗi sinh sản như thế nào?
Muỗi truyền bệnh gì?
Diệt muỗi bằng vật dụng nào?
Nơi sống của muỗi?
Có cách nào phòng tránh không bị muỗi đốt?
* Bước 4:Thực hành
-GV đưa hình ảnh, video kết hợp các phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng diễn đạt giúp HS khám phá dần các câu hỏi thắc 
mắc.
- Muỗi sống nơi ẩm thấp, ao tù nước đọng. 
- Muỗi cái hút máu người
- Muỗi đẻ trứng ở dưới nước, trứng nở thành nòng nọc, nòng nọc lột xác thành con muỗi.
- Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sốt rét, vi rút zika,
- Diệt muỗi bằng cách: thả cá diệt bọ gậy, nằm màn tránh muỗi đốt, đèn bắt muỗi, phun thuốc diệt muỗi
-GV kết hợp xen kẽ giáo dục kĩ năng sống.
+Không để muỗi đốt.
+Không để nước đọng, vệ sinh nơi ở.
+Diệt muỗi bằng các dụng cụ cần thiết.
*Bước 5: Kết luận
 GV hỏi và giúp hs liên kết lại các phần để có kết luận ngắn gọn, học sinh nắm bắt được kiến thức mới của bài học
- Con muỗi gồm ba bộ phận chính: đầu, mình, chân và cánh
- Muỗi di chuyển bằng chân và cánh 
- Muỗi truyền bênh nguy hiểm
- Cần diệt muỗi và giữ vệ sinh nơi ở. 
Tiếp nhận vấn đề
-HS ghi lại 
-Ghi lại 
-Đại diện nhóm lên nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
Thảo luận 2 – 3 phút : ghi nhanh ra vở ghi chép
Nêu câu hỏi
-HS quan sát tranh ảnh ( sưu tầm, có sẵn), 
thực tế ở gia đình,và nêu ý kiến trả lời các câu hỏi
-HS quan sát con muỗi
-HS quan sát muỗi đốt và muỗi truyền bệnh
 HS đọc lại kết luận
Ví dụ minh họa bằng một tiết dạy cụ thể và tôi đã đạt tiết thi dạy giỏi 
cấp Quận trong năm học vừa qua
Bài 28: Con muỗi
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
I.Giới thiệu bài
Nêu câu đố
GV ghi đầu bài lên bảng
Giải câu đố
2.Hoạt động 1
Vẽ và viết tên các bộ phận bên ngoài con muỗi
MT: HS nắm bắt được cấu tạo bên ngoài con muỗi
- Chia nhóm
- Ai đã nhìn thấy con muỗi?
- Con nhìn thấy ở đâu?
- Con hãy nhớ lại và vẽ cho cô con muỗi
- Ghi tên các bộ phận của con muỗi
- Chiếu bài 1 nhóm
- Chiếu con muỗi có các bộ phận hoàn chỉnh để học sinh bổ sung 
- Cho hs xem video về con muỗi
-Nêu nhiệm vụ của các bộ phận mà con biết?
GV: Muỗi đậu bằng chân, di
chuyển bẳng cánh, dung vòi để đốt. Khi đốt, muỗi cái dung vòi xuyên qua da, hút máu người.
-Ngồi theo nhóm 5
-Trả lời cá nhân
-Vẽ theo nhóm ( trao đổi, phân công,) 
5 phút
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Nhóm khác bổ sung
-Bổ sung vào bài
-Quan sát
-Nêu
-Bổ sung
Giấy A4
Màu vẽ
Máy đa vật thể
Máy chiếu
Máy chiếu
3.Hoạt động 2:
Tìm hiểu về con muỗi
MT: HS biết đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về con muỗi
-GV nêu yêu cầu hs suy nghĩ, thảo luận, trao đổi trong nhóm để đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về con muỗi
-GV ghi lên bảng tóm tắt nội dung các câu hỏi
Muỗi sống ở đâu?
Muỗi truyền bệnh gì?
Muỗi sinh đẻ như thế nào?
Con làm gì để không bị muỗi đốt?
Diệt muỗi bằng cách nào?
