Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Ở cấp Tiểu học cùng với các môn học, môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Yếu tố hình học và Giải bài toán. Học Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, suy luận logic, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, từ đó giúp các em hình thành các phẩm chất quan trọng.

 Trong chương trình Toán lớp 2, học sinh tiếp tục được làm quen với một trong những nội dung kiến thức hết sức cơ bản đó là phần Số học. Trong đó, học sinh được học phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; học các số đến 1000; học phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000; phép nhân và phép chia. Với những nội dung này, học sinh được hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành về cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100 và các kỹ năng tính toán khác.

 

doc 16 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
 kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. 
Ở cấp Tiểu học cùng với các môn học, môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Yếu tố hình học và Giải bài toán. Học Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, suy luận logic, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, từ đó giúp các em hình thành các phẩm chất quan trọng. 
	Trong chương trình Toán lớp 2, học sinh tiếp tục được làm quen với một trong những nội dung kiến thức hết sức cơ bản đó là phần Số học. Trong đó, học sinh được học phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; học các số đến 1000; học phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000; phép nhân và phép chia. Với những nội dung này, học sinh được hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành về cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100 và các kỹ năng tính toán khác...
	Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy, khi học cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 học sinh còn hay mắc phải một số lỗi cơ bản từ cách trình bày đến việc thực hiện kỹ thuật tính, dẫn đến kết quả tính không chính xác. Nếu những lỗi của học sinh không được sửa kịp thời dần dần sẽ ảnh hưởng đến kỹ thuật tính, kỹ năng học toán của các em ở lớp 2 và ảnh hưởng đến việc học toán khi lên các lớp trên.
	Xuất phát từ những hạn chế đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp 2 nói riêng và chất lượng dạy học nói chung, đồng thời để giúp các em học sinh có kỹ năng thực hiện tốt các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, góp phần học tốt môn Toán, tôi mạnh dạn đề xuất Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Đây là những biện pháp bản thân tôi đã nghiên cứu vận dụng trong quá trình giảng dạy năm học 2015-2016 và đã đạt được những hiệu quả nhất định. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu biện pháp dạy học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
+ Dạy cho học sinh nhận biết được cấu tạo số.
+ Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đặt tính và tính.
+ Nhận biết và phân biệt được phép cộng (không nhớ) và phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
- HS nắm chắc được cấu tạo số và kĩ thuật đặt tính và tính thì sẽ vận dụng tốt để giải các bài toán liên quan như điền số hay giải toán có lời văn.
- Nắm chắc được cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 sẽ giúp các em dễ dàng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 ở lớp trên.
3. Đối tượng nghiên cứu, 
 Là những bài tập thuộc kiến thức “phép cộng có nhớ trong phạm vi 100” trong chương trình lớp 2 ở Tiểu học.
 4. Phạm vi nghiên cứu
Trong chương trình toán 2
 Giải toán phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2
 Từ tiết 12 cho đến tiết 40.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
	Môn Toán ở Tiểu học giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán, hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản về tính toán, tư duy, lập luận và suy luận logic. Thực tế, ở lớp 1 học sinh đã được học phép cộng trong phạm vi 10, cộng các số tròn chục và đặc biệt khi học phép cộng trong phạm vi, các em đã được làm quen với phép cộng có dạng: 
+
	7 + 3 = 10;	7
	3
	 10	
(cộng số có một chữ số với số có một chữ số được kết quả là số có hai chữ số). 
	Với phép cộng như trên, ở lớp 1, giáo viên không giới thiệu đó là phép cộng có nhớ mà chỉ hướng dẫn cách trình bày để học sinh viết chữ số 0 ở hàng đơn vị thẳng với chữ số 3 và chữ số 7; song với một số học sinh có khả năng tư duy tốt, giáo viên có thể giới thiệu sơ lược về phép cộng có nhớ.
