Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh Lớp 2

Nền giáo dục của Đất nước ta trong những năm gần đây có nhiều sự đổi mới để đáp ứng với sự đi lên của đất nước. Từ những đổi mới không ngừng của văn hóa giáo dục nước ta, mục tiêu đào tạo của cấp tiểu học ở môn Tiếng Việt nói chung và môn tập đọc lớp 2 nói riêng là một phân môn có tầm quan trọng to lớn với bậc tiểu học, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Trong năng lực hoạt động ngôn ngữ ở con người thể hiện ở kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt động của ngôn ngữ. Đặc biệt ở lớp 2, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc, đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Môn này giúp học sinh trau dồi vốn tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Muốn học tốt thì trước hết phải đọc thông, viết thạo thì các em mới nắm được nội dung bài, yêu cầu của đề. Từ đó các em mới suy luận, tìm tòi để làm bài được tốt.

docx 21 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh Lớp 2

Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh Lớp 2
 theo yêu cầu của môn học, việc đầu tiên tôi quan tâm tới thể loại trong chương trình tập đọc lớp 2. Có 60 bài tập đọc là văn bản văn học.Các bài tập đọc được chia thành các thể loại sau:
+ Thơ: 15 bài.
+ Văn xuôi gồm: 45 bài
Khi dạy từng thể loại tôi đã hướng dẫn học sinh cách đọc đúng như sau:
Đối với văn xuôi:
Các dạng bài này chủ yếu là thể loại kể chuyện (truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường).
Khi dạy dạng này, tôi đặc biệt chú ý tới khâu đọc mẫu của mình. Khâu đọc mẫu thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho học sinh.Căn cứ vào trình độ của học sinh của lớp mà đọc mẫu có thể 1 hoặc 2 lần theo mục đích đề ra.
Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc (có thể đọc một vài lần trong quá trình dạy đọc).
Trong luyện đọc câu, giúp học sinh phát hiện ra những từ, tiếng khó khi phát âm còn ngọng, dễ nhầm lẫn cần sửa cho học sinh.
Ví dụ: Học sinh phát âm sai giữa âm l/n, âm d/gi/r.
Trong khi dạy cần phát hiện những em đọc sai và sửa cách đọc cho từng em (phải sửa thường xuyên trong các giờ tập đọc khi nào các em đọc đúng mới thôi).
Khi luyện đọc đoạn, đặc biệt chú ý đến đọc ngắt nghỉ đúng câu và giữa các cụm từ. Giáo viên có bảng phụ (hoặc máy chiếu) ghi nội dung đoạn cần đọc ngắt nghỉ đúng vàđọc đúng câu văn cần luyện. Chú ý hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và đọc theo nhân vật của bài tập đọc trong phần luyện đọc lại bài.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Bím tóc đuôi sam” cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng thích hợp của từng nhân vật:
Thật không ạ? (Lời nói của Hà với giọng lễ phép.)
Thật chứ!(Giọng thầy giáo dịu dàng trìu mến.)
Hay khi đọc bài tập đọc “Bà cháu”- Tuần 1 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1 Khi giáo viên đọc mẫu cần đọc với giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân vật, nhấn giọng ở những từ gợi tả. Giọng người dẫn chuyện thì
thong thả, chậm rãi. Giọng cô tiên thì trầm ấm, dịu dàng. Giọng hai anh em thì cảm động, tha thiết, kiên quyết.
Đối với những bài thơ
- Khi dạy đọc bài thơ cần hiểu được đặc trưng của thơ là nét đẹp của nhịp điệu, là tình cảm mãnh liệt vì thế người đọc thơ phải đồng điệu được với tình cảm của nhà thơ: vui, buồn, tự hào, sâu đậm chất thơ. Đọc thơ phải hóa mình trong khung cảnh thời gian, không gian trong bài thơ ấy.
Ví dụ: Bài tập đọc: Cô giáo lớp em – Tuần 7 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 60
Khi đọc phải thể hiện giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
“ Cô dạy em/ tập viết/
Gió/ đưa thoảng hương nhài/ Nắng/ ghé vào cửa lớp/
Xem chúng em/ học bài.//
Những lời/ cô giáo giảng/ Ấm trang vở /thơm tho/ Yêu thương/ em ngắm mãi/
Những điểm mười/ cô cho.”//
- Ngoài ra thơ còn gần với nhạc, thơ là họa, khi đọc phải vang lên chất nhạc, chất họa trong thơ.
