Báo cáo biện pháp Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp

Hiện nay trẻ mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng. Cả nước hiện có hàng chục nghìn trẻ mắc chứng tự kỷ. và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm . Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng.

 Chúng ta biết rằng ,người khuyết tật và trẻ khuyết tật là một bộ phận dân cư trong xã hội,từ lâu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, đã có những định hướng về giáo dục trẻ khuyết tật, được cụ thể hóa qua các văn bản sau:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 quy định : “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”.

 Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã ghi cụ thể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

 Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, điều 16:

+ Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học tập hòa nhập

+ Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng.

 

docx 26 trang vuthom 08/10/2022 5322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp

Báo cáo biện pháp Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.Hay tổ chức một số trò chơi giúp phát trẻ sử dụng khẩu hình miệng và lưỡi. Khi trẻ đã tiến bộ cô lại đưa ra các bài tập khó hơn nữa phát âm tên các con vật mà trẻ thích như: Cá, gà....
Một số trò chơi giúp trẻ bắt chước tạo ra âm thanh
 Trò chơi 1: Gọi gà 
Mục đích: 
- Rèn luyện cơ môi, cơ hàm dưới 
Cách chơi: 
- Giáo viên nêu: Khi cho gà ăn, ta thường gọi gà lại gần bằng cách nào? 
- Cô làm mẫu tiếng gọi gà cho trẻ xem: pập, pập (hai môi ngậm chặt, dùng hơi 
bập ra tạo thành tiếng pập, pập) 
- Yêu cầu Khô Nguyên thực hiện lại cách gọi gà. 
- Khi nghe cô đếm 1, 2, 3 bắt đầu bạn Khôi Nguyên cùng thực hiện. Giáo viên quan sát và sửa lỗi cho con nếu có. 
3.6. Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ và rèn luyện cử động các chi.
- Tôi làm cùng một cử chỉ và cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần. Ví dụ, khi đã thu hút được sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “Con hãy ngồi xuống” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế và cứ như vậy tạo thành thói quen.
- Khi trẻ có vẻ đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, bắt đầu sử dụng chúng vào các thời gian khác nữa và vào các vị trí khác khi bạn muốn trẻ ngồi xuống.
- Tôi giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ, “gật đầu” khi muốn nói “con lại đây” Dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác. Tôi luôn dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theo cách như trên.
- Tôi luôn giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho bé những vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi tôi nói về vật đó.Ví dụ như tôi chỉ một vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ.
- Tôi đã sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được dặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Và sử dụng các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây” trong khi tay tôi đang chỉ.
- Bên cạnh đó tôi làm thật nhiều các hành động với trẻ để trẻ phải tác rời ngón tay trỏ, ví dụ bật và tắt các nút, vẽ trên cát ,vẽ trên không hoặc đưa một cái gì đó mà trẻ thích cho trẻ cầm. Tôi còn tổ chức các trò chơi kết hợp với lời ca như “ Nhện giăng tơ”, nu na nu nống, giấy tay, ngón chân nhúc nhích, ,cua bò... để luyện hoạt động của của các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “ Nhện giăng tơ”
Lời hát
Hành động
Nhện giăng tơ, giăng tơ, giăng tơ
Ta cùng nhau bắt đầu
Gặp trời mưa to mưa to
Ôi nhà đâu mất rồi.
2 ngón tay trái và tay trỏ bên trái và bên phải đan vào nhau làm chú nhệ giăng tơ.
Trò chơi “Giấu tay”
Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng giao tiếp.
Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao (một bé trai đứng đối diện 1 bé gái)
Này cô bé, này cậu bé (chỉ tay về phía người đối diện)
Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia)
Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện)
Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục gãi nhẹ vào vai nhau)
Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau).
Trò chơi “Ngón chân nhúc nhích”
Mục đích: Phát triển các cơ nhỏ của bàn chân, bàn tay, phối hợp cử động tay và chân.
Cách chơi: Vừa đọc đồng giao vừa làm động tác:
Một ngón chân nhúc nhíc này (cầm ngón chân và lắc nhẹ theo nhịp thơ);
Hai ngón chân nhúc nhíc này(cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo nhịp thơ);
Ba ngón chân nhúc nhíc khiến ta vui rồi(cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo nhịp thơ);
Lần chơi lại thay ngón chân bằng ngón tay.
Trò chơi “Cua bò”
Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay trong cả hai bàn tay.
Cách chơi: Ngồi tự do hoặc ngồi vòng tròn. Hai ngón cái móc vào nhau, những ngón còn lại xòe ra hai hướng như tám cái chân cua. Vừa đọc đồng giao vừa chuyển động cả hai bàn tay theo chiều dọc hoặc chiều ngang của mặt phẳng trước mặt. Các ngón tay làm chân cua phải co duỗi liên tục như cua đang bò.
Con cua tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày.
Lúc đầu chuyển động của bàn tay chậm về sau đọc đồng dao nhanh hơn và chuyển động cũng nhanh hơn.
Trò chơi “Tay đâu”
Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng giao tiếp.
Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao 
Này cậu bé, này cậu bé 
Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia)
Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện)
Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục gãi nhẹ vào vai nhau)
Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau).
-Trò chơi “cắp cua”
Mục đích: Luyện vận động các ngón tay
Cách chơi: Đan các ngón tay lại với nhau, đưa 2 ngón trỏ ra, dùng 2 ngón trỏ để gắp viên sỏi bỏ vào rổ, ai gắp được nhiều sỏi hơn sẽ chiến thắng
Trò chơi “hoa nở hoa tàn”
Mục đích: Luyện cơ bàn tay, cổ tay
Cách chơi: Vừa nói vừa làm động tác theo: giao hạt, gieo hạt (giả vờ dùng tay gieo hạt), hạt nảy mầm (chụm 2 bàn tay lại với nhau và khẽ rung rung nhẹ tay), hạt lớn lên thành cây (vẫn chụm 2 tay và đưa lên cao hơn), 1 nụ (chụm các ngón tay của 1 bà tay lại và đưa ra), 2 nụ (chụm các ngón tay của bàn tay còn lại đưa ra), 1 hoa (xòe tay ra), 2 hoa (xòe tay còn lại ra), hoa đung đưa trong gió (khẽ đưa nhẹ hai tay qua lại), gió thổi mạnh (đưa tay mạnh), hoa tàn ( cụp 2 cổ tay xuống dưới)
Trò chơi “bắn bi”
Mục đích: trò chơi luyện tay cầm bút cho bé
Cách chơi: cho bé dùng ngón tay búng các viên bi để dụng vào nhau, hoặc cho bé búng các viên bi vào khung thành
Các bài viết tham khảo khác:
- Tôi kích thích trẻ để trẻ có thể vừa cử động các ngón tay vừa dùng ánh mắt nhìn theo đồ vật mà trẻ chú ý bằng cách đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ uống hay hai loại đồ chơi. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống. Và hãy làm như cách trên, “dí” ngón tay của trẻ về đồ vật mà trẻ thích để trẻ có thể chạm nó và nói cho trẻ tên của vật mà trẻ đã chọn. Tôi làm những việc này rất nhiều lần với các tình huống khác nhau. - Trong bất cứ trò chơi nào tôi tiến hành với trẻ, tôi cố gắng chơi lần lượt để trẻ nhìn thấy mình đang chỉ trỏ và học cách hiểu các ý nghĩa trong hành động của đó. Khi đã dạy trẻ chọn đồ vật bằng cách chỉ vào đồ vật , tôi luôn thể hiện các hình thức khác, đặc biệt “hãy nhìn”. Hãy chỉ các vật cho trẻ với sự nhấn mạnh mỗi khi có cơ hội. Bắt đầu bằng việc chạm vào các vật mà tôi muốn trẻ nhìn. Sau đó sử dụng các “điểm ở xa”, ví dụ một hình ảnh ngộ nghĩnh dán trên tường, một chiếc ô tô đang đi ngoài đường.... 
3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các  hoạt động mọi lúc, mọi nơi 
Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết . Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế . Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc,trò chuyên, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: vào giờ đón trả trẻ, giờ chơi tôi thường trò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay cho cháu
Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên , phải kiên trì , nhẫn nại,  thường xuyên nhắc nhỡ giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêu thương , giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm  ( Sao bạn buồn thế?  hay bạn đau chỗ nào?),cùng chơi với bạnĐây cũng là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non.
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn.
* Ví dụ : Bé Khôi Nguyên khuyết tật cả về ngôn ngữ lẫn thể chất. Trong các hoạt động vui chơi, các trò chơi vận động, hoặc trong các giờ học tôi thường xuyên chú ý, quan tâm đến trẻ , nhắc nhỡ các bạn trong lớp giúp đỡ bạn khi chơi, không chạy nhảy xô đẩy làm ngã bạn. Khi xuống sân tập thể dục tôi luôn bên cạnh Nguyên động viên con đi vững vàng khi có gặp khó khăn tôi có thể dìu dắt em ...Tôi luôn là chỗ dựa cho trẻ dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt động tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ.
Trong giờ tập tô số, chữ cái , giờ chơi tự do, giờ học tạo hình, giờ chơi góc....vì tay trẻ bị co quắp lại cho nên rất khó khăn trong các vận động tinh. Tôi luôn nhắc nhỡ các cháu giúp đỡ bạn , giáo dục cho các cháu luôn có tình cảm yêu thương bạn. Trong khi thực hiện cô luôn quan tâm giúp đỡ động viên , khuyến khích để trẻ tích cực hoạt động hoàn thành bài của mình. 
Biên cạnh những giò học gò bó tôi luôn động viên các bạn trong lớp chơi cùng bạn gọi bạn vào nhóm chơi Trẻ tự kỷ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp và tương tác xã hội , phương pháp nhóm giúp trẻ hòa nhập cùng các bạn cùng trang lứa với mục đích giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và có sự tương tác với các bạn trong lớp.Thông qua hoạt động theo nhóm , trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm . Hoạt động của các thành viên trong nhóm chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức bắc chước , các hành vi những lời nói tác động đến trẻ lôi kéo trẻ tham gia cùng các bạn. Tình trạng tự kỷ sẽ được cải thiện khi trẻ tự kỷ dần chơi, tương tác với các thành viên khác trong nhóm 
Trong các hoạt động cô thường xuyên động viên, khuyến khích,  gợi mở kích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động, hoạt động vừa sức không ỷ lại vào người khác.
* Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong Trường Mầm non là một phương tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng Internet tìm hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật , tìm tòi những hình ảnh tư liệu giáo dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoint để trẻ tiếp cận CNTT và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú  tham gia.
Ví dụ:  Tôi thiết kế những trò : Ai tinh mắt thế, trò chơi Ai đoán giỏi, hoặc trò chơi Ai đúng – Ai sai nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh , nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật, các loại rau quả và các trò chơi chữ cái , trò chơi với toán  trong khi thiết kế tôi tạo những hiệu ứng âm thanh, lời nói như: Bạn tài quá, bạn giỏi quá , đúng rồi xin chúc mừng bạn.. hoặc : sai rồi bạn chọn lại đi..
Việc ứng dụng các trò chơi chữ cái, toán, trò chơi câu đố trong Phần mềm Vui học mầm Non giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn . Trẻ rất hứng thú tham gia và đặt biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến bộ rõ rệt.
3.8 Biện pháp 8: Tuyên dương những hành vi tốt 
Tuyên dương có thể mang lại những tiến bộ đối với trẻ tự kỷ, vì vậy tôi luôn khuyến khích tuyên dương trẻ khi trẻ làm được các hành động dù rất nhỏ như :Bê ghế về bàn, ngồi lên ghế học bài, uống hết 1 hộp sữa . Tôi tuyên dương trẻ khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới và nên chỉ ra một cách cụ thể hành vi nào của trẻ đang được khen.Bên cạnh việc tuyên dương tôi có thể dùng những phần qùa nho nhỏ để thưởng cho trẻ như thưởng cho 1 cái kẹo, hoặc một món đồ chơi mà trẻ thích.Tôi tin rằng bằng những điều nhỏ nhặt ấy nhưng giúp trẻ tự tin hơn, mở lòng hơn, hòa nhập hơn với các bạn với cô giáo. Khi được sự động viên khuyến khích của các bạn trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được.
