Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy Học vần lớp 1 theo quan điểm tích hợp

Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững”(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VIII)

Chính vì vậy, ngay từ bậc Tiểu học các nhà trường cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, bước đầu rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

Để đáp ứng nhu cầu giáo dục, các môn học ở Tiểu học dần chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp hàng ngày. Quan điểm tích hợp là một trong các quan điểm biên soạn chương trình SGK Tiếng Việt mới nhằm phát huy tính tích cực của các em.

Thông qua các hình thức luyện tập trong SGK Tiếng Việt 1 và hướng dẫn các hoạt động dạy, học trong SGV Tiếng Việt 1, cả hai loại sách này sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển. Đây là giải pháp tổng thể để thực hiện mục tiêu trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách cho các em.

 

docx 32 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy Học vần lớp 1 theo quan điểm tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy Học vần lớp 1 theo quan điểm tích hợp

Báo cáo biện pháp Vận dụng phương pháp dạy Học vần lớp 1 theo quan điểm tích hợp
 đề hoc tập, giúp nhận biết nội dung bài, gợi ý cho học sinh tìm từ ngữ, tập nói, tập kể chuyện.
Quy trình xây dựng bài học tích hợp
+ Bước 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học liên quan đến nhau hoặc liên quan đến một vấn đề của đời sống cần giáo dục cho học sinh.
(Bước này có thể thực hiện từ đầu năm học )
+ Bước 2: Dựa trên kết quả bước 1 để xác định bài học chủ đề tích hợp bao gồm môn học và tên bài học.
+ Bước 3: Xác định mục tiêu của bài học / chuyên đề tích hợp, bao gồm:
Kiến thức.
Kĩ năng.
Thái độ.
Định hướng năng lực.
+ Bước 4: Dự kiến thời lượng (số tiết) cho bài học tích hợp và thời điểm thực hiện bài học tích họp.
+ Bưóc 5: Xây dựng nội dung cùa bài học tích hợp. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian dự kiến (thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và yếu tố địa bàn) để xây dựng nội dung dạy học tích họp.
+ Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các phương pháp dạy học nhàm phát huy tính tích cực của người học), bao gồm cả kế hoạch hoặc công cụ đánh giá.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Xuất phát từ cơ sở lý luận cũng như qua thực tế giảng dạy vân dụng quan điểm tích hợp để dạy phân môn Học vần tôi đã thu được một số kết quả đối với môn Tiếng Việt tại lớp giảng dạy từ tháng 9/2016 à tháng 4/2017 như sau:
Đánh giá thường xuyên
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Giữa kì I
33
66%
12
24%
5
10%
Cuối kì I
38
76%
9
18%
3
6%
Giữa kì II
42
84%
6
14%
1
2%
Tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường phân môn Học vần đạt loại Tốt. Tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Tập đọc đạt loại Tốt.
Cũng trong năm học 2016-2017 phong trào học tập các môn học nói chung và phân môn Học vần nói riêng của lớp do tôi giảng dạy luôn diễn ra sôi nổi, nhiệt tình . Học sinh luôn chủ động, tích cực nắm bắt kiến thức cũng như kĩ năng sống. Nhờ dạy theo quan điểm tích hợp mà giáo viên xử lý rất tốt và mềm dẻo các tình huống sư phạm ở trong lớp cũng như trong quá trình giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu nội dung và phương pháp giảng dạy phân môn Học vần trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo quan điểm tích hợp, tôi thấy:
Nội dung chương trình dạy học ở Tiểu học nói chung, chương trình dạy học phân môn Học vần trong SGKTiếng Việt lớp 1 mới nói riêng đã tích hợp nội dung, phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên đã giúp các em xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học đọc đối với cuộc đời mỗi con người. Đọc giúp cho các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Bởi nó là công cụ để giúp các em học tập các môn học khác, ... Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh góp phần vào việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. . Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đọc được vần, từ, câu. Kết quả của giờ học là các em được đọc vần, tiếng, từ rất tốt.
Do đó các em lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên, không gò bó và các em tích cực chủ động hơn trong việc học.
Việc tổ chức cho các em lĩnh hội tri thức được tiến hành qua, thảo luận nhóm, thi đua nhằm gây hứng thú cho học sinh.
