Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đơn giản các loại câu trong Tiếng Việt cũng như mở rộng vốn từ cho các em. Trong chương trình Tiểu học, cùng với các môn học khác, phân môn Luyện từ và câu trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới SGK và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Thực hiện mục tiêu đổi mới phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên phải đổi mới dạy học sao cho người học sinh phải là người chủ động nắm bắt kiến thức, từ đó chiếm lĩnh nội dung của bài học, môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
đã gọi ý có kèm tranh (Tiếng Việt tập 2 – Tr73) Các loại bài tập này tạo điều kiện cho học sinh bước đầu rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, cụ thể hóa cho những loại, đặc điểm khái quát, thao tác phân loại và khái quát) Với loại bài tập này, tôi đã thực hiện như sau: Ví dụ minh họa: Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp: a) Gọi tên theo hình dáng. M: chim cánh cụt b) Gọi tên theo tiếng kêu. M: tu hú c) Gọi tên theo cách kiếm ăn. M: bói cá (cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh) Ví dụ: Bài tập 1 – tuần 21. Để giúp học sinh xếp tên các loài chim đã cho vào nhóm thích hợp theo mẫu. Giáo viên cần cho học sinh thấy được những đặc điểm cơ bản của từng loài chim bằng cách giáo viên mô tả thêm về hình dáng, tiếng kêu, cách kiếm ăn của từng loài chim bằng cách sau khi học sinh đọc đề bài, hiểu yêu cầu của bài tôi cho chiếu video clip về tên 3 loài chim mẫu đồng thời chú ý về cách kiếm ăn, hình dáng, tiếng kêu để học sinh phát hiện, xếp vào nhóm thích hợp. Sau khi học sinh đã hoàn thành bài tập, tôi sẽ mở rộng vốn từ bằng cách cho học sinh xem video clip có thuyết minh một số loài chim khác. Từ đó học sinh sẽ có những thao tác tư duy cơ bản, sự tự phân loại theo những tiêu chí cụ thể và học sinh sẽ hoàn thành bài tập một cách có hiệu quả. Đồng thời thông qua bài tập đã mở rộng vốn hiểu biết cho các em về đặc điểm cơ bản của từng loài chim, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Tôi chọn hình thức cho học sinh xem video clip để học sinh thấy được hình ảnh động giúp học sinh hiểu bài có tính cụ thể. Học sinh không phải tưởng tượng và làm bài theo cảm tính mà không có hình ảnh cụ thể. Từ hình ảnh cụ thể sẽ giúp học sinh phân loại từ đúng. Ngoài những dạy bài tập trong SGK, tôi còn sử dụng thêm các dạng bài tập khác như: e) Trò chơi ô chữ: - Đó chính là dạng bài tập từ định nghĩa tìm ra từ hoặc tìm ra hình ảnh tương ứng. Dạng bài tập này giúp các em làm giàu vốn từ, học mà chơi và thường được áp dụng vào phần củng cố của bài luyện từ và câu hoặc các tiết ôn tập về từ và câu. - Với loại bài tập này, tôi đã thực hiện như sau: Ô1: Một loại cây gồm 3 chữ cái, miền bắc gọi là mận, còn miền nam gọi là... Ô2: Một từ gồm 5 chữ cái: để hỏi về mục đích, ích lợi của một vật, người ta dùng câu hỏi nào? Ô3: Một từ gồm 5 chữ cái, người ta trồng cây cao su để làm gì? Ô4: Hãy giải câu đố sau: Ao đơn ao kép. Đứng nép bờ ao Gió thổi rào rào Mà không động đậy? Ô5: Một loại cây gồm 10 chữ cái, vừa dùng làm rau, vừa là một vị thuốc nam?. 1 4 L À M C Y L Ấ N H G Ả I 5 3 Đ Ì T 2 R I O Ể G R E Ự A  Y C C Ứ U  Y N TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 28 “Mở rộng vốn từ, từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?, dấu chấm, dấu phẩy”. Sau khi học sinh làm xong bài tập 1, 2, 3. Học sinh đã biết được các loại cây được gọi tên dựa theo lợi ích của nó, biết đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì để hỏi và đáp về lợi ích thì đến phần củng cố ta sử dụng trò chơi này. - Để chơi được trò chơi này, giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, giáo viên phổ biến luật chơi. Từ các câu hỏi của giáo viên đưa ra, 2 đội giành quyền giải ô chữ, nếu trả lời đúng thì ô chữ bí mật sẽ được lật ra. Từ ô chữ đó sẽ tìm ra từ hàng dọc: - Sau một thời gian quy định, đội nào tìm được nhiều từ đúng và không vi phạm luật sẽ là đội chiến thắng. - Với cách làm như vậy, nhiều học sinh được nói và giáo viên cũng hệ thống hóa được kiến thức đã học, đồng thời các em cảm thấy thoải mái nhưng lại ghi nhớ kiến thức sâu. g) Dạng