Báo cáo biện pháp Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học được coi là bậc học nền tảng góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ, năng động, sáng tạo để gánh vác sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục: “Giáo dục Tiểu họcnhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để thực hiệnmục tiêu đó, các nhà trường tiểu học phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS).

Trong nhà trường tiểu học, HS được học các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học.

 

docx 45 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1

Báo cáo biện pháp Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 1
rái tim. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 4: "Hãy kết đôi với mình"
Mục đích:
Luyện tập phép cộng trong phạm vi 7.
Chuẩn bị:
Một số lá cờ đỏ và cờ xanh.
Cách chơi:
GV chọn 2 nhóm chơi và phát cờ xanh cho nhóm 1, cờ đỏ cho nhóm 2. Số cờ trong tay mỗi HS trong nhóm không giống nhau và có số lượng nhỏ hơn 7. Hai nhóm chơi đứng thành hàng quay mặt vào nhau. Theo hiệu lệnh của GV: "kết đôi" thì các HS cầm cờ xanh phải tìm được bạn cầm cờ đỏ tạo cặp với mình sao cho số lượng cờ đỏ cộng với cờ xanh phải có tổng bằng 7. Học sinh nào tìm được cặp của mình trước thì thắng cuộc. Bạn nào tìm sai cặp sẽ bị phạt.
Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể thực hiện tương tự với các bảng cộng khác trong phạm vi 10, phạm vi 20 (ở lớp 2). Vật liệu chuẩn bị có thể thay đổi bằng mũ có gắn số hoặc những bông hoa có ghi số ở nhị hoa...
Trò chơi 5: "Tôi đã nghĩ về con số nào"
Mục đích:
Tập khả năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học.
Chuẩn bị:
Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 em lên bảng đứng thành hàng quay mặt vào nhau.
Cách chơi:
Hai đội chơi bốc thăm giành quyền đi trước. Đội giành quyền đi trước sẽ hội ý 30 giây và đưa ra câu đố. Chẳng hạn: "Tôi nghĩ về một con số, nếu lấy đi 3, còn lại sau đó lại lấy đi 2 thì ta nhận được số 10. Vậy tôi đã nghĩ về con số nào?". Đội đối phương sẽ nhanh chóng hội ý và đưa ra con số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì được giành quyền ra câu đố tiếp theo. Nếu trả lời không đúng số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì không được giành quyền ra câu đố và đội bạn tiếp tục ra câu đố tiếp theo. Nếu đội giành quyền ra câu đố mà phạm luật có nghĩa là nghĩ ra một số và phép tính không trong phạm vi đã học thì cũng mất quyền ra câu đố ở lượt đó. Hết thời gianđội nào giànhquyền ra câu đố nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc.
* Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức được ở các lớp 2,3 với các vòng số được mở rộng.
Trò chơi trong các tiết học về đại lượng và đo đại lượng
Trò chơi 1: “Thợ chỉnh đồng hồ”
Mục đích:
Củng cố về xem đồng hồ
Chuẩn bị:
Mỗi học sinh chuẩn bị một mô hình đồng hồ (trong bộ đồ dùng học Toán 1)
¹
Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi.
Giáo viên hô, chẳng hạn: “6 giờ”, thì học sinh xoay kim ngắn và kim dài sao cho đồng hồ của mình chỉ đúng 6 giờ, rồi giơ lên.
Bạn nào làm sai sẽ bị“phạt”.
Trò chơi 2: “Giờ nào việc nấy”.
Mục đích:
Luyện tập về đọc giờ đúng và việc thực hiện theo thời gian biểu các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị:
Mỗi bạn chuẩn bị một tấm bảng có màu xanh, đỏ
Cách chơi:
Giáo viên hoặc 1 bạn hô:
 + “6 giờ sáng  thức dậy”
+ “9 giờ sáng  ăn cơm tối”
+ “7 giờ sáng  đi học”
Cả lớp lắng nghe và giơ bảng mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu thấy sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ bị nhắc nhở, cả lớp được dịp cười vui. Chẳng hạn,với câu “9 giờ sáng  ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ là bị nhắc nhở. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nhiều lần và nhiều câu hỏi khác nhau.
Trò chơi 3: “Xem lịch”.
Mục đích:
Luyện tập về gọi tên các ngày trong tuần (thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật).
Đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch tháng.
Chuẩn bị:
Treo lên bảng một tờ lịch tháng nào đó.
