Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
Phương pháp dạy học Toán 2 ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán (nói chung) cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Nội dung kiến thức, kĩ năng toán học của chương trình Toán lớp 2 là kiến thức đã có đối với giáo viên, nhưng là kiến thức chưa có đối với học sinh, đã tồn tại bên ngoài tư duy học sinh. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học toán học ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học Toán 2 nói riêng để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán. Học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng không chỉ nhờ vào thính giác (nghe), tri giác (nhìn) và tư duy (suy nghĩ, nhớ ) mà còn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm, nắm, tách, gộp, phân tích, tổng hợp, viết, nói Vì vậy, người giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình. Các phương pháp dạy học toán thường vận dụng là:
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Phương pháp trực quan: (Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học).
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Sử dụng trò chơi học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
é ? + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì? => Từ đó giúp học sinh xác định được bài toán thuộc dạng toán nào và áp dụng cách giải đã học. Điều quan trọng nhất trong bước này là giáo viên gợi ý để học sinh nắm được “Bài toán hỏi gì?”. Từ đó suy luận để xác định được dạng toán. *Bước 3: Trình bày bài giải Học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để viết câu lời giải cho phù hợp và thực hiện phép tính theo kế hoạch để giải bài toán, sau cùng là ghi đáp số. Ở bước này, giáo viên cần lưu ý học sinh xác định đúng đơn vị để viết cho chính xác. *Bước 4: Kiểm tra lại cách làm( hoặc thử lại). Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem lời giải trả lời đúng câu hỏi của bài toán chưa? Phép tính viết đúng chưa? Kiểm tra lại kết quả và đơn vị. Khi giải bài toán có lời văn, giáo viên cần đặc biệt chú ý giúp học sinh xác định đúng “ Bài toán đó thuộc dạng toán gì ?” Khi cần có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, bình luận cách giải của bạn để rút kinh nghiệm và nêu cách khắc phục. Ví dụ minh họa. Ví dụ 1 : Bài 1 (Tiết “ Ôn tập về giải toán” Toán 2, trang 88 ) “Một cửa hàng buổi sáng bán được 48 l dầu, buổi chiều bán được 37 l dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được tất cả bao nhiêu lít dầu ?” * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (Cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới những dữ kiện đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên và gạch trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gạch dưới các từ quan trọng của bài toán trên bảng như sau: “Một cửa hàng buổi sáng bán được 48 l dầu, buổi chiều bán được 37 l dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được tất cả bao nhiêu lít dầu ?” - Trên cơ sở hiểu nội dung bài toán, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm qua việc tóm tắt bài toán như sau: Buổi sáng : 48 l dầu Buổi chiều: 37 l dầu? l dầu Hoặc: Buổi sáng : 48 l dầu Buổi chiều : 37 l dầu Cả hai buổi : l dầu ? *Bước 2: Tìm cách giải ? l dầu Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán có mấy đối tượng ? (Bài toán có hai đối tượng: Buổi sáng, buổi chiều) + Đã biết mấy đối tượng ? (Cả hai đối tượng đều đã biết) + Bài toán hỏi gì? (Cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?) + Bài toán thuộc dạng toán gì ? (Bài toánvề tìm tổng của hai số) => Qua cách sử dụng những câu hỏi gợi ý như vậy sẽ giúp học sinh hiểu muốn tìm cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu thì phải làm như thế nào? (Lấy số lít dầu bán buổi sáng cộng với số lít dầu bán buổi chiều). *Bước 3: Trình bày bài giải Bài giải Cả hai buổi cửa hàng bán được số lít dầu là: 48 + 37=85(l) Đáp số: 85 l dầu Hoặc: Số lít dầu cả hai buổi cửa hàng bán được là: 48 + 37=85(l) Đáp số: 85 l dầu *Bước 4: Thử lại Ví dụ 2 : Bài 4 ( Tiết “Luyện tập chung” -Toán 2, trang 88 ) “ Con lợn to cân nặng 92 kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16 kg. Hỏi con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam ?” * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới những dữ kiện đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên và gạch trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gạch dưới các từ quan trọng của bài toán trên bảng như sau: “Con lợn to cân nặng 92 kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16 kg. Hỏi con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam? Giáo viên giúp học sinh hiểu : “nhẹ hơn” có nghĩa là “ít hơn”, sau đó giáo viên đổ màu chữ “nhẹ hơn” để giúp học sinh hiểu đây là bài toán về “ Nhiều hơn” hoặc “ Ít hơn”. - Trên cơ sở hiểu nội dung bài toán, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm qua việc tóm tắt bài toán như sau: 92 kg Con lợn to Con lợn bé ? kg 16 kg Với những bài toán thuộc dạng: “Bài toán về nhiều hơn” hoặc “Bài toán về ít hơn”, tôi thường giúp học sinh hiểu nội dung bài toán và tìm cách giải bài toán bằng cách tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Bởi khi nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh dễ dàng nhận ra cách giải của bài toán. *Bước 2: Tìm cách giải Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán có mấy đối tượng ? (Bài toán có hai đối tượng: Con lợn to, Con lợn bé) + Đã biết mấy đối tượng ? ( Đã biết một đối tượng còn một đối tượng cần tìm) + Đâu là số lớn ? Đâu là số bé? Dựa vào đâu con biết ? (Con lợn to là số lớn, con lợn bé là số bé vì bài toán cho biết con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16 kg) + Bài toán hỏi gì? (Con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam ?) + Bài toán thuộc dạng toán gì ? (Bài toán về ít hơn) => Qua cách sử dụng những câu hỏi gợi ý như vậy sẽ giúp học sinh biết được muốn tìm con lợn bé cân nặng bao nhiêu ki - lô – gam thì làm như thế nào? *Bước 3: Trình bày bài giải Bài giải Con lợn bé cân nặng số ki - lô - gam là : 92 -16 =76 (kg) Đáp số:76 kg *Bước 4: Thử lại : 76 + 16 = 92 (kg) Ví dụ 3 : Bài 3 ( Tiết “Tìm số trừ” -Toán 2, trang 72 ) “ Một bến xe có 35 ô tô, sau khi một số ô tô rời bến, trong bến còn lại 10 ô tô. Hỏi có bao nhiêu ô tô đã rời bến ?” * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới những dữ kiện đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên và gạch trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gạch dưới các từ quan trọng của bài toán trên bảng như sau: “ Một bến xe có 35 ô tô, sau khi một số ô tô rời bến, trong bến còn lại 10 ô tô. Hỏi có bao nhiêu ô tô đã rời bến ?” - Trên cơ sở hiểu nội dung bài toán, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm qua việc tóm tắt bài toán như sau: Lúc đầu có : 35 ô tô Còn lại : 10 ô tô. Rời bến: . ô tô ? *Bước 2: Tìm cách giải Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán cho biết gì ? (Lúc đầu có 35 ô tô, còn lại 10 ô tô) + Bài toán hỏi gì? (Có bao nhiêu ô tô đã rời bến) Giáo viên giúp học sinh hiểu “rời bến” tức là số ô tô “đã đi ra khỏi bến”. Dựa vào tóm tắt như trên, giúp học sinh hiểu được khi có một số ô tô đã rời bến tức là số ô tô trong bến bị giảm đi so với lúc đầu. Vậy muốn tìm số ô tô đã rời bến chính là tìm số ô tô đã bị giảm đi => Áp dụng “Cách tìm số trừ”. *Bước 3: Trình bày bài giải Bài giải Số ô tô đã rời bến là: 35 - 10 = 25 (ô tô) Đáp số : 25 ô tô. Hoặc: Đã rời bến số ô tô là: 35 - 10 = 25 (ô tô) Đáp số : 25 ô tô. *Bước 4: Thử lại 35 – 25 = 10 ( ô tô) Ví dụ 4 : Bài 3 ( Tiết “Tìm số bị chia” -Toán 2, trang 128 ) “ Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?” * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (Cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). + Giáo viên đọc hai câu lệnh làm việc: “ Hãy gạch một gạch dưới những dữ kiện đã cho. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Sau khi học sinh đã thực hiện theo hai câu lệnh làm việc của giáo viên và gạch trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gạch dưới các từ quan trọng của bài toán trên bảng như sau: “Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?” - Trên cơ sở hiểu nội dung bài toán, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm qua việc tóm tắt bài toán như sau: Mỗi em : 5 chiếc kẹo 3 em: chiếc kẹo? *Bước 2: Tìm cách giải Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán cho biết gì ? (Có một số kẹo, chia đều cho 3 em, mỗi em 5 chiếc) + Bài toán hỏi gì? (Có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo) + Gợi ý để học sinh hiểu “có một số kẹo” tức là lúc đầu chưa biết có bao nhiêu chiếc kẹo => Đổ màu chữ “có một số kẹo” => Vậy muốn tìm có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo tức là phải tìm số kẹo của 3 em vì đầu bài cho biết “ Số kẹo đó chia đều cho 3 em” => Áp dụng “Cách tìm số bị chia”. *Bước 3: Trình bày bài giải Bài giải Có tất cả số chiếc kẹo là: 5 x 3 = 15 ( chiếc kẹo) Đáp số: 15 chiếc kẹo Hoặc: Số chiếc kẹo của 3 em là: 5 x 3 = 15 ( chiếc kẹo) Đáp số: 15 chiếc kẹo (Khi giải bài tập này, giáo viên cần lưu ý học sinh khi viết phép tính cần lấy số kẹo của 1 học sinh nhân với số học sinh) *Bước 4: Thử lại 15 : 3 = 5 ( chiếc kẹo) a, 3 cm 3 cm 3 cm Ví dụ 5 : Bài 5 ( Tiết “Luyện tập chung” -Toán 2, trang 105 ) Tính độ dài đường gấp khúc sau: b. 2 cm 2 cm 2 cm 2 cm 2 cm * Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán: + Giáo viên đưa bài toán. + Học sinh đọc bài toán (cá nhân). + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? (1 học sinh trả lời). Bài toán hỏi gì ? (1 học sinh trả lời). *Bước 2: Tìm cách giải Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Bài toán cho biết gì ? (Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau) + Bài toán hỏi gì? (Tính độ dài đường gấp khúc) Học sinh đọc kĩ bài tập và giải vào vở: *Bước 3: Trình bày bài giải a, Độ dài đường gấp khúc đó là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm Hoặc: Độ dài đường gấp khúc đó là: 3 x 3 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm ( Phần b cách làm tương tự) => Khi chữa bài yêu cầu học sinh giải thích cách làm ? (Tại sao làm như vậy?); Nêu cách giải khác ? (a, Vì đường gấp khúc này gồm 3 đoạn thẳng bằng nhau, đều bằng 3cm nên có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách tính tổng độ dài của 3 đoạn thằng. Hoặc có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách lấy độ dài một đoạn thẳng nhân với 3. b, Vì đường gấp khúc này gồm 5 đoạn thẳng bằng nhau, đều bằng 2cm nên có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách tính tổng độ dài của 5 đoạn thằng. Hoặc có thể tính độ dài đường gấp khúc đó bằng cách lấy độ dài một đoạn thẳng nhân với 5.) Từ cách hướng dẫn như trên, học sinh sẽ nắm chắc được các bước giải và trình tự giải một bài toán có lời văn. Từ đó, các em áp dụng vào việc thực hành khi giải một bài toán có lời văn một cách dễ dàng . Một số bài toán nâng cao cho học sinh hoàn thành tốt: Việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi trong một tiết học, một dạng bài là không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên. Bởi vậy, song song với việc dạy trong chương trình sách giáo khoa, giáo viên có thể tùy theo đối tượng của mình đề ra một số bài tập nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Các bài tập ra thêm phải được nâng dân lên từ dễ đến khó. Khi học sinh đã nắm chắc kiến thức cơ bản rồi thì việc phát triển thêm cho các em cũng không có gì là khó. Chẳng hạn, khi học xong “Bài toán về nhiều hơn”; “ Bài toán về ít hơn”, đối với những học sinh làm nhanh, đã làm hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa thì trong tiết hướng dẫn học, tôi ra thêm một số bài tập để giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức. Các dạng bài tập được bổ sung như sau: Ví dụ 1 : “ Chị Minh cao 94cm, em Nguyên thấp hơn chị Minh 5cm. Hỏi em Nguyên cao bao nhiêu xăng - ti- mét ?” Với bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được “ thấp hơn” có nghĩa là “ít hơn”. Do vậy, học sinh dễ dàng giải được bài toán này khi các em đã nắm chắc được cách giải “ Bài toán