Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

Muốn dạy tốt môn Toán lớp 1 ta cần đi sâu tìm hiểu tâm sinh lý học sinh lớp 1, ở các em vừa qua tuổi mâu giáo nên hoạt động vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo. Học sinh lớp 1 có tính tích cực cao, dễ hưng phấn tò mò, ham hiểu biết, dễ nhập tâm, dễ nhớ những hình ảnh, màu sắc đẹp, những gì gần gũi với lứa tuổi. Đặc biệt là các em thích quan sát, bắt chước những việc làm của người lớn. Bên cạnh những ưu điểm đó, ta cũng dễ dàng nhận thấy năng lực điều khiểm sự chú ý của các em chưa cao. Sức tập trung, sự bền vững còn hạn chế. Các em không thể ngồi im lặng lâu nghe những lý thuyết trìu tượng mà lĩnh hội được kiến thức cô cần truyền đạt.

Do đặc điểm trên của học sinh lớp 1 trong các giờ dạy Toán, qua quá trình nghiên cứu bài dạy, cùng với sự học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp tôi đã sử dụng thường xuyên các biện pháp dạy học để học sinh yêu thích, hứng thú trong giờ học Toán.

 

doc 19 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 6040
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú học Toán cho học sinh Lớp 1
ện đề tài:
Muốn dạy tốt môn Toán lớp 1 ta cần đi sâu tìm hiểu tâm sinh lý học sinh lớp 1, ở các em vừa qua tuổi mâu giáo nên hoạt động vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo. Học sinh lớp 1 có tính tích cực cao, dễ hưng phấn tò mò, ham hiểu biết, dễ nhập tâm, dễ nhớ những hình ảnh, màu sắc đẹp, những gì gần gũi với lứa tuổi. Đặc biệt là các em thích quan sát, bắt chước những việc làm của người lớn. Bên cạnh những ưu điểm đó, ta cũng dễ dàng nhận thấy năng lực điều khiểm sự chú ý của các em chưa cao. Sức tập trung, sự bền vững còn hạn chế. Các em không thể ngồi im lặng lâu nghe những lý thuyết trìu tượng mà lĩnh hội được kiến thức cô cần truyền đạt.
Do đặc điểm trên của học sinh lớp 1 trong các giờ dạy Toán, qua quá trình nghiên cứu bài dạy, cùng với sự học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp tôi đã sử dụng thường xuyên các biện pháp dạy học để học sinh yêu thích, hứng thú trong giờ học Toán.
1. Biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán lớp 1 thông qua đồ dùng trực quan của giáo viên và học sinh. Đặc biệt là việc giáo viên áp dụng CNTT vào giờ học Toán.
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy học sinh lớp 1 muốn học tốt môn Toán thì phải có đồ dùng trực quan. Đây là yêu cầu không thể thiếu được đối với từng học sinh ngay từ buổi đầu đến trường. Bởi vì xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1 từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đồ dùng của học sinh là một hộp gồm: 10 que tính, 10 hình tròn, tam giác, hình vuông. Bộ số từ 1 đến 10 và các dấu cộng, trừ bằng, dấu lớn, dấu bé. Muốn đạt được yêu cầu này giáo viên phải thông báo cho phụ huynh biết và chuẩn bị cho con mình ngay từ đầu năm học.
Túi đồ dùng toán này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 tự hình thành và xây dựng bài mới. Giúp cho học sinh nào cũng được làm việc độc lập. Tự mình khám phá, hiểu và vận dụng kiến thức Toán một cách chắc chắn, vững vàng, tự tin. Dựa vào đồ dùng toán của học sinh, kết hợp với việc áp dụng CNTT của giáo viên để giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn sao cho học sinh đi đúng hướng. Qua đó rèn cho các em tính độc lập, cẩn thận, chính xác, hào hứng khi học Toán.
Ví dụ 1: Dạy về chữ số 5.
- Học sinh lấy 4 hình tròn thêm 1 hình tròn đ có 5 hình tròn.
- Học sinh lấy 4 hình vuông thên 1 hình vuông đ có 5 hình vuông.
