Báo cáo biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1

Giáo dục Tiểu học là nền móng vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Giáo dục Tiểu học vừa tạo điều kiện cơ sở cho trẻ có thể tiếp tục học lên trung học, vừa chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần thiết để các em có thể bước vào cuộc sống lao động, dễ dàng thích nghi với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như chúng ta đã biết “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trưởng thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 – Luật giáo dục).

Môi trường là tập hợp các điều kiện vật lí và sinh học mà các sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người gồm các lĩnh vực khác nhau, các khu vưc và nhiều địa phương. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà môi trường của con người đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Do đó việc giáo dục môi trường cần nhấn mạnh tới sự giải quyết và tham gia phòng ngừa các vấn đề bức xúc của môi trường.

 

docx 23 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1

Báo cáo biện pháp Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1
nhà điều đó cũng thể hiện giáo dục vệ sinh nơi ở, giáo dục bảo vệ môi trường gia đình.
Việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường là vô cùng cần thiết ở phân môn đạo đức lớp 1.
II. Các giải pháp chung:
1. Xác định mục tiêu cụ thể khi tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào bài dạy:
- Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm lí. Học sinh hiểu được vai trò của con người đối với môi trường, quan hệ của môi trường đối với con người.
- Về nhận thức: Thông qua tiết dạy môn Đạo đức, tôi đã giúp học sinh có nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường, với các vấn đề của môi trường như thế nào.
- Về thái độ: Thông qua bài giảng, tôi đã khuyến khích học sinh tôn trọng và quan tâm vai trò quan trọng của môi trường, thúc dục học sinh có ý thức tham gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường, nhắc nhở người khác cùng thực hiện những hành vi cải thiện và bảo vệ môi trường.
- Về kĩ năng: Thông qua bài giảng, tôi đã hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng để cải thiện, bảo vệ và giữ gìn môi trường như: kĩ năng nhận biết và phân biệt, kĩ năng phân tích dấu hiệu với nguyên nhân để xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề bức xúc của môi trường. Tôi đã tạo những tình huống (cơ hội) để thúc đẩy học sinh tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, giúp các em tự biết đưa ra những quyết định bảo vệ môi trường một cách đúng đắn.
Nói tóm lại, thông qua bài giảng, giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm cải thiện môi trường, bảo vệ phát triển môi trường bền vững.
2 – Lựa chọn thiết bị dạy học:
- Tranh vẽ: Tranh phóng to SGK, tranh tư liệu về sự ảnh hưởng của môi trường tới thời tiết, khí hậu, tới cuộc sống của con người.
- Băng hình: + Đưa hình ảnh rừng cây xanh, các con vật sống trong rừng.
	+ Hình ảnh con người bị bệnh phải điều trị ở bệnh viện.
	+ Cá bị chết hàng loại do nguồn nước bị ô nhiễm.
- Đồ dùng tổ chức trò chơi.
3 - Phương pháp và kĩ năng tổ chức:
a - Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy:
Tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Đạo Đức thường sử dụng một số phương pháp dạy học. Song để đạt kết quả cao tôi thấy phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt, phù hợp và sáng tạo trên cơ sở xác định rõ phương pháp chính, phương pháp hỗ trợ. Một số phương pháp cơ bản thường dùng là:
+ Phương pháp đóng vai.
VD: Đóng tiểu phẩm “Cây cũng biết đau” khi dạy bài “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”
* VG nêu tóm tắt nội dung câu chuyện.
* HS tự nhận vai diễn.
* Đóng tiểu phẩm.
* Nhận xét hành vi - Rút ra bài học: Biết bảo vệ cây trồng ị Giáo dục môi trường.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: (được sử dụng trong nhiều bài)
VD: Trao đổi và kể cho nhau nghe những việc đã làm để giữ gìn vệ sinh trường, lớp, nhà ở
+ Phương pháp tổ chức trò chơi: (Bày tỏ ý kiến Đúng/Sai)
VD: Dạy bài 14: “Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng”.
