Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 2

Trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục Tiểu học nói riêng, bộ môn Âm nhạc đã được xem là bộ môn không thể thiếu. Bởi, âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh, những lời ca tiếng hát, những giai điệu đẹp tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và sự sáng tạo.

Môn Âm nhạc Tiểu học được chia thành các phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc, Phát triển khả năng nghe nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 gồm 2 nội dung: Học hát và phát triển khả năng nghe nhạc, còn ở lớp 4, 5 gồm Học hát, Tập đọc nhạc và phát triển khả năng nghe nhạc. Trong đó Học hát là nội dung chủ yếu, chiếm đa số thời lượng của chương trình Âm nhạc Tiểu học. Nó còn là sự tổng hợp của các phân môn khác. Qua nội dung các bài hát và các hoạt động giúp học sinh hình thành thói quen nhận xét sự vật, sự việc, diễn tả được cảm nhận của mình về vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của vạn vật xung quanh từ đó thêm yêu và trân trọng cuộc sống.

 

docx 33 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 2

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 2
sinh hát, giáo viên cần lắng nghe rồi sửa kịp thời, chính xác để học sinh sửa được và hát đúng.
Việc ôn phần hát kết hợp các cách gõ đệm giúp học sinh nắm chắc các cách gõ đệm chắc nhịp phách tiết tấu của một bài hát, một tác phẩm âm nhạc.
=> Tóm lại, trong tiết ôn tập bài hát tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, điều chỉnh những chỗ hát sai kết hợp thêm một số hoạt động làm cho giờ học sinh động, phong phú, giúp học sinh từng bước hoàn thiện khả năng thể hiện của mình.
: Tập gõ đệm:
Sau khi các em đã hát được giai điệu và lời ca, việc hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm là một hình thức rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất quan trọng cần
phải tận dụng, nó cũng giúp tiết học sinh động hơn, học sinh được vận động nhẹ nhàng.
Có 3 cách gõ đệm chúng ta vẫn thường dùng để truyền dạy cho học sinh, ở trường tôi ngay từ lớp 1 các em đã nắm rõ và thực hành rất tốt, đó là: gõ đệm theo nhịp, gõ đệm theo phách, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Để phân biệt và áp dụng 3 cách gõ đệm này, tôi đã giảng cho học sinh một cách đơn giản, dễ hiểu nhất:
Gõ đệm theo nhịp là cách gõ đều nhau, gõ vào các chữ được hát nhấn ở mỗi
câu hát, khi gõ thì gõ 1 tiếng rồi mở tay ra và các thao tác “gõ mở” cứ đều đặn như vậy cho đến hết bài.
Gõ đệm theo phách là cách gõ đều nhau, gõ vào các chữ được hát nhấn cũng
như hát bình thường ở mỗi câu hát, khi gõ thì gõ 1 tiếng ở mặt to của thanh phách, 1 tiếng ở cạnh nhỏ của thanh phách.
Gõ đệm theo tiết tấu lời ca là cách gõ vào tất cả các chữ có trong bài hát, nghĩa là hát chữ nào thì gõ vào chữ đó.
Khi vào từng bài hát với từng cách gõ đệm tôi làm mẫu rõ ràng để các em nắm được và thực hành đúng.
Với mỗi bài hát, trong 1 tiết học khoảng 35 phút, phần gõ đệm chiếm khoảng 10 phút đến 12 phút, do vậy tôi đã linh hoạt áp dụng các cách gõ đệm sao cho hiệu quả và học sinh hứng thú nhất. Cũng không thể áp dụng cả 3 cách trong 1 giờ học, và cũng tùy thuộc vào mỗi bài hát, tôi chọn 1 đến 2 cách gõ đệm phù hợp để hướng dẫn học sinh. Việc dùng slide trình chiếu lời ca có đánh dấu chỗ gõ đệm sẽ giúp học sinh định hình được dễ dàng và gõ đúng hơn.
Ví dụ 1: Bài Múa vui- Gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (TTLC ): Hát: Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.