Các em kiểm tra đếm lại 1, 2, 3, 4, 5 trên các hình. Đếm lại theo nhóm.
1 đ 5
4
Chú ý học sinh lấy theo nhóm (4 hình tròn vàng thêm 1 hình tròn xanh)
- Giáo viên sử dụng bảng tương tác đưa ra hình ảnh 5 bông hoa, 5 con gà để học sinh nhận biết số lượng là 5. Rồi sử dụng bảng tương tác đưa hình ảnh nhóm 4 hình tròn, màu vàng thêm 1 hình tròn màu xanh. Với hiệu ứng của bảng tương tác học sinh sẽ hứng thú và nhớ bài nhanh hơn.
Qua đồ dùng học Toán của cô và trò đã giúp học sinh nhận biết một cách chắc chắn về số lượng 5 đều được ghi bằng chữ số 5 không phụ thuộc vào hình dáng, kích thước to lớn, nhỏ bé.
Để học sinh nắm chắc cấu tạo số, tôi hướng dẫn các em lấy hình hoặc que tính tách thành 2 phần tùy ý để có khái niệm như:
5 gồm 4 và 1 hoặc 1 và 4
5 gồm 3 và 2 hoặc 2 và 3
Ví dụ 2: Khi hình thành các bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. Cụ thể bài: Phép cộng trong phạm vi 6. Tôi đã dựa vào phần cấu tạo số để hướng dẫn học sinh lập bảng cộng như sau:
Học sinh tự thuộc lòng lấy 6 que tính tách ra 2 phần tùy thích và nêu phép cộng lập được. Như vậy sau mỗi lần tách khác nhau, học sinh đã lập được các phép cộng trong phạm vi 6.
Để giúp học sinh kiểm tra lại kết quả của một số phép tính sau đã lập được, tôi hướng dẫn các con lấy 5 hình tròn (đỏ) thêm một hình tròn (xanh) và 5 hình vừa lấy. Hỏi 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là mấy hình tròn?  và để học sinh có thể thuộc bảng cộng ngay tại lớp nhanh tôi giúp học sinh xếp lại các phép tính đó theo một thứ tự nhất định và dùng bút phủ xóa số dần ra theo từng phép tính.
Trong quá trình hình thành công thức trên, học sinh đã thực hiện một loạt các thao tác tách, thêm, đếm nhẩm ra kết quả trên đồ dùng học tập một cách chính xác, đồng thời hình thành trong óc cách tính cộng, trừ nhanh và nhớ lâu.
Đó là 2 ví dụ nhỏ của việc chuyển thao tác trước kia là hoàn toàn của cô nay là của trò trên đồ dùng dạy học toán của học sinh. Biện pháp này tạo cho lớp học sôi động, học sinh sôi nổi 100% các em được tham gia vào bài mới, không thụ động nghe và quan sát giáo viên làm như trước kia.
2. Biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán thông qua trò chơi
Ngoài việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học toán. Tôi còn tổ chức cho học sinh “chơi mà học” để củng cố và khắc sâu kiến thức. Đó chính là bài toán vui, các trò chơi phù hợp với lứa tuổi các em.
- Chẳng hạn, khi học các biểu tượng ban đầu. Tôi cho các em chơi trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát và tính chính xác.
Cụ thể bài: “Cao hơn, thấp hơn” tôi cho học sinh chơi trò chơi:
“Chỉ đường cho thỏ đi tưới cây, chỉ đường cho gấu đi lấy mật ong”.
+ Nội dung: Thỏ con phải tưới một số cây mới trồng từ cây cao nhất đến cây thấp nhất. Nhưng thỏ không biết đường đi tới các chỗ cây đó. Vậy các con hãy chỉ đường giúp thỏ tưới cây cho đúng.
+ Tôi đưa hình ảnh các cây cao, thấp khác nhau và gọi học sinh dùng bút kéo trên bảng tương tác các cây theo thứ tự từ thấp đến cao nhất. Qua trò chơi này học sinh sẽ nắm chắc được khái niệm, biểu tượng cao và thấp.
