Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một
Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh Tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học Tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu Tiếng Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong dạy học tập đọc lớp Một
âu hỏi hàng ngang số 4: Gồm 5 chữ cái: “ Chim gì biểu tượng hòa bình Cả nhân loại chúng mình đều mến yêu” (Đáp án: Bồ câu) + Câu hỏi hàng ngang số 5: Gồm 7 chữ cái - Các chú bộ đội bảo vệ biên giới để mang lại cuộc sống như thế nào cho mọi người? (Đáp án: bình yên) + Câu hỏi hàng ngang số 6: Gồm 5 chữ cái: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu? (Đáp án: Hà Nội ). + Câu hỏi hàng ngang số 7: Gồm 5 chữ cái: Nghe nhạc và điền từ vào chỗ chấm. Ai yêubằng Bác Hồ Chí Minh (Đáp án: Nhi đồng ). + Câu hỏi gợi ý ở ô chữ hàng dọc: Hòa bình 5.4.Trò chơi: Đọc thơ truyền điện. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này trong các bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng. a/ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đã học thuộc lòng ở sách giáo khoa Tiếng Việt. Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời. b/ Chuẩn bị: - Giáo viên dự kiến thời điểm chơi (cuối tiết Tập đọc – Học thuộc lòng thời gian chơi (khoảng bao nhiêu phút) và cách chơi (theo nhóm hay tổ, hoặc theo dãy bàn học). Từ đó, cho học sinh ngồi tại chỗ theo khu vực hay kê bàn ghế để 2 nhóm quay mặt vào nhau (hoặc đứng thành 2 hàng đối diện). c/ Cách chơi: - Giáo viên nêu tên bài thơ (đã học thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện, sau đó hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu: + 2 nhóm (tổ, dãy, bàn) cử đại diện bắt thăm (hoặc “oẳn tù tì”) để giành quyền đọc trước. + Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh “ truyền điện” một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp những câu thơ tiếp theo của khổ thơ đó; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ nhất của khổ thơ tiếp...cứ như vậy cho đến hết bài. Ví dụ : Bài thơ: Gửi lời chào lớp Một (Tiếng Việt 1, tập 2- trang162 ) đọc như sau: - Học sinh A1 - Lớp Một ơi! Lớp Một - Học sinh B1 - Đón em vào năm trước - Học sinh A2 - Nay giờ phút chia tay - Học sinh B2 - Gửi lời chào tiến bước ............ Trường hợp học sinh được chỉ định (được “truyền điện”) chưa đọc ngay (vì chưa thuộc). Các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô “một, hai, ba” (hoặc đếm đến 5); hô (đếm) xong mà bạn đó không đọc được thì phải đứng yên tại chỗ (bị “điện giật”); học sinh đã đọc thuộc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp,.. Ví dụ, ở bài thơ nêu trên: học sinh A1 (thuộc) học sinh B1 (không thuộc) học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (thuộc) học sinh A2... Nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng (không thuộc bài – bị “điện giật”) là nhóm thua cuộc. - Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi, theo dõi và giúp học sinh chơi đúng yêu cầu; nhận xét và đánh giá kết quả (tuyên dương hay khen thưởng nhóm “đọc nhanh - thuộc giỏi” - thắng cuộc). Nếu có điều kiện, giáo viên cho 2 nhóm (tổ) khác chơi lại hoặc cho chơi lần thứ hai. Lưu ý: Giáo viên cần thống nhất quy ước cho học sinh dễ đọc: 1 câu thơ là 1 dòng thơ (in trong sách giáo khoa). Qua trình thực hiện trò chơi, giáo viên cũng cần nhắc học sinh tự giác, có kỉ luật (không nhắc bài cho bạn, không nhìn SGK) 5.5.Trò chơi: Thi đọc tiếp sức Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động Luyện đọc thuộc lòng trong các tiết Tập đọc. a/ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa. - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp. b/ Chuẩn bị: - 1 