-Nghe , hiểu
-Thảo luận nhóm 2 phút
-Học sinh bất kì trong nhóm nêu câu hỏi
Tranh 
Phấn màu
4.Hoạt động 3
Tìm hiểu và tháo gỡ dần các câu hỏi
MT: HS biết nơi ở, tác hại và cách phòng chống muỗi
Tìm hiểu để trả lời dần các câu hỏi thắc mắc mà hs nêu 
Nơi sống
Yêu cầu hs quan sát SGK – 58
-Muỗi sống ở đâu? 
=>GV: Muỗi sống nơi ẩm thấp, tối tăm, nơi ao tù nước đọng, nơi cống rãnh
Sinh sản của muỗi
=>GV: Muỗi cái đẻ trứng ở dưới nước, trứng nở thành bọ gậy ( hay còn gọi là con loăng quăng), khoảng 7 ngày gọ gậy lột xác thành muỗi con, rồi phát triển thành con muỗi. Chu kì cuộc đời của muỗi sống khoảng 1 tháng nhưng muỗi sinh sản rất nhiều. 
Tác hại của muỗi
Con muỗi truyền bệnh gì?
=>GV: Không phải muỗi nào cũng truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh thường đốt vào khoảng sáng sớm và sẩm tối. Muỗi vằn khi đốt cắm vòi sâu vào người và đuôi cao lên trên.
=>GV: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não, sốt rét và vi rút zika. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể tổn thương đến tính mạng.Nếu thấy có biểu hiện sốt con cần bảo bố mẹ cho đi khám để cứu chữa kịp thời.
Cách diệt muỗi
=>GV: Tất cả các dụng cụ con vừa nêu đều diệt muỗi rất tốt. Ngoài ra thường xuyên dọn nhà cửa, khơi thông cống rãnh, không để nước đọng,
Để không bị muỗi đốt gia đình con đã làm gì?
=>GV: Tất cả các ý kiến của các nhóm đều rất đúng.
 Ngoài con muỗi, xung quanh ta còn có nhiều con côn trùng có hại khác. Con hãy kể tên các con vật đó.
=>GV: Đây là các con côn trùng có hại. Con cần tiêu diệt nó để không mắc bệnh nguy hiểm.
-Đưa ý kiến:
+Nơi ẩm thấp
+Nơi cống rãnh
+ Nơi tối
+Nơi có nước đọng
HS đưa ý kiến:
+ Muỗi đẻ dưới nước
+Muỗi đẻ con bọ gậy
+Muỗi đẻ trứng, trứng nở thành con
HS nêu ý kiến:
+ Bệnh sốt xuất huyết
+ Viêm não Nhật 
Bản
+Vi rút zika
+Sốt rét
HS nêu ý kiến
+ Hương diệt muỗi
+ Đèn bắt muỗi
+Bình xịt muỗi
+Phun thuốc diệt muỗi
+Vợt điện bắt muỗi
HS nêu
+Phun thuốc ko cho muỗi vào nhà
+Nằm màn tránh muỗi đốt
+Làm cửa lưới ngăn muỗi
HS thảo luận nhóm
Nêu ý kiến
+Con rán
+Con bọ
+Con rết
Máy chiếu
Máy chiếu
Máy chiếu
5.Củng cố
GV yêu cầu hs nêu lại tóm tắt các kiến thức đã hoc
+ Con muỗi gồm mấy phần?
+ Nơi sống của muỗi
+ Cách phòng chống muỗi đốt ntn?
-Nhận xét 
Thảo luận nhóm và nêu ý kiến
“Con muỗi gồm ba phần: đầu, mình, chân và cánh. Muỗi sống nơi ẩm thấp, nước đọng. Nằm màn tránh muỗi đốt, phun thuốc và dung các dụng cụ diệt muỗi”.