- Khi dạy về số: Để rèn khả năng chú ý nghe nhớ và đếm chính xác. Tôi cho học sinh chơi trò chơi: “truyền tín hiệu”
(gõ trống, vỗ tay hoặc chơi bán hàng)
+ Nội dung trò chơi: Cô là người truyền tín hiệu học sinh nghe, đếm nhẩm, rồi đáp lại bằng đúng tín hiệu của cô.
+ Ví dụ: cô giơ số 5 lên cho hai học sinh lên gõ trống thì 2 em đó phải gõ đúng 5 tiếng. Cả lớp vỗ tay theo tiếng gõ và trả lời cho cô là bạn vừa gõ bao nhiêu tiếng trống.
Trò chơi này còn được sử dụng trong việc hình thành hoặc củng cố các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
- Khi dạy về các phép cộng và trừ trong phạm vi 10, để củng cố về đếm và thêm bớt, tính nhẩm nhanh, học thuộc các bảng cộng trừ nhanh ngay trên lớp. Tôi động viên khuyến khích sự thi đua của các em bằng nhiều hình thức chơi, như: Tìm số chưa biết bằng cách dùng bút phủ màu trắng trùng với màu nền phủ lên số.
- Đối với học sinh yếu kém khi học thuộc bảng cộng, bảng trừ tôi đưa ra 1 slide xen lẫn số và hình ảnh như sau:
{ + 5 = 6
)))) + 2 = 6
2 + {{{{ = 6
))))) + 1 = 6
3 + {{{ = 6
- Đặc biệt nhận xét bảng cộng trong phạm vi 6:
1 + 5 = 6
2 + 4 = 6
3 + 3 = 6
4 + 2 = 6
5 + 1 = 6
Khi học sinh nhận xét các số ở cột 1 theo thứ tự từ 1 đến 5 thì giáo viên dùng bút phủ màu xanh chấm vào từng số 1, 2, 3, 4, 5 thì học sinh sẽ tập trung hơn là giáo viên giảng bằng lời. Hoặc là khi học sinh nhận xét các số ở cột 2 theo thứ tự từ 5 đ 1 thì giáo viên dùng bút phủ màu đỏ chấm vào tưng số 5, 4, 3, 2, 1 thì tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra tôi khuyến khích các em suy nghĩ để đặt phép tính đố bạn. Thi giải nhanh các bài toán vui, nhẩm nhanh, tính nhanh theo mẫu trên phiếu học tập. Các hình thức chơi trên lớp luôn được thay đổi. Khi thì tôi cho học sinh chơi lập số trên bảng sắt với các tấm viết số có gắn nam châm. Hoặc chơi bốc thăm quân bài giải toán. Chơi hái hoa trên cây toán hay chơi thỏ về chuồng, cắm hoa đúng lọ
Ví dụ: Dạy bài tập cuối kỳ I, giáo viên cho học sinh chơi cắm hoa.
Nội dung chơi: Cô có 3 lọ hoa trên mỗi lọ ghi số 4,5,6. Học sinh lên rút hoa, trên mỗi bông hoa có sẵn các phép tính: 3 + 2 = ; 2 + 4 = ; 6 – 2 ; 5 + 1 ; 
3 + 3 = ; 
Học sinh lên hái hoa đọc và tính nhanh kết quả của phép tính rồi cắm đúng vào lọ có số bằng kết quả của phép tính.
Để nâng có kiến thức tôi cho học sinh làm bài tập phiếu dưới nhiều hình thức, nhiều dạng toán nhằm phát triển trí thông minh:
+ Điền số vào ô trống, vào cánh hoa.
+ Điền dấu + ; - ; = vào ô trống.
+ Điền dấu > ; < vào ô trống.
+ Tự đặt đề toán theo hình vẽ.
+ Giải toán vui.
Các bài tập ở đây đều ở mức nâng cao hơn so với dạng bài tập thông thường. Tôi thường sử dụng các phiếu bài tập này trong tiết ôn tập, luyện tập, tiết 2 của dạy đại số, tiết 2 của các phép cộng trừ trong phạm vi 10. Muốn học sinh làm được nhiều bài tập nâng cao các dạng toán trên, giáo viên cần soạn bài bổ sung cẩn thận để chuẩn bị phiếu khi lên lớp phát cho từng học sinh.