Một “Cỗ bài” có ghi các số từ 1 đến 31.
Chủnhật
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Thứ Bảy
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Cách chơi:
Hai hoặc nhiều bạn cùng chơi. Mỗi bạn “bắt” một quân bài có ghi số. Đối chiếu với ngày ghi cùng số đó trên tờ lịch tháng. Đọc thứ, ngày, tháng của ngày được chọn ra. Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì ghi được 1 điểm. Bạn nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Trò chơi trong các tiết học về hình học
Trò chơi 1: “Ai đo chính xác”.
Mục đích:
Rèn kỹ năng thực hành đo độ dài đoạn thẳng
Chuẩn bị:
GV chuẩn bị vào giấy khổ A4 hai hình giống nhau, mỗi hình có 6 đoạn thẳng có độ dài khác nhau và sắp xếp theo các vị trí khác nhau; chẳng hạn có 6 đoạn thẳng như sau (khi chuẩn bị vào giấyA4, phải vẽ đúng kích thước đã cho).
AB = 8 cm
CD = 7 cm
EX = 9 cm
GH = 10 cm
MN = 3 cm
KP = 5 cm
B
A
K
N
P
M
C
D
E
X
G	H
Mỗi HS khi chơi được chuẩn bị một thước có vạch xăngtimét và một bút chì (đương nhiên HS không được biết số đo của các đoạn thẳng đã chuẩn bị)
Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi trực tiếp, còn lại cổ vũ đội mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì các bạn ở mỗi đội lập tức cầm thước lên để đo và ghi độ dài các đoạn thẳng. Đội nào hô “xong” thì đội kia ngay lập tức phải dừng. Khi đó GV có thể chọn 2 bạn trong lớp thuộc 2 đội kiểm tra chéo. Đội xong trước,đúng toàn bộ thì thắng cuộc; nếu xong trước nhưng kết quả chỉ đúng như đội kia thì hai đội hòa, kết quả ít hơn thì thua.
Trò chơi 2: “Đố biết hình gì?”
Mục đích:
Củng cố nhận dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật dãy hình.
Chuẩn bị:
Mỗi HS lấy sẵn 1 hình tròn, 1 hình vuông, 1 hình tam giác (trong bộ đồ dùng học Toán 1) đặt trên bàn.
Giáo viên chuẩn bị dãy hình sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ)
Cách chơi: cả lớp chơi.
GV đưa dãy hình đã chuẩn bị lên bảng rồi nêu nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát hình trên và trật tự của nó, đoán xem hình ở ô “?” sẽ là hình gì?
Sau một thời gian ngắn cho HS quan sát, GV ra hiệu lệnh, học sinh sẽ chọn một trong ba hình của mình đã chuẩn bị sẵn và giơ lên. Những HS nào chọn đúng hình sẽ được thưởng.
Trò chơi 3: “Ai ở trong ai”.
Mục đích:
Củng cố về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
Chuẩn bị:
3 bộ, mỗi bộ gồm 5 tấm biển ghi chữ A, B, C, D, E (cho 5HS)
A
B
C
D
E
Vẽ sẵn 3 hình tam giác to trên sân trường.
Cách chơi:
Ba nhóm chơi, mỗi nhóm gồm 5 bạn.
Mỗi nhóm được phát một bộ biển chữ. Mỗi bạn trong nhóm sẽ đeo một biển và được coi là một điểm.
Từng nhóm đứng trước hình tam giác của nhóm mình chờ hiệu lệnh của GV.
GV hô, chẳng hạn: “Điểm A, D ở trong hình tam giác; điểm B, C, E ở ngoài hình tam giác”. Các “điểm” ở từng nhóm sẽ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Nếu nhóm nào làm đúng, sẽ được 1 điểm; nhóm nào làm sai, được 0 điểm. Học sinh vẫn giữ nguyên vị trí đó, chờ giáo viên hô tiếp đợt thứ hai.
Sau 5 lượt như vậy, từng nhóm sẽ được cộng điểm của nhóm mình lại. Nhóm nào có điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 4: “Em làm thợ xây”
Mục đích:
Tập vẽ các đoạn thẳng, hình tam giác, hìnhvuông.
Chuẩnbị:
GV vẽ lên khổ A4 một ngôi nhà, chuẩn bị tờ giấy trắng.