TTLC: * * * * * * * * * * * Phách: *	*	* * *	*	* *
Ở bài này, tôi hướng dẫn các em cách gõ đệm theo TTLC trước, bởi cách này dễ thực hiện, tạo không khí vui tươi, rộn ràng cho tiết học.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện cách gõ đệm này học sinh rất dễ bị cuốn nhịp do vậy giáo viên cần hướng dẫn và giữ nhịp chắc để học sinh gõ đúng. Tôi thường khắc phục tình trạng này bằng cách khi tập gõ đệm từng câu, tôi cho các em gõ đệm và hát không có nhạc đệm, khi đã thuần thục cả bài tôi yêu cầu các em gõ nhỏ, vừa gõ vừa nghe nhạc sau cùng gõ rõ ràng hơn và hát thật đều.
Để gõ đệm theo phách, tôi luyện cho các em gõ đều, miệng đếm “1 2 1 2”
Đếm:
1
2
1
2
1
2
Gõ:
*
*
*
*
*
*
mạnh
nhẹ
mạnh
nhẹ
mạnh
nhẹ
Đếm 1- tay phải gõ lên tay trái ở mặt to của thanh phách
Đếm 2- tay phải gõ lên tay trái ở cạnh của thanh phách Sau đó áp dụng vào từng câu hát, ghép đến hết bài.
Cứ như vậy, tôi đã giúp các em gõ đệm thuần thục hai cách trên ở bài Múa vui.
Ví dụ 2: Bài Bắc kim thang- Gõ đệm theo phách, nhịp: Hát :	Bắc kim	thang	cà	lang	bí	rợ Phách:	*	*	*	*
Nhịp :	*	*
Bài Bắc kim thang là bài hát được bắt đầu ở phách nhẹ, muốn học sinh gõ đúng hai cách trên giáo viên cần gợi ý và hướng dẫn kĩ để học sinh thực hiện cho tốt. Khi thực hiện gõ đệm bài này, tôi đưa slide bảng phụ lời ca có đánh dấu chỗ gõ đệm cho học sinh quan sát. Những kí hiệu đánh dấu về phách mạnh, nhẹ đã được tôi qui định ngay từ HK2 của lớp 1 và nhắc lại ở đầu lớp 2 nên khi nhìn bảng phụ các em đã nhận ra dễ dàng, thậm chí một số em đã có thể gõ đệm ngay được. Tôi đã hướng dẫn học sinh gõ đệm lần lượt từng cách. Ở cách gõ đệm theo nhip, chú ý nhắc học sinh mở thanh phách ở hai tiếng “Bắc kim”, gõ đệm vào tiếng “thang” - chỉ cần xác định chính xác tiếng đầu học sinh sẽ gõ đệm đúng cả bài. Để gõ đệm theo phách đúng, tôi hướng dẫn học sinh lật cạnh của thanh phách lên sẵn để gõ tiếng đầu là phách nhẹ tiếp đến lật thanh phách trở lại để gõ phách mạnh, cứ như thế gõ đến hết bài.
Với từng bước nhỏ như vậy, tôi đã áp dụng vào từng bài cụ thể, học sinh đã hiểu và thực hành bài một cách chủ động, chắc chắn.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập gõ đệm để luyện nhịp điệu và tiết tấu giáo viên không nên áp đặt cách này hay cách khác mà có quyền lựa chọn để dạy cho phù hợp, miễn sao tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong lớp học, học sinh hứng thú học tập. Tuy nhiên trong khi tập gõ đệm học sinh rất dễ bị kích động, gõ to quá hoặc nghịch nhạc cụ gõ, do vậy giáo viên nên qui định thật rõ ràng khi nào được dùng nhạc cụ gõ, khi nào không để tạo thành thói quen cho học sinh. Khi hướng dẫn gõ đệm tôi đã luôn thay đổi hình thức: Lúc thì cả lớp gõ đệm và hát, lúc thì tổ này hát, tổ khác gõ đệm, lúc thì nhóm hát và gõ đệm thậm chí có lúc chỉ yêu cầu các em gõ đệm không hát (hoặc hát thầm)Việc
luôn tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh càng chứng tỏ năng lực điều hành lớp học của giáo viên.
