Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tập đọc

Tập đọc là phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó chính là hình thành kĩ năng đọc cho học sinh. Kĩ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh. Dạy đọc giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển. Tập đọc góp phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em các cách tư duy có hình ảnh. Dạy tập đọc lớp 1 ở đây chính là bước chuyển tiếp từ dạy “Học vần” sang “Tập đọc” giờ Tập đọc ở lớp 1 vận dụng cả phương pháp Học vần, cả phương pháp Tập đọc. Yêu cầu của giờ Tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã học (nhất là các vần khó) đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu đoạn, bài. Bước đầu biết cách ngắt hơi ở dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng.

Như vậy với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài Tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 là những bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì thế mà các em có vốn văn học dân tộc. Cũng như các môn học khác ở các cấp học, phân môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Tự tìm

tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh. Để làm tốt được những nhiệm vụ nêu trên, đề tài của tôi mục đích đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh đọc thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng của một giờ dạy Tập đọc ở lớp Một.

 

docx 35 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tập đọc

Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tập đọc
 sinh đọc đúng từ, câu sẽ giúp cho việc đọc đoạn, bài được trôi chảy, lưu loát hơn và học sinh nắm chắc được cách đọc đúng văn bản được học mà không phải tình trạng học vẹt. Để tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau .
d. Thay đổi hình thức đọc
Trong khi tiến hành luyện đọc cho các em ở mỗi giờ học tôi thường tổ chức cho các em đọc một đoạn thơ, đoạn văn theo nhiều hình thức. Bằng cách này tôi yêu cầu tất cả các học sinh trong lớp phải chú ý bạn khác đọc. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp. Các hình thức như:
+ Đọc cá nhân: Hình thức này giáo viên sử dụng xuyên suốt trong mỗi tiết học. Từ đọc tiếng, từ khó-> đọc câu -> đọc đoạn -> bài. Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn -> giáo viên sửa phát âm, tuyên dương.
+ Đọc đồng thanh: Hình thức này giáo viên tổ chức theo 2 cách: Đọc đồng thanh theo nhóm.
Đọc đồng thanh theo lớp.
Giáo viên hạn chế sử dụng hình thức này (chỉ sử dụng một lần vào cuối tiết 1 hoặc tiết 2 (tùy từng bài có thể đọc đồng thanh) vì học sinh hay đọc theo, đọc vẹt (có bài không đọc đồng thanh)
+ Đọc tiếp sức (đọc nối tiếp): Ở hình thức này sau khi học sinh đã đọc trơn lưu loát, biết ngắt nghỉ hợp lý. Mục đích của hình thức này giúp nhiều học sinh được tham gia đọc.
Ví dụ: Tôi sẽ tổ chức cho học sinh đọc tiếp sức (nối tiếp) câu, đoạn, bài theo dãy (hàng dọc)
Ví dụ 2: Tiếp theo tôi sẽ tổ chức cho học sinh đọc tiếp sức (nối tiếp) câu, đoạn, bài theo bàn (hàng ngang)
+ Đọc đối đáp: Hình thức này chỉ sử dụng cho các bài có nội dung dễ đọc, dễ nhớ. Ví dụ: Bài “Kể cho bé nghe” (Tiếng Việt 1- Tập 2 – Trang 112)
HS1: Hay nói ầm ĩ HS2: Là con vịt bầu HS1: Hay hỏi đâu đâu HS2: Là con chó vện.
+ Luyện đọc củng cố và nâng cao
Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân - giáo viên cần chú ý tới các em đọc yếu để em đó được tham gia đọc - giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời. Trong quá trình học sinh đọc giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các em. Đối với những bài đọc có lời đối thoại nên cho các em đọc theo lối phân vai. Mục đích của đọc phân vai giúp cho học sinh tập trung, chú ý cao để đọc đúng vai của mình. Hình thức này dùng cho bài đọc có nội dung lời thoại khi lựa chọn hình thức này giáo viên phải chọn đối tượng học sinh phù hợp với giọng đối thoại - phù hợp độ dài, ngắn của văn bản. Giáo viên nên tổ chức vào cuối tiết 2. Trong khi hướng dẫn học sinh luyện đọc tôi kết hợp hướng dẫn các em biết sắc thái tình cảm nhau của một bài văn khi phân vai, mỗi nhân vật sắm vai phải thể hiện được giọng đọc của từng vai theo nội dung bài để đọc to giọng hay đọc nhẹ nhàng, vừa phải, đọc chậm theo đúng nhịp điệu thích hợp, tạo được âm hưởng của đoạn văn, bài văn, bài thơ. Ví dụ: Khi dạy bài “Mưu chú sẻ ” tôi hướng dẫn học sinh thể hiện cách phân vai như sau:
Giọng Người dẫn chuyện: Giọng kể hồi hộp, căng thẳng
Buổi sớm, một con mèo chộp được một chú sẻ. Sẻ hoảng lắm nhưng nó nén sợ, lễ phép nói:
Vai Sẻ: nhẹ nhàng, lễ độ
Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?
