SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học 9 thông qua biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh
- Tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của chính người học. Trong quá trình đó, người học thực sự là chủ thể của quá trình nhận thức. Sự lĩnh hội kiến thức luôn là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức riêng của từng học sinh, mặc dù hoạt động này được giáo viên chỉ đạo.
- Từ thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở trường nhà, bản thân nhận thấy:
+ Đa số giáo viên đều chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, từng bước biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo;
+ Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động tác động đến nhận thức, bồi dưỡng thái độ động cơ học tập cho học sinh, lựa chọn nội dung và phương pháp tự học mang lại hiệu quả khá cao;
+ Hầu hết giáo viên thực hiện đúng nội dung, chương trình giảng dạy, cố gắng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, quan tâm đến việc cải tiến nội dung, phương pháp, sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy;
+ Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học được đảm bảo. Nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để học sinh có môi trường tự học thật tốt như thư viện, phòng thí nghiệm, các hoạt động ngoại khóa
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học 9 thông qua biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Phú Tân, ngày 10 tháng 11 năm 2020 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học 9 thông qua biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh” I. Đặc điểm tình hình *Thực trạng tình hình: - Tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của chính người học. Trong quá trình đó, người học thực sự là chủ thể của quá trình nhận thức. Sự lĩnh hội kiến thức luôn là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức riêng của từng học sinh, mặc dù hoạt động này được giáo viên chỉ đạo. - Từ thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở trường nhà, bản thân nhận thấy: + Đa số giáo viên đều chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, từng bước biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; + Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động tác động đến nhận thức, bồi dưỡng thái độ động cơ học tập cho học sinh, lựa chọn nội dung và phương pháp tự học mang lại hiệu quả khá cao; + Hầu hết giáo viên thực hiện đúng nội dung, chương trình giảng dạy, cố gắng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, quan tâm đến việc cải tiến nội dung, phương pháp, sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy; + Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học được đảm bảo. Nhà trường cũng tạo mọi điều kiện để học sinh có môi trường tự học thật tốt như thư viện, phòng thí nghiệm, các hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên và học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò tự học: + Sự định hướng hoạt động tự học của giáo viên đối với học sinh cũng chưa đồng bộ, thiếu sự đầu tư và hướng dẫn, đặt vấn đề, giao bài tập, giao nhiệm vụ cho học sinh; + Lớp học đôi khi quá đông, trình độ học sinh phân hóa không đều gây khó khăn trong khâu tổ chức hoạt động tự học trên lớp; - Một số học sinh chưa chú trọng đến việc tự học; thiếu quyết tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học trong thực tế học tập hằng ngày II. Nội dung biện pháp Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho học sinh: 1: Giáo viên cần tạo cho học sinh niềm say mê môn học Giáo viên có thể dùng các phút đầu tiên để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhằm kích thích động cơ học tập và sự say mê môn học ở các em. Ví dựa vào tính đặc thù của ADN để xác định quan hệ huyết thống; từ một lá mía non đem nuôi cấy mô có thể tạo ra hàng trăm cây mía con 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học 1. Kế hoạch tự học của cá nhân xác định rõ: Tự học là gì? Tự học ở đâu? Tự học bằng cách nào? Tự học trong thời gian nào? 2. Lập kế hoạch phải đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin. 3. Lên kế hoạch xong, cần điều chỉnh kế hoạch sau khi thực hiện. - Trong quá trình giao việc cho học sinh, giáo viên cần kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình làm việc của học sinh và đưa ra những đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm. 3: Tổ chức các hình thức tự học: a. Tự học ở nhà: - Đây là hình thức học tập độc lập một mình, các em cần có cách sắp xếp thời gian biểu ở nhà một cách hợp lí, cụ thể các em có thể sắp xếp tự học các vấn đề có liên quan đến kiến thức cho chương trình chính khóa của ngày hôm sau, giải quyết tất cả các bài tập, học bài - hiểu bài trước khi đến lớp. Giáo viên bộ môn cần định hướng cho học sinh bài tập về nhà, soạn bài theo yêu cầu theo