: Tâp vận đông phụ hoạ ( nội dung này thường diễn ra ở tiết 2):
Đối với học sinh tiểu học được vận động chính là thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Khi học sinh đã hát đúng giai điệu và lời ca thì việc hướng dẫn một số động tác vận động phụ hoạ đơn giản sẽ giúp phát triển thể lực cho các em
.
Để đảm bảo cho tất cả hoc sinh biết vận động và không bỡ ngỡ khi thực hành, ngay từ tiết học đầu tiên hoặc tiết tăng cường tôi trang bị và tập cho các em một số động tác cơ bản, đơn giản như: nhún từng chân, nhún bước sang ngang, từng tay vung lên, hai tay vung lên, động tác hái đào một tay, hái đào hai tay, động tác mõ mời, hai tay vòng ở trên đầu,..
Trước mỗi bài hát, tôi nghiên cứu xuất sứ, nội dung, sắc thái để từ đó tìm những động tác vận động phù hợp để hướng dẫn học sinh.
Ví dụ: Bài Múa vui
Câu 1: Cùng nhau múa xung quanh vòng cùng nhau múa cùng vui.
Tay phải đưa lên để vòng tròn trên đầu, tiếp đến tay trái.
Câu 2: Cùng nhau múa xung quanh vòng vui cùng nhau múa đều.
Hai tay vòng tròn ở trên đầu nghiêng sang phải, nghiêng sang trái rồi mở ra	hai bên.
Câu 3: Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa ca.
Hai tay vỗ vào nhau theo tiết tấu lời ca rồi múa hái đào sang bên phải.
Câu 4: Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều
Hai tay vỗ vào nhau theo tiết tấu lời ca rồi múa hái đào sang bên trái.
Ví dụ : Bài Chú ếch con
Lời 1: Câu 1: Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn
Tay phải chỉ ra phía trước, hai tay đưa lên hai mắt ngón trỏ và ngón cái vòng tròn, chân nhún theo nhịp.
Câu 2: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan Động tác mõ mời bốn lần đổi bên, chân nhún theo nhịp.
Câu 3: Bao nhiêu chú trê non cùng bao cô cá rô ron.
Vỗ tay theo tiết tấu lời ca bên phải, bên trái, người nghiêng theo bên vỗ.
Câu 4: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang dồn.
Hai tay để sau hông giả làm “vây cá” vẫy hai bên theo nhịp, chân nhún theo nhịp.
Lời 2: Câu 1: Kìa chú là chú ếch con bé ngoan là ngoan nhất nhà.
Tay phải chỉ ra phía trước, hai tay vòng vào trước ngực, chân nhún theo nhịp.
Câu 2: Chú học thuộc bài xong rồi, chú hát thi cùng hoạ mi.
Động tác giống câu 2- Lời 1.
Câu 3: Bao nhiêu chú chim ri cùng bao cô cá rô phi.
Động tác giống câu 4- Lời 1.
Câu 4: Nghe tiếng hát mê li cùng vui thích chí cười khì.
*	*	*
Hai tay vỗ theo nhịp(ba nhịp), đến tiếng hát “cười khì” – hai tay dùng ngón trỏ đưa lên miệng cười xinh tươi, kết hợp chân nhún nhịp nhàng theo nhịp.
Có những bài đơn giản lời ca rõ ràng, dễ hiểu tôi mời học sinh lên thể hiện động tác của mình (Vì tôi đã nhắc các em chuẩn bị ở tiết trước) chỉ cần các em thể hiện một số động tác ứng với một vài câu, tôi không yêu cầu vận động cả bài.
Ví dụ: Bài Thật là hay, Chiến sĩ tí hon, Trên con đường đến trường, Cộc cách tùng cheng,
Ở trường tôi, học sinh đã chuẩn bị và thể hiện khá tốt phần động tác vận động của mình. Từ đó tôi chọn lựa, ghép các động tác thành bài rồi hướng dẫn các em. Cũng chính từ động tác của học sinh mà tôi đã có rất nhiều gợi ý để hoàn thiện bài dạy của mình.
: Tập biểu diễn - Trò chơi âm nhạc:
Nhằm khắc sâu hơn bài học và làm cho tiết học thực sự sôi nổi, tôi luôn tổ chức một số trò chơi âm nhạc cho các em. Có thể ở tiết bài hát mới cũng có khi ở tiết ôn bài hát. Chỉ là khoảng thời gian ít ỏi thôi nhưng đem lại cho các em nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn.
