Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1

Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe – nói – đọc – viết. Đọc là một hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng ) là quá trình trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mật mã gồm hai phần chữ viết và phát âm nghĩa là nó không phải là sự đánh vần lên thành tiếng theo đúng các kí tự chữ viết mà đọc còn là một quá trính nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đọc được. Nếu không biết đọc thì con người không tiếp thu được nền văn minh của loài người, không thể sống được cuộc sống bình thường, có hạnh phúc trong một xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nâng khả năng nhận biết lên nhiều lần. Khi đọc được con người mới tư duy và nhận biết mối quan hệ tự nhiên, xã hội, cuộc sống. Biết đọc con người nắm được phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới xung quanh với người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nẩy nở những ước mơ tốt đẹp được khơi dậy năng lực hành động, sức sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Kĩ năng đọc là sự khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Kĩ năng đọc có vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.

docx 26 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1
 như môi, răng, lưỡi khi phát âm nó như thế nào? Tôi làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phát âm.
Trong tiết dạy, khi làm giáo án điện tử tôi làm hiệu ứng gạch chân hoặc đổ màu khác vào các từ ngữ khó hoặc đổ màu vào các phụ âm,vần khó làm nổi bật các phụ âm, vần khó trong khi luyện đọc từ để các em nhìn, tập phát âm, được nghe hoặc học sinh viết vào bảng con nhằm giúp các em nhớ lâu, đọc đúng.
Học sinh thường đọc sai phụ âm, sai vần luyện đọc. Học sinh chậm cần đọc nhiều và tôi yêu cầu học sinh phân tích các từ có tiếng, có vần mà các em hay đọc sai để nắm bắt rõ hơn. Đa số học sinh đọc tốt, trừ một số trường hợp dặc
biệt các em bị dị tật về bộ máy phát âm còn lại với cách rèn đọc trên các em đều đọc tốt.
Ví dụ :Trong bài “ Đầm sen “ tiếng khó là tiếng “khiết” học sinh có thể tìm từ “thanh khiết “. Tiếng khó là “ngát” học sinh có thể tìm từ “ngan ngát”.
Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc từ khó, giáo viên kết hợp giải nghĩa từ để giúp các em nhớ từ dễ dàng hơn .
Ví dụ :Trong bài “Đầm sen” khi cho học sinh luyện đọc từ khó giáo viên kết hợp giải nghĩa từ.
Thanh khiết : mùi thơm nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu.
Ngan ngát : mùi thơm lan tỏa rộng, tạo cảm giác dễ chịu .
*Luyện đqc câu – đoạn – bài
Kết hợp với rèn phát âm đúng tiếng, từ có phụ âm, có vần học sinh hay phát âm sai, tôi còn rèn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy và đọc lưu loát. Bước sang phần đọc đa số các em còn đọc chưa chuẩn, đọc còn ngắc ngứ, đọc từng âm, tiếng. Một số học sinh còn đánh vần, nhiều em còn chưa biết ngắt nghỉ hơi. Để khắc phục tình trạng này, tôi dành nhiều thời gian cho luyện đọc ở trên lớp và nhắc các em luyện đọc thêm ở nhà. Khi học sinh đọc, tôi theo dõi để nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc rõ cụm từ, câu, tránh đọc kéo dài giọng.