về ít hơn”. Ví dụ 2 : “Đào có 16 nhãn vở, Đào cho Mai 3 nhãn vở thì số nhãn vở của hai bạn bằng nhau. Hỏi a, Đào có nhiều hơn Mai bao nhiêu nhãn vở? b, Mai có bao nhiêu nhãn vở? Đây chính là “ Bài toán về nhiều hơn” nhưng khó hơn ví dụ 1 ở tính lắt léo của bài toán. Với bài tập dạng này, tôi hướng dẫn học sinh như sau: Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, gạch chân những từ quan trọng của bài toán. “Đào có 16 nhãn vở, Đào cho Mai 3 nhãn vở thì số nhãn vở của hai bạn bằng nhau.” a, Đào có nhiều hơn Mai bao nhiêu nhãn vở? b, Mai có bao nhiêu nhãn vở? Giáo viên gợi ý để học sinh phân tích và nhận dạng bài toán . + Đào cho Mai 3 nhãn vở thì số nhãn vở của hai bạn bằng nhau, có nghĩa là khi số nhãn vở của Đào bớt đi 3 cái và Mai được thêm 3 cái thì số nhãn vở của hai bạn bằng nhau. Vậy số nhãn vở lúc đầu Đào nhiều hơn Mai sẽ bằng 2 lần số nhãn vở mà Đào cho Mai. + Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán như sau: 16 nhãn vở Đào Mai ? nhãn vở 3 nhãn vở 3 nhãn vở Hướng dẫn học sinh nhìn vào sơ đồ tóm tắt để tìm cách giải và trình bày bài giải: Bài giải a, Đào nhiều hơn Mai số nhãn vở là: 3 + 3 = 6 ( nhãn vở ) b, Số nhãn vở của Mai là : 16 - 6 = 10 ( nhãn vở ) Đáp số : a, 6 nhãn vở b, 10 nhãn vở Ví dụ 3 : Tìm một số, biết rằng số đó chia cho 4 thì được kết quả bằng 5. Đây chính là “ Bài toán về tìm số bị chia” nhưng cái khó là học sinh phải xác định được số phải tìm là số bị chia . Với dạng bài tập như trên, tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đầu bài, xác lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm rồi đưa bài toán về dạng bài tập “Tìm một thành phần chưa biết của phép tính” bằng cách đưa ra câu hỏi: Bài tập yêu cầu tìm một số có nghĩa là số đó chưa biết. Vậy ta gọi số cần tìm là x. Theo đầu bài ta có: x : 4 = 5 Đến đây thì học sinh dễ dàng tìm được giá trị của x và trả lời số cần tìm. x : 4 = 5 x = 5 x 4 x = 20 Vậy số cần tìm là 20. Thử lại: 20 : 4 = 5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau một thời gian áp dụng các biện pháp dạy học đã nêu trên vào thực tế giảng dạy ở lớp 2A do tôi phụ trách, để kiểm chứng hiệu quả của sáng kiến tôi đã ra một đề khảo sát kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau: Bài kiểm tra môn Toán (Thời gian 40 phút) Bài 1: Tính: 4 kg x 3 = 8 cm : 2= 5 dm x 6 = 21 kg : 3 = 3l x 5= 20 cm : 4 = Bài 2: Tìm X, biết: a, X x 4 = 24 X : 3 = 7 Bài 3: Cô giáo có một số quyển vở, sau khi thưởng cho các bạn 25 quyển vở thì cô còn lại 61 quyển vở. Hỏi lúc đầu cô có bao nhiêu quyển v ở? Bài 4: Có 20 cái bánh chia đều vào các hộp, mỗi hộp có 4 cái bánh. Hỏi có mấy hộp bánh? Bài 5: Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 3 thì được kết quả là 18. Kết quả khảo sát như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 39 70, 9 16 29, 1 0 *Ưu điểm: Học sinh thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học; nắm chắc cách tìm thừa số, cách tìm số bị chia nên học sinh làm bài tập 1, 2 rất tốt. Học sinh biết cách tìm hiểu bài, xác định được mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và điều cần tìm, xác định đúng dạng toán, nắm được các bước giải bài toán có lời văn và cách viết lời giải nên giải bài tập 3, 4, 5 các con giải tương đối tốt, trình bày bài khoa học, sạch sẽ. Tồn tại: - Một số học sinh chưa do cẩn thận khi làm bài nên ở bài tập 1 còn quên đơn vị đo ở kết quả. Bài tập 4 còn 4 em viết sai đơn vị đo (cái bánh), nhưng khi giáo viên hỏi lại các em đã biết tự chữa, nguyên nhân do các em làm bài chưa cẩn thận. Bài tập 5 là một bài tập tương đối khó, nâng cao hơn sách giáo khoa nhưng các con đã biết cách xác định mối quan hệ giữa điều đã cho và điều cần tìm, biết cách tóm tắt bài toán nên các con làm bài tương đối tốt, chỉ còn 6 em là làm chưa đúng. So với kết quả bài khảo sát học sinh làm trước khi thực hiện đề tài, tôi thấy: Số lượng học sinh hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt, không có học sinh nào chưa hoàn thành, đó thực sự là một điều mà tôi rất mừng. Bài kiểm tra cuối học kỳ I vừa qua chất lượng