Biện pháp Tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có vai trò quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.

Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ là người truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn một cách dập khuôn, máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ giảng dạy như vậy thì việc họct ập của học sinh sẽ đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó sẽ là một trong những nguyên nhân cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy. Dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em lĩnh hội được những tri thức toán học 1 cách dễ dàng. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao.

doc 16 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Biện pháp Tổ chức một số trò chơi Toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
Mó SKKN
Phòng giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân 
-------e&f--------
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
“Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2
 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh"
Lĩnh vực/Môn: Toán
Năm học: 2015-2016
Mục lục
Phần thứ nhất: Mở đầu 	1
I. Lý do chọn đề tài	1
II. Mục đích nghiên cứu	2
III. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứ	2
Phần thứ hai: Nội dung 	3
I. Cơ sở lý luận	3
1. Vị trí môn Toán ở tiểu học	3
2. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học	3
3. Tác dụng của trò chơi toán học	4
4. Ưu điểm, nhược điểm của trò chơi toán học	5
5. Các bước tổ chức trò chơi	5
II. Một số trò chơi và cách tiến hành	6
1. Trò chơi về tính toán các số trong phạm vi 100	6
2. Trò chơi về tập số, cấu tạo số, so sánh số trong phạm vi 1000	8
3. Trò chơi về đại lượng và hình học.	10
Phần thứ ba: Kết luận	12
Phần thứ nhất
mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có vai trò quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ là người truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn một cách dập khuôn, máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ giảng dạy như vậy thì việc họct ập của học sinh sẽ đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó sẽ là một trong những nguyên nhân cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy. Dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em lĩnh hội được những tri thức toán học 1 cách dễ dàng. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao. Thực tế cho thấy, học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2 rất thích tham gia vào các trò chơi. Trò chơi-bất kể được tổ chức theo hình thức nào cũng gây được niềm hứng thú say mê của các em trong giờ học. Trò chơi trong giờ học toán của học sinh lớp 2 có một vai trò vô cùng to lớn, nó giúp cho việc phục hồi sự tập trung, chú ý của học sinh một cách mau chóng. Ngoài ra qua việc thực hiện mục đích học tập của trò chơi, học sinh được thực hành, luyện tập nhằm củng cố, vận dụng linh hoạt các tri thức, kĩ năng đã học cùng với kinh nghiệm sống của mình. Trong trò chơi, giáo viên cũng dễ dàng nhận thấy các em còn va vấp, sai sót ở đâu, từ đó có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời.
Chính vì lí do trên mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh".
II. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán tiểu học. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Tăng cường hoạt động cá thể, phối hợp với hoạt động giao lưu. Hình thành và rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Góp phần gây hứng thú học môn toán cho học sinh.
- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức.
III. nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
1. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu các trò chơi học tập toán 2.
- Tìm hiểu các tài liệu trò chơi toán 2.
2. Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng học sinh lớp.
- Tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên toán 2, sách trò chơi toán học nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nghiên cứu tài liệu.
- Đọc tài liệu sách báo, tạp chí giáo dục, các loại sách tham khảo.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên.
b) Nghiên cứu thực tế.
- Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong qúa trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (soạn giáo án, giảng dạy)
phần thứ hai
nội dung
I. Cơ sở lí luận.
1. Vị trí môn toán ở trường tiểu học.
- Bậc tiểu học là bậc học quan trọng góp phần đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như các môn học khác, cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn Toán ở trường tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học (5 tiết/tuần)
Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người trong lao động thời đại mới.
2. Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học.
	- ở lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt học sinh đầu cấp. Học sinh rất nhanh hiểu bài nhưng cũng dễ quên ngay vì vậy giáo viên phải tạo ra hình thức học tập phong phú và phải thường xuyên luyện tập.
- Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới xong các em chóng chán. Do vậy, trong việc dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng các trò chơi xen kẽ để củng cố, khắc sâu kiến thức.