Trên đây là một số ứng dụng của tôi về cách sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 mà tôi rất tâm đắc.và đã thu được kết quả cao trong thời gian qua. Với quy trình hợp lí, chặt chẽ như đã đề xuất ứng với từng hoạt động cụ thể trong tiết dạy với mục tiêu khác nhau. Để một lần nữa khẳng định tính hiệu quả khả thi của nó tôi xin minh chứng bởi thực tế sau:
Kết quả thực hiện
Qua việc hiện giảng dạy bằng các biện pháp đã tình bày, tôi kiểm tra học sinh một bài tổng hợp để đánh giá chung. Qua khảo sát tôi thấy rằng chất lượng khi có áp dụng phương pháp BTNB đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh đều hơn. Tôi đã thống kê kết quả của lớp trước và sau khi thực hiện phương pháp này
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Cuối HK1
60
10
16
32
80,8
2
3,2
Giữa HK2
60
20
32
40
68
0
0
Tháng 
 4
 60
27
43,2
33
56,8
0
0
Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có sử dụng các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng môn Tự nhiên và xã hội bằng phương pháp BTNB cao hơn hẳn so với tiết dạy không áp dụng phương pháp này. Rõ ràng khi đối chiếu kết quả bài làm của học sinh qua từng thời điểm tôi thấy chất lượng giảng dạy, lĩnh hội kiến thức và phát triển các kĩ năng cho các con ngày càng hiệu quả, nắm vững tri thức và biết vận dụng điều đã học trong bài làm của mình. 
Kết quả cũng đã chứng minh được tiết dạy của tôi đã đi đúng hướng chỉ đạo của nhà trường và theo đúng hướng đổi mới của Bộ giáo dục đề ra.
Với kết quả khả quan và được bạn bè hưởng ứng, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kì, tôi đã mạnh dạn đưa ra hội đồng sư phạm trao đổi, thảo luận , phổ biến về những hiệu quả, những ưu điểm mà BTNB đem lại trong dạy các môn học được hội đồng nhất trí cao và làm chuyên để phổ biến rộng rãi.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ
Kết luận
Phương pháp Bàn tay nặn bột là một trong những pương pháp dạy học 
tiên tiến. Phương pháp này giúp trẻ tự phát hiện được vấn đề. Điều đó có nghĩa là nhu cầu học có thể xuất phát từ do chính các em. Các em có thể sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.
	Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, với góc độ lí luận dạy học tôi đã đề ra quy trình sử dụng một phần của phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học, đặc biệt ở lớp 1. Quy trình gồm các bước được tiến hành theo trình tự nhất định. Với quy trình này góp phần góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Các em thực sự hoạt động tích cực và đầy hứng thú. Nó giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy logic , trí tưởng tượng, rèn luyê kĩ năng, kĩ xảo thực hành và vốn ngôn ngữ khoa học, kèm theo sự vững vàng trong lập luận. Đó chính là yếu tố quan trọng để giúp học sinh tìm tòi, khám phá, phát huy tính tích cực của mình.
Khuyến nghị
- Ban lãnh đạo tăng cường xây dựng chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy học với giáo viên Tiểu học có sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
- Động viên kịp thời với giáo viên có sáng tao trong đổi mới phương pháp dạy học. 
- Giáo viên cần có nhận thức đúng về lí luận đổi mới phương pháp, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển toàn diện.
- Cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho 
mình để vận dụng các phương pháp mới, tiên tiến vào quá tình dạy học nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung.
- Phương pháp áp dụng Bàn tay nặn bột vào dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 có tính khả thi rất cao. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức cũng như tìm hiểu thêm bản chất của phương pháp này để ứng dụng phù hợp với trình độ của học sinh thực tại của trường của lớp mình để đạt hiệu quả tối ưu nhất mà phương pháp đem lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên sách
Nhà xuất bản
Năm
01
Georger Charpar. Bàn tay nặn bột 
NXB giáo dục
1999
02
Sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội lớp 1
NXB giáo dục
2005
03
Phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy cho học sinh tiểu học
NXB giáo dục
2001
04
Tài liệu tập huấn phương pháp Bàn tay nặn bột
Tạp chí giáo dục
2001
05
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực 
Nghiên cứu giáo dục
1994
MỤC LỤC
A. ĐẶT VÁN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
I. Cơ sở lí luận
5
II. Cơ sở thực tiễn
5
III. Các giải pháp thực hiện đề tài
6
IV. Khả năng vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ở trường Tiểu học
15
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
33
II. Khuyến nghị
33
Tài liệu tham khảo
34

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_ap_dung_mot_phan_cua_phuong_phap_ban_tay_n.docx
  • pdftnxh_1thuy_anhthnguyentrai_1220189.pdf