Ví dụ: Bài tập đọc: Thư Trung Thu – Tuần 19 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 2- trang9
“ Ai yêu các nhi đồng/ Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?//
Tính các cháu/ ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu/ xinh xinh./ Mong /các cháu cố gắng/
Thi đua/ học và hành.// Tuổi nhỏ/ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức/ của mình,/ Để/ tham gia kháng chiến,/ Để/ gìn giữ hòa bình.// Các cháu/ hãy xứng đáng/
Cháu/ Bác Hồ Chí Minh.//
Khi đọc giọng nhẹ nhàng, êm ái, thể hiện lời ru và tình cảm yêu thương của tác giả với em nhỏ của mình.
- Mỗi thể thơ có những đặc trưng riêng:
+ Thơ lục bát: Khi dạy cần chú ý ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các câu thơ lục bát.
Ví dụ: Bài thơ: Mẹ – Tuần 12 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 101.
Nhịp 2/4; 4/4; 
“ Lặng rồi/ cả tiếng con ve/ Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.//
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời/
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru”// Lời ru/ có gió mùa thu/
Bàn tay mẹ quạt/ mẹ đưa gió về.// Những ngôi sao thức/ ngoài kia/
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.// Đêm nay/ con ngủ giấc tròn/
Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời.//
Hay bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ – Tuần 30 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 2- trang 105.
Nhịp 2/4; 4/4; 3/3
Đêm nay/ bên bến Ô Lâu,/
Cháu ngồi cháu nhớ/ chòm râu Bác Hồ.// Nhớ hình Bác/ giữa bóng cờ/
Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.// Mắt hiền/ sáng tựa vì sao/
Bác nhìn/ đến tận Cà Mau cuối trời.// Nhớ khi/ trăng sáng đầy trời/
Trung thu Bác gửi/ những lời vào thăm.//
Ngoài ngắt nhịp đúng, cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ để tạo thành chất thơ.
+ Thơ 4 chữ: Khi đọc thể hiện tình cảm theo từng khổ (thong thả, lúc chậm, lúc nhanh hoặc toàn bài giọng đọc thong thả).
Ví dụ: Bài tập đọc: Vè chim- Tuần 21 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 2- trang 28.
Hay chạy lon xon/ Là gà mới nở/ Vừa đi vừa nhảy/ Là em sáo xinh/ Hay nói linh tinh/ Là con liếu điếu/
Ví dụ: Bài tập đọc: Thương ông – Tuần 10 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1- trang 83
Ông/ bị đau chân/ Nó sưng/ nó tấy/
Đi/ phải chống gậy.// Việt/ chơi ngoài sân/ Lon ton lại gần://
Ông vịn vai cháu/ Cháu đỡ ông lên.//
Ông bước lên thềm://
Hoan hô thằng bé!// Bé /thế mà khỏe/
Vì /nó thương ông.//
Đọc với giọng tình cảm và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
+ Thơ 5 chữ: Mang tính chất kể chuyện, khi đọc phải chậm, ngắt nghỉ ở chỗ tương đối trọn vẹn một ý (khổ thơ).
Ví dụ: Bài tập đọc: Gọi bạn – Tuần 3 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 28.
Tự xa xưa thuở nào/
Trong rừng xanh/ sâu thẳm/ Đôi bạn/ sống bên nhau/ Bê Vàng/ và Dê Trắng.//
Một năm,/ trời hạn hán/ Suối cạn/ cỏ héo khô/ Lấy gì/ nuôi đôi bạn/ Chờ mưa/ đến bao giờ?//
Bê Vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ quên đường về/ Dê Trắng/ thương bạn quá/ Chạy khắp nẻo/ tìm Bê/ Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài:/ “Bê!// Bê!”//
Chú ý đến kỹ năng đọc.
Muốn đọc đúng thì người dạy - người học phải nắm được yêu cầu của đọc:
Đọc rõ ràng, mạch lạc.
Ngắt nghỉ đúng dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc đúng ngữ điệu của câu.