Ví dụ 1: Dạy về số (bài số 9)
Tôi soạn các bài như:
Bài 1: Điền số vào ô trống
9
9
	Bài tập này nhằm mở rộng về phân tích cấu tạo số.
Bài 2: Điền số vào ô trống:
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số
- Giữa số 7 và số 9 là số
- Số liền trước số 9 là số
- Số liền sau số 8 là số
Bài tập này giúp học sinh củng cố thứ tự các số tự nhiên.
Bài 3: Điền vào ô trống:
6
<
<
9
9
>
>
4
Bài tập này giúp học sinh mở rộng so sánh các số tự nhiên từ 1đ 9 
Ví dụ 2: Dạy về phép cộng trong phạm vi 9. Tôi cho học sinh làm bài tập phiếu các dạng:
Bài 1: Cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Hãy tìm các cặp số mà đem cộng lại có kết quả là 9:
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống để có kết quả là 9:
+
+
+
+
+
+
+
=
9
 9
3
1
2
0
5
4
8
7
6
9
 9
4
1
2
6
9
8
7
0
5
3
Bài 3: Tô màu cánh hoa sao cho cộng 2 cánh hoa cùng màu bằng số ở nhị hoa:
	* Ngoài phiếu học tập để nâng cao kiến thức cho học sinh thông qua các bài tập dưới nhiều hình thức, nhiều dạng.v.v Tôi nhận thấy: Để củng cố, khắc sâu kiến thức trên lớp hoặc để học sinh xây dựng bài mới một cách khoa học thì cần phải cho học sinh luyện tập nhiều, phù hợp với mọi đối tượng trên lớp. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Muốn học sinh tiếp thu bài tốt thì giáo viên phải tìm hiểu và nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài dạy, từ đó soạn nội dung từng tập bài cho phù hợp với học sinh.
(Từ cụ thể đ trừu tượng, từ dễ đ khó).
Có những bài tập học sinh phải dựa vào trực quan của cô để làm nhưng cũng có bài học sinh dựa vào tư duy để tính Sau mỗi bài giáo viên đều đưa ra câu hỏi để sao cho học sinh nắm một cách chắc chắn phương pháp giải của bài.
3. Các câu đố vui:
- Mục đích: gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán.
- Tác dụng: tăng thêm hứng thú cho học sinh, tránh được những giờ lên lớp về toán khô khan. Kích thích sự tìm tòi của các em.
- Cách tổ chức:
áp dụng ở phần củng cố mỗi bài học. Giáo viên chọn những câu đố vui có nội dung phù hợp để học sinh suy nghĩ, tìm ra cách giải.
Bài 1: Một ông già thông thái
	 Mua được mười cây hoa
Đem về trồng vườn nhà
Thành năm hàng thẳng tắp
Mỗi hàng 4 cây hoa
Đố em tìm cho ra
{
{
{
{
{
{
{
{
{
{
Cách trồng thông thái ấy. 
	- Cách trồng đó là:
Trồng các cây hoa trên các cạnh của hình ngôi sao năm cánh như trong hình vẽ bên. Ta sẽ được 5 hàng, mỗi hàng 4 cây hoa. Tất cả là 10 cây.
	Bài 2: Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả mười lăm
Mái hơn mười ba
Còn là gà trống
Đố em tính được 
Trống, mái mấy con?
Giải:
Ta thấy số gà mái hơn 13 và nhỏ hơn 15. Do đó gà mái chỉ có thể là 14 con
Số gà trống là: 15 – 14 = 1 (con).
	iii. Kết quả:
Qua các tiết học sử dụng những biện pháp trên tôi thấy học sinh nắm chắc bài ngay tại lớp đạt tỉ lệ 90% - 100%. Các em phần lớn đều làm bài nhanh và tích cực phát biểu, lớp học sôi nổi, sinh động. So với trước khi chưa tiến hành các biện pháp trên hoặc chỉ tiến hành luyện tập ở sách giáo khoa thì học sinh nắm chắc bài trên lớp chỉ đạt 60% - 70%, trong tiết học các em tiếp thu bài còn thụ động, việc luyện tập và nâng cao kiến thức không nhiều, còn bị hạn chế. Từ khi vận dụng các biện pháp trên các bài tạp ở sách giáo khoa được làm hết ngay tại lớp dưới hình thức luyện tập. Học sinh được làm quen với nhiều dạng bài tập nâng cao mà tiết học vẫn thoải mái không bị gò bó.
