Báo cáo biện pháp Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường nói chung và cho bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp các em hứng thú, say mê trong mỗi tiết học. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đang là phương pháp dạy học phổ biến, áp dụng trong các trường học và được cụ thể trong mỗi giờ học. Trong mỗi tiết học giáo viên chỉ là người gợi mở, nêu vấn đề giúp học sinh tự mình tìm ra được những kiến thức mới. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh tự chiếm lĩnh lấy tri thức. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện để xây dựng đất nước. Vì vậy mục tiêu của giáo dục Tiểu học là phải đào tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ kiến thức về tự nhiên, xã hội. Chính vì lẽ đó mà môn Tự nhiên và Xã hội được đưa vào chương trình học Tiểu học ngay từ lớp đầu cấp cùng với các môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, .

Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp 1 mới từ mầm non lên, các em có sự thay đổi rất lớn về mặt tâm sinh lý. Khi ở mầm non các em chơi là chính nhưng khi bước chân vào lớp 1 các em được học nhiều môn mới, trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội. Biết bao kiến thức mới lạ, biết bao điều hay và lý thú mở ra trước mắt các em . Vậy làm thế nào để các em nhớ và khắc sâu những bài học? Làm thế nào để mỗi tiết học Tự nhiên và Xã hội đều hay, hấp dẫn và hứng thú đối với học sinh, đạt hiệu quả cao nhất khi mà nhận thức của các em còn hạn chế, sự tập trung còn yếu, trí tưởng tượng chưa phát triển. Điều đó làm tôi luôn phải tự băn khoăn và suy nghĩ.

 

doc 16 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 7240
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Báo cáo biện pháp Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
ương pháp dạy học của mình sao cho:
Học sinh được tham gia tích cực vào các hoạt động.
Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học.
2. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh. Các em tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú của quá trình chơi, làm cho không khí lớp học được thoải mái dễ chịu hơn.
Trò chơi giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy thông qua hoạt động vui chơi. Nó rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn.
Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi các em biết tự kiềm chế, được tham gia học tập tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp dạy học.
Trong các tiết Tự nhiên và Xã hội, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng.
II –THỪC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TỪ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HOC KHƯƠNG ĐÌNH
Trong những năm gần đây, để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc gây hứng thú học tập bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào những họat động bổ ích và lý thú, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi các em là rất cần thiết, góp ích cho các em rất nhiều trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Nắm được đặc điểm tâm sinh lí đó của học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành tập sách: “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2, 3” phục vụ cho việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2. Tuy nhiên có một số bài chưa có trò chơi hoặc nhiều trò chơi dành cho cả học sinh lớp 1 và lớp 2, 3. Nếu cho học sinh lớp 1 chơi rồi khi lên lớp 2, 3 giáo viên lại chọn cho học sinh chơi thì dẫn đến sự nhàm chán, không thích thú. Mặt khác một số trò chơi đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự đầu tư, chuẩn bị nhiều, phải vẽ cả tranh ảnh mà không phải ai cũng vẽ được các tranh đó. Đặc biệt với giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Khương Đình thì 4 trên 6 đồng chí là đang nuôi con nhỏ, ít có thời gian để chuẩn bị nhiều đồ dùng công phu nên nhiều giáo viên ngại không muốn sử dụng các trò chơi đó trong giờ học, dẫn đến kết quả giờ dạy chưa cao, học sinh chưa hứng thú với môn học.
Một số giáo viên còn coi nhẹ tiết học môn Tự nhiên và Xã hội, chỉ chú trọng vào môn Toán, Tiếng việt.
Với thực trạng này, tôi đã tìm tòi và thiết kế các trò chơi học tập vận dụng cho một số tiết học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 rất dễ dàng, không mất nhiều thời gian chuẩn bị, tốn ít kinh phí, sử dụng được nhiều lần, phù hợp với học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Khương Đình. Từ đó, giáo viên giúp các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao nhất.
III- MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
1. NGUYÊN TẮC ĐỂ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI
Để tiết học đạt kết quả cao thì việc đưa trò chơi vào giờ học là vô cùng quan trọng. Để các em chơi mà học là điều không dễ dàng. Muốn vậy khi thiết kế trò chơi, người giáo viên phải nắm vững và thực hiện các nguyên tắc sau:
- Trước hết trò chơi đó phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức cho các em
- Trò chơi phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh
- Trò chơi phải thể hiện mục đích rõ ràng về kiến thức của bài học, đảm bảo ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng hoặc ứng dụng một đơn vị kiến thức cụ thể.
- Trò chơi phải kích thích sự hứng thú của học sinh trong giờ học
- Phương tiện trò chơi phải đơn giản dễ làm
- Hệ thống trò chơi trong các giờ học phải thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia. Tránh chỉ thiết kế trò chơi cho học sinh khá giỏi
- Trò chơi phải chơi được ở nhiều địa điểm thích hợp.
2. HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI
- Trò chơi 1: Ai nhanh - Ai đúng
- Trò chơi 2: Tập thể dục
- Trò chơi 3: Đi tìm tia nắng ấm
- Trò chơi 4: Hướng dẫn viên du lịch
- Trò chơi 5: Gọi đủ ba thứ cùng lọai rau, củ, quả
- Trò chơi 6: Đố bạn rau gì?
- Trò chơi 7: Đoán hoa
- Trò chơi 8: Thi ghép các bộ phận của cá
- Trò chơi 9: Thi nối nhanh và đúng
- Trò chơi 10: Đố vui
- Trò chơi 11: Trời nắng, trời mưa, trời rét, trời nóng
3. CÁCH TIẾN HÀNH MỘT TRÒ CHƠI
Để trò chơi trong trong giờ dạy Tự nhiên và Xã hội đạt kết quả cao nhất thì khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng; phải lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của lớp mình... Hơn nữa cách tổ chức chơi sao cho đạt được hiệu quả cũng không kém phần quan trọng. Sau đây là các bước chuẩn bị và tiến hành tổ chức một trò chơi:
Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị nội dung trò chơi, dụng cụ cần thiết phục vụ trò chơi
- Chuẩn bị đáp án cho trò chơi
- Phần thưởng cho học sinh
Tiến hành
Giáo viên giới thiệu tên trò chơi
Phổ biến luật chơi ( hướng dẫn cách chơi)
Chọn đội chơi
Giới hạn thời gian chơi
Cho học sinh chơi thử
Tiến hành chơi thật
Nhận xét kết quả của trò chơi (có thể “thưởng” hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua), nhận xét thái độ của người được tham gia chơi và rút kinh nghiệm.
Kết thúc trò chơi: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được gì qua trò chơi hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi
4. CÁCH TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
4.1. Các trò chơi dạy phần: Con người và sức khỏe
Trò chơi 1: Ai nhanh - Ai đúng
( Áp dụng cho bài 1: Cơ thể chúng ta
Hoặc bài 10: ôn tập con người và sức khỏe)
Mục đích:
Kể tên các bộ phận chính của cơ thể
Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay
Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
Chuẩn bị:
Tranh vẽ các bộ phận chính của cơ thể như SGK (nếu có)
Đồng hồ
Một cái còi
Thời điểm chơi:
Bài 1: Cuối tiết học để củng cố các bộ phận bên ngoài của cơ thể người.
Bài 10: Hoạt động 1
Cách chơi:
Giáo viên làm trọng tài bấm thời gian (khoảng 1 phút)
1 học sinh lên nói các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ hoặc cơ thể của học sinh
Các học sinh khác đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ có đúng vị trí các bộ phận đó không
Tiếp theo học sinh khác lên làm tương tự trên
Kết thúc cuộc chơi, bạn nào kể được nhiều nhất và đúng là thắng cuộc
Giáo viên chốt nhận xét và khen thưởng
❖ Trò chơi 2: Tập thể dục
(Áp dụng cho bài 1 và để giải lao giữa các tiết học)
Mục đích:
Gây hứng thú rèn luyện thân thể
 Rèn thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
 Biết một số cử động của đầu và cổ, chân, tay
 Chuẩn bị:
 Bài hát “Tập thể dục”
 Đài, băng nhạc (nếu có)
 Thời điểm chơi: Hoạt động 3 của bài 1
 Cách chơi:
 Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài hát
“Cúi mãi mỏi lưng 
Viết mãi mỏi tay 
Thể dục thế này 
Là hết mệt mỏi.”