Trong giờ tập đọc trên lớp, tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn đọc. Để rèn đọc đúng cho học sinh, giáo viên phải phân đối tượng. Cần chú ý đến tính cách của học sinh. Em mạnh dạn sẽ đọc tốt hơn, những em chưa mạnh dạn sẽ đọc yếu hơn. Từ đó có hướng rèn đọc cho những em đó.
Ví dụ: Trong lớp có em Hoàng Minh Ngọc đọc mạch lạc, ngắt nghỉ đúng xong giọng đọc nhỏ, đọc lí nhí nên không phân biệt rõ ngữ điệu của câu. Nét mặt, cử chỉ rụt rè thiếu tự tin dẫn đến chưa đọc tốt.
Giáo viên cần chú ý đến cường độ đọc của học sinh. Cần căn cứ vào từng giai đoạn để rèn đọc đúng. Sửa khi đọc quá nhanh, quá chậm, không đúng nhịp trong thơ, văn. Cụ thể đọc với tốc độ đạt yêu cầu:
+ Giữa học kỳ I (Sau 8 tuần): 35 tiếng/ 1 phút.
+ Cuối học kỳ I (Sau 17 tuần): 40 tiếng/ 1 phút.
+ Giữa học kỳ II (Sau 25 tuần): 45 tiếng/ 1 phút.
+ Cuối học kỳ II:50- 55 tiếng/ 1 phút.
Ví dụ: Em Triệu Đình Mạnh đọc to, rõ ràng nhưng đọc chưa nhanh ngắt nghỉ không đúng theo yêu cầu của bài thơ, bài văn nên chưa đọc tốt.
Trong đọc đúng thì chất giọng đọc cũng rất quan trọng. Giọng đọc trong và thanh thoát sẽ hay hơn giọng khàn, lí nhí,
Cần hướng cho học sinh biết thể hiện bằng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ khi đọc sẽ giúp người nghe thấy hay hơn, gây sự chú ý hơn.
Ví dụ: Bài tập đọc: Voi nhà – Tuần 24 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 2- trang 55.
“Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu:
Thế này thì hết cách rồi! (Lời buồn buồn) Cần vội ngăn lại:
Không được bắn! (Mệnh lệnh, dứt khoát)”
Ngoài việc hướng dẫn học sinh theo yêu cầu đọc đúng cần phải hướng dẫn học sinh nắm bắt các dấu ngắt nghỉ trong bài (nhất là khi đọc) chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ trong câu ở chỗ thích hợp để đọc hay hơn. Thường thì thơ lục bát hướng dẫn học sinh đọc theo nhịp 2/4 (đối với dòng thơ 6 chữ) và nhịp 4/4 ( đối với dòng thơ 8 chữ).
Ví dụ: Bài thơ: Mẹ – Tuần 12 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 101. “ Lặng rồi/ cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.// Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời/
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru.//”
Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5. Ví dụ:
Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
Với học sinh hoàn thành tốt thì việc rèn đọc đúng thuận lợi, song với những học sinh ngọng âm, ngọng thanh rất ảnh hưởng đến chất lượng đọc. Giáo viên phải thường xuyên sửa nhiều lần cho các em đó.
Ví dụ: Em Lê Thành Đạt ngọng giữa thanh (~) và thanh (/). Em đọc rất vất vả. Tôi đã kết hợp với gia đình cùng phối hợp luyện đọc cho em. Trên lớp tôi thường xuyên gọi em đọc bài.Phát hiện những từ mà em đọc chưa đúng.Giáo viên đọc phát âm chuẩn từ đó trước để em nghe và nhìn miệng cô khi phát âm, sau đó cho em đọc lại đến khi đạt được yêu cầu thì mới thôi.
Ngoài ra, để đọc được đúng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu. Đây là một yêu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng. Các em hiểu được nội dung bài, hiểu được ý nghĩa một số từ khó thì việc luyện đọc sẽ hay hơn, hiệu quả hơn.
Thông thường việc dạy đọc: Đọc dứt một câu, một đoạn, hình thành công đoạn đọc cho học sinh.
Ví dụ: Khi đọc mẫu xong, học sinh có thể tự nêu cách đọc của bài. Đọc câu các em sẽ tự phát hiện ra từ ngữ khó đọc dễ phát âm lẫn. Đọc đoạn sẽ giúp các em phát hiện và hiểu nghĩa từ mới. Các em sẽ chủ động, tích cực trong luyện đọc.