Kết quả thu được tiến bộ rõ rệt.
Sĩ số: 47 học sinh
Giữa kỳ I
Cuối kỳ I
Chưa hoàn thành
15
7
Hoàn thành 
35
20
Hoàn thành tốt
7
20
Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên số học sinh tiếp thu bài nâng lên rõ rệt. Khi nghe cô giáo đọc đầu bài xong thì học sinh đã xác định được yêu cầu của bài. Các kiến thức trọng tâm và kiến thức cần nâng cao học sinh đều nắm được và biết vận dụng để giải bài tập.
Thông qua các trò chơi các em được củng cố kiến thức vừa học đồng thời tạo cho các em hứng thú, say mê Toán. Các trò chơi dễ các em học sinh yếu cũng có thể tham gia nên dã giúp các em cố gắng chăm học tập hơn.
Các trò chơi, các câu đố vui đã làm cho lớp học thêm sôi nổi và đạt kết quả tốt.
Như vậy có thể nói rằng việc sử dụng trò chơi, câu đố vuivào các giờ học Toán là rất cần thiết , phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học
* Giáo án minh họa:
kế hoach bài dạy 
môn: toán
Bài: Phép trừ trong phạm vi 5
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng trừ trong phạm vi 5
- Biết làm các phép tính trừ trong phạm vi 5
- Làm bài 1, 2 (cột 1, 2), bài 3 (4 pt đầu), bài 4a (T59)
ii. Đồ dùng dạy học
GV:	- Tranh ảnh trong sách giáo khoa
	- Máy chiếu.
HS:	- SGK + bộ TH
	- Vở ô li toán
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
- Giới thiệu người dự
- Cả lớp hát
- Cả lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ
1. Điền dấu >, <, = 2. Điền số:
4 – 1 4 1 + 3 = 
4 – 2 3 – 2 - 1 = 3
 4 - = 1
- Nêu yêu cầu đầu bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét đúng sai
Dưới lớp: - 4 trừ đi 1 bằng mấy?
(3)
 - 4 trừ đi mấy bằng 2?
(2)
 - Số nào trừ đi 3 bằng 1?
(4)
 - Gọi HS đọc thuộc bảng trừ 4.
(2 HS)
<
(HS1): 4 -1 4 ở phép tính này tại sao con điền dấu bé?
- Con lấy 4 – 1 = 3, sau đó co so sánh 3 với 4 thì 3 < 4.
? Các con hãy cùng suy nghĩ xem có cách nào nhanh hơn
- Con thấy: 4 = 4, 4 bớt đi 1 bé hơn 4.
 4 – 2 3 - 2
Ngoài việc thực hiện phép tính rồi so sánh như bạn, ai có cách làm khác.
- Con thấy cả hai bên đều bớt đi 2, 4 lớn hơn 3 nên 4 - 2 > 3 - 2
4
Chốt: Như vậy trước khi làm bài các con cần quan sát kĩ đầu bài để chọn cách làm nhanh nhất.
3
HS2: 1 + 3 = 
 4 - = 1
Con có nhận xét gì về các số ở 3 phép tính trên?
- Đều có số 1, 3, 4
Vị trí của các số có giống nhau không?
- Không.
Chốt: Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Từ 1 phép tính cộng 2 số khác nhau bao giờ cũng có 2 phép tính trừ tương ứng.
ị Các con vừa được ôn lại các phép tính trừ trong phạm vi 4. Hôm nay cô dạy các con một bài mới, đó là bài “Phép trừ trong phạm vi 5”.
3. Bài mới:
1. HĐ1: Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 5.
a) Giới thiệu phép trừ: 5 – 1 = 4
Bật Slide 1:
? Có mấy quả cam
- Có 5 quả cam.