Cách chơi:
GV dán bản vẽ mẫu lên bảng
Mỗi nhóm chơi 4 người. Các em quan sát kỹ bản vẽ rồi dung thước kẻ nối các điểm với nhau để tạo ra hình một ngôi nhà như bản mẫu trong vòng 2 đến 3 phút. Nhóm nào xong trước thì hô to: "hoàn thành rồi". Kết thúc cuộc chơi giáo viên trưng bày tất cả sản phẩm của các em lên bảng để triển lãm và chọn ra đội hoàn thành nhanh nhất, đội có ngôi nhà đẹp nhất.
Hướng dẫn sử dụng các trò chơi
Để có thể tổ chức thành công một trò chơi toán học cho HS lớp 1 ở tiểu học GV cần sắp xếp thời gian biểu cho hoạt động một cách hợp lí. Ưu điểm của trò chơi toán học là tác động tích cực đến các hoạt động tiếp thu tri thức mới của học sinh, nâng cao được tính chuyên môn của GV (lí thuyết gắn liền với thực tế), thay đổi hình thức học tập một cách tự nhiên và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức của HS lớp 1. Tuy nhiên, để tổ chức có hiệu quả một trò chơi toán học đòi hỏi phải giáo viên sắp xếp thời gian hợp lí; lựa chọn trò chơi đảm bảo các nguyên tắc, GV dạy phải nắm được năng lực và trình độ thực tế của học sinh,... Tóm lại, trên đây tôi đã sưu tầm được một số trò chơi theo 4 mạch nội dung kiến thức trong chương trình toán 1. Các trò chơi trên đây được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV và có sự tham gia tự nguyện, chủ động, tích cực của HS. Cụ thể như sau:
* Trò chơi trong các tiết học về số.
Trò chơi “Ai nhiều nhất” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài như: Các số 1, 2, 3, 4, 5; Số 6; Số 7; Số 8; Số 9; Số 0; Số 10.
Trò chơi “Tạo số” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài như: Một chục; Mười một, Mười hai, Mười ba, Mười bốn, Mười lăm....
Trò chơi “ Thi vượt dốc” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài như Lớn hơn, dấu >; Bằng nhau, dấu =
Trò chơi trong các tiết học về phéptính.
Trò chơi “Còn thiếu bao nhiêu nữa để được 10” GV có thể sử dụng trong dạy học trong bài: Phép cộng trong phạm vi 10.
Trò chơi “Xì điện” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài như:Phép cộng trong phạm vi 10; Phép trừ trong phạm vi10.
Trò chơi “Làm tính tiếp sức” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài như: Phép cộng (trừ) trong phạm vi 3; Phép cộng (trừ) trong phạm vi 4; Phép cộng (trừ) trong phạm vi 5.
Trò chơi “Hãy kết đôi với mình” GV có thể sử dụng trong dạy học bài: Phép cộng trong phạm vi7.
Trò chơi “Tôi đã nghĩ về con số nào” GV có thể sử dụng trong dạy học bài Phép cộng (trừ) trong phạm vi 10, Phép cộng (trừ) trong phạm vi 100.
Trò chơi trong các tiết học về đại lượng và đo đại lượng.
Trò chơi “Thợ chỉnh đồng hồ” GV có thể sử dụng trong dạy học bài: Thực hành-SGK Toán 1 trang 165.
Trò chơi “ Xem lịch” GV có thể sử dụng trong dạy học bài: Các ngày trong tuần lễ.
Trò chơi trong các tiết học về hình học.
Trò chơi “Ai đo chính xác” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài: Độ dài đoạn thẳng; Thực hành đo độ dài.
Trò chơi“Đố biết hình gì” GV có thể sử dụng trong dạy học các bài: Hình vuông, hình tròn; Hình tam giác.
Trò chơi “Ai ở trong ai” GV có thể sử dụng trong dạy học bài: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
Trò chơi “Em làm thợ xây” GV có thể sử dụng trong dạy học bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
CHƯƠNG IV: THỰC NGHIỆM
Mục đích:
Vận dụng vào giảng dạy để xem hiệu quả của phương pháp “Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán lớp 1”
Giáo án minh hoạ:
Môn: Toán
Bài : Phép cộng trong phạm vi 5
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng. Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
2. Kĩ năng:
Biết làm tính cộng trong phạm vi 5
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng
HS làm được bài 1, 2, 4 (a) (tr 49)
3. Thái độ: Ham hiểu biết, hứng thú học môn Toán
 II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, giáo án điện tử
Sách Toán 1, bộ đồ dùng học Toán 1 của HS, que tính.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định tổ chức lớp.