Đối với học sinh chậm phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu, các em phải đánh dấu vào sách giáo khoa, về nhà tự luyện đọc, tiết sau tôi sẽ kiểm tra. Trong các giờ tập đọc tôi thường chiếu các đoạn văn hay thơ cần lưu ý cách đọc. Khi dạy bài học thuộc lòng, tôi chiếu bài trên máy rồi yêu cầu các em luyện đọc, học thuộc lòng bằng phương pháp xóa dần chỉ để lại từ điểm tựa. Phần này làm trực quan tốt thì các em học dễ nhớ thuộc bài nhanh hơn so với phương pháp để học sinh đọc sách giáo khoa. Phần luyện đọc lại cũng rất quan trọng nếu chỉ từng học sinh đọc bài rồi sửa thì thật đơn giản, nhàm chán. Để tránh tình trạng đó tôi đã thay đổi hình thức luyện đọc: “Đọc cá nhân”, “đọc theo nhóm” rồi tổ chức thi “đọc giữa các nhóm” tạo không khí thi đua phấn đấu. Đọc trong nhóm có lợi thế, cả lớp cùng được đọc nhưng giáo viên khó kiểm soát được lỗi của học sinh.Tôi định hướng các em khi đọc ngoài việc nghe ban đọc mà các em còn cần phát hiện lỗi và giúp bạn sửa lỗi. Khi hết thời gian quy định, tôi yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đọc của nhóm mình. Các em thẳng thắn nêu lỗi của bạn đã mắc phải và giúp bạn sửa sai. Khi dạy tập đọc, song song với dạy kĩ năng đọc một vấn đề vô cùng quan trọng hướng dẫn học sinh kĩ năng nghe đọc và cách nhận xét bạn. Có như vậy học sinh mới lắng nghe bạn đọc và nâng cao chất lượng đọc của bản thân. Giáo viên phải bồi dưỡng kĩ năng “ nghe – đọc “
thường xuyên. Cần nhận xét định hướng các em bạn đọc đúng chưa? Cần đọc thế nào cho đúng? Khi học sinh đã nhận ra lỗi thì vấn đề sửa lỗi là rất cần thiết. Giáo viện đọc mẫu lại rồi yêu cầu em đó đọc lại cho đúng. Nhờ rèn cả hai kĩ năng trên thường xuyên nên các em phát hiện rất tinh khi nghe bạn đọc. Chính vì vậy cuộc thi đọc trở nên rất hấp dẫn lôi cuốn các em cùng tham gia. Người đọc thì cố gắng đọc đúng, đọc hay còn người nghe chăm chú phát hiện xem bạn đọc có mắc lỗi không.
Dùng tranh ảnh, vật thật :
Đây là phương pháp có tác dụng không nhỏ trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Khi sử dụng tranh ảnh phải to, đẹp rõ ràng nếu không thì tôi sẽ sử dụng tranh trong sách. Tùy theo từng bài ta sử dụng trực quan cho phù hợp.
Ví dụ : Khi dạy bài “Hoa ngọc lan” khi tôi dưa bông hoa lan thật cho học sinh quan sát, ngửi bông hoa lan rồi đưa câu hỏi :
Nụ hoa lan màu gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh ngắm hoa lan rồi yêu cầu học sinh giải nghĩa từ trắng ngần.
Sau đó giáo viên chỉ nụ hoa lan và giải thích nghĩa từ trắng ngần.
Hương hoa lan thơm như thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh ngửi hoa lan rồi yêu cầu học sinh giải nghĩa từ ngan ngát.
Sau đó giáo viên giải thích nghĩa từ ngan ngát
Tôi yêu cầu tất cả học sinh kể cả em đọc kém cũng đọc được khi đọc phải nhấn mạnh từ chỉ màu sắc, sắc độ.
Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có kĩ năng đọc và tiếp thu bài tốt dể đọc diễn cảm bài.
2. Phương pháp đàm thoại :
Phương pháp này phù hợp với tâm lí trẻ nhỏ, các em thích hoạt động (hoạt động lời nói ). Phương pháp đàm thoại là tạo cho học sinh phát triển giao tiếp (giao tiếp giữa cô và trò). Khi sử dụng phương pháp này, ngoài việc tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên kịp thời điểu chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho nội dung bài. Người giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, trò chơi tìm tòi, khám phá , chiếm lĩnh kiến thức. Ngược lại, trò có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo viên có thể hướng dẫn và giải đáp.