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy người giáo viên muốn dạy tốt phân môn Học vần, trước tiên cần phải nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài học, nắm chắc phương pháp đặc trưng bộ môn, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp trong
từng đơn vị kiến thức, kích thích học sinh tích cực, chủ động trong học tập, không những thế người giáo viên còn phải biết tổ chức lớp học theo các hình thức dạy học khác nhau như: nhóm, cá nhân, cả lớp Những hình thức dạy học đó phải phù hợp với nội dung bài học. Đồng thời tiết học phải được tiến hành theo một quy trình giảng dạy chung.
Để tiết học đạt hiệu quả cao, học sinh phải được làm việc chủ động, tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hướng dẫn cho học sinh tìm ra cách học hiệu quả, tức là giáo viên “đã trao cho học sinh chìa khoá để các em tự mở cửa mọi kho báu mà không dừng lại ở việc tặng cho các em một viên ngọc”.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện để nâng cao chất lượng dạy Học vần ở lớp 1. Tôi rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2017
Tôi cam đoan SKKN trên do tôi tự viết, không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
PHẦN THỰC NGHIỆM
1/Mục đích thực nghiệm
Bước đầu đánh giá điểm mạnh và điểm hạn chế (nếu có) của quy trình giáo dục mà sách giáo viên đề xuất.
Đánh giá khả năng chấp nhận kiến thức và mức độ phù hợp của nội dung và phương pháp dạy học mới đối với học sinh lớp 1.
Từ những kết quả thu được sau tiết dạy thực nghiệm Học vần rút ra một số kết luận, nhận xét.
2/Nội dung thực nghiệm
Dạy bài: Bài 76: oc, ac SGK tập I/trang 154.
Thời gian dạy: Ngày 05 tháng 1 năm 2016
Dạy bài: Bài 78: uc, ưc SGK tập I/trang 158.
Thời gian dạy: Ngày 10 tháng 1 năm 2016
3/Đối tượng dạy thực nghiệm
Học sinh lớp 1A
Sĩ số: 60 học sinh, trong đó: Học sinh nam: 33 em
Học sinh nữ:	27 em.
4/Tiến hành dạy thực nghiệm
I/MỤC TIÊU
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 05 tháng 1 năm 2016
Học vần
BÀI 76: oc - ac
Aisn thuc: HS ®ọc vµ viết ®ứîc : oc, ac, con sóc, bác sĩ
§ọc ®ứîc tõ øng dông, c©u øng dông.
Học sinh luyÖn nãi 2-4 c©u theo chñ ®Ò : Via vui via học
Aỹ nǎng: - HS viết ®óng, viết ®ẹp ch÷ oc, ac, con sóc, bác sĩ
- RÌn kü n¨ng giao tiếp, hîp t¸c, tù tin
Fhái ™é: Học sinh yªu thÝch m«n học
II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Sách Tiếng Việt 1, tập I.
Bộ ghép chữ Học vần Tiếng Việt của GV và HS.
Màn hinh tương tác minh hoạ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
5'
I.Bài cũ:
-Viết	chữ	ứng dụng:
chót vót, bát ngát
- Đọc bài 75 SGK
*Kiểm tra - Đánh giá
GV yêu cầu:
Tổ 1, 2 viết từ chót vót. Tổ 3, 4 viết từ bát ngát.
HS đọc bài trong SGK, kết hợp phân tích tiếng, từ
GV nhận xét, cho đánh giá.
Viết bảng con
2 – 3 HS đọc
II.Bài mới
* Trực quan -Đàm thoại -
Thực hành
1’
1. Giới thiệu bài
- Hai vần: oc, ac
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
10’
2.Dạy vần
2.1.oc
a.Phát âm, nhận diện
GV gài lên bảng: oc
GV phát âm mẫu.
- HS phát âm lại .
- Cho HS phân tích vần.
+Vần oc có âm o
đứng trước, âm c đứng sau.
b. Đánh vần, ghép vần
Cho HS ghép vần oc
HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-	Đánh	vần,	đọc
trơn
c. Ghép, luyện
- Có vần oc, muốn ghép tiếng
+Thêm âm s trước
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
đọc, phân tích tiếng sóc
sóc ta làm như thế nào?
- GV gài bảng: sóc
vần oc, dấu sắc trên đầu âm o.
