Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 1
Lepton- Xtôi gọi âm nhạc là “ tốc ký của tình cảm”. Nhạc sĩ kiêm nhà phê bình âm nhạc Xer - Cốp thì gọi nó là “ ngôn ngữ của tâm hồn”, “ là lĩnh vực của tình cảm và những tâm trạng”, là “đời sống của tâm hồn biểu hiện bằng âm thanh”.
Trong xã hội hiện nay, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn là mối quan tâm của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, mục tiêu giáo dục chỉ rõ rằng: Nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Ngoài việc trang bị cho các em tri thức khoa học thì vấn đề giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là việc giảng dạy âm nhạc thuần túy mà thông qua âm nhạc còn tác động đến toàn bộ thế giới tư tưởng, tình cảm của học sinh- trước hết là tình cảm thẩm mỹ, đạo đức và trí tuệ của các em.
Chính vì vậy, âm nhạc có tác dụng to lớn đối với giáo dục nói chung và giáo dục trẻ thơ nói riêng. Nó là một phần quan trọng của chiếc chìa khóa mở cửa những nhân cách con người xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát Lớp 1
ong phần ôn tập này, việc sửa sai cho học sinh là rất quan trọng, có khi là sai giai điệu, có khi là sai tiết tấu, sai lời ca Với mỗi lần học sinh hát, giáo viên cần lắng nghe rồi sửa kịp thời, chính xác để học sinh sửa được và hát đúng. Việc ôn phần hát kết hợp các cách gõ đệm giúp học sinh nắm chắc các cách gõ đệm chắc nhịp phách tiết tấu của một bài hát, một tác phẩm âm nhạc. => Tóm lại, trong tiết ôn tập bài hát tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, điều chỉnh những chỗ hát sai kết hợp thêm một số hoạt động làm cho giờ học sinh động, phong phú, giúp học sinh từng bước hoàn thiện khả năng thể hiện của mình. 2.4.2. Tập gõ đệm: Sau khi các em đã hát được giai điệu và lời ca, việc hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm là một hình thức rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất quan trọng cần phải tận dụng, nó cũng giúp tiết học sinh động hơn, học sinh được vận động nhẹ nhàng. Có 3 cách gõ đệm chúng ta vẫn thường dùng để truyền dạy cho học sinh, ở trường tôi ngay từ lớp 1 các em đã nắm rõ và thực hành rất tốt, đó là: gõ đệm theo nhịp, gõ đệm theo phách, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Để phân biệt và áp dụng 3 cách gõ đệm này, tôi đã giảng cho học sinh một cách đơn giản, dễ hiểu nhất: Gõ đệm theo nhịp là cách gõ đều nhau, gõ vào các chữ được hát nhấn ở mỗi câu hát, khi gõ thì gõ 1 tiếng rồi mở tay ra và các thao tác “gõ mở” cứ đều đặn như vậy cho đến hết bài. Gõ đệm theo phách là cách gõ đều nhau, gõ vào các chữ được hát nhấn cũng như hát bình thường ở mỗi câu hát, khi gõ thì gõ 1 tiếng ở mặt to của thanh phách, 1 tiếng ở cạnh nhỏ của thanh phách. Gõ đệm theo tiết tấu lời ca là cách gõ vào tất cả các chữ có trong bài hát, nghĩa là hát chữ nào thì gõ vào chữ đó. Tuy nhiên với học sinh lớp 1, đòi hỏi người giáo viên không nên “ôm đồm” không nên vội vàng hướng dẫn các con gõ đệm ngay trong tiết học đầu tiên. Khi vào từng bài hát với từng cách gõ đệm tôi làm mẫu rõ ràng để các em nắm