? Lấy đi 1 quả, cô còn lại mấy quả
- 4 quả cam.
? Các con vừa quan sát tranh, bạn nào nêu được cho cô bài toán này?
- Có 5 quả cam, lấy bớt đi 1 quả cam. Hỏi còn lại mấy quả cam?
? Lập cho cô phép tính của bài toán này
 5 - 1 = 4
Giáo viên viết bảng nhanh phép tính.
- Cá nhân đọc phép tính.
- Cả lớp đồng thanh đọc phép tính.
b) Giới thiệu phép tính trừ : 5 – 2
Sử dụng bộ thực hành:
Con lấy 5 hình vuông, bớt đi 2 hình vuông, còn lại mấy hình vuông, nêu phép tính thích hợp.
- HS thực hành:
 5 – 2 = 3
- HS nhận xét:
- GV ghi bảng nhanh 5 – 2 = 3
Cá nhân đ cả lớp đồng thanh.
c) Giới thiệu phép tính 5 -3 , 5 – 4 
- Con lấy 5 que tính, bớt đi một số que tính tùy ý ,khác với cách bớt của cô , còn lại mấy que tính, nêu phép tính thích hợp.
- HS thực hành:
5 – 3 = 2
5 – 4 = 1
- GV ghi bảng 5 _ 3 = 2
 5 – 4 = 1
 Cá nhân đ cả lớp đồng thanh.
d) Giới thiệu bảng trừ
Bật Slide 2:
 5 – 1 = 4
 5 – 2 = 3
 5 – 3 = 2
 5 – 4 = 1
- Các số ở cột 1 đều là số 5, nên đây là phép trừ trong phạm vi 5.
- Gọi HS đọc
- Cá nhân đọc.
- Cả lớp đọc.
- Che dần từng phép tính.
- Cá nhân, tổ chức, cả lớp thực hiện.
e) Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- GV đưa hình vẽ trong SGK (chấm tròn)
Bật Slide 4:
- Trên bảng có mấy chấm tròn
(4 chấm tròn)
- Thêm một chấm tròn, cô có tất cả mấy chấm tròn.
Tất cả có 5 chấm tròn.
- Nêu phép tính
4 + 1 = 5
- Ai có phép tính khác.
1 + 4 = 5
- Cô có 5 chấm tròn, bớt đi 1 chấm tròn, còn lại mấy chấm tròn, ai nêu phép tính.
5 – 1 = 4
* Cô có 5 chấm tròn, cô còn lại 4 chấm tròn, đố cả lớp biết cô đã bớt đi mấy chấm tròn.
- 1 chấm tròn.
? Con đã làm thế nào
5 – 4 = 1
4
5
1
- Giảng trên slide
 4 + 1 = 5 5 – 1 = 4
- Cá nhân đọc.
 1 + 4 = 5 5 – 4 = 1
- Cả lớp đọc.
- Đây là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Để biết các con đã hiểu mối quan hệ giữa phép +, - hay chưa cô có bài toán sau:
Slide 5:
3
5
2
- Dựa vào hình vẽ trên bảng và các phép +, -, =
Thảo luận nhóm đôi: hãy lập các phép tính đúng.
3 + 2 = 5
2 + 3 = 5
5 – 2 = 3
5 – 3 = 2
- Gọi HS nhận xét.
- HS nhận xét đáp số.
Chốt: Các con thấy đấy với 2 số khác nhau bao giờ chúng ta cũng lập được 4 phép tính.
Dựa vào phép tính + ta sẽ lập được 2 phép tính trừ tương ứng.
Đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Nghỉ giữa giờ.
Hát 
- Cả lớp hát.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
? Vừa rồi con được học phép tính trong phạm vi mấy?
- Phạm vi 5.
Vận dụng phép trừ trong phạm vi đã học các con sẽ luyện tập làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Tính:
? Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Tính.
- HS làm SGK
- Cả lớp.
- GV chữa bài trên slide.
- Nhận xét đáp số.
- Chấm 1 số bài trên máy chiếu đa vật thể.
Chốt: ở bài 1 chúng ta được ôn tập bảng trừ các số trong phạm vi 3, 4, 5.