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm) - Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa. - Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 1 người làm trọng tài; xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc. c/ Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn cách chơi: + Các tổ (nhóm) tham gia chơi thi với số người bằng nhau (hoặc giáo viên ấn định số học sinh cụ thể). + Từng nhóm thi sẽ lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang quay mặt về phía các bạn trong lớp; mỗi em cầm một cuốn SGK đã mở sẵn trang có bài văn sẽ thi đọc để theo dõi. + Khi nghe giáo viên hô lệnh “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh; dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, em số 2 (cạnh em số) mới được đọc tiếp câu thứ hai,.. cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1 đọc – em số 2 đọc... cho đến hết bài văn thì dừng lại. Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc bài của nhóm. + Học sinh phạm phải các tường hợp sau sẽ bị trừ thi đua: đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu; đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu văn trước chưa xong; đọc vượt quá 1 câu theo quy định... - Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian và tính thi đua theo nhóm “đọc tiếp sức” (mỗi câu văn đọc đúng yêu cầu đã nêu, được 1 bông hoa; không cho hoa các trường hợp vi phạm nói trên). - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm “đọc tiếp sức” nhanh nhất, giỏi nhất; có thể gợi ý học sinh rút kinh nghiệm cho những lần chơi sau. Qua thực tế với kinh nghiệm dạy học, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự trau dồi chuyên môn, rút kinh nghiệm bản thân trong việc thực hiện một số giải pháp rèn kĩ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc và tổ chức linh hoạt trò chơi. VI. KẾT QUẢ Để có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan, tôi đã tiến hành thực hiện cho học sinh bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh đọc thơ đúng và tổ chức trò chơi trong các tiết Tập đọc ở lớp Một”. Kết quả như sau: Trên thực tế giảng dạy việc tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia. Giáo viên biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Chúng ta cũng nên tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. Tuỳ theo tiết học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình thì hiệu quả giờ dạy đạt hiệu quả. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm với giáo án, bài giảng PowerPoint, tôi tiến hành kiểm tra học sinh kết quả thu được như sau: Sĩ số Mức độ hứng thú Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc 67 Thích Bình thường Không thích Đọc chậm, ngọng Đọc đúng Đọc lưu loát SL % SL % SL % SL % SL % SL % 51 76,1 14 20,9 2 3,0 4 6,0 25 37,3 38 56,7 Nhìn vào kết quả thu được tôi nhận thấy số lượng học sinh đọc đúng, lưu loát tăng lên. Trong quá trình rèn đọc thơ đối với học sinh lớp Một, tôi thấy rằng các bài thơ được đưa vào chương trình là những bài thơ gần gũi với các em nên nhiều em đã thuộc nhanh bài và quan trọng nhất là người giáo viên tổ chức linh hoạt các trò chơi phù hợp với nội dung bài để khai thác tối đa ưu điểm của học sinh. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng giúp tôi thu được kết quả tương đối khả quan. Chính vì vậy, điều đó đã động viên khích lệ tôi rất nhiều và ngày càng yêu quý, tâm huyết nghề dạy học của mình. PHẦN III - KẾT LUẬN Chúng ta đang tiếp cận một nền khoa học công nghệ thông tin hiện đại nhất. