Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một
Thơ là một loại tác phẩm văn học được viết theo thể loại văn vần. Ngay từ nhỏ các em đã được tiếp xúc với những bài thơ, bài ca dao qua các bài hát ru. Do thể loại văn vần nên thơ dễ nghe và dễ nhớ. Mặt khác, các câu thơ, các khổ thơ không chỉ có hình ảnh, mà còn chứa nhạc điệu trong đó. Vì vậy các bài thơ thường được các em đón nhận một cách nhiệt tình. Tuy nhiên, do mới tiếp xúc với việc học chữ, nên việc đọc với các em còn khó khăn những đọc thơ cho đúng vần điệu, đúng nhịp của câu thì cần phải có một có một quá trình rèn luyện nhất định. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 có rất nhiều bài thơ được đưa vào chương trình. Ngay cuối học kỳ 1 đã có những bài thơ, câu thơ được đưa vào. Sang học kỳ 2, học sinh bắt đầu làm quen với môn Tập đọc. Trong đó có đọc các đoạn văn, các bài thơ ngắn, nhưng nhìn chung chủ yếu là thơ.
Hiện nay, việc đọc các văn bản của học sinh còn sai rất nhiều. nhất là đọc thơ các em thường không đọc đúng vần điệu, ngắt nhịp lấy hơi không đúng nên khi nghe một bài thơ sẽ kém thuyết phục. Việc giúp các em đọc đúng nhất là đọc đúng các bài thơ sẽ làm tăng nhận thức Tiếng Việt của các em. Đồng thời khi nghe một bài thơ đọc đúng các em sẽ cảm nhận được phần nào tâm hồn của bài thơ từ đó các em hứng thú hơn nữa trong việc học tập của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một
h, bông trắng/ lại chen nhị vàng. Nhị vàng/ bông trắng /lá xanh Gần bùn mà chẳng/ hôi tanh mùi bùn. Qua bài thơ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của hoa sen. Hương sen thơm ngan ngát, thanh khiết. Một loài hoa gần bùn mà không lẫn mùi bùn. Bên cạnh luyện đọc việc đọc việc cảm nhận nội dung bài thơ là cách tốt nhất giúp các em đọc đúng, đọc hay. Bài thơ đi học là bài thơ nói về một bạn nhỏ lần đầu tiên đến trường, mẹ dắt tay từng bước và hôm này một mình em tới lớp. Em đã tự lập. Đất trời quê hương đang đón chào em. Thầy giáo, cô giáo, các bạn đang đón chào em. Đi học Hôm qua/ em tới trường Mẹ dắt tay/ từng bước Hôm nay/ mẹ lên nương Một mình em/ tới lớp. Trường của em /be bé Nằm lặng/ giữa rừng cây Cô giáo em/ tre trẻ Dạy em hát /rất hay. Hương rừng thơm/ đồi vắng Nước suối trong/ thầm thì Cọ xòe ô /che nắng Râm mát đường/ em đi. Và đây, đến khổ thơ thứ hai, trường học và cô giáo của em hiện ra rất đẹp. Bài thơ được khép lại bằng hương thơm phảng phất, dịu nhẹ của cây cỏ hoa. Kia là suối nước trong thầm thì, lặng lẽ, đây là những cây cọ xòe tán dài dọc đường em đến lớp. Những câu thơ thật đẹp, cái đẹp của quê nhà giản dị, trong trẻo, dịu dàng. Đọc bài thơ, chúng ta cảm thấy bài hát như hay hơn. Nghe bài hát lại hiểu thêm, thêm yêu bài thơ. Nói tóm lại, đọc đúng tiếng, từ, câu; ngắt giọng đúng là yêu cầu, mục đích của việc dạy Tập đọc là phương tiện để phát triển ngôn ngữ cho học sinh. 5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập: Điều đặc biệt đối với trẻ em trò chơi đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt, bước vào nhà trường, trẻ em làm quen với hoạt động học tập với những yêu cầu cao hơn. Trong tiết học mà giáo viên biết sử dụng kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Trò chơi học tập cần có yêu cầu: + Chơi để đạt mục đích