hướng khai thác tính sáng tạo của học sinh. - Để việc học ở nhà của học sinh đạt hiệu quả cao, không thể thiếu vai trò kiểm tra của phụ huynh. Các bậc cha mẹ phải thường xuyên động viên nhắc nhở theo dõi việc học ở nhà của con em mình. - Giáo viên bộ môn phải có sự kiểm tra việc học bài, chuẩn bị bài của học sinh. Tránh tình trạng chỉ giao việc mà không kiểm tra việc thực hiện. Học sinh sẽ trở nên lười biếng hoặc chỉ đối phó bằng cách mượn chép bài của bạn. b. Xây dựng các nhóm hỗ trợ tự học: Khi xây dựng các nhóm học tập đôi bạn cùng tiến, giáo viên phải chú ý sắp xếp có nhóm trưởng, có học sinh trung tâm. Đó là học sinh có năng lực học tập, được bạn bè tin cậy và quý mến. Giáo viên cần giúp đỡ các nhóm, đôi bạn cùng tiến hoạt động có hiệu quả bằng cách hướng dẫn các em sắp xếp thời khóa biểu học tập, nội dung học tập. Giáo viên cần có sự kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhóm trưởng để học sinh hiểu được là thầy cô luôn quan tâm đến hoạt động tự học của các em. 4: Kiểm tra sơ bộ quá trình tự học của học sinh bằng phiếu theo dõi học tập trên lớp: - Việc chuẩn bị tốt các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao cho cuối các tiết học sẽ giúp cho các em tiếp cận kiến thức mới một cách nhanh chóng. Sự chuẩn bị đó sẽ được thể hiện ở vở soạn và quá trình các em thể hiện trước lớp qua sự phát biểu xây dựng bài; - Nhằm kiểm tra sự tự học của học sinh, giáo viên cần dùng phiếu theo dõi học tập (theo dõi phát biểu và vở soạn) để có những điểm cộng thưởng đối với học sinh tích cực và trừ đối với những học sinh thiếu tích cực; - Phiếu theo dõi phát biểu, giáo viên phát cho tổ trưởng và thông báo công khai trước tập thể lớp. Giáo viên yêu cầu tổ trưởng nộp phiếu vào cuối tháng 11 và cuối tháng 3 để kịp thời cộng hoặc trừ điểm kịp thời ở từng học kì; - Phiếu theo dõi vở soạn được giáo viên giữ và kiểm tra đột xuất từng học kì 2 lần ở các tháng tùy vào thực tế; - Điểm cộng và trừ được tính vào điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì (1 tiết). Phiếu theo dõi phát biểu môn Sinh học 9 Lớp:.. Tổ: TT Họ và tên Tháng 8-9 Tháng 10 Tháng 11 Tổng cộng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng * Ghi chú: Mỗi lần phát biểu có giơ tay được đánh dấu + vào tháng tương ứng. Mỗi học sinh ở mỗi học kì tổng cộng số lần phát biểu < 3 bị trừ 1 điểm Mỗi học sinh ở mỗi học kì tổng cộng số lần phát biểu từ 3 đến 8 không bị trừ, không cộng. Mỗi học sinh ở mỗi học kì tổng cộng số lần phát biểu từ 9 trở lên được cộng 1 điểm Phiếu theo dõi vở soạn môn Sinh học 9 (giáo viên kiểm tra) Lớp:.. Tổ: TT Họ và tên Học kì I Học kì II Tháng .. Tháng Kết quả chung Tháng .. Tháng Kết quả chung * Ghi chú: Mỗi lần kiểm đánh giá đạt hay không đạt vào tháng tương ứng Mỗi học sinh ở mỗi học kì có 2 lần không đạt bị trừ 1 điểm Mỗi học sinh ở mỗi học kì có 1 lần đạt, 1 lần không đạt thì không bị trừ, không cộng. Mỗi học sinh ở mỗi học kì có 2 lần đạt được cộng 1 điểm Minh họa: cách tổ chức hoạt động tự học cụ thể trong chương trình Sinh học 9: - Ngay ở tiết học đầu tiên gặp lớp thường chưa vào chương trình của môn học, giáo viên không cần phải dạy ngay mà cần giới thiệu sơ lược về chương trình, nội dung và phương pháp học để học sinh hiểu và từ đó, tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp; - Giáo viên hướng dẫn cho các em cách ghi chép, nghe giảng và học bài; - Hướng dẫn các em tự học ở nhà với việc soạn bài trước khi đến lớp. Nội dung soạn là các câu hỏi phần lệnh và các câu hỏi, bài tập cuối bài hay các vấn đề giáo viên giao cho trong thời gian cuối từng tiết (áp dụng hầu hết ở các bài lý thuyết); - Chia nhóm tự học theo tổ hay phân theo trình độ học sinh (lưu ý nhóm phải có các trình độ khác nhau) để thuận lợi nhiều trong các tiết thực hành; - Cung cấp các trang tài liệu trên mạng cho học sinh tham khảo như tài liệu bạch kim, violet, youtube - Giao cho học sinh đề cương ôn tập vào đầu học kì I và II với những câu hỏi, bài tập trọng tâm bám chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải. Bổ sung các đề kiểm tra học kì ở các năm học trước để học sinh tham khảo và có cách tiếp cận. Hướng dẫn học sinh tự hoàn thiện đề cương và ôn tập kiến thức thường xuyên giúp các em chủ động được thời gian ôn tập trước kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì. III. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện, muốn đạt hiệu quả cao thì khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi đến lớp là rất quan trọng như trong từng tiết giáo viên cần tập trung nhấn mạnh vấn đề gì, dạng bài tập ra sao, cách hướng dẫn để học sinh dễ hiểu; học sinh phải nghiên cứu trước bài, hoàn thành phần giáo viên hướng dẫn về nhà làm ở cuối tiết học.. Có như vậy sẽ phát huy hiệu quả tối đa của biện pháp.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_giang_day_mon_sinh_hoc_9_thong_qua.docx