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Có giáo dục tốt thì mới đạt được nhiều thắng lợi trong khoa học, xã hội và ứng dụng công nghệ phát triển mạnh mẽ. Chúng ta là những người làm công tác giáo dục, trực tiếp đào tạo ra những người sau này là chủ nhân nền khoa học hiện đại, văn hóa tiên tiến của đất nước. Đối với cấp Tiểu học là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho các cấp trên. Bởi vậy, yêu cầu về rèn đọc ngay từ đầu năm lớp Một là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với môn Tiếng Việt nói riêng và chương trình ở Tiểu học nói chung. Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em hiện nay. Đây là vấn đề then chốt mà giáo viên mỗi trường Tiểu học phải quan tâm, chú trọng. Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao. Dạy đọc cho học sinh là một hoạt động trí tuệ rất khó khăn và phức tạp. Do đó khi giáo viên hướng dẫn đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy một cách tích cực, linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Qua việc đọc của học sinh mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm để giúp các em khắc phục và phát huy. Việc rèn đọc cho học sinh là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em hiện nay. Đây là vấn đề then chốt mà giáo viên mỗi trường Tiểu học phải quan tâm, chú trọng. Có thực hiện được như vậy thì chất lượng học tập mới được nâng cao. Tuy nhiên muốn thực hiện được đạt kết quả cao cần phối hợp với phụ huynh học sinh. Ngoài ra mỗi giáo viên Tiểu học phải tích cực học hỏi nâng cao tay nghề. Điều hết sức quan trọng nữa là mỗi học sinh cần phải rèn kỹ năng đọc ngay trong tất cả các môn học khác. Mặt khác, mỗi giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giáo dục rèn luyện đạo đức còn phải cung cấp cho học sinh vốn văn chương ngay từ những năm ở Tiểu học để các em học tập tốt hơn bộ môn xã hội sau này, giúp các em nói lưu loát và truyền cảm. Tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học tập của học sinh Tiểu học. Nếu học sinh nắm vững cách đọc, có sự ghi nhớ tốt thì các em sẽ có khả năng diễn đạt tốt các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh lớp Một tôi rút ra các kết luận : Để việc luyện đọc có hiệu quả cao thì chúng tôi phải tạo hứng thú đọc thơ cho học sinh, căn cứ trên quá trình phát triển tư duy của trẻ, mục tiêu của của quá trình dạy học và yêu cầu của môn Tiếng Việt lớp Một. Để giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao, nhất là đọc thơ thì giáo viên phải tâm huyết với nghề. Nghiên cứu rõ đối tượng học sinh và chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học và lớp Một. Thực hiện linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài dạy và đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các thao tác dạy chung và cá biệt hóa từng học sinh sao cho phù hợp nhất với lứa tuổi, nhận thức của các em. Giáo viên phải thực hiện một số biện pháp thao tác sau : Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài kĩ trước khi lên lớp: giáo án, đồ dùng dạy học, các hình ảnh liên quan tới bài thơ sẽ học. Dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học nên giáo viên cố gắng tới mức cao nhất để học sinh tham gia xây dựng bài như cách ngắt câu có nhiều tình huống khác nhau. Tình huống nào hay nhất.. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế giáo viên phải nắm chắc chương trình Tiếng Việt Tiểu học và đặc biệt chương trình Tiếng Việt lớp Một. Người Giáo viên cần có vốn thơ ca phong phú để vận dụng. Nắm vững kiến thức về tâm lý học sinh, sự phát triển tư duy của học sinh từ trực quan sinh động tới tư duy trừ tượng và sát sao học sinh của lớp được phụ trách. Có kiến thức vững về phương pháp dạy học đặc biệt là dạy học Tiếng Việt. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp Một. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 1. Để giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ Tập đọc. Muốn vậy người giáo viên phải làm được những công việc sau: Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. Giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan sinh động trong giờ dạy học. Nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó kiên trì, với đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên. Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi qua thực tiễn dạy học tại trường. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo của các bạn đồng nghiệp để công tác giảng dạy của tôi ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm với giáo án phân môn Tập đọc. Phân môn tập đọc Tuần: 28 (Tiết số: 1) Tên bài dạy: Ngôi nhà I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: 1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến ,lảnh lót. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần iêu, yêu. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu 2. Kĩ năng: Đọc đúng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu , yêu 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học . II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu. - Học sinh : Sách giáo khoa III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 5’ 2’ 14’ 2’ 11’ 5’ I. Khởi động : Hát bài: Quê hương tươi đẹp II. Kiểm tra bài cũ *Mục tiêu : HS đọc bài : Mưu chú Sẻ và trả lời câu hỏi trong bài. III.Bài mới 1.Giới thiệu bài Bài Ngôi nhà 2.Hướng dẫn luyện đọc Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng từ ngữ khó, câu văn, đoạn văn, cả bài. *Luyện đọc từ khó : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức *Luyện đọc dòng thơ Hoa xao xuyến nở/ Như mây từng chùm// Mái vàng thơm phức// Rạ đầy sân phơi// *Luyện đọc khổ thơ - Khổ 1: từ đầu..từng chùm. - Khổ 2: từ em yêu sân phơi - Khổ 3: từ em yêu đến hết . *Luyện đọc cả bài *TCVĐ: tập tầm vông 3. Ôn các vần iêu - yêu MT :Giúp HS tìm tiếng trong bài có vần iêu-yêu. Nói câu chứa tiếng có vần iêu-yêu. *Tìm tiếng trong bài có vần iêu *Nói câu chứa tiếng có vần iêu. IV.Củng cố - Dặn dò Trò chơi: Ghép từ thành câu đất nước như yêu Yêu cầu HS ghép từ thành câu Chuẩn bị tiết 2 GV bật nhạc yêu cầu Hs hát GV gọi HS lên bảng H: Khi Sẻ bị mèo chộp được Sẻ đã nói gì với Mèo ? H: Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất? GV nhận xét – đánh giá Bức tranh vẽ gì ? GV giới thiệu và ghi tên bài GV đọc mẫu giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm GV yêu cầu HS mở sách Tìm tiếng trong bài có âm x, âm l ? GV đổ màu từ khó GV yêu cầu HS phân tích tiếng khó: xoan, lảnh lót. GV yêu cầu HS nêu cách phát âm âm x, âm l GV yêu cầu HS đọc từ khó GV yêu cầu HS giải nghĩa từ thơm phức GV giải nghĩa Bài này có mấy dòng? GV bấm số câu GV yêu cầu HS luyện đọc từng câu GV HS đọc câu khó Để đọc đúng dòng thơ này này các con phải lưu ý điều gì? GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ dòng thơ GV gọi 1 HS nhanh đọc mẫu. Bài này có mấy khổ thơ? GV nhắc lại GV đổ màu từng khổ thơ GV yêu cầu HS đọc từng đoạn GV yêu cầu HS đọc GV bật nhạc yêu cầu HS hát Tìm tiếng trong bài có vần ăp GV gạch chân tiếng GV yêu cầu HS phân tích tiếng khắp GV bấm máy đưa 2 câu mẫu GV yêu cầu HS đọc Tìm tiếng có chứa vần iêu. GV đổ màu tiếng GV yêu cầu HS thảo luận nhóm luyện nói câu Gv nhận xét , đánh giá GV khen nhưng HS nói câu tốt . GV yêu cầu.Giáo viên đưa ra các thẻ từ không theo thứ tự. GV dặn dò Cả lớp hát 2HS lên bảng +TLCH 1HS trả lời 2HS nhắc tên bài HS mở vở, ghi tên bài HS lắng nghe HS mở sách HS gạch chân tiếng 2-3 HS nêu 2HS phân tích tiếng 2HS phân tích tiếng HS nêu cách phát âm 2-3 HS đọc Cả lớp đọc HS giải nghĩa từ HS nêu HS nghe HS thi đọc nối tiếp câu ( 2 nhóm thi /mỗi nhóm 12 HS) HS khác nhận xét 1HS trả lời HS dùng bút chì gạch nhịp 1HS nhanh đọc câu HS lắng nghe 2-4 HS đọc Cả lớp đọc HS nêu HS khác nhận xét HS quan sát 3 HS đọc Thi đọc nối tiếp đoạn (4 nhóm thi / Mỗi nhóm 3 HS thi ) HS khác nhận xét 2- 3 HS đọc HS khác nhận xét Cả lớp đọc Cả lớp hát 1HS nêu 1 HS phân tích tiếng HS quan sát 2HS đọc 2 HS nêu HS thảo luận theo nhóm nói câu Đại diện nói câu HS nhận xét , sửa câu 2 đội thi . Mỗi đội có 3 em thi. HS nghe Phân môn tập đọc Tuần: 28 (Tiết số: 2) Tên bài dạy: Ngôi nhà I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: 1. Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ . Hiểu được các từ ngữ trong bài. Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà . Nói tự nhiên , hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước . Học thuộc một khổ thơ con thích. 2. Kĩ năng: Đọc đúng, trả lời đủ câu. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý ngôi nhà của mình. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu. - Học sinh : Sách giáo khoa III. Hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 5’ 1’ 10’ I.Khởi động Cả lớp hát : Em yêu trường em II.Bài cũ Kiểm tra đọc bài tiết 1 III. Bài mới 1.Giới thiệu bài a/ Đọc mẫu 2.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc Mục tiêu : HS đọc đúng và trả lời được câu hỏi trong bài - Đọc khổ thơ 1,2 - Đọc khổ thơ 3 GV nêu yêu cầu GV nêu yêu cầu GV giới thiệu, ghi bảng GV đọc bài. Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm Kích máy hiện bài đọc GV nêu yêu cầu đọc 2 khổ thơ đầu. Nêu yêu cầu H: Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ nhìn thấy gì ? H: Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ nghe thấy gì ? GV nêu yêu cầu Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ ngửi thấy gì ? GV chốt ý HS hát múa 4-5 HS đọc bài HS nghe HS nêu tên bài HS nghe 2-3 HS đọc khổ thơ 1,2 2 HS trả lời : hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm. 2-3 HS trả lời : tiếng chim đầu hổi lảnh lót 3 HS đọc 2-3 HS trả lời : Bạn nhỏ ngửi thấy mùi rơm rạ trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức. 8’ 2’ 12’ 2’ b. Học thuộc lòng bài thơ và thi đọc Mục tiêu : HS đọc đúng từ, câu, dòng thơ. Đọc đúng tốc độ - Học thuộc lòng bài thơ - Thi đọc nối tiếp dòng thơ - Đọc cả bài *Hát : Quê hương tươi đẹp c. Luyện nói : Nói về ngôi nhà mơ ước của em Mục tiêu : HS nói được về ngôi nhà mơ ước. IV. Củng cố -Dặn dò - Nhận xét tiết học - Bài sau : Quà của bố GV nêu yêu cầu. Nhận xét các nhóm. GV nêu yêu cầu. Kích máy xóa dần từ, dòng thơ. Nêu yêu cầu Nêu yêu cầu Kích máy giới thiệu một số tranh, hình ảnh một số ngôi nhà. Nêu yêu cầu. Gợi ý Nhận xét tiết học. Khen HS đọc tốt Dặn dò bài sau 2 nhóm HS đọc nối tiếp khổ thơ HS khác nhận xét Lớp đọc đồng thanh. 3 nhóm HS thi đọc 2 HS đọc cả bài Cả lớp hát HS quan sát Thảo luận nhóm 2,3 1 số nhóm trình bày. HS nghe HS nghe, viết vở. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999. 2. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí: Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 - NXB Giáo dục - 2001. 3. Lê Phương Nga: Dạy tập đọc ở Tiểu học - NXB Giáo dục. 4. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình - Nguyễn Thị Hạnh - Lê Thị Tuyết Mai - Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 - sách giáo viên. 5. Đặng Thị Lanh - Hoàng Hoà Bình - Hoàng Cao Cương - Trần Thị Minh Phương -Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 - sách giáo khoa. 6. 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2002. 7. Đổi mới nội dung, phương pháp ở bậc Tiểu học - Vụ giáo viên, H.1999 8. Tạp chí Giáo dục Tiểu học. 9. Tạp chí thế giới quanh ta. 10. Vui học Tiếng Việt - NXB Giáo dục - 2002.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_doc_tho_dun.doc