Người dẫn chuyện: thoải mái
Nghe vậy, Mèo bèn đặt Sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt râu, xoa mép.
Thế là Sẻ vụt bay đi. Mèo rất tức giận nhưng đã muộn mất rồi.
Trong luyện đọc củng cố và nâng cao còn có cả hình thức thi đọc đúng, đọc hay. Hình thức này giúp học sinh thể hiện được khả năng, năng lực cá nhân của mình khuyến khích học sinh nỗ lực vươn lên trong từng tiết học. Giáo viên chỉ sử dụng hình thức này vào cuối tiết hay vào tiết Hướng dẫn học buổi chiều.
Ví dụ: giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm bàn đại diện cho mỗi tổ. Hay tổ chức cho học sinh thi đọc cá nhân
: Biện pháp thứ 3: Nghỉ giải lao giữa giờ Tập đọc
Với học sinh lớp 1, yêu cầu trong một tiết học nói chung và một tiết tập đọc nói riêng diễn ra trong 35 đến 38 phút và trong khoảng thời gian giữa của tiết học giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh nghỉ giải lao khoảng 3 - 5 phút, hình thức nghỉ giải lao do giáo viên lựa chọn để phù hợp với từng loại bài, từng tiết dạy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh múa hát, đọc thơ, chơi trò chơiMục đích của việc nghỉ giải lao giữa giờ giúp giờ học thêm sôi nổi, học sinh thoải
mái, giảm bớt mệt mỏi để các hình thức học tập tiếp theo tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ: khi dạy bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ mới về ”- sách giáo khoa -Tiếng Việt 1- Tập 2 - trang 87 trong giờ nghỉ giữa giờ tôi tổ chức cho học sinh múa hát tập thể bài hát múa “Múa cho mẹ xem”. Dưới lớp cùng hát, vỗ tay theo các bạn múa trên bảng. Hình thức giải lao này học sinh lớp tôi rất thích thú.
: Biện pháp thứ tư: Ôn các vần đã học qua tiết Tập đọc
Hình thức này được tổ chức vào cuối tiết 1, giúp học sinh ôn lại vần đã học và góp phần rèn kĩ năng đọc cho học sinh qua tìm tiếng, từ, câu chứa vần ôn tập.
Để linh hoạt hơn giúp tiết học sôi nổi hơn tôi tổ chức cho học sinh lớp mình thi tìm tiếng (từ, câu) ngoài bài có vần ôn qua trò chơi. Ví dụ: Em là nhà vô địch (hay một số trò chơi khác). Giáo viên nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, cho học sinh chơi mẫu. Học sinh chơi thi đua theo tổ. Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương. Trò chơi này học sinh tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình, thi đua tìm được nhiều tiếng, từ, câu đúng có ý nghĩa và đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Ví dụ: Ở bài “ Bàn tay mẹ ” học sinh tìm được nhiều từ ngoài bài như: “bãi cát, cái bát, lát nền, khát nước, mát mẻ, chẻ lạt, nhạt màu, nhàn hạ, khô khan, hạn hán, than củi, cái bàn, vầng trán, cái làn”. Học sinh nói được nhiều câu như:
“Hôm nay trời mát mẻ. Mỗi bữa em ăn hai bát cơm. Lớp em có nhiều bàn ghế gỗ. Bà em mang làn đi chợ.”
*Lưu ý dạy vần khó, ít dùng một cách hợp lý.