Bài tập 4
Tổ chức trò chơi bày tỏ ý kiến (Đúng / Sai)
* Y thể hiện hành vi đúng, học sinh giơ thẻ đỏ.
* Y thể hiện hành vi chưa đúng, học sinh giơ thẻ xanh.
* Không xác định hành vi đó đúng hay sai, học sinh giơ thẻ vàng.
ị Kết thúc trò chơi tổ nào có nhiều bạn sai, tổ đó thua.
Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp: Phương pháp động não, đàm thoại, kể chuyện, giảng giải; phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn; và đặc biệt còn có phương pháp huy động sự tham gia của hoạt động giáo dục đó là phụ huynh học sinh.
Đổi mới các phương pháp và sử dụng kết hợp các phương pháp một cách phù hợp trong từng phần, từng bài khi dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào phân môn Đạo đức tạo cho học sinh hứng thú học tập, dần dần tạo cho các em từ ý thức biết bảo vệ môi trường chuyển thành thói quen.
b - Kĩ năng để tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường:
Khi tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Đạo đức, tôi tự tìm hiểu và sử dụng thành thạo một số kĩ năng quan trọng nhằm giúp học sinh có được kĩ năng thực hành để tích cực tham gia giải quyết các vấn đề môi trường.
Đó là các kĩ năng:
- Kĩ năng nhận biết các vấn đề môi trường (Vấn đề bức xúc của môi trường)
VD: Khi dạy bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 1)
* Phần giới thiệu bài:
Tôi đưa hình ảnh con người chặt phá rừng (Giới thiệu bài)
* Tôi đưa ra câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
(Con người đang chặt phá cây cối)
ị Thông qua đó, học sinh nhận biết được môi trường đang bị bàn tay con người tàn phá.
- Kĩ năng xác định các vấn đề môi trường (phân biệt các dấu hiệu và nguyên nhân)
VD:
+ Nếu chặt phá cây bừa bãi sẽ có ảnh hưởng gì?
( Gây bão lũ)
+ Tiếp tục, tôi đưa hình ảnh cảnh bão lũ:
ị Môi trường có tránh được thảm họa này hay không chính là nhờ đôi bàn tay của các con. Bảo vệ bằng cách nào? Và bao giờ? Các con cần phải bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ và bảo vệ bằng cách tham gia trồng cây. Trồng và bảo vệ cây như thế nào các con sẽ học qua Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 1).
- Kĩ năng thu thập, phân tích và sử lí các thông tin về vấn đề môi trường.
VD: Từ các bài tập 3, 4 SGK (tr 47, 48), tôi tổ chức các hoạt động để cho học sinh nhận biết được những việc làm nào biết bảo vệ cây và những làm nào chưa biết bảo vệ cây.
ị Từ đó học sinh biết mình cần phải học tập ai và phải làm gì để bảo vệ cây (bảo vệ môi trường).
- Kĩ năng đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ giữ gìn về các vấn đề môi trường.
VD: Khi dạy xong bài : “Gọn gàng, sạch sẽ”
Để giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường thông qua bài dạy, tôi đã đưa ra một số các fiair pháp và yêu cầu học sinh tự chọn giải pháp đúng nhất.
- GV hỏi:
+ Nếu không giữ gìn thân thể gọn gàng, sạch sẽ con dễ bị mắc những bệnh gì?
(Các bệnh truyền nhiễm, như bệnh tiêu chảy)
+ Con đánh dấu vào ý trả lời đúng của mỗi câu sau:
* Để phòng tránh bệnh tiêu chảy, con phải
a- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
b- Thường xuyên vệ sinh nhà ở và lớp học.
c- Ăn uống hợp vệ sinh.
- Kĩ năng tổ chức và xây dựng thực hiện kế hoạch hành động giáo dục bảo vệ môi trường.
Đây là kĩ năng được tổ chức một cách thường xuyên, học sinh được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, của cô giáo.