Đọc phải chú ý đến ngữ điệu
Những câu, đoạn văn nói về thiên nhiên, gia đình, trường học có cách diễn đạt ngữ liệu trong sáng, dễ hiểu, có tác dụng giáo dục giá trị nhân văn và cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cuộc sống. Chú ý đặc biệt đến những văn bản phản ánh về đặc điểm (thiên nhiên, đời sống, văn hóa xã hội) của các địa phương trên đất nước ta.
So với phân phối thời gian
Trong giảng dạy phân môn tập đọc, tôi thường cố gắng sao cho 100% số học sinh trong lớp được đọc trên lớp.
Trong khi học sinh đọc, giáo viên uốn nắn sửa ngay cho các em: Cách ngắt nhịp, ngắt hơi (nghỉ ngắn, nghỉ dài) cách nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để học sinh nắm được và có hướng sửa tốt hơn.
Kết hợp với luyện đọc trong các giờ khác như: Kể chuyện, luyện từ và câu hướng học sinh biết sửa đọc đúng, biểu lộ cảm xúc theo nội dung từng đoạn, nhấn mạnh học sinh đọc những câu cảm. Trong khi học sinh trả lời, tôi hướng cho các em nói năng mạch lạc, dứt khoát, tạo tiền đề cho việc đọc tốt hơn.
Phân loại những đối tượng học sinh
Bài yêu cầu cảm xúc cho học sinh hoàn thành tốt.
Bài yêu cầu không đòi hỏi cảm xúc dành cho học sinh hoàn thành.
Thường mỗi tiết ngoài việc giáo viên đọc mẫu nên chọn một vài em đọc tốt đọc để các bạn đọc theo.
Thường xuyên đưa những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời khuyến khích học sinh tự nhiên trong khi đọc tạo cho các em tư thế thoải mái không gò ép.Các em tự xung phong đọc, thi đua với các bạn trong lớp.Giáo viên không phê bình trì triết học sinh sẽ mặc cảm với chính mình và gây ấn tượng sợ hãi khi đọc bài.
Các biện pháp kết hợp khác
Bám vào yêu cầu rèn đọc của học sinh.
Thường xuyên gọi học sinh đọc bài.
Kết hợp với phụ huynh, giúp cho học sinh có cách đọc đúng, kết hợp với đọc các môn khác như kể chuyện.
Kiểm tra bài đọc của học sinh.
Động viên các em không chỉ phân môn tập đọc mà còn có hoạt động khác tránh cho học sinh tâm lí lo sợ, mất bình tĩnh trong khi thể hiện bài đọc.
Kiên trì sửa từng em một lần, hai lần và liên tục.
Về việc rèn đọc đúngcho học sinh là một việc thường xuyên xảy ra trong quá trình học tập của học sinh, cộng vào đó là sự kiên trì, bền bỉ của cả thầy và trò, vì chính học sinh mới là yếu tố quyết định thắng hay bại, còn thầy là người trọng tài kiến thức, người bảo mẫu tận tâm tận lực của các em.
Nhìnchung quá trình học tập học sinh phải tự giác, có ý thức tốt, phải biết tận dụng thời gian học tập, tránh chơi nhiều sẽ chóng quên lời cô dặn.Như vậy thời gian học tập cũng là một yếu tố tích cực trong việc nhận thức của học sinh.
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đối với giáo viên
Để xác định kết quả cụ thể việc rèn đọc đúng cho học sinh lớp 2, bản thân tôi đã tiến hành rèn đọc cho học sinh từ những năm học trước và thấy học sinh có tiên bộ rõ rệt.Trong năm 2016-2017 qua việc dạy chuyên đề tập đọc ở trường, tôi đã áp dụng vào bài dạy trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp quận kết quả đều đạt giờ tốt.Học sinhđọc đúng, đọc rất tốt.
Tiết tập đọc bài: “Chiếc bút mực”Tuần 5- tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2016 – 2017”
Tập đọc bài: “Hai anh em”- Tuần 15- Tiết dự giờ đột xuất của trường.