Hiện slide: 2 – 1 = 1 4 – 1 = 3 5 – 1 = 4
- Cả lớp đọc.
 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 5 – 2 = 3
 3 – 2 = 1 4 – 3 = 1 5 – 3 = 1
 5 – 4 = 1
Bài tập 2: Tính:
đ Các con sẽ tiếp tục được củng cố và vận dụng phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5 ở bài tập 2.
đ Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
- 1 HS nêu.
- Các con sẽ làm cột 1, 2 trong SGK.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
-2 HS làm trên bảng tương tác
đ Yêu cầu HS làm vào SGK.
- Cả lớp làm SGK.
HS1: 5 – 1 = 4 HS2: 1 + 4 = 5
- Nhận xét đáp số.
 5 – 2 = 3 4 + 1 = 5
 5 – 3 = 2 5 – 1 = 4
 5 – 4 = 1 5 – 4 = 1
HS1: Các phép tính này là phép tính trừ trong phạm vi mấy?
- Phạm vi 5. Vì các phép tính đều là số 5 ở cột 1 và dấu “-”.
HS2: Cô mời cả lớp quan sát phép tính (1), (2).
? Con có nhận xét gì về vị trí của các số trong phép tính +?
- HS trả lời.
? Kết quả của phép tính cộng ra sao?
- HS trả lời.
? Trong phép cộng khi ta đổi vị trí của các số thì kết quả như thế nào?
- Trong phép cộng khi ta đổi vị trí các số thì kết quả không thay đổi.
ở phép tính (2),(3),(4):
? Kể tên các số trong phép tính trên.
(1, 4, 5)
ở phần bài mới cô đã giảng rất kĩ rồi đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài tập 3: Các con hãy quan sát kĩ bài tập 3, các con thấy các phép tính ở bài tập 3 được trình bày có gì khác với 2 bài tập trên.
- HS trả lời.
đ Khi viết kết quả của phép tính cột dọc con viết như thế nào?
- HS trả lời.
đ Yêu cầu HS làm SGK.
- 2 HS làm.
đ Gọi HS lên bảng làm.
- HS nhận xét đáp số.
? Những phép tính nào thuộc phép trừ trong phạm vi 4.
? Những phép tính nào thuộc phép trừ trong phạm vi 5.
Bài tập 4: Viết phép tính thích hợp:
GV đưa hình vẽ SGK. Các con quan sát trên cành lúc đầu có mấy quả táo?
- 5 quả táo.
Nhìn theo chiều mũi tên, con thấy bạn trai hái mấy quả táo?
- 2 quả táo.
- Yêu cầu 1 bạn nêu bài toán.
4 Củng cố
-Cả lớp làm vở
-1HS lên viết phép tính trên bảng tương tác 
Trên cành có 5 quả táo,An hái 2 quả táo về biếu mẹ.Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo ?
Phần iii : kết luận và kiến nghị
Để đạt được kết quả trên đây, tôi nhận thấy người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà còn có tinh thần trách nhiệm, có sự học hỏi, cải tiến phương pháp và sự sáng tạo không ngừng để gây hứng thú cho học sinh yêu thích, say mê, chờ đợi tiết học ngay từ khi mới đặt chân vào ghế nhà trường.
Trên đây là một vài việc làm nhỏ của tôi trong quá trình dạy toán ở lớp 1. Tôi mong sự góp ý, giúp đỡ của Ban Giám hiệu và đồng nghiệp để giúp tôi đạt kết quả tốt hơn nữa trong giảng dạy.
Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác
Mục lục
Phần I. Đặt vấn đề	1
Phần II: Giải quyết vấn đề	2
I. Các biện pháp thực hiện	2
II. Thực hiện đề tài	2
1. Biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán lớp 1 thông qua đồ dùng trực quan của giáo viên và học sinh. Đặc biệt là việc giáo viên áp dụng CNTT vào giờ học Toán	2
2. Biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán thông qua trò chơi	4
3. Các câu đố vui 	8
III. Kết quả	9
Phần III. Kết luận và kiến nghị	17

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_toan_cho.doc
  • pdftoan1thithnguyentrai_1220189.pdf