học tập nào? Ngoài giải trí còn có mục đích cũng cố tri thức, kỹ năng học tập. + Nội dung học tập phải gắn với các tri thức và kỹ năng của một nhóm học hoặc một lĩnh vực tri thức, kỹ năng nào đó. Nói cách khác khi sáng tạo ra trò chơi thì người giáo viên cần dựa vào các kiến thức và kỹ năng của môn học. + Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện không đòi hỏi thời gian dài. Trò chơi học tập thường diễn ra thời gian ngắn, phù hợp với trình độ học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần biết khơi ngợi sự hứng thú, hào hứng cho các em trong mỗi tiết học. Trò chơi học tập là hình thức hầu hết học sinh nào cũng thích, cũng muốn được tham gia. Đây là hình thức học tập gây hứng thú cho học sinh nhất mà đạt hiệu quả cao vì nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi Tiểu học “Học mà chơi - Chơi mà học”. Vì vậy, khi dạy các bài tập đọc học thuộc lòng, tôi thường tổ chức cho học sinh lớp mình thi đọc thuộc bài dưới hình thức các trò chơi như sau: * Trò chơi 1: “Ai thuộc bài nhanh”. Cách chơi như sau: - Giáo viên chuẩn bị 4 bộ đồ dùng dạy học (ứng với 4 tổ). Mỗi bộ gồm các băng giấy, mỗi băng giấy ghi dòng thơ đầu của khổ thơ. - Các tổ cử đại diện của tổ mình lên nhận các băng giấy (Số lượng học sinh mỗi tổ bằng số lượng băng giấy). Sau đó ghép các băng giấy đó theo đúng thứ tự các khổ thơ của bài (Giáo viên quy định thời gian chơi). Khi hết thời gian, nếu học sinh ghép đúng, giáo viên hỏi nội dung, ý nghĩa 1,2 câu trong bài. Tổ nào ghép đúng, nhanh và trả lời đúng câu hỏi thì tổ đó được nhận phần thưởng. Ví dụ: Bài “ Ngôi nhà ” ( Tuần 28 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 82) Để kiểm tra việc học sinh học thuộc lòng bài học chưa, tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi như sau: Giáo viên chuẩn bị 4 bộ đồ dùng, mỗi bộ gồm 3 băng giấy: Một băng giấy ghi từ “ Em yêu nhà em” Một băng giấy ghi từ “ Hàng xoan trước ngõ ” Một băng giấy ghi từ “ Hoa xao xuyến nở” Một băng giấy ghi từ “ Như mây từng chùm” Các nhóm sẽ ghép các băng giấy đó theo thứ tự bài thơ. Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi “ Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ nhìn thấy gì? ” * Trò chơi 2: “Thi đọc tiếp sức”. Cách chơi như sau: - Giáo viên mời 2 nhóm tham gia chơi (Số lượng học sinh 2 nhóm bằng nhau và tương ứng với số dòng thơ hoặc câu thơ), cử 2 học sinh làm trọng tài. Mỗi học sinh trong nhóm sẽ đọc 1 dòng thơ (câu thơ) lần lượt từ đầu cho đến hết bài. Nhóm nào thuộc bài, đọc hay là nhóm đó thắng. Ví dụ: Bài “ Quà của bố” ( Tuần 28 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 85) Tôi tổ chức cho học sinh đọc thuộc bài dưới hình thức trò chơi “Tiếp sức” như sau: Mời 2 nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh tham gia chơi), yêu cầu mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ nối tiếp đến hết bài. Khi tham gia trò chơi, mỗi học sinh phải chú ý lắng nghe bạn đọc để có thể đọc nối tiếp được. Như vậy sẽ giúp các em không những thuộc bài và còn nhớ bài lâu hơn vì khi theo dõi bạn đọc là các em đã được đọc nhẩm theo bạn, đó là hình thức đọc thầm để nhớ bài. * Trò chơi 3 : “Thả thơ” Cách chơi như sau: - Giáo viên ghi vào các tờ phiếu 1 dòng thơ hoặc một vài từ chính