- Hát “Chúng em là HS lớp 1”
3’
2) KTBC
- Đọc bảng cộng 4
- GV nêu yêu cầu 
- GV nhận xét 
- 2 HS đọc
3) Bài mới
13 ’
- Giới thiệu bảng cộng trong phạm vi 5
MT: HS biết thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5
+ Phép cộng 4 + 1 = 5
- GV yêu vầu HS quan sát hình: Có mấy con gà? Có thêm mấy con gà? 
- GV gọi HS nêu bài toán 
- Có tất cả mấy con gà?
- Con làm thế nào để biết được có 5 con gà? 
- GV yêu cầu HS đọc phép tính 4 + 1 = 5
- HS quan sát, trả lời
- HS khá nêu bài toán 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc
+ Phép cộng 1 + 4 = 5
- Tiến hành tương tự
+ Phép cộng 3 + 2 = 5, 
2 + 3 = 5
- GV yêu cầu HS quan sát hình và nêu bài toán
- GV nhận xét
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta làm thế nào?
- GV cho HS gài phép tính
- GV yêu cầu HS đọc phép tính
- HS khá nêu bài toán 
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS gài phép tính
- HS đọc
- Học thuộc bảng cộng
4 + 1 = 5 3 + 2 = 5
1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
- GV cho HS đọc bảng cộng
- Nhận xét các phép tính có điểm gì giống nhau?
- GV giới thiệu bài
- GV giúp HS học thuộc bảng cộng bằng cách che số
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS khá nhận xét
- HS học thuộc
- Trò chơi “Truyền điện”
- GV nêu luật chơi, cách chơi: HS A nêu phép tính sau đó chỉ HS Btrả lời. Sau đó, HS B sẽ nêu một phép tính khác và chỉ HS C trả lời. Cứ tương tự như vậy đến hết thời gian. Thời gian chơi là 5 phút. Ai trả lời đúng, nhanh giành phần thắng. 
- HS chơi
- Tính chất giao hoán của phép cộng
1 + 4 = 4 + 1
3 + 2 = 2 + 3
- GV cho HS quan sát hình và y/c nêu bài toán, nêu phép tính
- Các phép tính có gì giống nhau, khác nhau? Nhận xét gì về kết quả của hai phép tính?
- Vị trí của các số trong 2 phép tính giống hay khác nhau?
- GVchốt:
1 + 4 = 4 + 1
3 + 2 = 2 + 3
- 1 HS K nêu bài toán, phép tính
- HS K trả lời
1’
* Nghỉ giữa giờ
12’
- Luyện tập
MT: HS thực hành các kiến thức đã học
Bài 1 (49): Tính
4 + 1 =
3 + 2 =
- GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn cách trình bày vào vở
- GV chữa bài
- GV nhận xét
- 1 HS nhắc lại
- HS làm vở
Bài 2 (49): Tính
+
4
1
- GV nêu yêu cầu
- GV lưu ý khi tính phải viết thẳng cột
- GV nhận xét 
- HS làm bài SGK
- 1 HS làm bảng
- HS chữa bài
Bài 4 (49): Viết phép tính thích hợp
- GV nêu y/c
- GV cho HS làm bài và chữa bài
- Nêu bài toán tương ứng
- Ai có phép tính khác?
- HS làm bài và chữa bài
- HS khá trả lời
4’
4 ) Củng cố, dặn dò
Trò chơi “Tìm đường về nhà”
- GV nêu cách chơi: Sau khi trả lời đúng kết quả của ô số, bạn Vịt con sẽ được đi 1 bước. Đội nào giúp bạn Vịt con tìm đường về nhanh nhất sẽ giành phần thắng. 
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- 2 đội tham gia chơi
Tiến hành dạy thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm:
HS lớp 1A6 trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội 
Kết quả thực nghiệm:
Giờ học diễn ra đúng như dự kiến. Học sinh rất hăng hái tích cực hoạt động. Không khí lớp học sôi nổi. Các em trả lời rất chính xác và làm bài rất đúng. Trình bày sạch đẹp.
HS hào hứng tham gia các trò chơi.
HS nắm vững kiến thức ngay tại lớp học.
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy phân môn Toán ở lớp 1, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập. Còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. 
Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất , đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn.