Tiết tập đọcbài: “Tôm Càng và Cá Con”- Tuần 26- Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận năm học 2016 – 2017
Với học sinh
Qua kiểm tra chất lượng của học sinh cuối học kì I, các em học rất hiệu quả mặc dù chưa thể đạt 100% đọc tốt được, song với phương pháp rèn đọc tích cực giúp cho hầu hết các em không chỉ đọc đúng mà còn đọc tốt tất cả các bài đọc, các môn học.
Sau một thời gian nghiên cứu và thưc hiện những biện pháp dạy học tôi thấy kết quả chuyển biến, nhiều em trước đây đọc còn kém, phát âm sai, đọc ngắt nghỉ chưa đúng.Với những biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng đọc đúng của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tôi khảo sát kết quả việc rèn kĩ năng đọc đúng của học sinh lớp 2 qua các kì kiểm tra như sau:
Mức độ
Đầu năm
Cuối học kì I
Số lượng
%
Số lượng
%
+ Đọc rõ ràng mạch lạc, ngắt nghỉ đúng
17
28,8
18
30,5
+ Đọc đúng, đọc to, rõ ràng
20
33,9
34
57,6
+ Đọc đúng nhưng còn nhỏ
16
27,1
7
11,9
+ Đọc còn yếu, ngắc ngứ
06
10,2
0
0
Trên thực tế tôi đã thử nghiệm và thực hiện rèn đọc cho học sinh với phương châm: “Học sinh được luyện đọc càng nhiều càng tốt và giáo viên chỉ cần làm việc ít, là người hướng dẫn tổ chức cho các em phát huy óc sáng tạo của các em.
Qua thời gian áp dụng sáng kiến cho thấy học sinh có ý thức học, ý thức rèn luyện giọng đọc tốt. Tuy nhiên việc rèn đọc cho học sinh không phải một sớm một chiều làm ngay được mà đòi hỏi phải có thời gian, mỗi giáo viên phải suy nghỉ, tìm tòi và áp dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẽo, bền bỉ thì kết quả mới được nâng cao .
Ý NGHĨA
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Đất nước ta đang ở thế kỉ của thông tin và nền khoa học hiện đại tiên tiến nhất, đúng theo Nghị quyết Trung ương 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Có giáo dục tốt thì mới đạt được nhiều thắng lợi trong khoa học, xã hội và công nghệ.Chúng ta là những người làm công tác giáo dục, trực tiếp đào tạo ra những người sau này là chủ nhân nền khoa học hiện đại, văn hóa tiên tiến của đất nước. Đối với cấp tiểu học là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho các cấp trên. Bởi vậy,yêu cầu về rèn đọc ngay từ năm lớp 2 là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với môn Tiếng Việt nói riêng và chương trình ở tiểu học nói chung.Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em hiện nay.Đây là vấn đề then chốt mà giáo viên mỗi trường tiểu học phải quan tâm, chú trọng.Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao.Dạy đọc cho học sinh là một hoạt động trí tuệ rất khó khăn và phức tạp. Do đó khi giáo viên hướng dẫn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy một cách tích cực, linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Qua việc đọc của học sinh mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm để giúp các em khắc phục và phát huy.
Việc rèn đọc cho học sinh là góp phần nâng cao giáo dục toàn diệncho các em hiện nay. Đây là vấn đề then chốt mà giáo viên mỗi trường tiểu học phải quan tâm, chú trọng.Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao. Tuy nhiên muốn thực hiện được đạt kết quả cao cần phối hợpvới phụ huynh học sinh. Ngoài ra mỗi giáo viên tiểu học phải tích cực học hỏi nâng cao taynghề. Điều hết sức quan trọng nữa là mỗi giáo viên cần phải rèn kỹnăng đọc ngay trong tất cảcác môn học khác
Mặt khác, mỗi giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giáo dục rèn luyện đạo đức còn phải cung cấp cho học sinh vốn văn chương ngay từ những năm ở tiểu học để các em học tập tốt hơn bộ môn xã hội sau này, giúp các em nói lưu loát và truyền cảm.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên cơ sở kết quả đạt được của học sinh trong năm tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau:
+ Cho học sinh chuẩn bị trước bài.
+ Hiểu bàitheo ý hiểu của học sinh.
+ Đọc trôi chảy, đọc đúng.
+ Giáo viên soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp với chuyên đề tập đọc, bài soạn bám sát vào mục tiêu của từng bài (chú ý khâu đọc).