Với học sinh lớp 2 tôi thường áp dụng một số trò chơi sau:
* Hát theo nguyên âm: Hoạt động này giúp các em luyện giai điệu rất tốt. Giáo viên qui định các nguyên âm bằng kí hiệu tay. Khi tổ chức trò chơi giáo viên ra hiệu tay, học sinh hát nguyên âm theo đúng giai điệu bài hát vừa học.
Ví dụ: Bài Xoè hoa:
Câu 1: Bùng boongvang vang- hát theo nguyên âm a Câu 2: Nghe tiếng chiêng .rộn ràng- hát theo nguyên âm o Câu 3: Theo tiếng khèn vang lừng- hát theo nguyên âm u
Câu 4: Tay nắm	xoè hoa- hát theo nguyên âm i
* Hát âm tượng thanh và làm động tác cách đánh nhạc cụ: Hoạt động này cũng giúp các em luyện giai điệu thêm vận động nhịp nhàng.
Giáo viên nêu một số nhạc cụ mà các em đã biết, qui định âm tượng thanh và động tác sau đó tổ chức cho học sinh thực hành.
Ví dụ: Bài Xoè hoa.
Câu 1: Hát tình tính tinh.- hai tay làm động tác đánh đàn ghi- ta.
Câu 2: Hát tung tung tung.- hai tay làm động tác đánh trống. Câu 3: Hát cheng cheng- hai tay làm động tác gõ chiêng. Câu 4: Hát lời ca, chân nhún đều.
Ví dụ : Bài Chiến sĩ tí hon
Câu 1: Hát tò tí te	làm động tác thổi kèn.
Câu 2: Hát tùng tung tung. – làm động tác đánh trống. Câu 3: Hát tình tính tinh – làm động tác đánh đàn. Câu 4: Hát lời ca, chân dậm đều.
Tập làm nhạc trưởng:
Trò chơi này giúp học sinh thêm mạnh dạn, tự tin, phát huy năng khiếu của mình. Tôi chọn ở các lớp một số em có tố chất, tiếp thu tốt, hướng dẫn các em cách đánh nhịp đơn giản ( chủ yếu là nhịp 2/4) sau đó chỉ huy cho cả lớp hát. Em nào được chọn để chỉ huy tỏ ra đều rất hào hứng và cố gắng thể hiện mình, còn khi lớp hát có bạn chỉ huy học sinh đã rất chú ý và thích thú.
Nghe giai điệu- đoán câu hát; Nghe tiết tấu- đoán bài hát:
Trò chơi này góp phần phát triển tai nghe năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Tôi thường tổ chức trò chơi này ở tiết ôn tập khi muốn các em nhận ra bài hát đã học hoặc tổ chức ở phần củng cố bài dạy.
* Tập biểu diễn- hay trò chơi: Em tập làm ca sĩ hoặc Ca sĩ và những khán
giả.
Hoàn thiện bài không chỉ là việc hát đúng giai điệu và lời ca mà quan trọng
hơn đó là việc các em biết hát có sắc thái biểu cảm, biết thể hiện bài hát trước tập thể một cách tự tin, mạnh dạn. Mặt khác các con được tập mình là những ca sĩ nhí hoặc là những khán giả thanh lịch văn minh, học sinh vô cùng thích thú.
Tuỳ từng bài hát với nội dung, giai điệu và tiết tấu riêng tôi đã chọn hình thức biểu diễn hợp lý để hướng dẫn các em như đơn ca, song ca, tốp ca,. Tuy nhiên với học sinh lớp 2, việc biểu diễn không cần phân định rõ như vậy, việc giáo viên cần làm là giúp học sinh thể hiện bài thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng. Tôi thường cho các em biểu diễn theo nhóm, thi đua giữa các tổ đối với những bài hát mang tính chất tập thể như: Múa vui, Xoè hoa, Chiến sĩ tí hon, Tổ chức cho các em đóng nhân vật hát theo vai ở các bài hát diễn tả hoa lá, con vật như: Hoa lá mùa xuân, Chim chích bông, Chú ếch con, Bắc kim thang, Cũng có khi tôi hướng dẫn biểu diễn gồm một nhóm khoảng 3-5 học sinh hát kết
hợp với động tác vận động hoặc gõ đệm ở các bài: Cộc cách tùng cheng, Chúc mừng sinh nhật, Trên con đường đến trường,.