Dạy vần khó ít dùng được đưa vào các bài tập đọc. Tuy số lượng các vần khó không nhiều song giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, mức độ của các loại vần để rèn cho học sinh một cách hợp lí.
Vần khó đã học: iêng, yêng, uây, 
Vần khó chưa học: oen, oong, ooc, oet, 
Tránh tình trạng nhầm lẫn sẽ mang lại hiệu quả giờ dạy không cao. Giáo viên chú ý tìm ra cách hướng dẫn học sinh đọc và hiểu cấu tạo từ. Ví dụ ây - uây
ây (có âm chính â và âm cuối y) đọc không tròn môi uây (có âm đệm u thêm vào) đọc tròn môi
: Biện pháp thứ 5: Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi một cách phù hợp
Hình thức này được tổ chức ở đầu tiết 2, giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc và phát triển kĩ năng nói thành câu, biết diễn đạt câu đủ ý giúp người nghe hiểu được ý mình muốn nói. Học sinh đọc tốt thì nói câu sẽ tốt hơn.
Như vậy, ở giai đoạn cuối lớp 1 (sang học phần Luyện tập tổng hợp) ngoài việc yêu cầu rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh thì các em còn hiểu nội dung văn bản (mức độ đơn giản). Do hệ thống câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi phải gắn với việc đọc lại đoạn có thông tin đó nên giáo viên có thể đưa thêm 1- 2 câu hỏi phát triển năng lực của học sinh.
Ví dụ: Bài “Hoa ngọc lan” (Tiếng Việt 1 - Tập 2 - Trang 64) Ngoài 2 câu hỏi trong sách giáo khoa
+ Nụ hoa lan màu gì?
+ Hương hoa lan thơm như thế nào? Giáo viên đặt câu hỏi bổ sung
+ Thân cây ngọc lan có đặc điểm gì?
+ Đọc câu văn tả lá cây ngọc lan?
Qua hệ thống câu hỏi đó thì học sinh dễ hiểu được cây hoa ngọc lan là loài cây thân gỗ, cao to, lá dày màu xanh thẫm, hoa màu trắng, mùi hương thơm dễ chịu (Giáo viên chốt kiến thức).
Ở mỗi giờ tập đọc khi giáo viên áp dụng được nhịp nhàng các phương pháp và biết lựa chọn phương pháp dạy đọc thích hợp thì chất lượng học sinh đọc tốt ngày một nâng lên. Bên cạnh đó giáo viên phải biết xây dựng phong trào thi đua đọc đúng, đọc hay, ngoài ra kết hợp với việc rèn đọc trong tất cả các môn học khác giúp các em tích cực hoá việc rèn đọc mọi lúc, mọi nơi.
: Biện pháp thứ sáu: Rèn đọc cho học sinh trong các giờ học khác
Ví dụ: Tiết học: “Hoạt động ngoài giờ chính khóa” vào buổi chiều thứ hai hàng tuần có một tiết “Đọc truyện” tại thư viện nhà trường bắt đầu từ học kì II. Để tiết đọc truyện giúp học sinh thích đọc, yêu sách và rèn thêm được kĩ năng đọc cho học sinh theo tôi tổ chức những hình thức đọc khác nhau theo từng tuần. Ví dụ vào tuần 25 tôi tổ chức cho học sinh đọc truyện, sách trên thư viện theo dãy bàn sau đó cho học sinh trao đổi truyện, sách cho nhau và mời đại diện bạn đọc tốt, tiếp thu nhanh kể lại câu chuyện hay nội dung quyển sách (ngắn) mình vừa đọc được cho các bạn khác nghe rồi cùng nhau thảo luận câu hỏi về nội dung truyện, sách đó tạo cho tiết đọc truyện sôi nổi, hứng thú.
Sang tuần 26 tôi tổ chức cho học sinh đọc sách, truyện trên thư viện theo nhóm 3, nhóm 5 hoặc nhóm 7 bạn ngồi vòng tròn cùng đọc. Tạo cho học sinh không khí thoải mái, không bị gò bó khi tham gia đọc.