được và thực hành đúng. Với mỗi bài hát, trong 1 tiết học khoảng 35 phút, phần ôn kết hợp gõ đệm chiếm khoảng 7 phút đến 10 phút, do vậy tôi đã linh hoạt áp dụng các cách gõ đệm sao cho hiệu quả và học sinh hứng thú nhất. Cũng không thể áp dụng cả 3 cách trong 1 giờ học, và cũng tùy thuộc vào mỗi bài hát, tôi chọn 1 đến 2 cách gõ đệm phù hợp để hướng dẫn học sinh. Việc dùng slide trình chiếu lời ca có đánh dấu chỗ gõ đệm sẽ giúp học sinh định hình được dễ dàng và gõ đúng hơn. Ví dụ 1: Bài Quê hương tươi đẹp- Gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (TTLC ): Hát: Quê hương em biết bao tươi đẹp/ Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây TTLC: * * * * * * * / * * * * * * * Phách: * * * * / * * * * Ở bài này, tôi hướng dẫn các em cách gõ đệm theo TTLC trước, bởi cách này dễ thực hiện, tạo không khí vui tươi, rộn ràng cho tiết học, hơn nữa ở phần dọc lời ca tôi cũng đã hướng dẫn các con đọc theo tiết tấu lời ca. Tuy nhiên, trong khi thực hiện cách gõ đệm này học sinh rất dễ bị cuốn nhịp do vậy giáo viên cần hướng dẫn và giữ nhịp chắc để học sinh gõ đúng. Tôi thường khắc phục tình trạng này bằng cách khi tập gõ đệm từng câu, tôi cho các em gõ đệm và hát không có nhạc đệm, khi đã thuần thục cả bài tôi yêu cầu các em gõ nhỏ, vừa gõ vừa nghe nhạc sau cùng gõ rõ ràng hơn và hát thật đều. Để gõ đệm theo phách, tôi luyện cho các em gõ đều, miệng đếm “1 2 1 2” Đếm: 1 2 1 2 1 2 Gõ: x * x * x * mạnh nhẹ mạnh nhẹ mạnh nhẹ Đếm 1- tay phải gõ lên tay trái ở mặt to của thanh phách Đếm 2- tay phải gõ lên tay trái ở cạnh của thanh phách Sau đó áp dụng vào từng câu hát, ghép đến hết bài. Cứ như vậy, tôi đã giúp các em gõ đệm thuần thục hai cách trên ở bài Múa vui. Ví dụ 2: Bài Lí cây xanh- Gõ đệm theo phách, nhịp: Hát : Cái cây xanh xanh / thì lá cũng xanh.. Phách: * * **/ * * **.. Nhịp : * */ * * Bài Lí cây xanh là bài hát được bắt đầu ở phách nhẹ, muốn học sinh gõ đúng hai cách trên giáo viên cần gợi ý và hướng dẫn kĩ để học sinh thực hiện cho tốt. Khi thực hiện gõ đệm bài này, tôi đưa slide bảng phụ lời ca có đánh dấu chỗ gõ đệm cho học sinh quan sát. Những kí hiệu đánh dấu về phách mạnh, nhẹ đã được tôi hướng dẫn kĩ, nên khi nhìn bảng phụ các em đã nhận ra dễ dàng, thậm chí một số em đã có thể gõ đệm ngay được. Tôi đã hướng dẫn học sinh gõ đệm lần lượt từng cách. Ở cách gõ đệm theo nhip, chú ý nhắc học sinh mở thanh phách ở tiếng “cái”, gõ đệm vào tiếng “cây” - chỉ cần xác định chính xác tiếng đầu học sinh sẽ gõ đệm đúng cả bài. Để gõ đệm theo phách đúng, tôi hướng dẫn học sinh lật cạnh của thanh phách lên sẵn để gõ tiếng đầu là phách nhẹ tiếp đến lật thanh phách trở lại để gõ phách mạnh, cứ như thế gõ đến hết bài. Với từng bước nhỏ như vậy, tôi đã áp dụng vào từng bài cụ thể, học sinh đã hiểu và thực hành bài một cách chủ động, chắc chắn. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập gõ đệm để luyện nhịp điệu và tiết tấu giáo viên không nên áp đặt cách này hay cách khác mà có quyền lựa chọn để dạy cho phù hợp, miễn sao tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong lớp học, học sinh hứng thú học tập. Tuy nhiên trong khi tập gõ đệm học sinh rất dễ bị kích động, gõ to quá hoặc nghịch nhạc cụ gõ, do vậy giáo viên nên qui định thật rõ ràng khi nào được dùng nhạc cụ gõ, khi nào không để tạo thành thói quen cho học sinh. Khi hướng dẫn gõ đệm tôi đã luôn thay đổi hình thức: Lúc thì cả lớp gõ đệm và hát, lúc thì tổ này hát, tổ khác gõ đệm, lúc thì nhóm hát và gõ đệm thậm chí có lúc chỉ yêu cầu các em gõ đệm không hát (hoặc hát thầm)Việc luôn tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh càng chứng tỏ năng lực điều hành lớp học của giáo viên. 2.4.3. Tâp vận đông phụ hoạ ( nội dung này thường diễn ra ở tiết 2): Đối với học sinh tiểu học được vận động chính là thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Khi học sinh đã hát đúng giai điệu và lời ca thì việc hướng dẫn một số động tác vận động phụ hoạ đơn giản sẽ giúp phát triển thể lực cho các em. Để đảm bảo cho tất cả hoc sinh biết vận động và không bỡ ngỡ khi thực hành, ngay từ tiết học đầu tiên hoặc tiết tăng cường tôi trang bị và tập cho các em một số động tác cơ bản, đơn giản như: nhún từng chân, nhún bước sang ngang, từng tay vung lên, hai tay vung lên, động tác hái đào một tay, hái đào hai tay, động tác mõ mời, hai tay vòng ở trên đầu, một số động tác liên kết đơn giản.. Trước mỗi bài hát, tôi nghiên cứu xuất sứ, nội dung, sắc thái để từ đó tìm những động tác vận động phù hợp để hướng dẫn học sinh. Ví dụ: Bài Quê hương tươi đẹp Câu hát 1,2: Quê hương em biết bao tươi đẹp/ Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây. Tay phải đưa rộng ra phía trước mắt nhìn theo tay, chân nhú theo nhịp, rồi đổi bên tay trái/ như giới thiệu với mọi người về cảnh đẹp quê hương mình. Câu hát 3,4: Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về/ Ngàn lời ca vui mừng chào đón, thiết tha tình quê hương. Hai tay đưa cao phía trên rồi mở tay rộng sang hai bên, rồi đưa hai tay vào trước ngực, chân nhú đồng thời theo nhịp. Ví dụ : Bài Đàn gà con- động tác phụ họa tôi đưa ra gợi ý cho các con rất ngộ nghĩnh nên được các con hưởng ứng và tích cực hoạt động, lớp học rất vui. Lời 1: Câu hát1,2: Trông kia đàn gà con lông vàng/ Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn. Tay phải chỉ ra phía trước, người nghiêng sang phải, chân đánh hông nhún theo phách, rồi đổi bên. Câu hát 3,4: Cùng tìm mồi ăn ngon ngon/ Đàn gà con đi lon ton. Thực hiện động tác cúi xuống nhặt thức ăn hai lần tay phải- người nghiêng sang phải, tay chắp hai bên sườn- bàn tay để ra đằng sau như làm cánh gà- chân chạy bước nhỏ tại chỗ. Lời 2: Câu hát 1,2: Thóc vãi rồi nhặt ăn cho nhiều/ Uống nước vào là no căng diều. Người nghiêng sang trái, cúi xuống nhặt thức ăn hai lần tay trái; Cúi người, hai tay vốc nước uống đưa vào miệng rồi xoa bụng giả làm hành động “no quá”, kết hợp chân nhún đánh hông ngoáy tròn thật mạnh . Câu3,4: Rồi cùng nhau ta đi chơi/ Đàn gà con xinh kia ơi. Động tác câu này tôi cho các con như thư giãn sau những “lao động” vất vả- chân nhún nhịp nhàng, tay vỗ theo phách 2 lần rồi đổi bên. Có những bài đơn giản lời