VD: - Hàng ngày, học sinh tự biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng và vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Hàng tuần, học sinh tổng vệ sinh lớp học cùng cô giáo.
- Hàng tháng, các tổ trưởng tổng hợp = GV khen thưởng, động viên học sinh biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng thiết kế giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học:
Để có được giáo án giáo dục bảo vệ môi trường, tôi lồng ghép kĩ năng lĩnh hội tri thwucs vào quá trình học của học sinh. Những kĩ năng lĩnh hội tri thức gồm:
+ Quan sát sự vật hiện tượng trong tiết dạy.
+ Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
+ Lĩnh hội kiến thức: Học sinh thảo luận, giải thích, xác định và tóm tắt các thông tin được cung cấp hoặc tự phát hiện ra.
+ Phân tích: Tôi giúp học sinh chia nhỏ các thông tin thành nhiều phần, nhiều ý tưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở đó học sinh có thể suy luận, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kết luận.
+ Tổng hợp: Tôi giúp học sinh liên kết các ý tưởng rời rạc, khác nhau thành một vấn đề tổng thể, đồng thời giúp học sinh có khă năng suy đoán, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề của bài học.
+ Phân biệt: Tôi giúp học sinh có khả năng đối chiếu các ý tưởng khác nhau tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của các hiện tượng để tìm ra các ý tưởng hợp lí nhất.
+ Diễn đạt: Học sinh lưu loát, mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình.
+ Đánh giá: Tôi giúp học sinh có thể tự nhận xét đánh giá việc làm trong các tình huống cụ thể hoặc các thông điệp khác nhau, tiến tới các em tự ra quyết định và tán thành theo quyết định đó (Đúng - Sai)
+ áp dụng: Tôi giúp học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào hoàn cảnh (tình huống) mới, khác với hoàn cảnh đã được học.
ị Kết luận: Phương pháp và kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường lồng ghép vào dạy môn Đạo đức rất có hiệu quả và thiết thực. Nó góp phần rất lớn trong sự thành công giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
III. Thiết kế bài giảng
Giáo dục môi trường lồng ghép trong môn Đạo đức
Lớp 1
a, Bài có nội dung trực tiếp giáo dục bảo vệ môi trường:
Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2)
Giáo viên:
Trường Tiểu học
I - Mục tiêu:
1 - Kiến thức: Học sinh hiểu
- Lợi ích của cây và hoa đối với cuộc sống con người.
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Trẻ em có quyền được sống trong môi trường trong lành.
2 - Kĩ năng:
- Biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
3 - Thái độ:
- Đồng tình với những việc làm đúng. Khuyên răn những việc làm sai trong việc bảo vệ cây và hoa.
II – Phương pháp:
- Phối hợp các phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, đóng tiểu phẩm.
- Trọng tâm: Quan sát, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1 – Giáo viên:	- Tranh phóng to bài tập 3.
	- Thẻ số
	- Nội dung các bài tập, nội dung tiểu phẩm.
	- 3 mẫu cây
	 - Băng đĩa hình có hình ảnh tranh vẽ về giáo dục môi trường
2 – Học sinh:	- Mỗi học sinh 1 vở bài tập Đạo đức; 1 bút sáp màu.
	- Thuộc bài thơ: Chăm vườn hoa
	- Thuộc bài hát: Ai trồng cây + Ra chơi vườn hoa.
IV – Các hoạt động dạy và học:
A – Kiểm tra bài cũ:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học
Phương tiện
sử dụng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
- Nhắc tên bài 14 (tiết 1)
- ích lợi của cây
- Yêu cầu học sinh hát bài: Ai trồng cây.
- Hát, múa bài “Ai trồng cây”
- Qua bài hát, cây và hoa giúp ích gì cho cuộc sống con người?
- Qua bài hát con thấy cây và hoa có giúp cho con người có bóng mát, có chim hót
- Đọc lại ghi nhớ.
- 2 học sinh đọc
- Cần biết bảo vệ cây.
- Muốn bảo vệ cây và hoa con cần phải làm gì?