+ Tạo ra tâm thế cả thầy và trò khi đọc bài sao cho tự nhiên.
+ Cô đọc mẫu (lần 1, lần 2) phải đọc diễn cảm để học sinh vừa cảm thụ vừa bắt chước cô đọc.
+ Giúp học sinh nhận diện cách đọc của bài theo thể loại thơ, văn xuôi,
+ Học sinh tự tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn văn mỗi khổ thơ theo ý hiểu của mình (đây là khâu quan trọng giúp học sinh tự hình thành cách đọc).
+ Nhận diện ra nhịp đọc ở thơ, văn xuôi.
+ Tạo cho học sinh những rung động riêng, thích đoạn nào, câu nào trong mỗi bài theo cảm nhận của từng em, từ đó sẽ xung phong đọc, Giáo viên tuân thủ theo các bước lên lớp, không giảng lạm sang thời gian luyện đọc của học sinh.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
Học sinh còn nhỏ, ý thức trách nhiệm học tập chưa cao.
Tính hiếu động, ham chơi, chưa tiếp thu hết ý kiến của thầy cô (bài nhớ, bài
quên).

Một số phụ huynh chưa coi trọng việc rèn đọc.
Có em do thói quen ngọng từ nhỏ (hoặc theo tiếng địa phương) mức độ đọc
đúng chưa cao.
Tóm lại:
Bên cạnh một số khó khăn nêu trên không thể nói đến những thuận lợi:
+ Đa số phụ huynh học sinh rất quan tâm tới việc học của học sinh. Một số phụ huynh có con đọc chưa tốt đã thường xuyên gặp gỡ cô giáo để trao đổi và nắm được cách dạy để hướng dẫn cho con em mình.
+ Học sinh phần lớn là các em chăm học, có hứng thú học tập.
+ Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các lớp có đầy đủ đồ dùng phục vụ học tập cho học sinh như: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh để giáo viên dạy học. Hầu hết các tiết dạy giáo viên đều sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy với những trực quan sinh động bằng hình ảnh hoặc clip, giúp học sinh hiểu nghĩa các từ, hiểu bài dễ hơn từ đó học sinh sẽ hứng thú với môn học hơn.
+ Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình công tác, yêu nghề, mến trẻ.
+ Nhà quản lý luôn có kế hoạch hoạt động phù hợp, sát sao, luôn tạo điều kiện cho việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
Việc rèn đọccho học sinh lớp 2 nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung là cả một quá trình diễn ra trong suốt năm học, mức độ học sinh đạt được phải cao hơn về cuối kì I và cuối năm học. Qua quá trình giảng dạy lớp 2 tôi mạnh dạn lựa chọn những phương pháp giúp học sinh nâng cao yêu cầu về đọc.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi người giáo viên tiểu học cần quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
Trước khi dạy bài mới giáo viên cần xem xét kĩ nội dung bài và định hướng việc sử dụng các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho hợp lí nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nghiên cứu, thiết kế bài dạy thật khoa học, rõ ràng, phù hợp với từng học sinh. Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng đọc, tìm ra cách dạy hợp lý nhất theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tôi đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên vào giảng dạy và tôi thấy học sinh đạt kết quả rõ rệt. Song với mong muốn của bản thân, tôi muốn học hỏi thêm ở các đồng chí, đồng nghiệp những biện pháp rèn đọc hữu hiệu nhất, đáp ứng với yêu cầu của bộ môn tập đọc ở tiểu học.
Trên đây là những kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp 2 mà tôi đã áp dụng. Trong từng bài học, từng đối tượng học sinh, người giáo viên còn có thể linh hoạt sáng tạo ra nhiều biện pháp mới hơn nữa. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Thanh Xuân, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Xác nhận của Hiệu trưởng	Người viết
Phạm Thu Hiền
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp2 (Tập 1, tập 2).
Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt lớp 2 (tâp 1, tập 2).
Tài liệu bồi dưỡng về môn Tiếng Việt.
Một số tài liệu khác liên quan đến giảng dạy.
Tập san về thế giới quanh ta (môn Tiếng Việt).

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_kinh_nghiem_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.docx
  • pdfskkn-_kinh_nghiem_ren_doc_cho_hs_lop_2-_16-17_11201817.pdf