của khổ thơ, sau đó tổ chức cho học sinh tham gia chơi. - Mời 2 nhóm tham gia chơi (mỗi nhóm là đại diện các bạn của 1 dãy). - Khi có hiệu lệnh của giáo viên “Trò chơi bắt đầu” thì nhóm “Thả thơ” cử một bạn “Thả” (đưa) ra cho bạn nhóm đối diện một từ phiếu. Bạn được nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có dòng thơ hoặc các từ đã ghi trong phiếu. Sau đó đổi ngược lại, nhóm vừa được nhận phiếu sẽ là “Nhóm thả thơ” và cách chơi tương tự. Hết thời gian chơi, nhóm nào đọc đúng hết tất cả các khổ thơ trong phiếu quy định thì nhóm đó thắng cuộc. * Trò chơi 4: “Truyền điện” Cách chơi như sau: - 2 dãy sẽ cử các bạn đại diện của dãy mình lên bốc thăm để giành quyền đọc trước. Bạn đại diện của dãy đọc trước sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài, sau đó chỉ định thật nhanh một bạn bất kì của dãy đối diện đọc bài. Bạn vừa được chỉ định sẽ phải đọc câu thơ tiếp theo của bài. Nếu bạn đó đọc đúng thì có quyền chỉ định một bạn của dãy đối diện đọc câu thơ tiếp theo (Nếu bạn nào được chỉ định đứng lên mà không thuộc bài thì đứng ra một bên) và nhóm được chỉ định sẽ chỉ định bạn khác. Cứ như vầy cho đến khi kết thúc bài, nhóm nào có số học sinh đứng ra ngoài nhiều thì nhóm đó thua cuộc. * Trò chơi 5: “Thi đọc bài hay” Cách chơi như sau: - Giáo viên thiết kế trên bài giảng điện tử các bông hoa hoặc các con vật. Dưới mỗi bông hoa hoặc con vật là các yêu cầu (Có thể ghi từ đầu tiên, dòng thơ đầu tiên của khổ thơ hoặc ghi yêu cầu đọc thuộc khổ thơ nào hay đọc thuộc cả bài thơ), số lượng bông hoa hoặc con vật tương ứng với số khổ thơ trong bài. - Mời học sinh tham gia chơi: Mỗi học sinh sẽ chọn cho mình một bông hoa hoặc một con vật mà mình thích, sau đó thực hiện yêu cầu được ghi dưới bông hoa hoặc con vật đó. Cả lớp và giáo viên theo dõi, bình chọn cá nhân đọc tốt nhất. Hoặc nếu đọc đúng thì các em được quyền chọn một hộp quà (giáo viên đã chuẩn bị sẵn). Ví dụ: Bài “Chuyện ở lớp” (Tuần 30 - Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 100) - Để kiểm tra việc học sinh học thuộc lòng bài thơ, tôi đã tiến hành dưới hình thức trò chơi “Thi đọc bài hay” như sau: - Thiết kế trên bài giảng điện tử 4 bông hoa: + Bông hoa hồng: Mẹ có biết.. + Bông hoa cúc: Mẹ có biết + Bông hoa hướng dương: Vuốt tóc con + Bông hoa ly: Đọc thuộc lòng cả bài - Đồng thời, tôi cũng thiết kế trên bài giảng điện tử gồm 4 hộp quà, dưới mỗi hộp quà có ghi tên một món quà. Khi học sinh đọc đúng yêu câu nêu dưới bông hoa thì được quyền chọn một món quà. Khi tổ chức trò chơi như vậy, tôi thấy rằng các em rất hứng thú với bài học, tiết học rất sôi nổi mà đạt hiệu quả. Trên thực tế giảng dạy việc tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia. Giáo viên biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Chúng ta cũng nên tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. Tuỳ theo tiết học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình thì hiệu quả giờ dạy đạt hiệu quả. Qua nhiều năm giảng dạy, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự trau dồi chuyên môn, rút kinh nghiệm bản thân trong việc thực hiện một số giải pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc. Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành dạy thực nghiệm với giáo án trình bày dưới đây: Tập đọc Tuần: 28 Tiết số: 1 Tên bài dạy: Ngôi nhà I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: 1. Kiến thức: HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến ,lảnh lót. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần iêu, yêu. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu 2. Kĩ năng: Đọc đúng, nói được câu chứa tiếng có vần iêu , yêu 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học . II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu. - Học sinh : Sách giáo khoa III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 5’ 2’ 14’ 2’ 11’ 5’ I. Khởi động : Hát bài: Quê hương tươi đẹp II. Kiểm tra bài cũ *Mục tiêu : HS đọc bài : Mưu chú Sẻ và trả lời câu hỏi trong bài. III.Bài mới 1.Giới thiệu bài Bài Ngôi nhà 2.Hướng dẫn luyện đọc Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng từ ngữ khó, câu văn, đoạn văn, cả bài. *Luyện đọc từ khó : hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức *Luyện đọc dòng thơ Hoa xao xuyến nở/ Như mây từng chùm// Mái vàng thơm phức// Rạ đầy sân phơi// *Luyện đọc khổ thơ - Khổ 1: từ đầu..từng chùm. - Khổ 2: từ em yêu sân phơi - Khổ 3: từ em yêu đến hết . *Luyện đọc cả bài *TCVĐ: tập tầm vông 3. Ôn các vần iêu - yêu MT :Giúp HS tìm tiếng trong bài có vần iêu-yêu. Nói câu chứa tiếng có vần iêu-yêu. *Tìm tiếng trong bài có vần iêu *Nói câu chứa tiếng có vần iêu. IV.Củng cố - Dặn dò Trò chơi: Ghép từ thành câu đất nước như yêu Yêu cầu HS ghép từ thành câu Chuẩn bị tiết 2 GV bật nhạc yêu cầu Hs hát GV gọi HS lên bảng H: Khi Sẻ bị mèo chộp được Sẻ đã nói gì với Mèo ? H: Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất? GV nhận xét – đánh giá Bức tranh vẽ gì ? GV giới thiệu và ghi tên bài GV đọc mẫu giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm GV yêu cầu HS mở sách Tìm tiếng trong bài có âm x, âm l ? GV đổ màu từ khó GV yêu cầu HS phân tích tiếng khó: xoan, lảnh lót. GV yêu cầu HS nêu cách phát âm âm x, âm l GV yêu cầu HS đọc từ khó GV yêu cầu HS giải nghĩa từ thơm phức GV giải nghĩa Bài này có mấy dòng? GV bấm số câu GV yêu cầu HS luyện đọc từng câu GV HS đọc câu khó Để đọc đúng dòng thơ này này các con phải lưu ý điều gì? GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ dòng thơ GV gọi 1 HS nhanh đọc mẫu. Bài này có mấy khổ thơ? GV nhắc lại GV đổ màu từng khổ thơ GV yêu cầu HS đọc từng đoạn GV yêu cầu HS đọc GV bật nhạc yêu cầu HS hát Tìm tiếng trong bài có vần ăp GV gạch chân tiếng GV yêu cầu HS phân tích tiếng khắp GV bấm máy đưa 2 câu mẫu GV yêu cầu HS đọc Tìm tiếng có chứa vần iêu. GV đổ màu tiếng GV yêu cầu HS thảo luận nhóm luyện nói câu Gv nhận xét , đánh giá GV khen nhưng HS nói câu tốt . GV yêu cầu.Giáo viên đưa ra các thẻ từ không theo thứ tự. GV dặn dò Cả lớp hát 2HS lên bảng +TLCH 1HS trả lời 2HS nhắc tên bài HS mở vở, ghi tên bài HS lắng nghe HS mở sách HS gạch chân tiếng 2-3 HS nêu 2HS phân tích tiếng 2HS phân tích tiếng HS nêu cách phát âm 2-3 HS đọc Cả lớp đọc HS giải nghĩa từ HS nêu HS nghe HS thi đọc nối tiếp câu ( 2 nhóm thi /mỗi nhóm 12 HS) HS khác nhận xét 1HS trả lời HS dùng bút chì gạch nhịp 1HS nhanh đọc câu HS lắng nghe 2-4 HS đọc Cả lớp đọc HS nêu HS khác nhận xét HS quan sát 3 HS đọc Thi đọc nối tiếp đoạn (4 nhóm thi / Mỗi nhóm 3 HS thi ) HS khác nhận xét 2- 3 HS đọc HS khác nhận xét Cả lớp đọc Cả lớp hát 1HS nêu 1 HS phân tích tiếng HS quan sát 2HS đọc 2 HS nêu HS thảo luận theo nhóm nói câu Đại diện nói câu HS nhận xét , sửa câu 2 đội thi . Mỗi đội có 3 em thi. HS nghe Tập đọc Tuần: 28 Tiết số: 2 Tên bài dạy : Ngôi nhà I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh sẽ có được: 1. Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ . Hiểu được các từ ngữ trong bài. Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà . Nói tự nhiên , hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước . Học thuộc một khổ thơ con thích. 2. Kỹ năng: Đọc đúng, trả lời đủ câu. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý ngôi nhà của mình. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu. - Học sinh : Sách giáo khoa III. Hoạt động dạy học chủ yếu Thời gian Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 5’ 1’ 10’ I.Khởi động Cả lớp hát : Em yêu trường em II.Bài cũ Kiểm tra đọc bài tiết 1 III. Bài mới 1.Giới thiệu bài a/ Đọc mẫu 2.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc Mục tiêu : HS đọc đúng và trả lời được câu hỏi trong bài - Đọc khổ thơ 1,2 - Đọc khổ thơ 3 GV nêu yêu cầu GV nêu yêu cầu GV giới thiệu, ghi bảng GV đọc bài. Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm Kích máy hiện bài đọc GV nêu yêu cầu đọc 2 khổ thơ đầu. Nêu yêu cầu H: Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ nhìn thấy gì ? H: Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ nghe thấy gì ? GV nêu yêu cầu Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ ngửi thấy gì ? GV chốt ý HS hát múa 4-5 HS đọc bài HS nghe HS nêu tên bài HS nghe 2-3 HS đọc khổ thơ 1,2 2 HS trả lời : hàng xoan trước ngõ, hoa nở như mây từng chùm. 2-3 HS trả lời : tiếng chim đầu hổi lảnh lót 3 HS đọc 2-3 HS trả lời : Bạn nhỏ ngửi thấy mùi rơm rạ trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức. 8’ 2’ 12’ 2’ b. Học thuộc lòng bài thơ và thi đọc Mục tiêu : HS đọc đúng từ, câu, dòng thơ. Đọc đúng tốc độ - Học thuộc lòng bài thơ - Thi đọc nối tiếp dòng thơ - Đọc cả bài *Hát : Quê hương tươi đẹp c. Luyện nói : Nói về ngôi nhà mơ ước của em Mục tiêu : HS nói được về ngôi nhà mơ ước. IV. Củng cố -Dặn dò - Nhận xét tiết học - Bài sau : Quà của bố GV nêu yêu cầu. Nhận xét các nhóm. GV nêu yêu cầu. Kích máy xóa dần từ, dòng thơ. Nêu yêu cầu Nêu yêu cầu Kích máy giới thiệu một số tranh, hình ảnh một số ngôi nhà. Nêu yêu cầu. Gợi ý Nhận xét tiết học. Khen HS đọc tốt Dặn dò bài sau 2 nhóm HS đọc nối tiếp khổ thơ HS khác nhận xét Lớp đọc đồng thanh. 3 nhóm HS thi đọc 2 HS đọc cả bài Cả lớp hát HS quan sát Thảo luận nhóm 2,3 1 số nhóm trình bày. HS nghe HS nghe, viết vở. VI.KẾT QUẢ Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm với giáo án đã trình bày, tôi tiến hành kiểm tra học sinh kết quả thu được như sau: Số lượng học sinh Số học sinh đọc sai âm, vần, dấu thanh Số học sinh đọc đúng Số học sinh đọc lưu loát 63 1 40 22 100% 1,6 63,5 34,9 Nhìn vào kết quả thu được tôi nhận thấy số lượng học sinh đọc đúng, lưu loát tăng lên. Trong quá trình rèn đọc thơ đối với học sinh lớp 1. Tôi thấy rằng các bài thơ được đưa vào chương trình là những bài thơ gần