- Muốn bảo vệ cây và hoa con cần phải tưới cây, chăm sóc cây hàng ngày, không bẻ cành, hái hoa nơi công cộng
- Nhận xét - đánh giá.
 B – Bài mới:
1 – Giới thiệu bài: Đúng như lời bài hát “Ai trồng cây”, cây xanh cho ta bóng mát, cho cảnh đẹp, cho không khí trong lành, cho cuộc sống thêm hạnh phúc. Để biết bảo vệ cây và hoa thật tốt, các con học tiếp bài 14: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (tiết 2).
2 – Hoạt động 1: Làm bài tập 3 (tr-47)
- Mục tiêu: Học sinh nhận biết và phân biệt hành động Đúng – Sai tỏng việc bảo vệ hoa và cây hoa.
- Tiến hành:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học
Phương tiện
sử dụng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
7’
- Treo tranh bài tập 3 (phần a)
- Mờ SGK (tr-47)
- Giải thích và yêu cầu bài tập:
- Đọc bài tập 3 (a)
* Quan sát kĩ các tranh:
+ Nối việc làm đúng với khuôn mặt cười.
+ Nối việc làm chưa đúng với khuôn mặt mếu.
- Nối - 1 HS chữa
- Ai nhất trí với cách nối của bạn?
- HS giơ tay
- Tại sao con nối tranh 1 với khuôn mặt cười?
- hs trả lời và nêu ý kiến.
- Tranh 2,3,4 nối với khuôn mặt cười, vì sao?
- Vì sao tranh 5,6 nối với khuôn mặt mếu?
- Nhận xét, bổ sung
- Vậy qua bài này các bạn nhỏ đã làm gì để bảo vệ hoa và cây?
- hs nêu
- Con biết những việc làm nào bảo vệ hoa và cây.
3 – 4 hs nêu
ị  Ngoài tất cả những việc các con vừa kể, các rác thải, khói bụi (đưa tranh, rác thải) của nhà máy cũng làm ảnh hưởng đến sự sống của cây.
- Quan sát tranh
- Treo tranh bài tập 3
- Đọc đề bài
Bài tập 3 yêu cầu gì?
5’
- Con tô màu vào bức tranh có việc làm góp phần làm cho môi trường trong lành.
- Tô màu
- Con tô màu vào những tranh nào? Vì sao?
- hs trả lời
- Tranh nào con không tô? Vì sao?
- Con đã làm gì để bảo vệ cây?
- Cần trồng cây, tưới cây, vun gốc, làm hàng ràođể bảo vệ hoa và cây
ị Kết luận:
Cô cũng nhất trí với cách tô màu như các con, vì trồng cây, tưới cây, vun gốc, làm hàng rào là những việc bảo vệ cây và hoa, góp phần làm cho môi trường trong lành.
3 – Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 4
- Mục tiêu: Học sinh nhận biết và lựa chọn những hành vi nên / không nên trong việc bảo vệ cây và hoa.
- Tiến hành:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học
Phương tiện
sử dụng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
- Treo tranh bài tập 4
- Đọc yêu cầu
Bài này các con sẽ thảo luận nhóm như mọi ngày.
- Hướng dẫn luật chơi
- Thảo luận
- Giơ thẻ bày tỏ
- Đã có những đáp án khác nhau. Con chọn ý 3,4 là con làm gì?
- Con khuyên ngăn bạn để làm gì?
- HS trả lời và nêu ý kiến
- Nếu khuyên ngăn mà bạn vẫn không nghe, con sẽ làm gì? Vì sao?
- Cả lớp không ai chọn ý 1 và 2 vì sao vậy?
ị Cô cũng nhất trí chọn ý 3 và 4 của các con. Vậy con khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn để làm gì?