*Các hình thức đàm thoại :
a. Bước 1 : Rèn cho hqc sinh
Khi rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, tôi thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với học sinh và bài đọc. Muốn cho học sinh hiểu nội dung, trước hết học sinh phải có kĩ năng đọc: đọc lưu loát, trôi chảy bài đọc. Có đọc thông văn bản thì các em mới hiểu được nội dung bài và hiểu giá trị nghệ thuật của bài dẫn đến cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt hơn. Để đạt được điều đó, tôi đưa ra các câu hỏi cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với nội dung bài.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đầm sen “giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm của hoa sen.
1.Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen ? 2.Khi nở, hoa sen trông như thế nào ? 3.Tìm câu văn tả hương sen ?
b . Bước 2: Rèn đqc hiểu cho hqc sinh
Kết hợp với việc rèn đọc đúng cần rèn đọc hiểu cho học sinh. Đọc hiểu ở đây có thể là từ khóa, từ trung tâm, câu, đoạn, bài.
Trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đàm thoại chỉ dùng để gợi mở, dẫn dắt để học sinh hiểu và chiếm lĩnh kiến thức chứ không sử dụng suốt trong quá trình dạy đọc mà cần phải xen kẽ những phương pháp khác để bài dạy đạt kết quả cao và học sinh không chán.
3.Phương pháp luyện tập
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên khi dạy phân môn tập đọc. Với phương pháp này, tôi đã vận dụng linh hoạt vào giờ đọc cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành, được tự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo đã học. Tôi luôn hướng dẫn học sinh luyện tập, có ý thức kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp.
Các hình thức luyện tập:
Luyện đqc đúng
Là đọc thành tiếng, yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát và rèn cho học sinh biết ngừng nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu văn, dòng thơ. Ngoài việc rèn cho học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy, tôi còn hướng dẫn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng
đối với bài văn xuôi.
Luyện đqc thầm
Đối với học sinh lớp 1, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng, do các em chưa có ý thức tập trung cao để theo dõi phần bài đọc. Các em thường bỏ sót tiếng, dòng trong bài đọc. Tôi đã theo dõi khi các em đọc thầm, một số em chưa có ý thức tự giác khi làm việc này. Để hướng dẫn học sinh đọc thầm tốt, tôi yêu cầu các em làm theo hướng dẫn của tôi .
Yêu cầu tất cả học sinh theo dõi vào bài, đọc phải đầy đủ các tiếng trong câu( không đọc lướt ).
-Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt, học sinh tập bỏ dần thói quen đọc thành tiếng lầm rầm (phát ra tiếng nhẩm nhỏ).
Giao câu hỏi gắn với nội dung đoạn, bài đọc.
Khi đọc cố gắng không dùng ngón tay hoặc que tính để chỉ vào từng chữ, dòng trong sách ( trừ những học sinh đọc quá kém ).
Kiểm tra đọc thầm của các em, tôi đã tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu các em trả lời câu hỏi nội dung của đoạn vừa đọc. Nếu học sinh đọc thầm tốt thì các em sẽ hiểu được nội dung của đoạn đó, các em sẽ trả lời câu hỏi được tốt hơn.
Đối với học sinh yếu, tôi thường xuyên quan tâm giúp đỡ học sinh bằng
cách :

Lưu ý hơn trong giờ Tập đọc.
Thường xuyên uốn nắn việc phát âm sai .
Giúp học sinh đọc dứt khoát hơn từng cụm từ trong câu ngắn. Với câu
văn dài, tôi hướng dẫn học sinh vạch nhịp bằng bút chì vào sách giáo khoa, để các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Đề ra yêu cầu đọc ở nhà, có như vậy mới buộc học sinh đọc lại những từ
, cụm từ, câu chưa trôi chảy để hôm sau tôi kiểm tra xem các em đọc đã đạt yêu câu chưa.
Bố trí các em khá ngồi bên cạnh các em đọc chậm để kèm cặp.