- HS ghép sóc
- Cho HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đọc CN , ĐT
- Cho HS phân tích tiếng sóc
d.Ghép từ, luyện đọc, phân tích từ. con sóc
GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới: con sóc
GV gài bảng từ con sóc
- HS ghép từ con sóc
- Cho HS đọc cá nhân, đồng
thanh.
- Luyện đọc
- Cho HS phân tích từ con sóc
e. Luyện đọc trơn
oc – sóc – con sóc
- Cho HS đọc vần, tiếng, từ mới chứa vần oc
- Đọc CN , ĐT
2. 2 .ac
Tiếng mới: bác Từ mới: bác sĩ
Các bước tương tự vần oc
Cho HS so sánh vần oc – ac
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- Luyện đọc
5’
Nghỉ 5' :
5’
3. Đọc từ ứng dụng Hạt thóc, bản nhạc Con cóc, con vạc
GV gài bảng từ ứng dụng,
HS tìm tiếng có vần mới
GV gạch chân
Luyện đọc, phân tích từ.
GV giải thích nghĩa từ.
- HS đọc thầm
- thóc, cóc, nhạc, vạc.
-Đọc CN , ĐT
7’
4. Viết bảng con
oc, ac
con sóc, bác sĩ
GV viết mẫu, hướng dẫn HS cách viết (phân tích vần, từ, hướng dẫn điểm đặt bút, dừng bút, nét nối, dấu)
GV nhận xét: khen bài viết đẹp nhắc HS sửa lỗi chưa đẹp
- HS viết bảng con
2’
III. Củng cố- Dặn dò:
- GV cho HS chơi. Tìm tiếng,
từ chứa vần đã học.
Tiết 2
2’
I.Bài cũ:
*Kiểm tra - Đánh giá
- HS đọc bài trên bảng lớp tiết 1, kết hợp phân tích vần, tiếng.
- 2 – 3 HS đọc
II.Bài mới:
*Trực quan - Đàm thoại - Thực hành
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1	.Đọc	câu	ứng dụng
Da cóc mà bọc bột lọc Bột lọc mà bọc hòn than.
( Là quả gì?)
Cho HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
Tranh vẽ gì ?
GV giới thiệu nội dung tranh và gắn bài ứng dụng
HS đọc nhẩm, tìm tiếng có vần mới - GV gạch chân
Cho HS luyện đọc (Lưu ý ngắt hơi giữa các dòng thơ)
cóc, bọc, lọc .
Đọc CN , ĐT
4’
2. Luyện đọc SGK
- HD học sinh đọc SGK
- Đọc CN , ĐT
7'
N5’
3. Luyện nói
Chủ đề: Vừa vui vừa học
-GV treo tranh luyện nói.
-Cho HS quan sát tranh và trả lời theo câu hỏi gợi ý.
Bức tranh vẽ gì?
Bạn nữ áo đỏ đang làm gì?
Ba bạn còn lại làm gì?
Con có thích vừa vui vừa học không? Tại sao?
Kể tên các trò chơi con được học trên lớp?
Con được xem những bức tranh đẹp nào hay mà cô đã kể trong giờ học?
Con được nghe những câu chuyện nào hay mà cô đã kể trong giờ học?
- Con thấy cách học đó có vui không?
-HS phát hiện chủ đề nói .
- Luyện nói theo
chủ đề vừa vui vừa học
10'
4. Luyện viết vở
oc, ac
con sóc, bác sĩ
-HS mở vở, đọc các dòng chữ sẽ viết.
-GV viết mẫu
-GV nhắc HS tư thế ngồi viết, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc
- HS thực hành viết.
3’
III. Củng cố - dặn dò.
- Gọi HS đọc lại bài.
-GV dặn dò về nhà. Bài sau:
ung, ưng
- 1 – 2 HS đọc
*/ Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
Qua tiết dạy học sinh nắm được cấu tạo của vần oc, ac. Còn một số học sinh còn đọc ngọng. Một số em tìm được các tiếng có vần chứa vần oc, ac còn chậm. Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng có trong SGK. Luyện nói theo nội dung tranh vẽ trong SGK với chủ đề: Ao, hồ, giếng.
*/Nhận xét: Nhiệm vụ chính của tiết học này là rèn luyện kĩ năng đọc, viết. Tính tích hợp thể hiện ở:
Sự kết hợp giữa luyện đọc với luyện từ và câu.