Ví dụ khác: Vào ngày 23 / 2 / 2019 vừa qua trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội tổ chức một sân chơi phát triển văn hóa đọc cho học sinh toàn trường với chủ đề: "Đọc sách là cách học tốt nhất”. Mỗi khối tham gia trưng bày một gian sách, khối 1 với chủ đề “Đọc sách cho ngày mai”. Sách, truyện đều là do các em học sinh ủng hộ về thư viện nhà trường và tủ sách của lớp. Mục đích giới thiệu tới học sinh những cuốn sách hay và khuyến khích học sinh thích đọc. Một phần giúp cho học sinh tiếp cận với nhiều văn bản ngoài sách giáo khoa nhằm mang lại hiệu quả cao cho học sinh trong việc rèn đọc. Riêng tủ sách ở lớp để thúc đẩy việc đọc cho học sinh trong các giờ ra chơi, sau ăn bán trú.
Sau khi chấm các gian trưng bày sách xong, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia đọc những cuốn sách, truyện của khối mình. Học sinh rất hào hứng, say sưa đọc. Qua ngày hội đọc sách học sinh tích cực đọc hơn và hiểu hơn về tầm quan trọng của việc đọc.
3.2: Khái quát hoá các giải pháp đã nêu:
Các biện pháp như: Dạy linh hoạt các phương pháp trong giờ tập đọc; Hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ tập đọc; Nghỉ giải lao giữa giờ Tập đọc; Ôn các vần đã học qua tiết tập đọc; Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi một cách phù hợp; Rèn đọc cho học sinh trong các giờ học khác. Tất cả các biện pháp trên khi áp dụng vào dạy thực nghiệm đã góp phần rất lớn trong việc hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Như việc rèn đọc phân nhóm đối tượng học sinh tôi nhận thấy nếu người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy đọc thích hợp với từng trình độ học sinh của một lớp cùng với lòng nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ học sinh đọc chậm thì chất lượng học sinh đọc tốt ngày một nâng lên. Chúng ta đều hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh. Dạy đọc cũng là giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy được đây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ phát triển và tập đọc là phần làm giàu vốn kiến thức ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh. Giúp học sinh đọc thông được văn bản và đọc đúng ngữ điệu, ngắt giọng đúng nhằm nâng cao chất lượng của 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 1.
3.3. Kết quả thực nghiệm khoa học
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm: (lớp tôi chủ nhiệm) lớp 1A1 trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội. Tôi tiến hành kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 1 giai đoạn cuối học kỳ 2. (HS đọc một bài đọc khoảng 80 - 100 tiếng có nội dung phù hợp với các chủ đề đã học, tốc độ tối thiểu 30 tiếng / 1 phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu ý nghĩa của bài đọc để trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc)
Kết quả sau thực nghiệm như sau:
Lớp
Sĩ số
Luyện phát âm; ngắt, nghỉ hơi
Số học sinh đọc lƣu loát, chƣa lƣu loát
Đúng
Chưa đúng
Lưu loát
Chưa lưu loát
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A1
60
58
96,6
2
3,4
57
95
3
5
Trước dạy thực nghiệm như sau:
Lớp
Sĩ số
Luyện phát âm; ngắt, nghỉ hơi
Số học sinh đọc lƣu loát, chƣa lƣu loát
Đúng
Chưa đúng
Lưu loát
Chưa lưu loát
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A2
55
46
83,6
9
16,4
35
66,3
20
33,7
Với kết quả trên chứng tỏ rằng quá trình thực nghiệm đã đạt được mục đích Rèn kĩ năng đọc cho học sinh mà tôi đã đề ra. Nhìn vào số liệu trong bảng sau dạy thực nghiệm, lớp tôi phụ trách có khả năng đọc tốt cao hơn hẳn lớp khác trước dạy thực nghiệm. Có được thành quả trên là sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của các em học sinh và bản thân tôi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận chung
Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy phân môn tập đọc ở lớp 1, tôi thấy để rèn đọc tốt cho học sinh lớp 1 môn Tập đọc giáo viên cần thực hiện tốt một số việc sau.
Nắm chắc nội dung chương trình theo chuẩn môn học tìm ra các biện pháp hình thức dạy học phù hợp. Việc vận dụng linh hoạt vào quá trình dạy học là rất cần thiết.
Quan tâm dạy tới tất cả mọi đối tượng học sinh chọn nội dung và hình thức phù hợp với các đối tượng.
Giáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp, kiên trì, bền bỉ trong việc rèn đọc cho học sinh (nhất là các em phát âm còn ngọng).
Đánh giá nhận xét học sinh đúng mực đảm bảo khách quan, công bằng tạo cho học sinh hứng thú học tập.
Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh trả lời câu hỏi đúng với nội dung bài đọc.
Cần quán triệt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức, biến các em thành người chủ động trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. Các em phải hoàn toàn tự mình tham gia mọi hoạt động nhận thức. Học sinh rất mong ở người thầy một giờ học vui ngay từ những phút đầu giúp cho các em chiếm lĩnh tri thức vững chắc. Chính vì thế người thầy bên cạnh nắm vững nội dung, phương pháp thì cần tự bồi dưỡng nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ của mình, cần có đôi chút sáng tạo trong lao động của người thầy.
Ý kiến khuyến nghị
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 có một số bài chưa thống nhất về kiến thức.Ví dụ bài 42, 43 cách viết hoa tên riêng. Bài 47 tranh con ốc sên câu ứng dụng viết về con sên.
Cấp trường tăng cường mua sắm thêm hoặc tổ chức những buổi trưng bày đồ dùng dạy học (tự làm), tăng cường chuyên đề để bạn bè học tập lẫn nhau.
Sau khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy học sinh không những học tốt phân môn Tập đọc mà còn học tốt cả những phân môn khác trong chương trình tiểu học.
Trên đây là việc áp dụng kinh nghiệm của tôi trong việc rèn đọc cho học sinh lớp1 qua phân môn Tập đọc. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong sáng kiến của tôi không tránh khỏi những thiếu sót về lập luận, câu văn, từ ngữ. Kính mong hội đồng thi đua, Ban giám hiệu góp ý, bổ sung để bản thân tôi rút kinh nghiệm và vận dụng vào công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết không sao chép của ai.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Người viết
Ngô Thị Huyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 - Tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2, Bài soạn Tiếng Việt lớp 1- Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam
3, Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 2 -Tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam 4, Dạy Văn cho học sinh Tiểu học - Tác giả: Hoàng Hòa Bình. Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng - Nhà xuất bản Giáo dục.
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HỌA
TRƯỜNG TH THANH XUÂN BẮC
Giáo viên : Ngô Thị Huyền Lớp	: 1A1
Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2019 KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tuần: 26	Tiết: 7- 8
Bài: Bàn tay mẹ
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS đọc bài Bàn tay mẹ và hiểu được các từ ngữ: rám nắng, xương xương.
- Ôn các vần: an, at. Tìm và nói được tiếng ( từ, câu) có vần an, at.
Kĩ năng: Quan sát, thảo luận và cùng hợp tác hoạt động theo nhóm.
- Rèn kĩ năng đọc trơn, lưu loát. Phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng. Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy, dấu chấm.
Thái độ :
- Giáo dục HS tình cảm kính yêu cha mẹ.
- Yêu thích đôi bàn tay mẹ.
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: máy chiếu, bài giảng điện tử. Sách Tiếng Việt - Tập 2, phấn màu.
Học sinh: Tranh trò chơi tìm tiếng có vần an - at, cờ giấy, SGK TV1 - Tập 2.
Hoạt động dạy chủ yếu
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
3’
Khởi động
Ôn bài cũ
-Yêu cầu cả lớp cùng nghe - hát bài Chúng em là HS lớp1.
GV yêu cầu HS đọc bài: Cái nhãn vở.
+ Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
+ Bố Giang khen bạn ấy như thế nào?
GV nhận xét - tuyên dương
HS hát
HS đọc
1’
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài
- 2-3 HS nhắc lại
2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần: giọng đọc chậm
- HS lắng nghe
3’
*Luyện đọc tiếng, từ:
MT: phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm
rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
Luyện đọc thêm từ HS tìm và nêu:
tã lót, yêu lắm
GV giảng từ: rám nắng, xương xương.
-HS đọc kết hợp hiểu nghĩa từ
5’
* Luyện đọc câu MT:Biết nghỉ hơi dài ở dấu chấm, dấu phẩy
Bài gồm có mấy câu?
+ Đọc đến dấu phấy, dấu chấm trong câu ta lưu ý điều gì?
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng
câu.
HS trả lời
Ngắt, nghỉ hơi.