Hình thức luyện tập ở nhà :
Hình thức này cũng góp phần tích cực giúp học sinh đọc lại những từ, cụm từ, rèn luyện kĩ năng đọc. Tôi thường áp dụng như sau:
Với học sinh đọc còn chậm: Luyện đọc từ, câu, đoạn
Với học sinh đọc tốt: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát cả bài rồi luyện đọc diễn cảm.
Để đạt được mục đích trên, tôi hướng dẫn các em tỉ mỉ ở trên lớp, để về nhà các em tự luyện đọc thêm ở nhà. Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc ở nhà của học sinh theo cặp trong thời gian 15 phút truy bài. Giáo viên theo dõi, trực tiếp kiểm tra, động viên khen thưởng những học sinh đọc tiến bộ, đồng thời nhắc nhở những em đọc chưa tốt. Giáo viên nhắc nhở các em tự giác luyện đọc. Bên cạnh đó, giáo viên kết hợp cùng phụ huynh học sinh kèm cặp giúp đỡ các em đọc chưa tốt luyện đọc ở nhà.
Học sinh rèn đọc trong mọi giờ ở các phân môn. Nếu chỉ rèn đọc trong giờ tập đọc thì chất lượng không cao, vì vậy người giáo viên cần lưu ý rèn đọc cho học sinh ở các phân môn như kể chuyện, đạo đức, tự nhiên xã hội v.v .
+ Ví Dụ: Khi dạy xong bài đạo đức bài “Lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ” học sinh luyện đọc ghi nhớ.
“Anh em trên kính dưới nhường Là nhà có phúc mọi đường yên vui”
Qua đó học sinh đã thực hiện việc rèn đọc ở phân môn khác
4 .Tổ chức trò chơi Tiếng Việt
Có nhiều hình thức trò chơi Tiếng Việt, tùy từng bài đọc để áp dụng trò chơi sao cho phù hợp. Trong khâu rèn kĩ năng đọc nói riêng và dạy môn Tập đọc nói chung, tôi thường áp dụng trò chơi Tiếng Việt như :
-Thi đọc đúng các từ, cụm từ, có các phụ âm hay mắc lỗi khi đọc.
-Thi đọc nối tiếp đoạn văn, khổ thơ .
-Thi tìm các từ còn thiếu trong đoạn văn.
-Thi đọc cả câu văn, cả đoạn .
Khi chơi trò chơi, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều được chơi, kể cả những học sinh đọc chậm cũng được chọn tham gia chơi để các em được hòa nhập và giúp các em học tập có ý thức hơn .
Sau đây tôi xin trình bày hai giáo án bài “Hoa ngọc lan “ tiết 1- tuần 27 và bài “Mưu chú Sẻ” tiết 2 – tuần 27. Khi dạy hai bài này, tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên để rèn đọc cho học sinh.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Tập đqc - Tuần 27 - Tiết 1 Bài :Hoa ngqc lan
Mục tiêu
* Kiến thức :
HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm l/ n,tr/ch ,các phụ âm cuối t
Đọc đúng các từ ngữ : trắng ngần , bạc trắng , lá dày, lấp ló.
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm , dấu phẩy.
Ôn các tiếng có vần ăm, ăp.Tìm được tiếng trong và ngoài bài có vần ăm, ăp .
Nói câu chứa tiếng có vần ăm , ăp.
* Kĩ năng:
Đọc đúng , trôi chảy , nói câu lưu loát
*Thái độ : Yêu thích , bảo vệ cây cối
Đồ dùng dạy hqc:
GV :Máy tính , màn chiếu , bài giảng điện tử ,hoa lan HS :Sách giáo khoa, vở tiếng việt
Hoạt động dạy hqc cơ bản:
Thời gian
Nội dung kiến thức cơ bản
Phương pháp hình thức tổ chức dạy hqc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2 phút
5 phút
Khởi động :
Hát bài :Quê hương tươi đẹp
Kiểm tra bài cũ
*MT : HS đọc bài
Vẽ	ngựa	+TLCH trong bài
GV bật nhạc yêu cầu học sinh hát
GV gọi HS lên bảng H: Bạn nhỏ muốn vẽ con gì ?