ca rõ ràng, dễ hiểu tôi mời học sinh lên thể hiện động tác của mình (Vì tôi đã nhắc các em chuẩn bị ở tiết trước) chỉ cần các em thể hiện một số động tác ứng với một vài câu, tôi không yêu cầu vận động cả bài. Ở trường tôi, học sinh đã chuẩn bị và thể hiện khá tốt phần động tác vận động của mình. Từ đó tôi chọn lựa, ghép các động tác thành bài rồi hướng dẫn các em. Cũng chính từ động tác của học sinh mà tôi đã có rất nhiều gợi ý để hoàn thiện bài dạy của mình. 2.4.4. Tập biểu diễn - Trò chơi âm nhạc: Nhằm khắc sâu hơn bài học và làm cho tiết học thực sự sôi nổi, tôi luôn tổ chức một số trò chơi âm nhạc cho các em. Có thể ở tiết bài hát mới cũng có khi ở tiết ôn bài hát. Chỉ là khoảng thời gian ít ỏi thôi nhưng đem lại cho các em nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn. Với học sinh lớp 2 tôi thường áp dụng một số trò chơi sau: * Hát theo nguyên âm: Hoạt động này giúp các em luyện giai điệu rất tốt. Giáo viên qui định các nguyên âm bằng kí hiệu tay. Khi tổ chức trò chơi giáo viên ra hiệu tay, học sinh hát nguyên âm theo đúng giai điệu bài hát vừa học. Ví dụ: Bài Lí cây xanh: Câu 1: Cái câycũng xanh- hát theo nguyên âm i Câu 2: Chim đậu .líu lo- hát theo nguyên âm a Câu 3: Líu lo...líu lo- hát theo nguyên âm o Với bài hát này tôi có thể đổi các âm với mỗi câu hát khác nhau, tạo cho học sinh sự thích ứng, phản xạ nhanh. * Hát âm tượng thanh và làm động tác cách đánh nhạc cụ: Hoạt động này cũng giúp các em luyện giai điệu thêm vận động nhịp nhàng. Giáo viên nêu một số nhạc cụ mà các em đã biết, qui định âm tượng thanh và động tác sau đó tổ chức cho học sinh thực hành. Ví dụ: Bài Sắp đến tết rồi. Câu 1: Hát tình tính tinh.- hai tay làm động tác đánh đàn ghi- ta. Câu 2: Hát tung tung tung.- hai tay làm động tác đánh trống. Câu 3: Hát tèn ten ten- hai tay làm động tác gõ chiêng. Câu 4: Hát lời ca, chân nhún đều. Ví dụ : Bài Tập tầm vông Câu 1: Hát tiếng kèn – làm động tác thổi kèn. Câu 2: Hát tiếng trống. – làm động tác đánh trống. Câu 3: Hát tiếng đàn ghi ta – làm động tác đánh đàn. Câu 4: Hát lời ca, chân nhún đều, tay đưa ra “đố”. * Tập làm nhạc trưởng: Trò chơi này giúp học sinh thêm mạnh dạn, tự tin, phát huy năng khiếu của mình. Tôi chọn ở các lớp một số em có tố chất, tiếp thu tốt, hướng dẫn các em cách đánh nhịp đơn giản ( chủ yếu là nhịp 2/4) sau đó chỉ huy cho cả lớp hát. Em nào được chọn để chỉ huy tỏ ra đều rất hào hứng và cố gắng thể hiện mình, còn khi lớp hát có bạn chỉ huy học sinh đã rất chú ý và thích thú. * Nghe giai điệu- đoán câu hát; Nghe tiết tấu- đoán bài hát: Trò chơi này góp phần phát triển tai nghe năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh. Tôi thường tổ chức trò chơi này ở tiết ôn tập khi muốn các em nhận ra bài hát đã học hoặc tổ chức ở phần củng cố bài dạy. * Tập biểu diễn- hay trò chơi: Em tập làm ca sĩ hoặc Ca sĩ và những khán giả. Hoàn thiện bài không chỉ là việc hát đúng giai điệu và lời ca mà quan trọng hơn đó là việc các em biết hát có sắc thái biểu cảm, biết thể hiện bài hát trước tập thể một cách tự tin, mạnh dạn. Mặt khác các con