3. Tác dụng của trò chơi toán học.
- Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi.
Thông qua các trò chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do đó học sinh được thực hành, luyện tập, củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học. Như vậy, trong trò chơi học tập, các kiến thức môn toán được đưa vào trò chơi.
Chơi là một nhu cầu cần thiết với học sinh tiểu học. Có thể nói, nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Để chơi, các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như vui khi thắng và buồn khi thất bại. Vui mừng khi thấy các bạn trong nhóm làm tốt nhiệm vụ, bản thân các em cảm thấy có lỗi khi không hoàn thành nhiệm vụ. Vì tập thể, mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung và sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua trò chơi.
Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, thúc đảy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập được đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện dạy học mà còn là phương pháp giáo dục.
4. Ưu điểm và nhược điểm của trò chơi:
a. Ưu điểm:
- Trò chơi học tập là hình thức học tập hấp dẫn học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với môn học.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học.
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh.
b. Nhược điểm:
- Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống.
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
5. Các bước tổ chức trò chơi.
a. Chuẩn bị.
- Xác định mục đích trò chơi (củng cố tri thức, phát triển kĩ năng, hình thành óc sáng tạo, luyện tính thật thà, nhanh nhẹn)
- Lựa chọn trò chơi phù hợp.
- Chuẩn bị dụng cụ để chơi
- Xác định số lượng người chơi.
b. Các bước tiến hành.
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi. 
Bước 2: Giới thiệu luật chơi.
Bước 3: Tiến hành chơi.
Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả chơi.
6. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi.
Lựa chọn, thiết kế trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu:
- Mục đích trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học.
- Hình thức đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp được các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
- Luật chơi cần đơn giản, để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh được tham gia để tăng cường khả năng hợp tác.
- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm, dễ tìm kiếm tại chỗ (hình vẽ sẵn, bút màu, que tính, thẻ íăc nghiệm,)
- Tổ chức vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp thu tập trung vào các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy chúng tôi đã tổ chức một số trò chơi trong dạy học toán lớp 2 như sau:
II. Một số trò chơi và cách tiến hành:
1. Trò chơi về tính toán các số phạm vi 100.
* Trò chơi 1: Đoàn kết.
Mục đích: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng trừ nhân chia trong bảng- thời gian (5’)
Cách chơi:	Giáo viên hô: Đoàn kết, đoàn kết!
	Học sinh: Kết mấy, kết mấy?
	Giáo viên: kết 3x2, hoặc 14-8, 6+7, 25:5;
- Học sinh nhẩm nhanh kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu.
- Giáo viên kiểm tra kết quả, nhóm nào kết đúng, nhanh được tuyên dương.
* Trò chơi này áp dụng khi học sinh học các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Giúp học sinh nhanh nhớ, phản ứng nhanh, mạnh dạn, sôi nổi hơn. Đối với những học sinh nhút nhát, bắt học sinh đó phải hoạt động.
* Trò chơi 2: Điền các số vào ô trống.
Mục đích: Luyện tập các phép tính cộng trừ các số có hai chữ số.
Chuẩn bị: Giáo viên viết sẵn lên bảng đen bốn bảng ô vuông, mỗi bảng có 9 ô vuông, nằm trên 3 dòng và 3 cột, trong mỗi bảng có ghi sẵn 3 số như sau:
11
15
12
8
24
8
15
14
6
8
24
16
+ Cách chơi:
- Các tổ cùng chơi dưới sự điều khiển của giáo viên. Mỗi tổ cử ra một đội 4 em, mỗi em trong đội phân công nhau ghi trên một tờ giấy một trong 4 bảng ô vuông trên.
- Yêu cầu của trò chơi là phải điền vào ô trống của mỗi bảng sao cho những số thích hợp sao cho đối với:
Bảng a: Tổng các số của mỗi hàng (dọc, ngang, chéo) bằng 24.
Bảng b: Tổng các số của mỗi hàng (dọc, ngang, chéo) bằng 27.
