Báo cáo biện pháp Tổ chức trò chơi trong phân môn luyện từ và câu Lớp 2
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới
hiện nay.
Tuy nhiên qua những lần hội giảng ở trường, bản thân tôi nhận thấy các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học Luyện từ và câu còn đơn điệu. Một số giáo viên tổ chức dạy theo vở bài tập từ đầu đến cuối. Tức là hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập ở vở theo trình tự và hình thức như nhau (chủ yếu là làm việc cá nhân) khiến cho tiết học trở nên nhàm chán không cuốn hút, học sinh tiếp thu không hiệu quả và các em học sinh chưa tích cực trong việc học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Tổ chức trò chơi trong phân môn luyện từ và câu Lớp 2
ở tuần 6 (T52); tuần 11(T90) – sách giáo khoa TV 2 tập 1. - Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ) - Băng dính hoặc hồ dán. C. Cách tiến hành: - Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ số lượng đồ vật ( tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất. - Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số lượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút). - Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo viên hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc xác nhận kết quả của từng nhóm. - Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng). * Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 3 tiết Luyện từ và câu tuần 6- T52; bài tập 1 tiết Luyện từ và câu tuần 11- T 90. D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em rèn khả năng quan sát, nhanh tay nhanh mắt, đồng thời cũng giúp cho các em mở rộng thêm vốn từ của mỉnh. 5. Trò chơi: Thi ghép tiếng thành từ A. Mục đích: - Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng. - Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: - Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu tuần 12 ( sách giáo khoa TV 2 tập 1- T99) giáo viên làm các bộ quân bài ghi tiếng ( đủ cho số nhóm học sinh tham gia thi); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm. Mỗi bộ gồm 24 quân ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6 quân); kính (3 quân). - Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng). C. Cách tiến hành: - Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh), cử nhóm trưởng điều hành và vào ban giám khảo. VD: Có 4 bộ quân bài - lập 4 nhóm thi - cử 4 nhóm trưởng tham gia vào ban giám khảo cùng với giáo viên . - Giáo viên nêu yêu cầu: - Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2 tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ). - Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (giáo viên cùng các nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm (cứ xếp được 1 từ đúng, được 1 điểm). - Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu'' cho các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung bộ bài đã chuẩn bị (mục B) như sau: - Ghép đúng, đủ 10 từ (mỗi từ có 2 tiếng) VD: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, yêu quý, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến. - Ghép đúng mỗi từ được 1 điểm; đúng cả 10 từ được 10 điểm. - Dựa vào điểm số, ban giám ‘khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải nhất, nhì, ba). D. Hiệu quả: Sau trò chơi, học sinh đã mở rộng được vốn từ nói về tình cảm giữa bạn bè và người thân trong gia đình để chuẩn bị cho phân môn Tập làm văn. 6. Trò chơi: Đoán từ A. Mục đích: - Rèn kỹ năng đoán nhanh 1 từ khi biết nghĩa hoặc một số dấu hiệu hình thức của từ đó. - Củng cố về nghĩa của từ và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh . B. Chuẩn bị: - Một số câu đố về từ, ghi sẵn vào các phiếu. VD: - Viên màu trắng dùng để viết lên bảng (Là gì?) - Có sắc để uống hoặc tiêm Thay sắc bằng nặng là em nhớ bài (Là từ gì?) - Nơi em đến học hàng ngày (Là gì?) - Còn sắc thì để nấu canh Đến khi mất sắc theo anh học trò. (Là từ gì?) - Bóng gì treo ở trên cao Đem bao ánh sáng tràn vào phòng em. (Là gì?) - Mỗi phiếu ghi 1 câu đó, theo thứ tự 1, 2, 3 làm các bộ phiếu giống nhau đủ cho số nhóm chơi (mỗi lần chơi chỉ nên 5 phiếu/1 nhóm x 4 nhóm). - Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn kết quả các từ (ghi theo số thứ tự trong phiếu câu đố). - Mỗi nhóm có đủ giấy bút để ghi kết quả. - Giáo viên cùng 2; 3 học sinh (không tham gia chơi) làm trọng tài, ghi điểm của 1 nhóm tham gia chơi. C. Cách tiến hành: - Giáo viên lập 4 nhóm chơi (mỗi nhóm 4; 5 học sinh) nêu yêu cầu: - Sau khi nhận 1 bộ phiếu ghi các câu đố về từ, các nhóm thảo luận với nhau để giải câu đố, tìm từ và ghi kết quả vào tờ giấy của nhóm (nhớ ghi từ theo đúng số thứ tự trên phiếu) - Hết 3 phút, các nhóm dừng lại, lần lượt đọc kết quả để tổ trọng tài đánh giá, cho điểm (mỗi từ tìm đúng được 2 điểm). - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu và phát lệnh ''bắt đầu'' để các nhóm bắt đầu chơi. Hết thời gian quy định, tổ trọng tài bắt đầu đánh giá kết quả của từng nhóm bằng cách: - Dán tờ giấy khổ to (hoặc đưa bảng phụ) ghi kết quả giải đáp các từ theo đúng thứ tự ghi trên từng phiếu câu đố. - Lần lượt đọc và đối chiếu kết quả của từng nhóm với giải đáp từ đã ghi trên bảng (giấy); cho điểm theo quy định. - So sánh điểm số của các nhóm để xếp loại nhất nhì D. Hiệu quả: Trò chơi đã giúp học sinh nắm rõ hơn về nghĩa của từ qua các câu đố về một số đặc điểm, hình thức của từ đó; tạo cho các em sự thích thú, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu khi tham gia giải đố. 7. Trò chơi: Xếp từ theo nhóm A. Mục đích: - Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật mà từ gọi tên. - Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng. B. Chuẩn bị: - Làm các thẻ quân bài trên mỗi thẻ ghi một từ cần phân nhóm. VD: Chia các từ sau thành 2 nhóm: +Ngô, khoai, bắp cải, bí. + Ngô, lúa, su su, sắn, mướp. - Số lượng người chơi là 2 nhóm chơi; mỗi người chơi đều có bút để đánh dấu. C. Cách tiến hành: - Giáo viên phát cho mỗi người (nhóm) chơi một bộ bài hoặc một bảng từ, nêu luật chơi. VD: Dựa vào những đặc điểm của các loại cây được gọi tên trong bộ bài (bảng từ) hãy sắp xếp các từ trong bộ bài thành 2 nhóm - Mỗi người (nhóm) chơi cầm bảng từ hoặc bày các quân bài ra, đọc một lượt các từ rồi dựa đặc điểm giống nhau của sự vật, hành động (cũng là nghĩa của từ ghi trong bảng hoặc trong các quân bài); Xếp các quân bài theo các nhóm hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1; 2). - Hết thời gian quy định (khoảng 3 phút) cá nhân (nhóm) nào phân loại được đúng và nhanh sẽ được tính điểm và được khen thưởng (mỗi từ phân loại đúng được tính 1 điểm). *Chú ý:Trò chơi áp dụng cho các tiết luyện từ và câu sách giáo khoa TV 2 tập 2. - Tuần 23 T45 (bài tập 1).Tuần 26 T73 (bài tập 1). D. Hiệu quả: Sau trò chơi, học sinh phân biệt được nghĩa của các từ theo chủ điểm. Học sinh phát huy được sự nhanh nhẹn, vận dụng được vốn kiến thức có sẵn của mình để tiếp thu kiến thức mới. 8. Trò chơi: Ai đúng ai sai A. Mục đích: - Rèn kĩ năng dùng từ đúng, nhận biết được kết hợp từ (từ chỉ người, chỉ sự vật với từ chỉ hoạt động) cho kiểu câu: Ai làm gì? - Luyện phản ứng nhanh, nhạy, tập vận động. B. Chuẩn bị: - Chuẩn bị một số kết hợp từ (từ chỉ người, sự vật với từ chỉ hoạt động hoặc cụm từ có từ chỉ hoạt động) VD: Chim bay, người chạy, chim hót, gà gáy, trâu cày ruộng, bác thợ rèn quai búa, học sinh đọc sách trong đó có cả những kết hợp từ sai. VD: Bò bay, người hót, vịt gáy C. Cách tiến hành: - Học sinh chia làm 2 nhóm (A; B) đứng trong lớp hoặc ở sân chơi theo từng cặp (1 người nhóm A, 1 người nhóm B). Người ở mỗi nhóm thay nhau "xướng" trò. VD: Người nhóm A hô “kết hợp từ”; người cùng cặp ở nhóm B sẽ thực hiện hành động mô phỏng hoặc đứng im, nếu làm đúng thì vẫn được đứng ở hàng, nếu làm sai sẽ phải nhảy lò cò một vòng và ra khỏi hàng. Tiếp tục chơi cặp thứ 2, người ở nhóm B sẽ "xướng" (hô lên một kết hợp từ), người cùng cặp ở nhóm A "hoạ" (thực hiện 1 hành động mô tả động tác tương ứng).Kết thúc, nhóm nào có ít người bị đứng ra khỏi hàng hơn sẽ thắng. D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em hứng thú, vận dụng vốn kiến thức sẵn có của mình để đánh giá sự kết hợp từ trong trò chơi là đúng hay sai và hiểu không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp với từ chỉ hoạt động (VD: bò bay, người hót, vịt gáy,...) 