được tập mình là những ca sĩ nhí hoặc là những khán giả thanh lịch văn minh, học sinh vô cùng thích thú. Tuỳ từng bài hát với nội dung, giai điệu và tiết tấu riêng tôi đã chọn hình thức biểu diễn hợp lý để hướng dẫn các em như đơn ca, song ca, tốp ca,. Tuy nhiên với học sinh lớp 1, việc biểu diễn không cần phân định rõ như vậy, việc giáo viên cần làm là giúp học sinh thể hiện bài thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng. Tôi thường cho các em biểu diễn theo nhóm, thi đua giữa các tổ đối với những bài hát mang tính chất tập thể như: Tập tầm vông, Quê hương tươi đẹp, Hòa bình cho bé, Tổ chức cho các em đóng nhân vật hát theo vai ở các bài hát diễn tả hoa lá, con vật như: Đàn gà con, Lí cây xanh, Cũng có khi tôi hướng dẫn biểu diễn gồm một nhóm khoảng 5- 10 học sinh hát kết hợp với động tác vận động hoặc gõ đệm ở các bài: Bầu trời xanh, Tìm bạn thân, Mời bạn vui múa ca,. Ở tất cả các hình thức biểu diễn trên, tôi đều yêu cầu học sinh hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ, điều này giúp tôi kiểm tra được khả năng ca hát cũng như sự sáng tạo vận động của các em. Vì thường là biểu diễn theo nhóm nên rất ít khi tôi áp đặt bạn diễn cho học sinh, tôi đã cho các em tự chọn bạn diễn, chính điều này làm cho các em thêm tự tin mạnh dạn, biểu diễn ăn ý hơn. Khi có học sinh biểu diễn chưa đạt tôi không vội vàng sửa ngay mà khéo léo để các em hiểu và tự sửa. Nếu có học sinh chưa mạnh dạn và lúng túng tôi sẽ biểu diễn cùng các em, từ đó đánh giá, tuyên dương, động viên các em. 2.5. Nhận xét, đánh giá: Trong từng tiết dạy, sau mỗi phần thể hiện của học sinh, bao giờ tôi cũng yêu cầu học sinh nhận xét bạn, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. Tôi khen động viên kịp thời những cá nhân học sinh, nhóm hát hay, gõ đệm đúng, vận động đẹp, nhắc nhở khuyến khích những học sinh hát, gõ đệm chưa chính xác, vận động chưa đẹp. Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc trong tiết học, tham gia làm mẫu cho các bạn. Nhằm khích lệ các con phát huy hết những phẩm chất năng lực vốn có của mình. Sau từ hai đến ba bài học trong một tháng học, giáo viên tích hợp phần nhận xét của học sinh cũng như của bản thân để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần chỉ đạo của thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016- BDGĐT Khi thực hiện phần nhận xét, đánh giá tôi luôn lưu ý: - Để học sinh tự nhận xét; câu hỏi gợi ý dễ hiểu, ngắn gọn. Giáo viên không nên chê trách học sinh bằng những từ như không hay, không đẹp mà thay thế bằng những từ như chưa thật chính xác, chưa đẹp bằng, chưa hay bằng,. để không tạo sư tự ti, chán nản cho những em không có năng khiếu. - Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc, có năng khiếu, tích cực tham gia hoạt động học tập . Khen, động viên kịp thời những em tiến bộ không chỉ kiến thức kĩ năng mà ngay cả năng lực cũng như phẩm chất cũng đều đáng chân trọng. Sau mỗi bài học, việc giáo dục tư tưởng, thái độ cho các em rất quan trọng. Tuỳ vào nội dung từng bài hát mà giáo viên nhắc nhở, giáo dục học sinh để các em