Bảng c: Tổng các số của mỗi hàng (dọc, ngang, chéo) bằng 45.
Bảng d: Tổng các số của mỗi hàng (dọc, ngang, chéo) bằng 60.
Sau khi học sinh các tổ ghi xong các bảng, giáo viên qui định thời gian để học sinh điền số vào bảng theo yêu cầu đã đề ra (3 phút chẳng hạn). Hết giờ, mọi người nộp các kết quả tính toán cho giáo viên. GV chấm, cho điểm.
* Trò chơi 3: Làm tính nối tiếp.
Mục đích: Rèn kĩ năng làm 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Chuẩn bị: Giáo viên vẽ lên bảng hai “lưu đồ” sau:
3
x7
3
: 5
3
-9
+14
x4
x7
+14
: 5
x4
-9
 3
- Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh “bắt đầu chơi” thì em đầu tiên chạy lên điền số vào hình tròn (ô trống) thứ 2, rồi quay lại trao phấn cho em tiếp theo. Em này chạy lên điền số vào hình tròn (ô trống) thứ 3
Cứ tiếp tục như vậy, em cuối cùng lên điền số vào hình tròn (ô trống) thứ 6. Đội nào lăn đúng, nhanh sẽ thắng cuộc.
2. Trò chơi về lập số, cấu tạo số và so sánh số trong phạm vi 1000.
* Trò chơi 1: Lập số và so sánh số.
Mục đích: Củng cố về hàng đơn vị, chục, trăm, luyện tập so sánh các số có ba chữ số.
Chuẩn bị:
Ba xúc xắc có ghi các chữ số từ 0 đến 9 các chữ số 1, 2, 37,8 được ghi 2 lần, các chữ số 0 và 9 chỉ ghi 1 lần cho đủ 18 mặt.
- 1 ống để gieo xúc xắc
- Giấy bút ghi kết quả.
Cách chơi:
Hai đội (hoặc 2 người) chơi mỗi đội 5 người (hoặc hai người chơi 5 ván)
Người của hai đội ghép thành từng cặp lên lần lượt gieo 3 xúc xắc được 3 chữ số, lập các số tạo nên bởi 3 chữ số đó (mỗi chữ số dùng 1 lần). Sau đó xem ai tạo được số lớn nhất (hoặc bé nhất) thì thắng cuộc. Sau 3 (hoặc 5) lần, đội nào thắng nhiều hơn thì thắng cuộc.
Ví dụ: So sánh xem ai được số lớn nhất.
Người của đội A gieo được 0,4,5
Người của đội B gieo được 5,2,1
Vậy: Các số của đội A là 540, 504, 405, 450, 054 (loại), 045 (loại)
Các số của đội B là: 521, 512, 251, 215, 125, 152
So sánh 540 > 521
Vậy đội A thắng.
* Trò chơi 2: Rung chuông vàng (phần mềm trò chơi của Đ/c Hằng khối 4 đường Khương Mai)
Mục đích: Củng cố cách đọc, viết, cấu tạo số có 3 chữ số, bài Các số tròn chục từ 110 đến 200.
+ Chuẩn bị: 5 câu hỏi theo nội dung bài và các phương án trả lời.
- Thẻ trắc nghiệm 3 phương án lựa chọn a, b, c.
- Câu hỏi 1: Số tròn chục nhỏ hơn 120 là:
A. 119	B. 130	C. 110
- Câu hỏi 2: Số tròn chục lớn hơn 140 là:
A. 110	B. 150	C. 130
- Câu hỏi 3: Số lớn hơn 170 và nhỏ hơn 190 là:
A. 190	B. 180	C. 200
- Câu hỏi 4: Số tròn chục nhỏ hơn 200 là:
A. 109	B. 199	C. 190.
- Câu hỏi 5: Số gồm 18 chục là số
A. 180	B. 108	C. 280
Cách chơi:
- Giáo viên lần lượt từng câu hỏi. Học sinh cả lớp (mỗi học sinh một bộ thẻ) sẽ giơ thẻ lựa chọn phương án của mình. Giáo viên chốt kết quả đúng. Hết 5 câu hỏi, bạn nào trả lời đúng cả 5 câu thì thắng cuộc.