Ở tất cả các hình thức biểu diễn trên, tôi đều yêu cầu học sinh hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ, điều này giúp tôi kiểm tra được khả năng ca hát cũng như sự sáng tạo vận động của các em. Vì thường là biểu diễn theo nhóm nên rất ít khi tôi áp đặt bạn diễn cho học sinh, tôi đã cho các em tự chọn bạn diễn, chính điều này làm cho các em thêm tự tin mạnh dạn, biểu diễn ăn ý hơn. Khi có học sinh biểu diễn chưa đạt tôi không vội vàng sửa ngay mà khéo léo để các em hiểu và tự sửa. Nếu có học sinh chưa mạnh dạn và lúng túng tôi sẽ biểu diễn cùng các em, từ đó đánh giá, tuyên dương, động viên các em.
2.5: Nhận xét, đánh giá:
Trong từng tiết dạy, sau mỗi phần thể hiện của học sinh, bao giờ tôi cũng yêu cầu học sinh nhận xét bạn, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. Tôi khen động viên kịp thời những cá nhân học sinh, nhóm hát hay, gõ đệm đúng, vận động đẹp, nhắc nhở khuyến khích những học sinh hát, gõ đệm chưa chính xác, vận động chưa đẹp. Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc trong tiết học, tham gia làm mẫu cho các bạn. Nhằm khích lệ các con phát huy hết những phẩm chất năng lực vốn có của mình.
Sau từ hai đến ba bài học trong một tháng học, giáo viên tích hợp phần nhận xét của học sinh cũng như của bản thân để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần chỉ đạo của thông tư 30/2014- BDGĐT
Khi thực hiện phần nhận xét, đánh giá tôi luôn lưu ý:
Để học sinh tự nhận xét; câu hỏi gợi ý dễ hiểu, ngắn gọn. Giáo viên không nên chê trách học sinh bằng những từ như không hay, không đẹp mà thay thế bằng những từ như chưa thật chính xác, chưa đẹp bằng, chưa hay bằng,. để không tạo sư tự ti, chán nản cho những em không có năng khiếu.
Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc, có năng khiếu, tích cực tham gia hoạt động học tập . Khen, động viên kịp thời những em tiến bộ không chỉ kiến thức kĩ năng mà ngay cả năng lực cũng như phẩm chất cũng đều đáng chân trọng.
Sau mỗi bài học, việc giáo dục tư tưởng, thái độ cho các em rất quan trọng. Tuỳ vào nội dung từng bài hát mà giáo viên nhắc nhở, giáo dục học sinh để các em thấy được ý nghĩa của bài học và tự mình rút ra được những việc cần làm.
VD: Bài Chúc mừng sinh nhật: Nhắc nhở các em nhớ ngày sinh của người thân để chúc mừng, chia vui.
Bài Chim chích bông: Giáo dục các em biết yêu quí và bảo vệ loài chim chuyên bắt sâu bảo vệ vườn rau, cây cối; đồng thời nhắc nhở các em chăm chỉ chuyên cần trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Bài Chú ếch con: Giáo dục cho học sinh thái độ chăm chỉ học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ.
Lưu ý: Giáo viên không nên kéo dài phần này, chỉ gợi ý câu hỏi để học sinh thấy được ý nghĩa của bài học bởi đây chỉ là phần nhỏ trong tiết học.
=> Như vậy, qua các biện pháp tiến hành với các ví dụ cụ thể nêu trên tôi đã dần dần dẫn dắt học sinh tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, làm cho không khí các tiết học hát thêm sôi nổi, sinh động, thu hút được sự yêu thích của các em đối với bộ môn nghệ thuật đầy hấp dẫn này.
III) Kết quả thực hiện:
Với việc thực hiện các biện pháp nên trên, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh, chất lượng năm sau cao hơn năm trước, chất lượng cuối năm cao hơn đầu năm.