gũi với các em nên nhiều em đã thuộc nhanh bài. Kết quả thu được là tương đối khả quan đã động viên khích lệ tôi rất nhiều và ngày càng yêu quý nghề dạy học của mình. PHẦN III - KẾT LUẬN Tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học tập của học sinh Tiểu học. Nếu học sinh nắm vững cách đọc, có sự ghi nhớ tốt thì các em sẽ có khả năng diễn đạt tốt các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh lớp 1 tôi rút ra các kết luận : Để việc luyện đọc có hiệu quả cao thì chúng tôi phải tạo hứng thú đọc thơ cho học sinh, căn cứ trên quá trình phát triển tư duy của trẻ, mục tiêu của của quá trình dạy học và yêu cầu của môn Tiếng Việt lớp 1. Để giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao, nhất là đọc thơ thì giáo viên phải tâm huyết với nghề. Nghiên cứu rõ đối tượng học sinh và chương trình Tiếng Việt cấp tiểu học và lớp 1. Thực hiện linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài dạy và đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các thao tác dạy chung và cá biệt hóa từng học sinh sao cho phù hợp nhất với lứa tuổi, nhận thức của các em. Giáo viên phải thực hiện một số biện pháp thao tác sau Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp : giáo án, đồ dùng dạy học, các hình ảnh liên quan tới bài thơ sẽ học. Dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học nên giáo viên cố gắng tới mức cao nhất để học sinh tham gia xây dựng bài như cách ngắt câu có nhiều tình huống khác nhau. Tình huống nào hay nhất.. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế giáo viên phải nắm chắc chương trình Tiếng Việt Tiểu học và đặc biệt chương trình Tiếng Việt lớp 1. Người Giáo viên cần có vốn thơ ca phong phú để vận dụng. Nắm vững kiến thức về tâm lý học sinh, sự phát triển tư duy của học sinh từ trực quan sinh động tới tư duy trừ tượng và sát sao học sinh của lớp được phụ trách. Có kiến thức vững về phương pháp dạy học đặc biệt là dạy học Tiếng Việt. Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 1. Để giờ dạy Tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ Tập đọc. Muốn vậy người giáo viên phải làm được những công việc sau: Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. Giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan sinh động trong giờ dạy học. Nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh. Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó kiên trì, với đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên. Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi qua thực tiễn dạy học tại trường. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo của các bạn đồng nghiệp để công tác giảng dạy của tôi ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999. 2. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí: Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 – NXB Giáo dục - 2001. 3. Lê Phương Nga: Dạy tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục. 4. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Thị Tuyết Mai – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 – sách giáo viên. 5. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Hoàng Cao Cương – Trần Thị Minh Phương – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_tho_dung.doc