	Lên đến lớp 2, học sinh bắt đầu được học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, cũng từ đây, các kỹ năng ban đầu về tính nhẩm, tính viết sẽ được nâng lên. 
Cách đặt tính theo cột dọc nhằm bước đầu giới thiệu và chuẩn bị cho việc học kỹ thuật thực hiện phép cộng các số có nhiều chữ số ở lớp trên và lên đến lớp 2 nâng cao hơn là học sinh được dạy phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 cụ thể là:	
+
Ví dụ:	27 
	64
	91
- Trong thực tế học sinh thường thực hiện sai:
+
27 
	64	(Học sinh quên nhớ)
81
	Mặt khác giáo viên chỉ nhận xét học sinh đúng hoặc sai mà không chỉ ra cho học sinh thấy. Tôi nghĩ học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng sự tập trung chú ý của các em chưa cao, khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế. Ghi nhớ của các em rất máy móc. Nếu không cho học sinh tăng cường thực hành luyện tập thì mới hạn chế được những lỗi sai như đã nêu ở trên vì thế tôi đã đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ thực trạng trên.
2. Đánh giá thực trạng của học sinh lớp 2.
Qua quá trình giảng dạy môn Toán lớp 2, tôi nhận thấy, qua từng bài học, hầu hết các em đã tiếp thu bài học khá tốt, có kỹ năng tính toán và thực hành vào việc làm các bài tập trong sách giáo khoa và đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số học sinh còn tính toán chưa thành thạo, còn những hạn chế như:
- Đặt tính không đúng cột, dẫn đến kết quả tính sai.
- Cách tính sai: Ví dụ như tính từ trái sang phải.
- Quên không nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
- Không thuộc bảng cộng, dẫn đến thực hiện phép tính chậm hoặc tính sai kết quả
Từ những lỗi sai của học sinh, tôi xác định một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Việc học sinh đặt tính không đúng cột một phần là do học sinh chưa nắm vững cấu tạo số hoặc do học sinh viết ẩu. 
- Cách tính sai: Là do học sinh không chú ý nghe giảng, không nắm được kỹ thuật tính. Thay vì phải tính từ phải sang trái thì các em lại thực hiện từ trái sang phải, dẫn đến sai kết quả.
- Trong khi thực hiện tính cộng, học sinh quên không nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục: Là do các em chưa nắm chắc cấu tạo của số có hai chữ số.
- Nguyên nhân của việc không thuộc bảng cộng có một vài lý do như: Học sinh nhận thức chậm; lười học... đây cũng có thể là do kết quả học tập từ lớp 1 của học sinh chưa tốt.
Những hạn chế nêu trên của học sinh có thể một phần do trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa hướng dẫn kỹ cho học sinh kỹ thuật thực hiện tính cộng, chưa chú ý đến việc dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi, chưa kiểm tra sát sao đến việc tự học của các em... ; trong quá trình dạy chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh. Hoặc trong quá trình kiểm tra bài làm của học sinh, giáo viên chưa kịp thời sửa những lỗi sai, giúp các em khắc phục những hạn chế.
Qua việc khảo sát việc học phần “Cộng có nhớ trong phạm vi 100” của lớp 2 tôi thấy:
Với sĩ số 45 học sinh:
Kết quả:
Đầu năm học
Số lượng
%
Học sinh thực hiện tính thành thạo, nhanh, chính xác.
15
34%
Học sinh thực hiện chính xác chậm
15
34%
Học sinh thực hiện tính còn sai sót nhỏ
13
29%
Học sinh chưa biết cách cộng 
2
3%
Vậy, để giúp các em học sinh có kỹ năng thực hiện thành thạo phép cộng trong phạm vi 100, góp phần giúp các em học tập ngày một tốt hơn, tôi đã vận dụng một số biện pháp sau đây và mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp.