H :Vì sao nhìn tranh, bà không nhận ra con vật ấy?
GV nhận xét – đánh giá
Khen những học sinh
đọc tốt
Cả lớp hát, vỗ tay
2HS	lên	bảng
+TLCH
2 phút
15
phút
III.Bài mới 1.Giới thiệu bài Bài Hoa ngọc lan
2.Hướng dẫn luyện đqc
Bức tranh vẽ gì ?
GV giới thiệu và ghi tên bài
1HS trả lời
2HS nhắc tên bài
HS mở vở, ghi tên bài
MT : Giúp HS đọc đúng từ ngữ khó, câu văn, đoạn văn, cả bài
,hiểu nghĩa từ.
*Luyện đqc từ khó: Bạc	trắng	,	trắng ngần, lấp ló, lá dày
*Luyện đqc câu
GV đọc mẫu giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng
GV yêu cầu HS mở sách
Tìm tiếng trong bài có âm tr, âm l ?
GV đổ màu từ khó GV yêu cầu HS phân tích tiếng khó trắng. lấp
GV yêu cầu HS nêu cách phát âm âm tr, âm l
GV hướng dẫn cách phát âm
GV yêu cầu HS đọc từ khó
GV yêu cầu HS giải nghĩa từ lấp ló
GV giải nghĩa
Bài này có mấy câu? GV bấm số câu
GV yêu cầu HS luyện đọc từng câu
HS lắng nghe
HS mở sách
HS gạch chân tiếng 2-3 HS nêu
2HS phân tích tiếng HS nêu cách phát âm
HS nghe
2-3 HS đọc Cả lớp đọc
HS giải nghĩa từ
HS nghe
HS phân câu
HS thi đọc nối tiếp câu (2 nhóm thi /mỗi nhóm 8 HS)
HS khác nhận xét
Vào mùa lan , / sáng sáng,/ bà thường cài một búp lan/ lên mái tóc em .//
GV HS HS đọc câu dài
Để đọc đúng câu này, khi đọc các con phải lưu ý điều gì?
GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu
GV gọi 1 HS nhanh đọc mẫu
Gv đọc mẫu
1HS trả lời
HS	dùng	bút	chì gạch nhịp vào SGK 1HS nhanh đọc câu
HS lắng nghe
2-4 HS đọc câu dài
GV nhận xét
*Luyện đqc đoạn
Bài này có mấy đoạn
Cả lớp đọc
HS phân đoạn
3 phút
Đoạn 1: Câu 1, câu 2,
câu 3.
Đoạn 2: Câu 4, câu 5
, câu 6, câu 7.
Đoạn 3: Câu 8
*Luyện đqc cả bài
*TCVĐ	:Tập	tầm vông
?
GV nhắc lại
GV đổ màu từng đoạn GV yêu cầu HS đọc từng đoạn
GV yêu cầu HS đọc
GV bật nhạc yêu cầu HS hát
HS khác nhận xét
HS quan sát 3 HS đọc
Thi đọc nối tiếp đoạn (4 nhóm thi / Mỗi nhóm 3 HS thi )
HS khác nhận xét 2- 3 HS đọc
HS khác nhận xét Cả lớp đọc
Cả lớp hát
11
phút
3.Ôn các vần ăm, ăp MT :Giúp HS tìm tiếng trong bài có vần ăm ,ăp. Nói câu chứa tiếng có vần ăm
, ăp .
*Tìm tiếng trong bài có vần ăp
Tìm tiếng trong bài có vần ăp
GV gạch chân tiếng GV yêu cầu HS phân tích tiếng khắp
1HS nêu
1 HS phân tích tiếng
2 phút
*Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp
M:	Vận	động	viên đang ngắm bắn.
Bạn học sinh rất ngăn
nắp.