thấy được ý nghĩa của bài học và tự mình rút ra được những việc cần làm. VD: Bài Bầu trời xanh; Hòa bình cho bé: Các con biết yêu hòa bình, đoàn kết gắn bó yêu thương nhau. Bài Quê hương tươi đẹp: Giáo dục các em biết yêu quí thiên nhiên và quê hương đất nước. Bài Đàn gà con: Giáo dục cho học sinh thái độ yêu quý con vật và chăm chỉ ngoan ngoãn như những chú gà con. Lưu ý: Giáo viên không nên kéo dài phần này, chỉ gợi ý câu hỏi để học sinh thấy được ý nghĩa của bài học bởi đây chỉ là phần nhỏ trong tiết học. => Như vậy, qua các biện pháp tiến hành với các ví dụ cụ thể nêu trên tôi đã dần dần dẫn dắt học sinh tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, làm cho không khí các tiết học hát thêm sôi nổi, sinh động, thu hút được sự yêu thích của các em đối với bộ môn nghệ thuật đầy hấp dẫn này. III. Kết quả thực hiện: Với việc thực hiện các biện pháp nên trên, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh, chất lượng cuối năm cao hơn đầu năm. Sự tiến bộ không chỉ ở quá trình tiếp thu kiến thức mà còn thể hiện ở các hoạt động như văn nghệ, hoạt động tập thể,.Các em đã dần mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trước đám đông, trước tập thể. Bảng số liệu kết quả Lớp Sĩ số Năm 2015- 2016 Đầu năm học/ Cuối năm học Hát hay, vận động tự tin Hát đúng, vận động hạn chế Hát chưa hay, thiếu tự tin 1D 50 4hs(8%)/ 8hs (16%) 36hs(72%)/ 34hs (68%) 10hs(20%)/ 8hs (16%) 1E 52 6hs(10,3%)/ 9hs(17,2%) 40hs(69%)/ 35hs (62%) 12hs(20,7%)/ 8hs (13,8%) 1G 64 5hs(9,3%)/ 9hs (17%) 40hs(74%)/ 38hs (70%) 9hs(16,7%)/ 7hs (13%) Lớp Sĩ số Năm 2016- 2017 Đầu năm học/ Cuối năm học Hát hay, vận động tự tin Hát đúng, vận động hạn chế Hát chưa hay, thiếu tự tin 1D 63 6hs(9%)/ 11hs (18,6%) 44hs(71%)/ 42hs (66%) 13hs(20%)/ 11hs (15,4%) 1E 52 5hs(9,1%)/ 10hs(18%) 41hs(69,7%)/ 38hs (64%) 12hs(21,2%)/ 10hs (18%) 1G 48 5hs(9,8%)/ 7hs (19,6%) 32hs(72,5%)/30hs (66,7%) 11hs(17,7%)/10hs (13,7%) Trên đây là thực tế kết quả đối chứng năm học 2015-2016 và năm học 2016- 2017. PHẦN C: KẾT LUẬN Ngày nay với xu thế phát triển của thời đại, cả xã hội chung tay xây dựng và phát triển nền giáo dục. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, việc tìm tòi sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học là sự phát triển không ngừng và hợp với quy luật thời đại. Và cũng là một trong những mục tiêu nghành giáo dục, nhà trường đề ra nhằm đạt được kết quả tốt đẹp. Bộ môn Âm nhạc cũng từng bước nâng cao hiệu quả một cách rõ rệt. Đạt được những kết quả đó¸ đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin các phần mềm chuyên nghành và đặc biệt là tìm tòi đổi mới phương pháp trong giảng dạy Âm nhạc. Trên đây là “Một vài biện pháp nâng cao chất lượng tiết học hát lớp1” mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện nhằm nâng cao chất lượng các tiết dạy hát- đáp ứng mục tiêu chính của giáo dục âm nhạc lớp 1, góp phần hoàn thiện mục tiêu chung của giáo dục âm nhạc Tiểu học. Bản thân tôi trong quá trình công tác, tôi luôn đặt mục đích hàng đầu làm sao đem đến những học sinh của mình- những thế hệ tương