3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
	Việc nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 là nhằm giúp các em học sinh lớp 2 có kỹ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, đây chính là nền tảng để các em học môn Toán ở lớp 2 hơn và là cơ sở để tiếp tục học tốt môn Toán ở các lớp trên. Với mục đích đó, tôi xác định rõ những biện pháp cụ thể sau đây:
	Biện pháp 1: Củng cố bảng cộng có nhớ cho học sinh
	- Việc củng cố bảng cộng cho học sinh nhằm giúp những học sinh chưa thuộc bảng cộng được ôn lại và thuộc bảng cộng để có thể thực hiện tính công có nhớ trong phạm vi 100 thuận lợi.
	- Thực hiện: Có thể lồng ghép vào thời gian kiểm tra bài cũ; hoặc thông qua hình thức chơi trò chơi: Truyền điện, Hái hoa dân chủ... hoặc cho học sinh khá giỏi kiểm tra vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ... 
	- Khen thưởng, biểu dương những học sinh có tiến bộ để khích lệ các em.
	Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo số 
	- Biện pháp này giúp học sinh nắm vững cấu tạo số của số có một chữ số và số có hai chữ số, từ đó, biết cách đặt tính đúng hàng, đúng cột. 
	- Thực hiện: Đối với những học sinh tiếp thu nhanh hơn, tôi yêu cầu các em nhắc lại cấu tạo của một số (có ví dụ cụ thể). Đối với những học sinh yếu kém, tôi có thể sử dụng bằng cách thao tác trên que tính (sử dụng đồ dùng trực quan). 
Ví dụ: Muốn cho học sinh nhận biết số 38, tôi thực hiện như sau: Yêu cầu học sinh lấy ba bó que tính, mỗi bó gồm một chục que rồi lấy thêm 8 que tính rời. Sau đó, yêu cầu học sinh cho biết đã lấy tất cả bao nhiêu que tính. 
Để học sinh nhận biết, tôi hỏi:
+ Tám que tính rời tương ứng với mấy đơn vị? (tám que tính rời tương ứng với tám đơn vị). Viết số mấy? (viết số 8).
+ Ba bó que tính tương ứng với mấy chục? (ba bó que tính tương ứng với ba chục). Viết số mấy ? (viết số 3). Ở cột nào? (ở cột chục).
+ Vậy số 38 là số có mấy chữ số? (là số có hai chữ số) Hàng đơn vị là mấy? (là 8). Hàng chục là mấy (là 3 chục).
Biện pháp 3: Hướng dẫn kỹ thuật tính
- Trong toán học, kỹ thuật tính cộng và trừ bao giờ cũng được thực hiện theo một quy tắc không thay đổi đó là thực hiện tính từ hàng nhỏ nhất đến hàng lớn nhất, tức là từ hàng đơn vị rồi tiếp đến hàng chục, hàng trăm hoặc nhiều hơn; khi thực hiện tính theo cột dọc thì phải thực hiện từ bên phải sang bên trái. 
- Xuất phát từ quy tắc đó, trong quá trình giảng dạy, tôi hết sức quan tâm đến việc rèn kỹ thuật tính cho học sinh, giúp các em có kỹ thuật tính thành thạo và chính xác. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có học sinh còn tính từ bên trái sang bên phải dẫn đến tính sai kết quả; hoặc trong quá trình cộng, các em quên không nhớ ở phần kết quả (nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục). Với chương trình toán hiện nay, trong quá trình học, học sinh được thao tác trên que tính để tìm ra kết quả, sau đó đọc các bước thực hiện phép tính rồi giải thích cho bạn cách đặt tính và tính; cuối cùng các em báo cáo với thầy cô giáo những việc các em đã làm. Cách dạy, cách học này đã giúp cho những học sinh học tốt, tự giác, chủ động trong học tập, học sinh có khả năng trình bày diễn đạt sẽ phát huy được khả năng của mình, kết quả học tập của các em này sẽ tốt hơn. Song, với những học sinh chưa tự giác, chưa chủ động trong học tập, thao tác chậm, nhận thức chậm thì rất dễ dẫn đến việc các em không nắm được kỹ thuật tính. 