Sự tiến bộ không chỉ ở quá trình tiếp thu kiến thức mà còn thể hiện ở các hoạt động như văn nghệ, hoạt động tập thể,.Các em đã dần mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước đám đông, trước tập thể.
Bảng số liệu kết quả
Lớp
Sĩ số
Năm 2013- 2014
®Çu n¨m häc/ cuèi n¨m häc
Hát hay, vận động tự tin
Hát đúng, vận động hạn chế
Hát chưa hay, thiếu tự tin
2D
50
4hs(8%)/ 8hs (16%)
36hs(72%)/ 34hs (68%)
10hs(20%)/ 8hs (16%)
2E
58
6hs(10,3%)/
10hs(17,2%)
40hs(69%)/ 36hs (62%)
12hs(20,7%)/ 8hs (13,8%)
2G
54
5hs(9,3%)/ 9hs (17%)
40hs(74%)/ 38hs (70%)
9hs(16,7%)/ 7hs (13%)
Lớp
Sĩ số
Năm 2014- 2015
®Çu n¨m häc/ cuèi n¨m häc
Hát hay, vận động tự tin
Hát đúng, vận động hạn chế
Hát chưa hay, thiếu tự tin
2D
65
6hs(9%)/ 12hs (18,6%)
46hs(71%)/ 43hs (66%)
13hs(20%)/ 10hs (15,4%)
2E
66
6hs(9,1%)/ 12hs(18%)
46hs(69,7%)/ 42hs (64%)
14hs(21,2%)/ 12hs (18%)
2G
51
5hs(9,8%)/ 10hs (19,6%)
37hs(72,5%)/34hs (66,7%)
9hs(17,7%)/ 7hs (13,7%)
Trªn ®©y lµ thùc tÕ kÕt qu¶ ®èi chøng cña n¨m häc 2013- 2014 và năm học 2014- 2015.
PHÇN C. kÕt luËn:
Ngµy nay víi xu thế phát triển của thời đại, cả xã hội chung tay xây dựng và phát triển nền giáo dục. §Ó n©ng cao hiÖu qu¶ gi¸o dôc, viÖc tìm tòi sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học lµ sù ph¸t triÓn không ngừng nâng cao trong ngµnh gi¸o dôc và hîp víi quy luËt thêi ®¹i. §ã còng lµ mét trong nh÷ng môc tiªu ngµnh gi¸o dôc vµ bËc gi¸o dôc tiÓu häc ®· ®¹t ®-îc kÕt qu¶ nhÊt ®Þnh trong nh÷ng n¨m häc gÇn ®©y. Bé m«n ¢m nh¹c còng tõng b-íc n©ng cao hiÖu qu¶ mét c¸ch râ rÖt. §¹t ®-îc nh÷ng kÕt qu¶ ®¸ng kÓ
®ã, ®ßi hái ng-êi gi¸o viªn ph¶i kh«ng ngõng n©ng cao tr×nh ®é ©m nh¹c, cËp nhËt c¸c phÇn mÒm øng dông c«ng nghÖ th«ng tin, c¸c phÇn mÒm chuyªn ngµnh và đặc biệt là tìm tòi đổi mới phương pháp trong giảng dạy Âm nhạc. §ã còng lµ môc tiªu mµ t«i lu«n theo ®uæi trong qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y c«ng t¸c. Trên đây là “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 2” mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao chất lượng các tiết dạy hát- đáp ứng mục tiêu chính của giáo dục âm nhạc lớp 2, góp phần hoàn thiện mục tiêu chung của giáo dục âm nhạc Tiểu học. Với mục đích trao đổi, học hỏi cùng bạn bè đồng nghiệp, nâng cao hơn nữa chuyên môn và nghiệp vụ của mình.