bài: Chọn đáp án đúng. - Đó chính là dạng bài từ định nghĩa tìm ra đáp án đúng từ nhiều đáp án đã cho. Dạng bài tập này giúp các em từ định nghĩa tìm ra từ tương ứng và thường được áp dụng vào phần kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức hay các tiết ôn tập. - Ví dụ: Phần củng cố bài luyện từ và câu tuần 8 “Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy”. Sau khi học sinh làm xong 3 bài tập, phần củng cố tôi đưa ra các câu hỏi cùng các đáp án nhằm hệ thống hóa kiến thức các em đã học như sau: Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ trạng thái. a) chạy b) trèo c) tỏa - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt đáp án đúng thì cần có câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức: ? Tại sao con lại cho rằng “tỏa” là từ chỉ trạng thái mà không phải là từ chỉ hoạt động. Câu 2: Câu nào dưới đây được dùng đúng dấu phẩy? a) Bé học bài, bé làm bài nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. b) Bé học bài, bé làm bài nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. c) Bé học bài, bé làm bài, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. - Sau khi học sinh trả lời được đáp án đúng, giáo viên đưa ra câu hỏi với học sinh để giúp học sinh hiểu tại sao mình lại dùng dấu phẩy như vậy là đúng. - Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì? - Thông qua dạng bài tập này, giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức vừa học hoặc đã học từ trước một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò bó. 3.2. Các dạng bài tập luyện câu: a. Tạo lập câu: Với những thể loại như tạo câu kể theo nội dung tranh (nói hay viết), đặt câu với từ tìm được, dùng những từ dời xếp thành câu, đặt câu hỏi theo một chủ đề (ngày, tháng) dựa vào bộ phận in đậm trong câu cho sẵn, tìm bộ phận nào trả lời cho một từ hỏi, thay từ hỏi bằng từ hỏi khác. Thông qua các bài tập này, tri thức về câu được tiếp nhận tích hợp với tri thức về từ loại. Kiến thức về kiểu câu được tiếp nhận tích hợp với kiến thức về các bộ phận của câu. Ví dụ với dạng bài: Tạo câu kể theo nội dung tranh (bài tập 3 – tiết Luyện từ và câu tuần 1) Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau: M: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Ở bài tập này để giúp học sinh tạo lập được câu. Giáo viên cần cho học sinh quan sát kỹ 2 bức tranh và thể hiện nội dung mỗi tranh bằng một câu. Yêu cầu câu phải đủ ý, thể hiện rõ nội dung. Học sinh sẽ tiếp nối nhau đặt câu thể hiện nội dung từng tranh theo câu mẫu. Và với một bức tranh học sinh có thể nói được nhiều câu khác nhau. Với những em đặt câu sai sẽ suy nghĩ để nói lại. Với học sinh lớp 2, khả năng nói và viết thành câu còn kém, vốn từ chưa phong phú, do đó các em quan sát tranh để đặt và nói thành câu còn có em làm chưa tốt. Với một tranh, các em có thể nói nhiều câu sẽ giúp các em nói và viết thành câu, những học sinh khác có thể áp dụng vào bài của mình do vậy hiệu quả của bài tập đạt hiệu quả cao hơn. Với cách làm như vậy, nhiều em học sinh được nói và giáo viên cũng củng cố được kỹ năng tạo lập câu cho nhiều học sinh, vừa là để kiểm tra đánh giá. Tiếp sau đó cho học sinh viết vào vở 2 câu văn thể hiện nội dung 2 tranh. Giáo viên luyện cho học sinh cách viết câu theo đúng dấu hiệu ngữ pháp và và vừa khắc sâu kỹ năng tạo lập câu cho học sinh. b. Biến đổi câu: Đây là dạng bài tập mà học sinh phải tạo một câu có cấu trúc khác với câu cho sẵn mà ý không đổi. Cụ thể đối với bài tập 2 – tiết Luyện từ và câu tuần 6. + Tìm cách nói có nghĩa giống với nghĩa của các câu sau: Câu a: Mẩu giấy không biết nói. Câu b: Em không thích nghỉ học. Câu c: Đây không phải là đường đến trường. Mẫu: - Mẩu giấy không biết nói đâu! - Mẩu giấy có biết nói đâu! - Mẩu giấy đâu có biết nói! Giáo viên cần cho học sinh nắm vững yêu cầu của đề: Từ một câu cho sẵn hãy tìm (biến đổi) thành câu khác mà không thay đổi nghĩa. Học sinh dựa theo câu mẫu để nói các câu tiếp theo. Với bài tập này giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy: “Câu cho sẵn” mang ý nghĩa phủ định, biến đổi thành câu khác chính là các cách nói khác nhau của câu phủ định (mặc dù không dạy thuật ngữ này). Giáo viên cần nhấn mạnh ở những từ “không”, “đâu”, “có”, “đâu có”. Trong câu mẫu để học sinh dễ nhận ra các cách nói ở câu phủ định. Như vậy bằng những ý hiểu của mình, học sinh đã biết cách tạo câu khác với câu đã cho mà không làm thay đổi ý. Đây là một dạng bài khó, trừu tượng, học sinh chưa hiểu thuật ngữ “Khẳng định” “Phủ định”. Để giúp học sinh làm được bài tập này hiệu quả. Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc 3 cặp từ: “khôngcó”, “đâu có”, “cóđâu”. Sau đó cho học sinh thực hành bằng cách nói miệng theo cặp, 1 bạn đọc câu mẫu, còn học sinh kia nói phủ định bằng cách dùng 3 cặp từ rồi đổi vai. Thông qua dạng bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh nhiều cách nói phủ định về một sự việc mà không làm thay đổi nghĩa câu. c. Hoàn thành câu: Đây là kiểu bài tập đòi hỏi học sinh phải điền vào chỗ trống với một từ chỉ hoạt động, đặc điểm Cụ thể với bài tập 4 – tiết Luyện từ và câu tuần 7. + Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: - Cô Tuyết Mai môn Tiếng Việt. - Cô bài rất dễ hiểu. - Cô chúng em chăm học. Học sinh sẽ tìm những từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống cho hoàn thành các câu. Thông qua bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động. d. Trả lời câu hỏi: Đây là kiểu bài tập đòi hỏi học sinh phải dựa theo nội dung một bài đã học hoặc dựa theo kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. Ví dụ bài tập 2 – tiết Luyện từ và câu tuần 23. Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời các câu hỏi sau: - Thỏ chạy như thế nào? - Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào? - Gấu đi như thế nào? - Voi kéo gỗ như thế nào? Với loại bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh huy động những vốn hiểu biết của mình trong thực tiễn cuộc sống để trả lời các câu hỏi hoàn thành bài tập. Giáo viên có thể tổ chức từng cặp cho học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp. Làm như vậy lớp học sẽ sôi nổi và đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi cho học sinh. e. Sử dụng dấu câu: Dấu chấm, dấu hỏi, dấu phẩy, dấu chấm than. Thường là những bài tập: đặt dấu câu thích hợp vào cuối mỗi câu, ngắt các câu của một đoạn văn bằng cách đặt dấu câu. Với những bài tập này kiến thức về dấu câu được tiếp nhận tích hợp với kiến thức về kiểu câu qua bài sử dụng dấu câu. Cụ thể với bài tập 3 – tiết Luyện từ và câu tuần 24. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống: Từ sáng sớm Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang Ngoài đường người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú trẻ em chạy nhảy tung tăng. Với bài tập này, để luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy cho học sinh tôi đã làm như sau: - Cho học sinh nắm vững yêu cầu bài tập., - Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân. Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. Sau đó giáo viên chiếu slide có nội dung bài tập, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. Từng học sinh đọc kết quả bài làm của mình trong vở. Cả lớp và giáo viên nhận xét và sửa chữa, chốt lời giải đúng. Giáo viên cần củng cố khắc sâu cho học sinh về cách dùng dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy) bằng câu hỏi cụ thể: - Tại sao ở ô trống thứ nhất con dùng dấu phẩy? (Vì chưa thành câu) - Tại sao dùng dấu phẩy nhưng chữ Giang lại viết hoa? - Dấu phẩy ở đây dùng để làm gì? (Tách bộ phận trả lời câu hỏi khi nào với bộ phận khác) - Dấu phẩy thứ 4, 5 dùng để làm gì? (Tách bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu với các bộ phận khác) - Tại sao con dùng dấu chấm ở ô trống thứ hai? - Dấu chấm dùng để làm gì? Sau đó cho học sinh đọc văn sau khi đã dùng dấu chấm, dấu phẩy đúng để củng cố cách đọc khi dùng dấu chấm, dấu phẩy. Như vậy thông qua bài tập thực hành, học sinh được trang bị những kiến thức kỹ năng sử dụng dấu câu. 4. Thực nghiệm và kết quả. a) Tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm bằng 1 tiết Luyện từ và câu sau: Bài dạy: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy (luyện từ và câu tuần 24) I. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng vốn từ về loài thú (tên, một số đặc điểm của chúng) - Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, yêu thích học môn Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu, máy tính. III. Các hoạt động dạy học: Thêi gian Néi dung kiÕn thøc vµ kü n¨ng c¬ b¶n Ph¬ng ph¸p, h×nh thøc tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trß 5’ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 1 cặp học sinh thực hành hỏi đáp bài tập 1 – tiết Luyện từ và câu tuần 23. - HS thực hiện Giáo viên kiểm tra lại bài tập 1 tiết luyện từ và câu tuần 23. - HS1 nói: thú dữ nguy hiểm (hoặc thú không nguy hiểm). - HS2 nói: Tên con vật. - Sau đó đổi vai. 30’ Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập - HS đọc yêu cầu. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. Bài tập 1 (miệng) Ví dụ: Giáo viên nói: “Nai” -nhóm học sinh Nai đáp: “hiền lành”.Sau đó ngược lại. Ví dụ: Giáo viên nói: “hiền lành”- nhóm học sinh Nai đáp (Nai). - HS trả lời. - HS trả lời. - GV chiếu nội dung bài tập 1 lên Slide. - HS quan sát. - Tổ chức trò chơi. - Giáo viên nói: “dữ tợn” nhóm học sinh đáp: “Hổ”. - HS trả lời. - Cứ thực hiện như vậy đến khi học sinh thực hiện được hết các con vật và nêu các từ chỉ đúng đặc điểm của con vật đó (trong bài tập). - Gọi vài học sinh nói lại cả câu để có lời giải bài tập 1. Bài tập 2: (miệng) - Cho học sinh nắm vững yêu cầu đề - 1 HS đọc tên các con vật trong ngoặc đơn. - Cách thực hiện như bài tập 1. Điêm khác: - GV chia lớp thành 4 nhóm – tương ứng với tên 4 con vật trong bài. - Khi giáo viên nói: “Hổ” – nhóm Hổ đồng thanh đáp cả cụm từ “dữ như Hổ”. Tương tự với các phần còn lại. - HS thực hiện - GV đưa lên Slide nội dung bài tập 2. Một học sinh đọc lại. - 1HS đọc. - Các nhóm học sinh lần lượt nêu được các thành ngữ trong bài. - GV tổ chức cho học sinh học thuộc các cụm từ so sánh. -GV nói: Những thành ngữ trên thường để dùng nói về người: Ví dụ: Nhát như cáy, khỏe như hùm, nhanh như điện, tối như hũ nút, chậm như sên - GV khuyến khích học sinh tìm thêm thành ngữ khác. - HS tìm. Bài tập 3 (viết): Điền dấu chấm, dấu phẩy. - GV nêu yêu cầu bài. - HS đọc đoạn văn trong SGK. - HS tự mở vở và hoàn thành. - GV đưa nội dung bài 3 lên Slide. - Tổ chức cho học sinh thi làm bài. Học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - GV gọi học sinh đọc kết quả. - 1HS đọc. - GV cùng học sinh nhận xét chốt lời giải đúng. - GV củng cố khắc sâu cho học sinh khi viết cần phải sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. 5’ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh thuộc những thành ngữ vừa học ở bài tập 2. b) Kết quả đạt được: Trong năm học này, tôi trực tiếp đứng lớp và giảng dạy lớp 2. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong phân môn Luyện từ và câu đối với học sinh lớp tôi đã thu được kết quả như sau: a) Kết quả làm giàu vốn từ: TSHS 60 Tìm từ theo tranh Tìm từ theo chủ đề Tạo từ Phân loại từ Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Cuối học kì I 25 42% 35 58% 20 33% 40 67% 20 33% 40 67% 15 25% 45 75% b) Kết quả phần luyện câu: TSHS 60 Tạo lập câu Biến đổi câu Hoàn thành câu Trả lời câu hỏi Sử dụng dấu câu Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Cuối học kì I 15 25% 45 75% 10 17% 50 83% 20 33% 40 67% 25 42% 35 58% 5 8% 55 92% PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: * Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi về phương pháp dạy Luyện từ và câu và nhằm nâng cao chất lượng dạy - học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của hoạt động nhằm giúp các em học tập tự giác, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt lớp 2E do tôi chủ nhiệm năm học này có một số cháu mắc bệnh tự kỷ, khả năng nói và viết kém nhưng nay đã tiến bộ, đã theo kịp các bạn về mặt kiến thức. Song trong qúa trình nghiên cứu và tìm hiểu không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, góp phần trang bị cho lớp người có phẩm chất đạo đức, có tri thức, năng động sáng tạo phù hợp với thế kỷ XXI – thế kỷ của khoa học tiên tiến và hiện đại. Đúng như thực tế “Luyện từ và câu” cái tên của phân môn đã thể hiện đúng tính thực hành của chương trình. Đây hoàn toàn là các bài tập thực hành, thực hiện cách sử dụng từ và câu. Các kiến thức Tiếng Việt được cung cấp và hình thành thông qua hệ thống bài tập. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu giảng dạy, qua thực tế giảng dạy, chất lượng lớp chủ nhiệm. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ dạy luyện từ và câu, thể hiện đúng tính thực hành của phân môn: 1. Các bước chính của phần dạy bài mới: * Xác định yêu cầu bài tập: Học sinh đọc đề, hiểu nội dung mẫu (nếu có), hiểu yêu cầu bài tập. * Hoàn thành bài tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Để học sinh tìm và giải quyết các yêu cầu của bài tập. * Chữa bài, rút kinh nghiệm: - Học sinh báo cáo kết quả. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận (nếu cần). 2. Giáo viên cần khéo léo gợi mở để học sinh mở rộng vốn từ, phát huy tối đa trí tưởng tượng, vốn sống của học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh chủ động tìm trong “kho từ” của mình làm giàu thêm. 3. Giáo viên cần sáng tạo thiết kế bài tập dưới dạng trò chơi tự nhiên, nhẹ nhàng để kích thích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên cần coi trọng tính thực hành của phân môn. 4. Giáo viên cần nắm vững nội dung và mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp, có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh: Học sinh làm mẫu, trao đổi, nhận xét, thực hành luyện tập trên bảng lớp - bảng con, làm theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp hoặc vở Tiếng Việt. 5. Kết hợp phát huy tác dụng kênh hình trong sách giáo khoa và sử dụng những đồ dùng dạy học đơn giản (sưu tầm hoặc tự làm) nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành luyện tập về kỹ năng dùng từ và câu. 6. Tri thức Tiếng Việt được cung cấp cho hoạt động thông qua các bài tập thực hành. Giáo viên cần coi trọng các phương pháp thực hành trong giờ dạy, tăng cường thời lượng thực hành thông qua các hoạt động cá nhân, nhóm. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: Năm học 2015-2016 là năm đẩy mạnh công nghệ thông tin áp dụng vào dạy học việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng CNTT vào giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cho giờ dạy là việc mà giáo viên chúng tôi đang tiến hành. Hiện nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, do vậy chúng tôi đang có những phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, bảng tương tác, mạng Internet Nhà trường cũng quan tâm đến bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên. Tuy nhiên, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: + Cần mở lớp tập huấn sử dụng bảng tương tác trong dịp hè cho những giáo viên còn sử dụng chưa thành thạo hoặc chưa được tham gia khóa tập huấn nào. Đối với học sinh: Cần tích cực chủ động nắm bắt kiến thức, đồng thời được thực hành nhiều, nói nhiều. Học sinh phải là người rút ra kiến thức cần đạt được thông qua sự dẫn dắt của giáo viên. Đối với nhà trường: - Sự truyền thụ kiến thức và nắm bắt kiến thức chủ yếu là do học sinh và giáo viên. Tuy nhiên sự kết hợp với các hoạt động của nhà trường nhằm hỗ trợ các em rất nhiều về hình thành từ và câu, kỹ năng tham gia vào các hoạt động như tổ chức cho các em các hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường. Ví dụ: Tham quan bảo tàng cách mạng, tham quan Ba Vì để làm phong phú vốn từ và khả năng nói, viết thành câu. - Tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa có sự tài trợ của các nhãn hàng phù hợp lứa tuổi học sinh - Tổ chức dạy kỹ năng sống vào giờ dạy ngoại khóa để học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp là rèn kỹ năng về từ và câu. Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác. Người viết MỤC LỤC Phần I: Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 Phần II: Nội dung 1. Một số vấn đề lý luận về dạy Luyện từ và câu 2 2. Thực trạng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở trường tiểu học 4 3. Đề xuất các biện pháp dạy phân môn Luyện từ và câu theo các dạng bài tập cụ thể 6 4. Thực nghiệm và kết quả 16 Phần III: Kết luận – khuyến nghị NhËn xÐt cña héi ®ång xÐt duyÖt s¸ng kiÕn kinh nghiÖm .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_h.doc