- Để khắc phục, tôi đã yêu cầu học sinh tích cực làm việc nhóm, trao đổi với bạn về cách thực hiện phép tính, tạo cơ hội để tất cả học sinh được trình bày, báo cáo kết quả với thầy cô. Hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật tính cho các em; kiểm tra các em thường xuyên ở những tiết học sau hay ở những tiết ôn tập. 
- Đối với những trường hợp học sinh quên không nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục (ở phần kết quả), tôi hướng dẫn học sinh nhắc lại các bước thao tác, khi cộng hàng đơn vị, viết chữ số hàng đơn vị ở phần kết quả và nhớ 1 chục; sau đó tiếp tục cộng hàng chục và nhớ thêm vào hàng chục 1 chục. Ví dụ, có phép tính:
 38 
 25
........ 
Tôi hướng dẫn học sinh nhắc lại như sau: cộng từ phải sang trái, tức là cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị (lấy 8 cộng với 5), sau đó cộng hàng chục với hàng chục (lấy 3 chục cộng với 2 chục). Lưu ý phần ghi kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích: 
8 đơn vị cộng với 5 đơn vị bằng mười ba. Mười ba gồm mấy chục và mấy đơn vị? (gồm 1 chục và 3 đơn vị). Vậy 3 đơn vị viết ở cột nào (cột đơn vị, thẳng số 8 và số 5). Còn 1 chục có viết vào kết quả không? (không viết, mà để nhớ sang hàng chục). Tiếp tục thực hiện cộng hàng chục với hàng chục: 3 chục cộng với 2 chục bằng 5 chục, nhớ thêm 1 chục bằng 6 chục, viết 6 ở cột chục, thẳng chữ số 3 và chữ số 2. 
	4. Thực nghiệm và kết quả:
	Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm 1 tiết môn toán bài 38 + 25 có áp dụng những biện pháp vừa đề xuất.
Giáo án minh họa. Bài: 38 + 25 sách toán lớp 2 trang 21.
KÕ ho¹ch bµi d¹y
m«n: to¸n
Bµi : 38 + 25
I. Môc tiªu: Gióp häc sinh:
BiÕt thùc hiÖn phÐp céng cã nhí trong ph¹m vi 100, d¹ng 38 + 25.
BiÕt gi¶i bµi to¸n b»ng mét phÐp céng c¸c sè víi sè ®o ®¬n vÞ dm.
BiÕt thùc hiÖn phÐp tÝnh 9 hoÆc 8 víi mét sè ®Ó so s¸nh hai sè.
Cñng cè phÐp tÝnh ®· häc d¹ng 8 + 5 vµ 28 + 5
II. §å dïng d¹y häc:
Häc sinh:........................que tÝnh..................................
Gi¸o viªn: B¶ng phô, 5 bã 1 chôc que tÝnh vµ 13 que tÝnh rêi
III. Ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu:
Thêi gian
Néi dung kiÕn thøc vµ kü n¨ng c¬ b¶n
Ph­¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc 
c¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Ph­¬ng tiÖn 
sö dông 
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
3’
A/ KTBC
- KiÓm tra viÖc lµm bµi ë nhµ cña häc sinh 
- Häc sinh trao vë ch÷a bµi
B/ D¹y bµi míi
5’
Giíi thiÖu phÐp céng 38 + 25 
- Gi¸o viªn nªu bµi to¸n dÉn tíi phÐp tÝnh 38 + 25.
Gi¸o viªn h­íng dÉn ®Ó dÉn tíi phÐp tÝnh däc
 + §Æt tÝnh
+ TÝnh tõ ph¶i sang tr¸i
TÝnh
Häc sinh thao t¸c trªn que tÝnh.