3. Trò chơi về Đại lượng, hình học.
* Trò chơi 1: Ghép thành số đo.
Mục đích: Rèn kĩ năng ước lượng số đo độ dài.
Chuẩn bị: Hai bộ thẻ, mỗi bộ có 10 tấm thẻ ghi: chẳng hạn như:
a) 5 tấm thẻ ghi km, m, dm, cm, mm.
b) 5 tấm thẻ ghi:
- Mỗi giờ ô tô đi được 50.
- Ngôi nhà mới xây cao 10..
- Gang tay của ba dài 21.
- Chiều dày thước nhựa bẹt là 2
- Ghế tựa cao 8.
Cách chơi: Hai đội, mỗi đội 10 học sinh thi với nhau:
- Giáo viên phát cho mỗi đội viên của mình 1 thẻ. Các bạn trong mỗi đội phải tìm cách ghép mỗi thẻ loại cả với một thẻ loại b tương ứng để được một số đo độ dài hợp lí. Chẳng hạn:
Mỗi giờ ô tô đi được 50km.
Ngôi nhà mới xây cao 10m.
Gang tay của ba dài 21cm
Chiều dày thước nhựa bẹt là 2mm
Ghế tựa cao 8dm
- Đội nào ghép đúng, nhanh hơn là thắng cuộc.
* Trò chơi 2: Cầm tay nhau học hình học.
Mục đích: Rèn kĩ năng nhận dạng hình và các quan hệ hình học.
- Chuẩn bị: Sân chơi
Cách chơi:
Hai tổ, mỗi tổ 10 người cùng chơi.
Giáo viên gọi tên một hình (hoặc nêu một quan hệ hình học) nào đó, chẳng hạn:
- Hình tứ giác hình chữ nhật, hình tròn
- Đường thẳng
- Ba điểm thẳng hàng
- Ba điểm không thẳng hàng
- Hai đường thẳng cắt nhau.
* Mỗi tổ phải cân nhắc xem nên chọn bao nhiêu người là đủ để xếp hình. Sau đó người này nắm tay người kia tạo thành hình (hoặc quan hệ) mà giáo viên nêu.
- Tổ nào xếp nhanh đúng, đẹp thì thắng cuộc.
Sau một thời gian ỏp dụng, lớp 2B đó thu được kết quả như sau:
Sĩ số: 53 học sinh
Đầu năm
Cuối kỡ I
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
20
37%
23
44%
10
19%
0
0
30
56%
23
44%
phần thứ ba
Kết luận
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học, kích thích trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
Tổ chức trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
Việc tổ chức trò chơi trong giờ học toán là vô cùng cần thiết song không nên quá lạm dụng phương pháp này. Mỗi giờ học chỉ nên tổ chức 1 đến 2 trò chơi khoảng 5 đến 7 phút. Do vậy giáo viên cần có khả năng tổ chức hướng dẫn các em thực hiện trò chơi thật hợp lí, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi cần dựa vào nội dung bài học, điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết mà lựa chọn, thiết kế, tổ chức cho phù hợp. Để tổ chức trò chơi có hiệu quả mỗi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho mỗi trò chơi.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc tổ chức trò chơi vào giờ học toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn toán lớp. Do điều kiện thời gian, trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
 do mình viết không sao chép nội dung
 của người khác.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí Sách giáo dục và thư viện trường học.
2. Sách nghiệp vụ sư phạm.
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 2.
4. 112 trò chơi toán 2 (Phạm Đình Thực)
Nhận xét của hội đồng xét duyệt SKKN

File đính kèm:

  • docbien_phap_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_2_nham_gay_hu.doc