Đọc với bước đầu hiểu nội dung: Học sinh đọc câu
Đọc kết hợp với luyện nói theo chủ đề.
Luyện viết kết hợp với đọc, nghe, nói.
Việc tổ chức linh hoạt các hoạt động đọc.
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2016
Học vần
BÀI 78: uc, ưc
I/MỤC TIÊU:
Aisn thuc: HS ®ọc vµ viết ®ứîc : uc, íc, cần trịc, 1Éc sĩ.
§ọc ®ứîc tõ øng dông, c©u øng dông
Học sinh luyÖn nãi 2-4 c©u theo chñ ®Ò : Ai thic dËy sőm nhất ?
Aỹ nǎng: - HS viết ®óng, viết ®ẹp ch÷ uc, íc, cần trịc, 1Éc sĩ.
- RÌn kü n¨ng giao tiếp, hîp t¸c, tù tin
Fhái ™é: Học sinh yªu thÝch m«n học
II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Sách Tiếng Việt 1, tập I.
Bộ ghép chữ Học vần Tiếng Việt của GV và HS.
Màn hình tương tác minh hoạ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
5'
I.Bài cũ:
Viết chữ ứng dụng: màu sắc, giấc ngủ
ăn mặc, nhấc chân.
Đọc bài 77 SGK
*Kiểm tra - Đánh giá
GV yêu cầu mỗi tổ viết 1 từ.
HS đọc bài trong SGK, kết hợp phân tích tiếng, từ
GV nhận xét, đánh giá.
Viết bảng con
2 – 3 HS đọc
II.Bài mới
* Trực quan -Đàm thoại - Thực hành
1’
1. Giới thiệu bài
- Hai vần: uc , ưc
- GV giới thiệu bài, ghi
bảng.
10’
2.Dạy vần
2.1. uc
a.Phát âm, nhận diện
GV gài lên bảng: uc
GV phát âm mẫu.
- HS phát âm lại.
- Cho HS phân tích vần.
+Vần uc có âm u
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
b. Đánh vần, ghép vần
Cho HS ghép vần uc
HS đọc cá nhân, đồng thanh.
đứng trước, âm c
đứng sau.
- Đánh vần , đọc trơn
c. Ghép, luyện đọc, phân tích tiếng: bàng
Có vần uc, muốn ghép tiếng trục ta làm như thế nào?
GV gài bảng: trục
+Thêm âm tr trước vần uc , dấu nặng dưới âm u.
- HS ghép trục
- Cho HS đánh vần, đọc
trơn.
- HS đọc CN , ĐT
- Cho HS phân tích tiếng
trục
d.Ghép từ, luyện
đọc, phân tích từ. cần trục
GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ mới: cần trục
GV gài bảng từ cần trục
- HS ghép: cần trục
- Cho HS đọc CN, ĐT.
- Luyện đọc
- Cho HS phân tích từ cần
trục
e. Luyện đọc trơn
uc – trục – cần trục
- Cho HS đọc vần, tiếng, từ
mới chứa vần ưc
- Đọc CN , ĐT
2. 2 .ưc
Tiếng mới: lực
Từ mới: lực sĩ
Tương tự vần uc
Cho HS so sánh vần ưc – uc
2. 3. Luyện đọc trơn toàn bài
-HS	đọc	cá	nhân,	đồng
thanh
- Luyện đọc
5’
Nghỉ 5' :
5’
3. Đọc từ ứng dụng
máy xúc, lọ mực cúc vạn thọ, nóng lực
GV gài bảng từ ứng dụng,
HS tìm tiếng có vần mới- GV gạch chân
Luyện đọc, phân tích từ.
GV giải thích nghĩa từ.
-HS đọc thầm
-	xúc,	cúc,	mực, nực.
-Đọc CN , ĐT
7’
4. Viết bảng con
ưc , ưc
cần trục, lực sĩ
GV viết mẫu, hướng dẫn HS cách viết (phân tích vần, từ, hướng dẫn điểm đặt bút, dừng bút, nét nối, dấu)
GV nhận xét: khen bài viết đẹp nhắc HS sửa lỗi
-HS viết bảng con
2’
III. Củng cố- Dặn dò:
- GV cho HS chơi. Tìm
tiếng, từ chứa vần đã học.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 2
2’
I.Bài cũ:
*Kiểm tra - Đánh giá
- HS đọc bài trên bảng lớp tiết 1, kết hợp phân tích vần, tiếng.