Bước 2: Giáo viên làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát, học sinh làm theo.
(Khi hát “Cúi mãi mỏi lưng” giáo viên làm động tác cúi gập người rồi đứng thẳng lưng dậy. Khi hát “Viết mãi mỏi tay” giáo viên làm động tác tay, bàn tay, ngón tay. Khi hát “Thể dục thế này” giáo viên làm động tác nghiêng người sang trái, nghiêng người sang phải. Khi hát “Là hết mệt mỏi” giáo viên làm động tác đưa chân trái, đưa chân phải.)
Bước 3: Giáo viên gọi 1 học sinh đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục để cả lớp nhìn theo và cùng làm. Cả lớp vừa tập vừa hát
(Lưu ý: Nhắc nhở học sinh tập thường xuyên hàng ngày để cơ thể phát triển tốt.)
- Bước 4: Cho học sinh thi tập -> nhận xét tặng thưởng (có thể dùng mẫu huy chương vàng sau in ra bìa màu để thưởng)
Tặng thưởng
Người tập thể dục đẹp nhất
4.2. Các trò chơi dạy phần: Xã hội 
❖ Trò chơi 1: Đi tìm tia nắng ấm
(Áp dụng cho bài 16: Hoạt động ở lớp)
Mục đích
 Giúp học sinh nắm được các hoạt động của lớp
Chuẩn bị:
 2 hình mặt trời bằng bìa màu hoặc giấy đề can 
+ 1 hình ghi: Hoạt động trong lớp học
+ 1 hình ghi: Hoạt động ở sân trường
Các tia nắng bằng bìa màu, nhỏ có ghi tên các hoạt động diễn ra trong lớp học, ngoài lớp học như: học vẽ, học toán, thể dục, chào cờ, học hát,....
Thời điểm chơi: Cuối tiết học để củng cố bài
Cách chơi: Khoảng 10 học sinh chia thành hai đội.
+ Đội 1: Mỗi học sinh phải tìm đúng các tia nắng có ghi tên các hoạt động ở lớp dán vào ông mặt trời “Hoạt động ở trong lớp học”.
+ Đội 2: Mỗi học sinh phải tìm đúng các tia nắng ghi tên các hoạt đông ở sân trường dán vào ông mặt trời “Hoạt động ở sân trường”
Đội nào tìm đúng và nhanh đội đó thắng cuộc. Ví dụ:
Học hát
Học toán
Xem máy chiếu
Hoạt động trong lớp
Học vẽ
Sinh hoạt sao
Học tiếng Anh
Nhận xét cuộc chơi, phát thưởng
❖ Trò chơi 2: Hướng dẫn viên du lịch
(Áp dụng cho bài 21- ôn tập : Xã hội)
Mục đích:
Hệ thống hóa các kiến thức đã học về xã hội
Kể với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh của mình
Yêu quí gia đình, lớp học và nơi các em sinh sống
 Cách chơi:
Chủ đề gợi ý:
+ Mời các bạn đến thăm gia đình tôi 
+ Mời các bạn đến thăm vườn bách thú Hà Nội 
+ Mời các bạn đến thăm Đền Gióng của quê tôi 
+ Mời các bạn đến thăm trường Tiểu học Khương Đình của chúng tôi
Giáo viên chia lớp thành 1 số nhóm (theo tổ)
Các nhóm lựa chọn 1 trong các chủ đề trên
Các nhóm có thể được chuẩn bị trước ở nhà (việc chuẩn bị bao gồm cả sưu tầm tranh ảnh)
Các nhóm lắng nghe, giáo viên khuyến khích các nhóm đưa ra câu hỏi
Nhóm thắng cuộc là nhóm giới thiệu đầy đủ, lưu loát hấp dẫn về chủ đề của nhóm, có tranh phù hợp và đưa ra được nhiều câu hỏi để hỏi các nhóm khác
4.3. Các trò chơi dạy phần: Tự nhiên 
❖ Trò chơi 1: Gọi đủ ba thứ cùng loại rau, củ, quả
(Áp dụng cho bài 22: Cây rau)
 Mục đích:
Giúp học sinh nhận biết, làm quen tên của 1 số loại cây, củ, quả cùng loại và biết lợi ích của các loại rau đó đối với sức khỏe.