IV.Củng cố - Dặn dò
2HS thi đọc bài Hoa
ngọc lan
GV nêu yêu cầu
GV bấm máy đưa 2 câu mẫu
GV yêu cầu HS đọc Tìm	tiếng	có	chứa vần ăm, ăp?
GV	đổ	màu	tiếng ngắm, nắp.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm luyện nói câu
Gv nhận xét , đánh giá
GV khen nhưng HS nói câu tốt .
GV yêu cầu HS đọc GV nhận xét
HS nhắc lại
2HS đọc 2 HS nêu
HS	thảo	luận	theo nhóm 2-3 nói câu Đại diện nói câu
HS nhận xét , sửa câu
HS thi đọc
HS khác nhận xét
Chuẩn bị tiết 2
GV dặn dò
Mục tiêu
* Kiến thức :
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn Tập đqc - Tuần 27 - Tiết 2 Bài :Mưu chú Sẻ
nạn.
HS đọc trơn toàn bài .Đọc đúng các tiếng có phụ âm l/ n , s/ x ,
Đọc đúng các từ ngữ: nén sợ, sạch sẽ, vuốt râu.
Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.
Hiểu được nghĩa từ :chộp, lễ phép.
-Hiểu được sự thông minh, nhanh trí của Sẻ khiến chú tự cứu được mình thoát
* Kĩ năng:
Đọc đúng, trôi chảy, trả lời tốt câu hỏi.
*Thái độ : Yêu thích, bảo vệ con vật.
Đồ dùng dạy hqc:
GV :Máy tính , màn chiếu , bài giảng điện tử ,tranh vẽ HS :Sách giáo khoa, vở tiếng việt
Hoạt động dạy hqc cơ bản:
Thời gian
Nội dung kiến thức cơ bản
Phương pháp hình	,tổ chức dạy hqc thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2 phút
I. Khởi động :
Hát bài “ Mẹ và cô”
GV bật nhạc yêu cầu học sinh hát
Cả lớp hát, vỗ tay
5 phút
II. Kiểm tra bài cũ
*MT : HS đọc bài Mưu chú Sẻ
GV gọi HS lên bảng GV nghe
Khen những học sinh
đọc tốt
3-5 HS lên bảng đọc bài
HS khác nhận xét
15 phút
III.Bài mới
1.Tìm hiểu bài và luyện đqc
MT : HS luyện đọc doạn, cả bài +TLCH trong bài
GV yêu cầu HS đọc đoạn 1
GV nêu câu hỏi
H: Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì ?
Chọn ý trả lời đúng a.Hãy thả tôi ra .
b.Sao	anh	không	rửa mặt.
c.Đừng ăn thịt tôi! GV chuyển ý
GV yêu cầu HS đọc đoạn 2
H.Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
GV nhận xét GV chuyển ý
GV yêu câu hỏi 3
Xếp các ô thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài
Thông minh Sẻ Ngốc nghếch
Nhanh trí
Theo con thế nào là nhanh trí ?
GV giải nghĩa từ nhanh
– 2 HS đọc đoạn 1 Cả lớp đọc thầm
HS khác nhận xét 2 HS trả lời
HS khác nhận xét
2HS đọc đoạn 2 Cả lớp đọc thầm Hs khác nhận xét 1-2 HS trả lời
HS khác nhận xét
HS trả lời
HS khác nhận xét
1-2 HS giải thích HS nghe
3
10 phút
*TCVĐ: Con cào cào
2.Luyện đqc lại:
MT :Giúp HS luyện đọc trôi chảy , lưu loát cả bài , đọc phân vai phù hợp với nhân vật
*Luyện đọc phân vai
- Đoạn 1 :giọng kể hồi hộp, căng thẳng .
-Đoạn 2 (Lời của Sẻ) : nhẹ nhàng, lễ độ
-Đoạn 3 :to , rõ ràng
,nhấn giọng vuốt râu, xoa mép ,tức giận
trí
GV	chốt	ý:	Nhờ	sự thông minh, nhanh trí
,Sẻ đã thoát chết .