- 2 – 3 HS đọc
II.Bài mới:
*Trực quan - Đàm thoại – Thực hành
4’
1	.Đọc	câu	ứng dụng
Con gì mào đỏ Long mượt như tơ Sang sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy?
Cho HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
Bức tranh vẽ gì?
GV giới thiệu nội dung tranh và gắn bài ứng dụng
Chú gà trống đang đứng gáy ò ó ooo báo hiệu
cho mọi người thức dậy.
HS đọc nhẩm, tìm tiếng có vần mới - GV gạch chân
Cho HS luyện đọc (Lưu ý ngắt hơi giữa các dòng thơ)
thức .
Đọc CN , ĐT
4’
2. Luyện đọc SGK
- HD học sinh đọc SGK
- Đọc CN , ĐT
7'
N5’
3. Luyện nói
Chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
Nghỉ 5' :
GV treo tranh luyện nói.
Cho HS quan sát tranh và trả lời theo câu hỏi gợi ý.
Bức tranh vẽ gì? Em hãy chỉ và giới thiệu người và từng vật trong tranh?
Trong bức tranh bác nông dân dang làm gì?
Con gà đang làm gì?
Đàn chim đang làm gì?
Mặt trời như thế nào?
Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy?
Con thích buổi sáng mưa hay nắng? Vì sao?
Tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố?
-Em có thích buổi sáng sớm không? Tại sao?
-Em thường dậy lúc mấy giờ? Nhà em ai dậy sớm nhât?
* Trò chơi: Thi nói về buổi sáng của em.
HS phát hiện chủ đề nói.
Luyện nói theo
chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
10'
4. Luyện viết vở
- HS mở vở, đọc các dòng
- 1 HS đọc
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
ưc , ưc
cần trục, lực sĩ
chữ sẽ viết.
GV viết mẫu
GV nhắc HS tư thế ngồi viết, nhận xét bài viết.
- HS thực hành viết.
III. Củng cố - dặn
dò.
Gọi HS đọc lại bài.
GV dặn dò về nhà. Bài sau: ôc, uôc
- 1 – 2 HS đọc
*/ Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy:
Qua tiết dạy học sinh nắm được cấu tạo của vần uc, ưc. Biết đọc và viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ. Còn một số học sinh còn đọc nhầm lẫn uc với ut. Một số em tìm được các tiếng có vần chứa vần uc, ưc còn chậm. Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng có trong SGK. Luyện nói theo nội dung tranh vẽ trong SGK tốt với chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
*/Nhận xét: Nhiệm vụ chính của tiết học này là rèn luyện kĩ năng đọc, viết. Tính tích hợp thể hiện ở:
Sự kết hợp giữa luyện đọc với luyện từ và câu.
Đọc với bước đầu hiểu nội dung: Học sinh đọc câu ứng dụng:
Đọc kết hợp với luyện nói theo chủ đề.
Luyện viết kết hợp với đọc, nghe, nói.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
NHẬN XÉT CHUNG
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm tiết dạy trên, tôi nhận thấy:
Nội dung kiến thức của bài đáp ứng được mục tiêu của chương trình.
Học sinh tích cực tự giác, chủ động, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hiểu bài nhanh, giờ học sôi nổi, phát huy được tính tích cực, chủ động tự giác sáng tạo của học sinh.
Nếu như giáo viên không cụ thể hoá bài học, không hướng dẫn giải thích cho học sinh hiểu bài thì dẫn đến tình trạng hết giờ dạy HS có thể chưa đọc được. Vì vậy người dạy phải biết cách tổ chức một giờ dạy sao cho vừa đủ thời gian đồng thời đảm bảo truyền tải đầy đủ nội dung cho người học.
Muốn vậy giáo viên dạy Học vần phải có mục tiêu kế hoạch cụ thể. Khi soạn giáo án giáo viên chỉ nên xem sách giáo viên như một tài liệu hướng dẫn, tuỳ theo từng bài học để vận dụng phương pháp một cách linh hoạt và thích hợp.
Để đảm bảo tiết học được tiến hành theo phương pháp mới, giáo viên cần có hình thức tổ chức dạy học cho sinh động, nhằm khơi dậy cho học sinh tính năng động, sáng tạo trong học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tên tác giả
Nhà xuất bản,
năm xuất bản
1
Tiếng Việt 1 tập một
Đặng	Thị	Lanh	(chủ	biên), Hoàng Cao Cương, Trần Thị
Minh Phương.