HS đọc theo dãy
7’
3’
*Luyện đọc đoạn, bài
MT: Biết nghỉ hơi dài hơn khi chuyển đoạn,biết đọc trơn cả bài
c- Nghỉ giữa giờ
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn
GV nhận xét và yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 3.
-GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Cho HS hát + múa bài Bàn tay mẹ
HS đọc CN, theo nhóm bàn
-HS đồng thanh
-HS đọc
HS múa, hát
5’
7’
2’
Luyệnđọc nhóm bàn
Ôn vần an, at MT:	Tìm	được các tiếng có vần an, at.
IV.Củng cố, dặn dò
Tiết 2
I.Ổn định tổ
- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm
* GV yêu cầu HS tìm tiếng có vần an?
- GV cho HS đọc và phân tích các tiếng có vần cần tìm.
GV tổ chức cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần an, at qua trò chơi Em là nhà vô địch.
GVgọi nói các câu có chứa vần được ôn (nếu còn thời gian)
GV nhận xét và sửa sai giúp HS.
-GV gọi HS nêu bài học
Gọi HS đọc lại toàn bài
-GV chốt tiết 1 - chuyển tiết 2
Bật nhạc bài hát “Cả nhà thương
-HS đọc cho nhau nghe trong nhóm và giúp nhau sửa phát âm cho đúng
Các nhóm thi đọc
HS trả lời
HS đọc, phân tích
HS chơi theo tổ
-HS nói câu
-HS nêu
-HS đọc
HS lắng nghe
HS hát.
2’
5’
3’
7’
10’
3’
chức
Đọc lại bài tiết 1:
D¹y bµi míi
* Tìm hiểu bài đọc
MT: Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
- Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)
* Nghỉ giữa giờ
*Luyên đọc lại
*Luyện nói MT:Trả lời được câuhỏi theo tranh
*Liên hệ thực tế
nhau”
-Gọi hs đọc bài trên bảng .
GV nhận xét, động viên hs đọc tốt, có tiến bộ.
-Giới thiệu bài mới
GV nêu câu hỏi 1:
+ Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
GVnêu câu hỏi 2:
+ Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay mẹ
+ Con hiểu bàn tay rám nắng là bàn tay như thế nào?
+	Con	hiểu	thế	nào	là	“xương xương”?
-Gọi hs đọc lại toàn bài.
GV nhận xét
-Gv đọc mẫu (lần 2)
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo tranh:
+ Ai nấu cơm cho bạn ăn?
+ Ai mua quần áo mới cho bạn?
+ Ai chăm sóc khi bạn ốm?
+ Ai vui khi các bạn học tập tốt?...
GV nhận xét
GV tổ chức hỏi - đáp dưới hình thức trò chơi “Phóng viên”
HS đọc từng đoạn - cả bài
-HS lắng nghe
-Lắng nghe
2HS tiếp nối nhau đọc 2 câu văn đầu, lớp đọc thầm, TLCH
-1 HS đọc lại đoạn 2.
HS đọc
-HSTL:  da bị nắng làm cho đen lại.
-HSTL:  rất gầy
-HS đọc lại câu 5
1 HS đọc.
Lắng nghe
HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm bàn.
1- 2 nhóm đọc
2-3 HS thi đọc diễn cảm 1-2 HS đọc cả bài.
HS thực hành hỏi- đáp theo cặp. HS xuất sắc hơn tự nghĩ thêm câu hỏi ngoài SGK
Đại diện nhóm trình bày. NX
HS hỏi - đáp:
+Ở nhà bạn, ai thường nấu cơm cho bạn ăn?
3’
IV. Củng cố Dặn dò
-GV nhận xét, chốt ý.
GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV yêu cầu HS hát bài hát: Bàn tay mẹ.
GV nhận xét giờ học và dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài: Cái Bống.
+Ở nhà bạn, ai thường mua quần áo mới cho bạn?
+Ở nhà bạn, ai thường
chăm sóc bạn khi bạn bị ốm ?
+Ở nhà bạn, ai vui khi bạn được cô khen?
1 HS đọc.
HS hát tập thể
Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:..
.

File đính kèm:

  • docxbien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_qua_phan_mon_ta.docx
  • pdfskkntdocl1-huyen_69201914.pdf