môn toán lớp tôi tương đối cao: Điểm 10: 23 học sinh Điểm 9: 27 học sinh Điểm 7, 8 : 4 học sinh Điểm 6 : 1 học sinh Nhìn vào kết quả thu được qua bài kiểm tra cuối học kì I, bài khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến và việc học, việc làm bài tập hàng ngày của học sinh, tôi thấy rằng: Việc đưa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động như tôi đã trình bày ở trên mang lại hiệu quả cao. Học sinh nắm được các bước để giải bài toán có lời văn và biết tự trình bày bài giải một cách khoa học, giúp học sinh khắc phục được nhược điểm để nâng cao chất lượng học toán, giảm tỉ lệ học sinh hoàn thành. Đặc biệt khi áp dụng những biện pháp đó tôi nhận thấy rằng học sinh thích học toán hơn, hứng thú hơn với bài học, tích cực, chủ động tiếp thu bài. Các con không còn sợ môn Toán nữa mà các tiết học Toán diễn ra một cách nhẹ nhàng, gây được hứng thú học tập cho học sinh. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút được rất nhiều điều bổ ích cho nghiệp vụ chuyên môn: Quá trình dạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có hai hoạt động rõ ràng: Hoạt động dạy của thầy (giữ vai trò chỉ đạo) ; Hoạt động học của học sinh (giữ vai trò tích cực, chủ động). Hai hoạt động này luôn diễn ra đồng bộ, tạo mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt kết quả cao. Việc dạy học sinh giải bài toán có lời văn là vấn đề quan trọng trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, nó được kết hợp chặt chẽ với nội dung của kiến thức về số học, các yếu tố đại số và các yếu tố hình học. Tôi nhận thấy việc dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn thành thạo không phải là khó song cũng không phải là dễ. Bởi vậy, người giáo viên phải làm thế nào cho học sinh hiểu được mục đích quan trọng của giải bài toán có lời văn tạo cơ sở ban đầu cho việc tiếp tục học tập của các em ở các lớp trên. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc dạy học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn thì người giáo viên cần làm tốt các vấn đề sau: Phải có cái nhìn tổng quát về chương trình, đặc biệt là phần giải bài toán có lời vă ở lớp 2gồm những dạng toán nào. Để từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở khắc phục những nhược điểm, kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình giảng dạy, tuyệt đối giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết những vấn đề mà học sinh có thể tự giải quyết được (cá nhân hoặc nhóm) mà người giáo viên cần khéo léo tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động học tập (như trao đổi trong nhóm nhỏ, tự thực hành khám phá, trải nghiệm) để đòi hỏi, yêu cầu mỗi học sinh phải tự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá xây dựng kiến thức mới rồi thực hành để ghi nhớ kiến thức. Nhờ đó mà giáo viên có thể biết được năng lực của từng học sinh, cũng như các em có chịu suy nghĩ (làm việc) hay không. Khi dạy học, giáo viên chính là người hướng dẫn, giúp học sinh cách phân tích để hiểu bài toán, xác lập mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và điều cần tìm (biết bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?). Từ đó biết tóm tắt bài toán một cách cô động nhất, để nhìn vào đó học sinh xác định đúng dạng toán. Tự mình biết mình phải sử dụng những kiến thức nào trong các kiến thức đã học vào việc giải bài toán đó. Giúp học sinh nắm được các bước khi thực hiện giải bài toán có lời văn và ghi nhớ các bước đó để vận dụng vào việc luyện tập thực hành. Các bước thực hiện khi giải bài toán có lời văn gồm: + Bước 1: Tìm hiểu bài, tóm tắt bài toán. + Bước 2: Tìm cách giải. + Bước 3: Trình bày bài giải. + Bước 4: Kiểm tra lại cách làm (hoặc thử lại). Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2. Mặc dù luôn mong muốn tiến tới mục đích bằng tất cả cố gắng của mình, song do khả năng có hạn, điều kiện thời gian còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2018 Người viết Phạm Thị Lăng
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_giai_bai_toan_co_loi.docx
- skkn_toan_lang_8620188.pdf