Con nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn, Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
ị Kết luận
4 – Hoạt động 3: Giới thiệu tranh và kế hoạch bảo vệ hoa và cây
- Mục tiêu: Học sinh tự giới thiệu việc đã làm, kế hoạch bảo vệ hoa và cây
- Tiến hành:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học
Phương tiện
sử dụng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
- HS tự để tranh của nhóm mình trên mặt bàn
- Treo 3 bức tranh
- 3hs giới thiệu nội dung bức tranh của nhóm mình
- GV nhận xét những tranh khác: khen vẽ đẹp, đúng chủ đề bảo vệ hoa và cây
- HS nếu ý kiến và trả lời
- Con nêu kế hoạch chăm sóc cây và hoa ở trường.
- Nêu kế hoạch chăm sóc cây và hoa ở nhà.
- Các con chăm sóc hoa và cây ở nhà, ở trường để làm gì?
- Ngoài biết bảo vệ hoa và cây ở nhà, ở trường còn biết bảo vệ hoa và cây ở đâu?
Môi trường tỏng lành giúp các con khỏa mạnh và phát triển. Các con cần có hành động để bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
ị Kết luận
5 – Hoạt động 4: Đóng tiểu phẩm
- Mục tiêu: Học sinh biết bảo vệ hoa và cây
- Tiến hành:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học
Phương tiện
sử dụng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
- Giới thiệu đội trình bày tiểu phẩm “Cây cũng biết đau”
- Giới thiệu tên tiểu phẩm, tóm tắt nội dung và phân vai
HS trình bày tiểu phẩm
- Cả lớp quan sát, nghe hiểu.
- Khen, động viên
- Tiểu phẩm khuyên các con điều gì?
ị Kết luận.
Nhắc nhở, khuyên ngăn bạn không nên hái hoa, phá cây.
6. Hoạt động 5: Đọc thơ hoặc hát:
- Mục tiêu: Học sinh biểu diễn bài thơ, bài hát về Bảo vệ hoa và cây.
(đây là hình thức tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường tới tất cả mọi người).
- Tiến hành:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức tổ chức 
các hoạt động dạy học
Phương tiện
sử dụng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
- Nêu yêu cầu HS hát hoặc đọc bài thơ.
- Đọc thơ.
- Hát 1 bài.
- Chăm sóc và bảo vệ hoa và cây.
ị KL: Các bài thơ, bài hát các con vừa trình bày đều thể hiện bảo vệ hoa và cây.
Vậy từ nay các con sẽ tiếp tục bảo vệ hoa và cây thường xuyên để sân trường luôn mát, mẻ, không khí trong lành, các con khỏe mạnh và học tập tốt.
C. Mở rộng và dặn dò (2’)
Bật vô tuyến có hình ảnh và nêu:
Không có cây xanh và hoa môi trường sẽ mất đi vẻ đẹp và bị ô nhiễm, con người sẽ bị mắc rất nhiều bệnh tật; con vật cũng không có nơi sinh sống. (GV đưa hình ảnh: Bệnh nhân cấp cứu ở bệnh viện, cá ở ao bị chết do môi trường ô nhiễm).
Vậy ngay từ hôm nay, các con hãy tham gia trồng cây và bảo vệ cây ở nhà hoặc ở trường, ở mọi nơi, tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ hoa và cây xanh. Hoa và cây xanh không chỉ tạo môi trường đẹp và trong lành, đem lại sức khỏe cho mọi người mà còn là nơi sinh sống của rất nhiều động vật. Cây xanh là tài nguyên vô giá cần được bàn tay con người chăm sóc, bảo vệ và phát triển (Đưa hình ảnh rừng cây xanh, các con thú sống trong rừng)
- Bật nhạc bài hát: Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có còn đẹp mãi được không. Điều đó còn tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào bạn mà thôi.
D. Một số bài có lồng ghép một phần mang nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Bài “Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập” (Tiết 2)
* Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân bằng trò chơi: “Thi xem ai sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp trên mặt bàn và tủ cá nhân”.
ị Từ đó học sinh hiểu rằng: Biết giữ vệ sinh lớp học, không vứt rác, không vẽ bẩn ra bàn, lên tường là đã biết bảo vệ môi trường.