 Chuẩn bị: Phần thưởng
 Thời điểm chơi: Cuối hoạt động 1
 Cách chơi:
Khi cô nói đến tên 1 loại rau, củ, quả gì thì học sinh nói nhanh 2 thứ cùng loại đó. Ai không kể đủ tên 2 thứ hoặc kể sai tên coi như thua cuộc.
Ví dụ: Cô nói: “rau ăn lá” thì học sinh phải trả lời: bắp cải, xà lách “rau ăn củ” thì học sinh phải trả lời: cà rốt, củ cải
Kết thúc trò chơi: Có thể hỏi học sinh ích lợi của việc ăn rau
Cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, đánh giá hoặc phát thưởng
Trò chơi 2: Đố bạn rau gì?
(Áp dụng cho bài 22: Cây rau)
Mục đích:
Giúp học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã được học
Chuẩn bị:
Các loại cây rau có ở địa phương
Khăn sạch để bịt mắt
Thời điểm chơi: Cuối tiết học để củng cố về nhận biết các loại rau
Cách chơi:
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt
Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp
Giáo viên đưa cho mỗi em một cây rau và yêu cầu các em đoán xem đó là rau gì
Học sinh dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, rồi đoán xem đó là rau gì. Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc.
Nhận xét cuộc chơi
Trò chơi 3: Đoán hoa
(Áp dụng cho bài 23: Cây hoa)
Mục đích:
Giúp học sinh củng cố hiểu biết về cây hoa
Chuẩn bị:
Các loại hoa: hoa hồng, cúc, thuỷ tiên, lay ơn, thược dược, đồng tiền, hoa bưởi, hoa nhài...
Khăn sạch để bịt mắt
Thời điểm chơi: Cuối tiết học
Cách chơi:
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt
Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp
Giáo viên đưa cho mỗi em một bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì ?
Học sinh dùng tay để sờ và dùng mũi để ngửi đoán xem đó là hoa gì? Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc.
Nhận xét cuộc chơi, phát thưởng
❖ Trò chơi 4: Thi ghép các bộ phận của cá
(Áp dụng cho bài 25: Con cá )
Mục đích:
Giúp học sinh nắm được cá có các bộ phận gì?
Nói được tên các bộ phận bên ngoài của cá
Nhớ được vị trí các bộ phận bên ngoài của cá
Chuẩn bị
Hai con cá vẽ đơn giản bằng bìa rồi cắt rời các bộ phận của cá như đầu, mình, đuôi, vây lưng, vây bụng
2 tờ giấy trắng khổ A3
Bút màu, hồ dán
Phần thưởng
Thời điểm chơi: Cuối tiết học
Cách chơi:
Giáo viên chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em. Giáo viên phát cho mỗi đội tranh các bộ phận của một con cá cùng với bút màu, hồ dán, giấy A3
Cả lớp hát một bài hát còn 2 đội chơi thi xếp các bộ phận bên ngoài của con cá cho đúng thành một con cá. Sau đó các em dán vào tờ giấy trắng. Dán xong, các em có thể dùng bút màu vẽ trang trí xung quanh . Khi bài hát kết thúc đội nào làm xong trước và trang trí đẹp là thắng cuộc.
Học sinh ở dưới theo dõi và nhận xét 2 đội chơi về hình dáng con cá có đúng không, trang trí thêm có đẹp không.
Giáo viên nhận xét và phát thưởng
❖ Trò chơi 5 : Thi nối nhanh và đúng
(Áp dụng cho bài 26: Con gà)
Mục đích:
Giúp học sinh được rèn tư duy nhanh, đúng
Củng cố về các bộ phận bên ngoài của con gà
Chuẩn bị: Tranh vẽ con gà, các miếng bìa ghi tên các bộ phận bên ngoài của con gà như hình sau:
Cánh
Mỏ
Đuôi
Mình
Chân
Đầu
Thời điểm chơi: Cuối tiết học
Cách chơi:
 Giáo viên gắn tranh con gà cùng với các tấm bìa lên bảng như hình trên.
Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên chơi nối tiếp sức (mỗi học sinh nối một tấm bìa có ghi tên bộ phận của con gà với một bộ phận trên hình ảnh của con gà, nối xong trở về chỗ thì học sinh tiếp theo mới được chạy lên nối tiếp). Đội nào nối nhanh và đúng là thắng cuộc.
 Nhận xét cuộc chơi, phát thưởng
Trò chơi 6: Đố vui
(Áp dụng cho bài 29: Nhận biết cây cối và con vật)
Mục đích:
Giúp học sinh được rèn luyện tư duy, trả lời nhanh
Giúp học sinh nhớ được nhanh đặc điểm của các loại cây, con vật, hoa quả, lương thực...
Giúp học sinh nắm và tiếp thu bài tốt
Chuẩn bị:
Các bài thơ, câu đố về các loại cây hoa, rau, con vật. Phần thưởng
Cách chơi:
Giáo viên đọc câu đố -> học sinh trả lời. Sau đó có thể yêu cầu mỗi học sinh tự mình đặt câu đố và gọi các bạn trả lời. Các học sinh trả lời nhanh và đúng có thể thưởng bằng 1 số đồ vật như: bút chì, thước kẻ, vở, tranh ảnh, vỗ tay...
* Một số câu đố, bài thơ hay (tham khảo)
Con gì có vảy có đuôi
Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ
Mẹ thường đem rán đem kho
Ăn vào mau lớn, giúp cho khỏe người?
(Con cá)
Bộ lông sặc sỡ mượt mà
Trên đầu mào đỏ như là hoa tươi
Sáng tinh mơ gáy vang trời
Đánh thức mọi người “Hãy dậy đi thôi!”
(Con gà trống)
Con gì cục tác cục te
Đẻ ra quả trứng nó khoe trứng tròn
Ấp rồi trứng nở thành con
Ăn thóc béo tròn nó lại cục te
(Con gà mái)
Ngủ tránh phải nó
Kẻo bị đốt đau
Người người bảo nhau
Nằm màn để tránh
Là con gì?
(Là con muỗi)
Cá gì không vảy bẹt đầu
Ngạnh thì nhọn hoắt mà râu rất mềm
Ao hồ nước lặng sóng êm
Bùn sâu thỏa thích ngày đêm chui luồn ?
(Cá trê)
Con gì cô Tấm quí yêu
Cơm vàng cơm bạc sớm chiều cho ăn?
(Con cá bống)
Cây gì lá cuộn vòng quanh
Lá ngoài thì xanh, lá trong thì trắng ?
(Cây bắp cải)
Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh dài thường nở muộn màng vào thu ?
(Hoa cúc vàng)
Hoa màu nhung đỏ
Cánh tròn xinh xinh
Gió thổi rung rinh
Hương thơm ngan ngát
Là hoa gì ?
(Hoa hồng nhung)
Tên mua được nhiều thứ
Mà lại là loài hoa
Nép trong đám cỏ lòa xòa
Cuống dài không lá, hoa mà chẳng thơm
Là hoa gì ?
(Hoa đồng tiền)
Hoa đào ngoài Bắc
Hoa gì trong Nam
Cánh nhỏ màu vàng
Cùng vui đón Tết ?
(Hoa mai)
❖ Trò chơi 7: Trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời rét
(Áp dụng cho bài: 30, 33,34)
Mục đích:
Giúp học sinh nhớ và nhận biết được những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa, trời nóng , trời rét
Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa, trời nóng, trời rét
Chuẩn bị:
1 số tấm bìa có viết tên các đồ dùng như: áo mưa, mũ, nón, quần áo, khăn, ô, giầy, tất, găng tay	
Cách chơi:
Mỗi tổ cử đại diện 2 bạn lên chơi. Một học sinh được cử làm người hô. Khi bạn hô “trời rét” các bạn tham gia chơi sẽ nhanh chóng cầm tấm bìa có vẽ hoặc viết tên trang phục và các đồ dùng phù hợp trời rét. Tương tự với trời mưa, trời nóng, trời nắng. Nếu cầm sai là thua cuộc
Nhận xét phát thưởng
-> Kết thúc trò chơi cho học sinh thảo luận: Tại sao chúng ta cần ăn mặc phù hợp với thời tiết lúc nóng, lúc rét?