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008
2
Tiếng Việt 1 tập hai
Đặng	Thị	Lanh	(chủ	biên),
Hoàng Cao Cương, Trần Thị Minh Phương.
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008
3
Tiếng Việt 2 tập một
Nguyễn	Minh	Thuyết	(chủ
biên), Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Trần Hoàng Túy
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007
4
Tiếng Việt 2 tập hai
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Trần Hoàng Túy
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007
5
Tiếng Việt 3 tập một
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh Toán,
Nguyễn Trí
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006
6
Tiếng Việt 3 tập hai
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh Toán,
Nguyễn Trí
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006
7
Thiết	kế	bài giảng Tiếng Việt
1 tập một
Phạm Thị Thu Hà
Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2006
8
Hỏi và đáp dạy học Tiếng Việt 2
Nguyễn	Minh	Thuyết	(chủ biên), Hoàng Hoà Bình, Trần
Mạnh Hưởng, Trịnh Mạnh, Đào
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006
Ngọc, Trần Thị Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí
9
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III
(2003-2007)
Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Đắc Diệu Lam, Trần Mạnh Hưởng- Đào Đình Ngọc, 
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005
10
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim
Nga
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2007
11
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2007
12
Thế giới trong ta số CĐ- TĐ
Nhóm tác giả biên soạn
Báo giáo dục thời đại
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
1
I. Lí do chọn đề tài
1
1/Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục
1
2/Thực tiễn dạy Học vần ở địa phương
1
II. Mục đích, nhiệm vụ
2
1/Mục đích
2
2/Nhiệm vụ
2
III. Phương pháp nghiên cứu
2
1/Nhóm phương pháp lí luận
2
2/Nhóm phương pháp thực tiễn
2
3/Nhóm phương pháp bổ trợ
3
IV. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
3
PHẦN NỘI DUNG
4
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC: “DẠY HỌC VẦN LỚP 1 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP”
4
I.Cơ sở lí luận
4
1/Cơ sở tâm lí
4
2/ Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy Học vần
5
II. Cơ sở thực tiễn
6
1/Mục tiêu của việc dạy Học vần
6
2/Cấu tạo một bài dạy
6
III.Tìm hiểu quan điểm tích hợp trong chương trình và SGK Tiếng Việt
8
1/Chương trình Tiểu học – môn Tiếng Việt
8
2/Tài liệu Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt
8
CHƯƠNG II: DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
10
I.Thế nào là dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp?
10
II. Quy trình lên lớp thông thường (ở dạng bài cơ bản)
10
1/ Dạy bài âm – chữ ghi âm (học vần) mới
10
2/ Dạy bài ôn tập “ âm - chữ ghi âm “ đã học
12
3/ Một số điểm cần lưu ý khi dạy - học theo sách Tiếng Việt lớp 1
13
4/Một số nguyên tắc và phương pháp dạy học vần
14
III.Xác định những vấn đề tích hợp ở SGK và SGV Tiếng Việt lớp 1
16
1/Đặc điểm chung
16
2/Cụ thể ở các bài, sự phối hợp kiến thức và kĩ năng
16
3/Quy trình xây dựng bài học tích hợp
17
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
18
I.Kết quả đạt được
18
II.Kết luận và khuyến nghị
18
PHẦN THỰC NGHIỆM
20
1/. Mục đích thực nghiệm
20
2/. Nội dung thực nghiệm
20
3/. Đối tượng dạy thực nghiệm
20
4/. Tiến hành dạy thực nghiệm
20
Giáo án thực nghiệm: Bài 76: oc - ac SGK TV 1 tập I/tr 154.
21
Bài 78: uc - ưc SGK TV 1 tập I/tr 158.
24
Kết quả thực nghiệm
27
Tài liệu tham khảo
28
VẬN DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN LỚP 1 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
MÃ SKKN
(Dùng cho HĐ chấm của Sở)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN LỚP 1 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
Lĩnh vực: Tiếng Việt
Cấp: Tiểu học
Năm học: 2016 - 2017
32/29

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_van_dung_phuong_phap_day_hoc_van_lop_1_the.docx
  • pdftap_doc1_linhthkhuong_mai_811201815(1).pdf