- Bài “Gia đình em” (Tiết 2)
* Tổ chức nhóm đôi, học sinh kể cho nhau nghe những công việc giữ vệ sinh nơi ở mà mình đã làm để giúp đỡ bố mẹ hàng ngày.
- Học sinh hiểu, giữ vệ sinh nơi ở cũng là đã biết bảo vệ môi trường sống.
* Kết luận:
Cả hai ví dụ trên giúp ta thấy rằng, từ một bài dạy (không trực tiếp giáo dục bảo vệ môi trường). Bằng phương pháp phù hợp, bằng liên hệ thực tế, giáo viên đã khéo léo lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường sống cho học sinh. Học sinh biết giữ gìn bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.
E. Kết quả:
Việc tôi dạy giáo dục môi trường cho học sinh lồng ghép vào môn Đạo đức rất có hiệu quả. Tiết dạy rất thành công, học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, nắm bắt bài sâu và được mở rộng hơn, hiểu biết hơn về công tác bảo vệ môi trường.
ở nhà cũng như ở trường, các em đã tham gia trồng cây và chăm sóc cây hàng ngày. Không còn học sinh trèo cây, ngắt lá.
Hàng tháng các em báo cáo với cô giáo về việc mình đã làm để bảo vệ môi trường như: Giữ vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp, giúp đỡ bố mẹ dòn nhà cửa, tham gia chăm sóc cây xanh ở nhà và ở trường Dần dần tạo cho các em một thói quen không vứt giấy rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định. Nhất là nếp ăn trưa và sau khi ngủ dậy buổi chiều, học sinh không để cơm vãi bẩn ra lớp, ra bàn. Ăn xong học sinh phân công nhau dọn dẹp bát gọn gàng. Buổi chiều, khi ngủ dậy, các em không vứt giấy rác ra sân như trước, từng tổ phân công nhau sắp xếp đồ dùng bán trú gọn gàng ngăn nắp. Hàng ngày đến lớp, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ. Vì vậy các đợt kiểm tra của Ban phụ trách Thiếu nhi, lớp tôi luôn được xếp loại tốt.
Công tác giáo dục môi trường của tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. Phụ huynh đã tạo điều kiện cho các con tham gia một công trình “Măng non” bảo vệ môi trường.
Phần iii
Kết luận
Giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện thông qua việc tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển ở học sinh ý thức và hiểu biết về môi trường, hình thành thái độ tích cực, chủ động, tự giác và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ, giữ gìn và cải thiện môi trường; hình thành ở các em những giá trị ban đầu, cơ bản, đúng đắn về môi trường, bước đầu hình thành ở các em những năng lực cần thiết để các em có khả năng tham gia các hoạt động thực tế nhằm bảo vệ, gìn giữ và cải thiện môi trường.
Hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học Đạo đức là phương thức giáo dục rất thiết thực, có hiệu quả cao, phát huy ảnh hưởng rất lớn đến các em và mọi người.
Các giải pháp đúc rút trong đề tài này có ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao. Góp phần không nhỏ vào chương trình hành động bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học.
Phần iv
Kiến nghị - đề xuất
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực cho tất cả các giáo viên về kiến thức và kĩ năng giáo dục bảo vệ môi trường.
Công tác giáo dục môi trường là việc không thể thiếu trong kế hoạch năm học.
Công việc tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, phát thanh tuyên truyền vào đầu giờ, giờ ra chơi hàng ngày (hoặc 3 lần/tuần).
Tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu và những phương tiện cần thiết để phục vụ cho các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường.
Công tác giáo dục môi trường không chỉ tiến hành trong giờ chính khóa mà còn phải kết hợp chặt chẽ với các hình thức hoạt động khác mang tính chất phong phú, đa dạng không chỉ giới hạn trong nhà trường mà còn mở rộng trong các địa phương và toàn xã hội.
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2016 
Tụi xin cam đoan trờn đõy là sỏng kiến kinh nghiệm do mỡnh viết, khụng sao chộp nội dung của người khỏc.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_long_ghep_trong.docx