B¶n th©n t«i trong qu¸ tr×nh c«ng t¸c, t«i lu«n
®Æt môc ®Ých h-íng ®i lµm sao ®em ®Õn với häc sinh cña m×nh- nh÷ng thÕ hÖ t-¬ng lai cña ®Êt n-íc nh÷ng g× tèt ®Ñp nhÊt mÆc dï ®ã chØ lµ nh÷ng b-íc ®i nhá bÐ, nh÷ng viªn g¹ch hång xinh xinh. Lµ mét gi¸o viªn cã tr×nh ®é chuyªn m«n vÒ ¢m nh¹c t«i lu«n ph¶i tù nç lùc trong gi¶ng d¹y kh«ng ngõng häc tËp vÒ chuyªn m«n, ph-¬ng ph¸p truyÒn t¶i néi dung kiÕn thøc, cËp nhËt c¸c phÇn mÒm hỗ trợ. §©y còng lµ mét trong nh÷ng
kÕt qu¶ cña sù nç lùc phÊn ®Êu kh«ng ngõng nghØ ®ã.
Đó qu¶ lµ mét thµnh c«ng ®¸ng khÝch lệ.
Trªn ®©y lµ mét sè kinh nghiÖm ®óc rót ®-îc trong qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y c«ng t¸c mµ t«i nªu ra trong ®Ò tµi sáng kiến kinh nghiệm víi môc ®Ých trao ®æi häc hái ®ång nghiÖp. Đề tài chắc chắn sẽ còn những chỗ thiếu xót, chưa hoàn thiện. Tôi rất mong có sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp, quí cấp trên để không chỉ riêng tôi mà mỗi giáo viên dạy môn Âm nhạc ngày càng thực hiện tốt chuyên môn và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
TµI LIÖU THAM KH¶O
Tên tác giả
Tên sách
Nhà xuất bản
Bộ giáo dục và đào tạo
Đổi mới phương pháp dạy học ở
Tiểu học
Nhà xuất bản
giáo dục
Bộ giáo dục và đào tạo
Phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc
Nhà xuất bản giáo dục
Bộ giáo dục và đào tạo
Sách giáo viên Nghệ thuật 2 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà xuất bản
giáo dục
Lê Anh Tuấn
Thiết kế bài giảng Lớp 2
Nhà xuất bản
Hà Nội
Cù Minh Nhật
Giúp giáo viên sử dụng đàn phím
điện tử
Nhà xuất bản
Âm nhạc
Bộ giáo dục và đào tạo
Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn
Âm nhạc 2”
Nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
PhÇn A- PhÇn më ®Çu
3
2
I/ LÝ do chän ®Ò tµi
3
3
1. C¬ së lÝ luËn
3
4
2. C¬ së thùc tiÔn
3
5
II/ Mục đích nghiªn cøu
4
6
III/ §èi t-îng nghiªn cøu
5
7
IV/ Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu
5
8
V/ Phạm vi kế hoạch nghiªn cøu
5
9
PhÇn B- Néi dung ®Ò tµi
6
10
I/ Những nội dung lý luận
6
11
1. Mục tiêu- Nội dung chương trình- Đặc điểm tâm lý lứa
tuổi
6
12
1.1 Mục tiêu môn Âm nhạc lớp 2
6
13
1.2 Nội dung chương trình
6
14
1.3 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
7
15
2. Những thuận lợi và khó khăn
7
16
2.1 Thuận lợi
7
17
2.2 Khó khăn
8
18
II/ Giải pháp thực hiện
8
19
1. Điều tra phân loại học sinh
8
20
2. Biện pháp thực hiện
9
21
2.1 Xác định mục tiêu bài học
10
22
2.2 Chuẩn bị
11
23
2.2.1 Giáo viên
11
24
2.2.2 Học sinh
11
25
2.3 Các hoạt động dạy và học
12
26
2.4 Các bước tiến hành dạy một bài hát lớp 2
12
27
2.4.1 Học hát
12
28
2.4.2 Tập gõ đệm
21
29
2.4.3 Tập vận động phụ họa
24
30
2.4.4 Tập biểu diễn- Trò chơi âm nhạc
25
31
2.5 Nhận xét- Đánh giá
27
32
III. Kết quả thực hiện
28
33
PhÇn C- KÕt luËn
29
34
Tài liệu tham khảo
30
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH XU¢N
MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của sở)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HỌC HÁT LỚP 2
Lĩnh vực	: Âm nhạc
Năm học 2014 –2015

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong.docx
  • pdfSKKN Am nhac 2- 2015.pdf