Việc sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học. Đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.
 Trong học kì I vừa qua, bài kiểm tra định kì được chấm bằng điểm số thể hiện việc nắm kiến thức môn Toán của các lớp như sau: 
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 + 10
Điểm 7 + 8
Điểm 5 + 6
1A1
65
29
36
0
1A2
66
28
38
0
1A3
66
30
36
0
1A4
67
37
30
0
1A5
66
37
29
0
1A6
67
44
23
0
KẾT LUẬN
 Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh Tiều học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
 Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và  tự đánh giá nhau trong học tập.
 Trong quá trình tổ chức dạy học môn Toán, bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
Khi tổ chức trò chơi dạy Toán cho HS, GV phải nắm được các biện pháp, quy trình tổ chức trò chơi dạy Toán.
Phải tổ chức trò chơi phù hợp với yêu cầu kiến thức và kỹ năng của bài dạy, trò chơi phải tổ chức cho toàn lớp tham gia.
Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho mỗi trò chơi.
Phổ biến luật chơi và cách tiến hành ngắn gọn, rõ ràng và tất cả học sinh phải nắm vững trước khi tổ chức trò chơi.
Quản lý theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm.
Là giáo viên dạy lớp 1 nên cần gần gũi, thân mật với các em để biết được tâm lý, tính tình của từng em, tuyệt đối không được chê bai nhiều, làm cho các em mặc cảm mà phải động viên, khuyến khích là chính.
Tổ chức trò chơi học tập tạo được không khí vui tươi “Học mà vui, vui để học” để các em hứng thú tham gia.
Trò chơi tổ chức phải được nhiều đối tượng học sinh tham gia, đạt được mục tiêu kiến thức đề ra, có vậy mới giúp cho các em củng cố được kiến thức, tạo hứng thú trong học tập. Từ đó, các em mới có điều kiện học tập tốt. Qua trò chơi học tập, cũng là hình thức đổi mới PPHD, nhằm dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới một cách chủ động, sáng tạo và phù hợp với trình độ, khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. Ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi 1 trò chơi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lí và phải trở thành một bộ phận của quá trình dạy học. Muốn vậy, tổ chức giờ học có trò chơi nhất thiết phải đi đôi với việc thay đổi phương pháp giảng dạy của GV, cũng như thay đổi phương pháp hoc tập của HS. Có như vậy thì việc tổ chức trò chơi mới phát huy hết được tính năng của nó, mới không chỉ dừng lại ở bước củng cố bài học. Hãy nghĩ đến việc tổ chức trò chơi học tập ngay trong bước kiểm tra bài cũ và ngay cả trong bước quan trọng nhất: hình thành kiến thức kĩ năng mới.
Khi tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
 Thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi trong dạy Toán như vậy, song trên thực tế để tổ chức một trò chơi sao cho đạt kết quả cao thì thật là không dễ. Vì thế, tôi xin có một số kiến nghị sau:
Cần tổ chức cho giáo viên nắm bắt, thấy rõ tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Toán.
Các cấp, các ngành Giáo dục cần thường xuyên mở các chuyên đề về vấn đề này.
Các cơ quan giáo dục, các trường tiểu học cần đầu tư cơ sở vật chất cũng như đầu tư các sách tham khảo về tổ chức trò chơi học tập nói chung và trò chơi Toán nói riêng cho GV.
GV lớp 1 nên chú trọng đến việc tổ chức trò chơi dạy Toán, đầu tư sưu tầm, thiết kế trò chơi Toán và bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi của chính mình.
Các trường sư phạm cần chú trọng hơn đến phương pháp dạy học bằng trò chơi để cung cấp cho những GV tương lai một phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực, góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc tạo hứng thú học cho học sinh lớp 1 trong giờ Toán. Rất mong nhận được sự đóng góp của Ban giám hiệu cũng như các bạn đồng nghiệp sẽ cho tôi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình Tiểuhọc.NXBGD, 2002
Bộ Giáo dục và Đào tạo- Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học.NXBGD
Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới – NXBGD, 2004
Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm – 100 trò chơi học toán lớp 1 – NXBGD, 2004.
Đỗ Đình Hoan (chủ biên) – Toán 1 (SGV) NXBGD, tái bản lần thứ 5, năm 2007.
Bùi Văn Huệ – Giáo trình tâm lý học Tiểu học. NXBĐHSP, 2005
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_trong_day_hoc_mon.docx