Các tấm bìa có thể như sau:
Mũ đội đầu
Áo choàng
Khăn quàng cổ
Giày đi mưa
Áo mưa
Nón
Ô
Áo len
Áo khoác
Găng tay
IV - KẾT QUẢ
Qua gần một năm thử nghiệm áp dụng các trò chơi học tập vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp của tôi đã theo dõi và nhận thấy sự hứng thú học tập cũng như kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội của các em tăng lên rõ rệt so với năm 2016 - 2017 (khi chưa thường xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội). Bởi trong quá trình “Học mà chơi - Chơi mà học”, các em hoạt động rất tích cực, chủ động nắm bắt nội dung, yêu cầu bài học chứ không "học vẹt”. Qua chơi, các em được củng cố, khắc sâu hơn kiến thức của bài; từ đó giúp các em nhớ lâu nội dung bài học. Ngoài ra, các em được rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, biết tự kìm chế bản thân, tinh thần đồng đội, đoàn kết... làm cho giờ học trở nên hứng thú, nhẹ nhàng, phù hợp với tâm lí của các em, mang lại chất lượng học tập cao. Vì vậy các em rất thích học các tiết Tự nhiên và Xã hội. Sau đây là bảng khảo sát sự hứng thú học tập và thống kê chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội của các em học sinh. 
Bảng: Khảo sát sự hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1 do tôi phụ trách
Thời gian
Tổng số học sinh
Rất thích học
Thích học
Không thích học
Không trả lời
Năm
2017-2018
56
38
67,9%
15
 26,8%
2
3,6%
1
1,7%
Kì 1 năm
2018- 2019
68
52
76,5%
15
22,1%
0
0%
1
1,4%
Bảng: Thống kê chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1 do tôi phụ trách
Thời gian
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Năm
2017-2018
56
38
67,9%
18
32,1%
0
Kì 1 năm
2018- 2019
68
52
76,5%
16
23,5%
0
V- BÀI HOC KINH NGHIÊM
Sau khi thiết kế và áp dụng tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội của lớp 1, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm bước đầu, đó là:
Giáo viên cần nắm chắc mục đích, yêu cầu của bài học để thiết kế và tổ chức trò chơi phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Mỗi trò chơi phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu bài học; phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh; phải tổ chức sao cho nhiều học sinh đều được tham gia; không để thời gian chơi kéo dài quá, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú; luôn quan tâm, khích lệ, động viên tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ lúng túng khi chơi.
Các trò chơi học tập phần lớn được xem như là một thủ thuật, biện pháp để củng cố, khắc sâu kiến thức. Trò chơi có thể tổ chức được ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn trong tiết học.
Phương tiện làm trò chơi phải đơn giản, dễ làm, có thể sử dụng được nhiều lần.
C - KẾT LUẬN 
Trò chơi đã gây hứng thú và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Riêng đối với môn Tự nhiên và Xã hội, các trò chơi đều hướng vào việc phát triển trí tuệ cho học sinh. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn.
Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, trẻ em phát huy được tính tự lập, sự nhanh trí, sáng tạo, biết kìm chế, được tham gia hoạt động học tập tích cực... và cả tinh thần tập thể cao. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
Trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra một số trò chơi để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Đây là những trò chơi không chỉ áp dụng được trong nhiều tiết Tự nhiên và xã hội mà còn sử dụng được trong nhiều tiết học khác. Ngoài ra các em có thể chơi các trò chơi này trong các giờ nghỉ giải lao giữa tiết học, giờ ra chơi...
Đổi mới phương pháp dạy học chính là điều mà mỗi giáo viên chúng ta cần quan tâm lưu ý để thực hiện. Tiết học có hay, có hiệu quả thì mới tạo hứng thú học tập cho các em, để các em luôn thấy rằng: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mỗi ngày đến trường, em lại được học nhiều điều hay”.
Xin chân thành cảm ơn !
D - Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
I. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_trong_day.doc