Häc sinh tù nªu c¸ch tÝnh 
Häc sinh nªu c¸ch thùc hiÖn phÐp tÝnh däc
B¶ng phô
10’
2. Thùc hµnh
Bµi 1. TÝnh 
L­u ý häc sinh ph©n biÖt phÐp céng kh«ng nhí vµ cã nhí
Häc sinh tù lµm vë «ly.
§æi chÐo bµi cho häc sinh kiÓm tra kÕt qu¶ cña bµi b¹n.
Bµi 2. ViÕt sè thÝch hîp vµo « trèng
Gäi 01 häc sinh nªu yªu cÇu cña ®Ò to¸n.
Häc sinh lµm SGK.
Häc sinh céng nhÈm c¸c sè
Cñng cè kh¸i niÖm “tæng” vµ “sè h¹ng”
Hái: Muèn ®iÒn ®­îc sè vµo mçi « trèng ta ph¶i lµm g× ?
ngay trªn b¶ng.
01 häc sinh lªn b¶ng lµm
Líp nhËn xÐt, ch÷a bµi.
Bµi 3: Gi¶i to¸n
Gäi häc sinh ®äc ®Ò to¸n
Gi¸o viªn cã thÓ nªu nhËn xÐt: §é dµi ®o¹n th¼ng AC b»ng tæng ®é dµi 2 ®o¹n th¼ng AB vµ BC.
Líp quan s¸t h×nh vÏ trong vë « ly, råi ghi bµi gi¶i.
1-2 häc sinh ®äc to bµi lµm líp ch÷a bµi
Bµi 4. §iÒn dÊu
 >, <, =
- Yªu cÇu häc sinh nhËn xÐt phÐp tÝnh, tÝnh tæng råi so s¸nh tæng cña 2 phÐp tÝnh
Häc sinh tù lµm vµo SGK.
 (häc sinh kh«ng ph¶i ghi tæng ë d­íi)
2’
4. Cñng cè, dÆn dß
Chèt l¹i c¸ch céng cã nhí d¹ng 38 + 25.
- 02 häc sinh nªu c¸ch tÝnh
Trên đây, là một số biện pháp cơ bản mà tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, sao cho các em hạn chế được tối đa những lỗi mà các em có thể mắc phải. Với những kinh nghiệm đã có được trong nhiều năm dạy môn Toán lớp 2, sau một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên vào giảng dạy, tôi thấy kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp tôi đã có những chuyển biến nhất định. Đó chính là mong muốn của bản thân tôi và cũng như của tất cả các thầy giáo, cô giáo.
	* Kết quả:
	Với Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 đã áp dụng vào giảng dạy, tôi nhận thấy: Vào cùng thời điểm, so sánh, đối chiếu kết quả học tập của học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy ở năm học trước với các em học sinh lớp tôi đang giảng dạy trong năm học này, tỷ lệ học sinh còn mắc phải những lỗi như tôi đã nêu ở trên đã giảm. 
	Đối với các em học sinh lớp 2 tôi được phân công giảng dạy trong một số năm học trước và năm học 2015-2016, tôi thấy học sinh thường mắc những lỗi sai phổ biến đó là: sai về cách đặt tính, kỹ thuật tính, quên không nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục ở phần kết quả... Với mong muốn các em học tập đạt kết quả tốt, là giáo viên trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy, tôi đã vận dụng các biện pháp nêu trên với từng nhóm đối tượng học sinh. Tùy thuộc vào những lỗi mà các em hay mắc phải để vận dụng các biện pháp cho phù hợp và hiệu quả; sao cho các em vừa được củng cố về kiến thức vừa củng cố về kỹ năng, để các em có kỹ năng tính toán chắc chắn và bền vững. Đó cũng là thuận lợi và là nền tảng để các em học tập môn Toán ngày một tốt hơn.
Cụ thể: Đối chiếu kết quả của lớp 2. 
	Với sĩ số: 45
Đầu năm học
Cuối học kì 1
SL
(%)
SL
(%)
Học sinh thực hiện tính thành thạo, nhanh, chính xác.