lai của đất nước những gì tốt đẹp nhất mặc dù đó chỉ là những bước đi nhỏ bé, những viên gạch hồng xinh xinh. Là một giáo viên có trình độ chuyên môn về Âm nhạc tôi luôn phải tự nỗ lực trong giảng dạy để không ngừng nâng cao về chuyên môn, phương pháp truyền đạt nội dung kiến thức, cập nhật các phần mềm hỗ trợ. Đây cũng là một mục tiêu tôi luôn đặt ra và theo đuổi. Đạt được những kết quả đó là cả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, đó quả là một thành công đáng khích lệ. Trên đây là một số kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình giảng dạy công tác mà tôi nêu ra trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mục đích trao đổi học hỏi đồng nghiệp. Đó không phải là các bước của một bài học cụ thể mà chỉ là những giải pháp có thể linh hoạt ở các tiết học. Đề tài chắc chắn sẽ còn những chỗ thiếu xót, chưa hoàn thiện. Tôi rất mong có sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp, quí cấp trên để không chỉ riêng tôi mà mỗi giáo viên dạy môn Âm nhạc ngày càng thực hiện tốt chuyên môn và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA Tôi xin cam đoan sáng kiến này tôi không sao BGH NHÀ TRƯỜNG chép dưới bất kì hình thức nào TÀI LIỆU THAM KHẢO Tên tác giả Tên sách Nhà xuất bản Bộ giáo dục và đào tạo Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Nhà xuất bản giáo dục Bộ giáo dục và đào tạo Phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc Nhà xuất bản giáo dục Bộ giáo dục và đào tạo Sách giáo viên Nghệ thuật 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhà xuất bản giáo dục Lê Anh Tuấn Thiết kế bài giảng Lớp 1 Nhà xuất bản Hà Nội Cù Minh Nhật Giúp giáo viên sử dụng đàn phím điện tử Nhà xuất bản Âm nhạc Bộ giáo dục và đào tạo Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Âm nhạc 1” Nhà xuất bản giáo dục MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Phần A: Phần mở đầu 3 2 I.Lý do chọn đề tài 3 3 1. Cơ sở lý luận 3 4 2. Cơ sở thực tiễn 3 5 II. Mục đích nghiên cứu 4 6 III. Đối tượng nghiên cứu 5 7 IV. Phương pháp nghiên cứu 5 8 V. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu 5 9 Phần B: Nội dung đề tài 6 10 I. Những biện pháp để giải quyết vấn đề 6 11 1. Mục tiêu- Nội dung chương trình- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 6 12 1.1. Mục tiêu môn Âm nhạc lớp 1 6 13 1.2. Nội dung chương trình 6 14 1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 7 15 2. Những thuận lợi và khó khăn 7 16 2.1. Thuận lợi 7 17 2.2. Khó khăn 8 18 II. Giải pháp thực hiện 8 19 1. Điều tra phân loại học sinh 8 20 2. Biện pháp thực hiện 9 21 2.1. Xác định mục tiêu bài học 10 22 2.2. Chuẩn bị 11 23 2.2.1. Giáo viên 11 24 2.2.2. Học sinh 11 25 2.3. Các hoạt động dạy và học 12 26 2.4. Các bước tiến hành dạy một bài hát lớp 1 12 27 2.4.1. Học hát 12 28 2.4.2. Tập gõ đệm 22 29 2.4.3. Tập vận động phụ họa 25 30 2.4.4. Tập biểu diễn- Trò chơi âm nhạc 26 31 2.5. Nhận xét- Đánh giá 28 32 III. Kết quả thực hiện 29 33 Phần C: Kết luận 30 34 Tài liệu tham khảo 31
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tiet.doc