GV bật nhạc ,yêu cầu HS hát
GV đọc mẫu lần 2
Bài	tập	đọc	có	mấy nhân vật ?
GV yêu cầu HS đọc phân vai thể hiện đúng lời nhân vật
Gv nhận xét, đánh giá khen nhóm có HS đọc câu tốt .
HS nghe
HS hát HS nghe
HS nêu
HS luyện đọc theo nhóm 2
Đại diện các nhóm đọc
HS khác nhận xét
5 phút
IV.Củng cố -Dặn dò
Thi đọc cả bài
Chuẩn bị bài sau :
Ngôi nhà
GV yêu cầu HS thi đọc cả bài
GV nhận xét ,đánh giá GV dặn dò
4 HS thi đọc
HS khác nhận xét
VI. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình dạy học tập đọc, tôi đã thực hiện các phương pháp nêu trên để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1. Tôi thấy trong lớp nhiều em đọc khá tốt môn tập đọc. Không những thế các em bước đầu biết thể hiện giọng đọc diễn cảm .Các em nắm được nội dung của bài.Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ, đặc biệt phần cuối giờ. Các em vô cùng hào hứng sôi nổi trong tiết học. Nhiều em hăng hái phát biểu xây dựng bài, phần thi đọc hay.
Trong quá trình áp dụng đề tài tôi đã thu được một số kết quả :
TSHS 51
Đqc ngqng vần
Đqc ngqng phụ âm
Đqc sai dấu thanh
Đqc đúng
Đqc diễn cảm
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Cuối
kì 1
8
15,6
10
19,6
6
11,7
22
43,3
5
9,8
Cuối
năm
3
5,8
4
7,8
3
5,8
29
57,1
12
23,5
Căn cứ vào kết quả thu được, tôi thấy rằng việc áp dụng một số biện pháp , phương pháp vào việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả trong giờ học, phát huy tính chủ động sáng tạo và gây hứng thú say mê của học sinh.
PHẦN THỨ III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Người giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, năng lực toàn diện. Cấp tiểu học là nền tảng là cơ sở vững chắc cho các cấp học trên. Chính vì vậy, yêu cầu rèn cho học sinh có kĩ năng đọc tốt từ năm lớp 1 là nhiệm vụ rất quan trọng cần thiết đối với môn Tiếng việt nói riêng và chương trình tiểu học nói chung. Việc rèn học sinh đọc đúng, đọc hay góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.
Để dạy tốt môn tập đọc cho học sinh, tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên.Với kết quả đạt được tôi nhận thấy:
-Nghiên cứu kĩ SGK, sách giáo viên,tài liệu tham khảo, đặc biệt là cuốn “ Chuẩn kiến thức kĩ năng dạy tiểu học lớp. “
Đặt mục tiêu cho từng đối tượng học sinh cần đạt được trong mỗi tiết dạy.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập phục vụ cho bài học.
Phải nắm chắc các bước lên lớp, lựa chọn, hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với từng hoạt động, cần linh hoạt, sáng tạo khi vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tránh sự đơn điệu nhàm chán.
Khi nghiên cứu bài dạy, giáo viên cần dự kiến trước các lỗi phổ biến, các tình huống có thể xảy ra trong giờ học.Từ đó dự kiến phương pháp khắc phục.
KIẾN NGHỊ
Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi giáo viên tiểu học cần quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
Mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nghiên cứu, thiết kế bài dạy thật khoa học, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng trong việc rèn kĩ năng đọc để tìm ra cách dạy hợp lí nhất theo đổi mới phương pháp dạy học.
Tôi xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD - ĐT
Sách giáo khoa tiếng việt lớp 1
Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt tập 1 , tập 2
Băng đĩa của thu viện nhà trường
Một số tài liệu liên quan đến giảng dạy

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_s.docx
  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_11201819.pdf