15
34%
20
45%
Học sinh thực hiện chính xác chậm
15
34%
20
45%
Học sinh thực hiện tính còn sai sót nhỏ
13
29%
5
10%
Học sinh chưa biết cách cộng 
2
3%
0
0
	Trên đây là những kết quả bước đầu, trên cơ sở những tiến bộ trong việc học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, tôi tiếp tục vận dụng các biện pháp trên để giúp học sinh có ý thức hơn trong học tập, tích cực, tự giác, chủ động chiếm lĩnh kiến thức để đạt kết quả học tập cao hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
	1. Kết luận chung.
	Trong khuôn khổ của sáng kiến, với những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy, việc học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 là những kiến thức nền tảng để học sinh tiếp tục học tính toán ở mức độ cao hơn. Nếu trong quá trình học tập, học sinh không được giáo viên hướng dẫn tận tình, chu đáo hoặc các em không tích cực, tự giác, chủ động học tập thì việc hình thành các kỹ năng tính toán sẽ bị hạn chế. Từ những hạn chế, tồn tại của học sinh trong quá trình học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp giúp học sinh củng cố bảng cộng có nhớ, nắm vững cấu tạo số và nắm vững kỹ thuật tính. Theo tôi, đó là những biện pháp cơ bản đẻ giúp học sinh hình thành kỹ năng tính cộng có nhớ trong phạm vi 100. Với những biện pháp đã nêu và khi vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi đã giúp các em học sinh khắc phục những lỗi sai và dần củng cố các kỹ năng cần thiết khi thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 sao cho ngày một cách thành thạo hơn.
	2. Bài học kinh nghiệm	
	Qua đây, tôi cũng đã tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải bảo đảm giảng dạy có tính hệ thống, giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực hành tốt. Giáo viên cần chú ý đến từng đối tượng học, tạo cơ hội để tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập theo khả năng của mình. 
	Với đồng nghiệp, tổ khối chuyên môn tôi hy vọng rằng một số biện pháp nêu trên không chỉ là những biện pháp cần thiết của riêng bản thân tôi. Các bạn đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy môn Toán lớp 2 đều có thể vận dụng những biện pháp này vào giảng dạy để chất lượng dạy, học môn Toán lớp 2 nói chung ngày một tốt hơn. 
	3. Khuyến nghị:
	Người giáo viên cần lựa chọn và sử dụng linh hoạt nhiều hình thức về phương pháp dạy và học để thu hút các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cần đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, giúp HS dễ hiểu bài và khắc sâu kiến thức, phát huy được những thao tác trí tuệ, tư duy đọc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh.
	- Trước khi cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên cần tổ chức khéo léo các hình thức, vấn đề thu hút HS củng cố vững chắc và đào sâu kiến thức đã học thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý đã chuẩn bị sẵn nhằm đi sâu vào nội dung kiến thức trọng tâm.
	- Đối với nhà xuất bản sách cần ra thêm một số dạng bài tập dạng nâng cao hơn trình độ chung đòi hỏi việc vận dụng sâu khái niệm đã học, giúp các em tìm ra phương pháp giải linh hoạt, sáng tạo hơn để các em kông thụ động trong học tập.
	- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần theo dõi quan tâm đến HS yếu kém, tiếp thu bài chậm để có biện pháp hướng dẫn cụ thể, bồi dưỡng thêm cho các em này mau tiến bộ đồng thời thường xuyên khen ngợi theo thông tư 30 động viên, khích lệ các em học tập tốt hoặc biết cố gắng phấn đấu đi lên.
	- Đối với nhà trường cần tổ chức thêm nhiều chuyên đề để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy.
	Trên đây là Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 của tôi. Tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi, góp ý, bổ sung để tôi tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và vận dụng một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân và chất lượng học tập của các em học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục của thành phố nói chung
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2016
T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ng­êi kh¸c
NhËn xÐt cña héi ®ång xÐt duyÖt 
s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_thuc_h.doc