9. Trò chơi: Ai tài so sánh A. Mục đích: - Luyện sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng. - Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng, liên tưởng cho học sinh. B. Chuẩn bị: - Một số mẫu so sánh kiểu: nhanh như cắt, đẹp như tiên, hót như khướu, C. Cách tiến hành: - Nhóm người chơi không hạn chế số lượng, đứng tại chỗ trong lớp hoặc đứng vòng tròn ngoài sân chơi. - Giáo viên hô lên 1 từ (VD: Nhanh) và giơ tay chỉ định người chơi. - Học sinh được chỉ định nêu được so sánh đúng (VD: nhanh như cắt, nhanh như chớp, nhanh như tên bắn,) thì đứng yên. Nếu không nói được hoặc nói sai, giáo viên sẽ hô "nhảy", người đó sẽ phải nhảy tại chỗ 3 lần hoặc nhảy lò cò 1 đoạn. - Tiếp tục chơi, giáo viên có thể hô lại từ đó (nếu còn cách so sánh nữa) hoặc hô từ khác và chỉ định người thứ 2 chơi.KÕt thóc, nhãm nµo cã Ýt ngêi bÞ ®øng ra khái hµng h¬n sÏ th¾ng. D. Hiệu quả: Qua trò chơi, các em học sinh rèn luyện được khả năng phản ứng nhanh, óc liên tưởng và so sánh giúp các em học tốt hơn cả ở phân môn Tập làm văn. 10. Trò chơi: Đặt câu theo tranh A. Mục đích: - Luyện cho học sinh biết dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh. - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: - Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã được phóng to (theo sách giáo khoa TV 2). - Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng; bút dạ để viết câu lên băng giấy. - Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm 3; 4 người). C. Cách tiến hành: - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu cầu viết lên bảng lớp) và hướng dẫn cách chơi. - Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát. - Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp). - Hết thời gian chơi (khoảng 5 – 7 phút) giáo viên cùng các nhóm đánh giá và nhận xét từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lượng câu đặt đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh nhiều nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. VD: Trò chơi có thể áp dụng cho bài 3; Tiết LTVC tuần 1(TV2 tập 1- tr9). - Bài tập 3 – tiết LTVC tuần 30 TV2 tập 2 T104. D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em học sinh củng cố được kĩ năng đặt và viết câu. Đặc biệt là đầu năm học, khi các em mới được làm quen với từ và câu. Đây là một trong những trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 11. Trò chơi: Thi đặt câu với từ cho trước A. Mục đích: - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp. - Luyện phản ứng nhạy bén, tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: - Các từ cần dùng để đặt câu thuộc các chủ đề đã học (theo yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa TV2). - Số học sinh tham gia không hạn chế. C. Cách thực hiện: - Giáo viên nêu ra một từ cần đặt câu và chỉ định 1 học sinh bất kỳ đứng lên đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng, giáo viên sẽ đưa ra 1 số từ khác để học sinh đó chỉ định người tiếp theo đặt câu sai sẽ phải nhảy tại chỗ 5 lần. Giáo viên sẽ chỉ người kế tiếp. D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em học sinh củng cố được kĩ năng đặt và viết câu. Đặc biệt là đầu năm học, khi các em mới được làm quen với từ và câu. Đây là một trong những trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 12. Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu: (Ai là gì?) A. Mục đích: - Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì? có sự tương hợp về nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. - Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ) phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? trong sách giáo khoa TV2. C. Cách tiến hành: - Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B) Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu. (VD: Học sinh); người thứ 2 (hoặc học sinh ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ hai (VD: Là người đi học). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người nào (hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. * Chú ý: Các kiểu mẫu câu khác (Ai làm gì? Ai thế nào?) có thể tiến hành tương tự. D. Hiệu quả: Qua trò chơi, học sinh nắm chắc các kiểu câu quan trọng được học ở lớp 2 là Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, giúp các em không bị nhầm lẫn giữa các kiểu câu. 13. Trò chơi: Chọn người đối đáp giỏi A. Mục đích: - Luyện sử dụng các câu nói phù hợp trong các tình huống gián tiếp khác nhau. - Tăng cường vốn sống, rèn khả năng nhập vai, ứng xử, sử dụng lời nói đúng, có văn hoá. B. Chuẩn bị: - Tạo tình huống giao tiếp phù hợp với các chủ đề học tập ở lớp 2. Một số đồ vật, tranh ảnh phục vụ cho chủ đề lựa chọn. C. Cách tiến hành: - Chủ trò (giáo viên) dùng lời, tranh ảnh, đồ vật gợi ra tình huống giao tiếp. - Người tham gia chơi theo từng cặp đối đáp phù hợp chủ đề đã nêu. Cặp nào đối đáp được lâu, nói được nhiều cặp thoại (hỏi - đáp) nhất, không sai chủ đề, sử dụng câu đúng thì được xem là cặp đối đáp giỏi, là cặp thắng cuộc. VD: Trò chuyện với bạn trong trường: - Học sinh A: Bạn học lớp nào? - Học sinh B: Mình học lớp 2A. Thế bạn ở đâu? - Học sinh A: Mình học lớp 2D. Lớp bạn ở đâu? - Học sinh B: Lớp mình ở tầng 2, phòng đầu tiên bên trái. - Học sinh A: Cô giáo của bạn tên là gì? - Học sinh B: VD: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố mẹ. - Học sinh A: Bố cậu làm nghề gì? - Học sinh B: Bố mình làm bác sĩ. Còn bố cậu? - Học sinh A: Bố mình là - Học sinh B: D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em tăng cường kĩ năng giao tiếp. Các em đã biết cách sử dụng các câu nói phù hợp trong các tình huống quen thuộc trong cuộc sống, giúp tăng cường vốn sống và sự tự tin khi giao tiếp. III. KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn áp dụng các trò chơi phù hợp trong mỗi bài tập, mỗi tiết dạy. Kết quả thu được là các em tiếp thu bài tốt, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em ít có từ dùng sai hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Nhiều câu văn hay, từ ngữ ''đắt giá'' gây sự bất ngờ thú vị, có sức gợi cảm lớn. Điều đó chứng tỏ vốn từ của các em được nâng lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lý hơn, sinh động hơn. Sau mỗi giờ học gây được sự sảng khoái ham thích học tập. Để có kết quả đối chiếu, tôi tiến hành khảo sát tại lớp 2E do tôi chủ nhiệm kết quả cuối năm học và đầu năm học (không áp dụng tổ chức trò chơi). Kết quả rất khả quan: Giải nghĩa từ Đặt câu Được Chưa được Đặt được Chưa đặt được Khảo sát đầu năm học 39 25 35 29 Kiểm tra cuối học kì I 50 14 53 11 2. Bài học kinh nghiệm: Với phân môn luyện từ và câu, để học sinh lớp 2 bước đầu có được vốn từ phong phú, dùng từ tương đối chuẩn xác, có chọn lọc nhằm giúp các em học tốt tiếng mẹ đẻ cũng như các môn học khác thì không thể ''nhồi nhét'' một cách cứng nhắc kiến thức vào đầu học sinh mà đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải kiên trì. Học sinh phải thực hành nhiều tạo thói quen, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tuỳ theo từng bài, từng đối tượng học sinh để có những phương pháp và những hình thức, trò chơi khác nhau thích hợp giúp học sinh nắm vững kiến thức. Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được kiến thức về câu và từ thông qua các trò chơi học tập là hết sức cần thiết. Mỗi bài phân môn Luyện từ và câu là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hoá thường ngày.Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết Luyện từ và câu trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học cùng với các trò chơi học tập một cách hợp lý, đúng mức. Tóm lại, muốn dạy tốt phân môn Luyện từ và câu trong chương trình tiểu học thì bản thân người giáo viên phải yêu thích môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Ngoài ra, người giáo viên cần phải trau dồi thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các đồng nghiệp, từ đó lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp cho đối tượng học sinh của mình. 3. Khuyến nghị * Đối với giáo viên: - Phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của phân môn (củng cố và mở rộng vốn từ, giải nghĩa từ, sử dụng từ) để có các hình thức tổ chức và phương pháp dạy cho phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắc áp đặt, mất hứng thú cho trẻ. - Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức từ ngữ phong phú, ngôn ngữ phải chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng gần gũi đời sống ngôn ngữ trẻ thơ. - Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. Ở mỗi bài dạy, giáo viên phải xác định được: bài dạy cần những gì và dạy như thế nào để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả từ đó lựa chọn phương pháp và cách tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. - Biết cung cấp chọn lọc vừa phải số lượng từ ngữ theo chủ đề, song cũng phải biết lựa chọn những từ xa lạ không cần thiết với vùng địa lý, với cuộc sống hàng ngày của trẻ chỉ mang tính chất cung cấp để tham khảo, khi cần dùng tới. Coi trọng nguyên tắc dạy học vừa sức nhằm phát huy tiềm lực và năng khiếu tiếng Việt ở mỗi học sinh. - Phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ, động viên sự cố gắng của các đối tượng trong lớp. - Biết lựa chọn hệ thống phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp tạo nên sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú học tập của học sinh một cách tự nhiên, thoải mái. Để đạt yêu cầu đó yêu cầu giáo viên phải biết khai thác vốn kiến thức của trẻ vào việc xây dựng kiến thức bài học. - Ngoài ra, người giáo viên cần phát huy tính sáng tạo của mình để làm các đồ dùng học tập song song với việc tổ chức các trò chơi học tập. Trong năm học 2018-2019, hưởng ứng phong trào đồ dùng dạy học tự làm do nhà trường phát động, tôi cùng các giáo viên trong khối đã làm được rất nhiều các sản phẩm đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy. Việc kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan và các trò chơi trong học tập đã khiến cho các em học sinh vô cùng hào hứng với tiết học, không khí học tập rất sôi nổi. Các em nắm bài nhanh, tích cực tư duy và quan trọng là hiệu quả của tiết dạy rất tốt. * Đối với học sinh: - Phải tích cực học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập của các môn học. - Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực, bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh các tình huống trong cuộc sống. * Đối với các cấp lãnh đạo: - Các cấp lãnh đạo luôn quan tâm, tổ chức các chuyên đề các cấp cho giáo viên rút kinh nghiệm và học tập. - Bổ sung, trang bị thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo. - Tổ chức cho giáo viên báo cáo trước hội đồng sư phạm về những giải pháp, sáng kiến có hiệu quả. Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2.Tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp và rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng ban giám khảo, của đồng nghiệp góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2. Tôi xin cam đoan sáng kiến này do tôi viết, không sao chép của ai. Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Ngọc Hà
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_to_chuc_tro_choi_trong_phan_mon_luyen_tu_v.doc