3.9. Biện pháp 9: Kết hợp với cha mẹ học sinh
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội. 
Tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh rằng trường học, bác sĩ tâm lí chỉ là nơi cung cấp cho bố mẹ những kiến thức, hỗ trợ và giám sát chương trình chăm sóc, giáo dục và trị liệu tại gia đình. Trao đổi với cha mẹ trẻ về những tiến bộ của trẻ khi ở trường, lúc về nhà, những điều chưa khắc phục được và bàn bạc, tìm ra phương pháp có lợi nhất cho sự phát triển của con.
Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỉ là điều cần thiết và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể thay đổi tiến bộ được.Để giáo dục trẻ tự kỉ có thể hòa đồng được với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ.
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1: Đối với giáo viên
Qua một năm học thực hiện các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho bạn Khôi Nguyên tôi thu được một số kết quả như sau: 
- Tôi thấy mình gần gũi hơn với trẻ, thân thiện hơn với trẻ. Tôi thấy được sự tiến bộ ở từng tuần từng tháng của trẻ ngày một tốt hơn .
- Thấy được vai trò quan trọng của mình đối với trẻ trong mọi hoạt động. Tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong mọi hoạt động của trẻ nhưng là một phần không thể thiếu.
- Qua việc dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho bạn Khôi Nguyên còn giúp cho tôi hiểu sâu hơn nữa về tâm sinh lý của những trẻ mắc bện tự kỷ từ đó tôi có những biện pháp khác nhau để giúp các con ngày càng tiến bộ trong việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp cũng như hòa nhập với các bạn trong và ngoài lớp học. Tôi cùng thấy mình cần phải ý thức hơn nữa về việc trau đồi kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cũng như tuyên truyền cho cộng đông xung quanh về tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với xã hội.
4.2:Đối với trẻ
+ Bản thân cháu Khôi Nguyên đã có sự tiến bộ như bắt đầu biết phát âm những từ ngữ đơn giản như: bà, cá, mẹ cô, tô,cơm.....
+ Ngoài ra trẻ còn biết chơi cùng các bạn trong lớp biết làm một số công việc đợn giản như tự xúc cơm, tự biết đi vệ sinh, ự biết lấy ghế vào chỗ ngồi, tự biết ngồi cầm bút tô màu....Tuy là những hành động đơn giản nhưng sự tiến bộ của con mang lại một niềm vui nềm hi vọng lớn cho cô và gia đình trẻ.
+ Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của mình như tô màu, tô số,.
4.3: Đối với phụ huynh
+ Bản phụ huynh bạn Khôi Nguyên cũng tâm sự với tôi sau một năm học họ cũng cảm thấy được sự thay đổi của con rất rõ rệt và họ rất phấn khởi tin rằng con mình có thể tiến bộ hơn nữa và ngày càng hòa nhập với xã hội. Họ không còn phải lo lắng, mặc cảm khi thấy con mình bị tự kỷ. Họ luôn tham khảo và kết hợp với các cô về các phương pháp dạy con không những chỉ để phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp mà họ còn tham khảo cùng với các cô giúp con phát triển về mặt nhận thức .....
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 . Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
– Nếu trẻ bị khuyết tật không được can thiệp sớm, không được giáo dục hòa nhập trong môi trường bình thường thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng. Vì thế  việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
+ Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn.
+ Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn bè giữa những trẻ bình thường và trẻ bị khuyết tật nhằm phát triển nhân cách cho trẻ.
+ Giúp cho trẻ khuyết tật phát triển ngôn ngữ khả năng giao tiếp ,mạnh dạn, tự tin, tạo tâm thế vui vẻ, thích đến trường.
+ Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát triển toàn diện để sau này trở thành  những người con có ích cho gia đình và cho xã hội.
2. Việc áp dụng và khả nãng phát triển sáng kiến kinh nghiệm
Qua sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp” đã được BGH thống nhất tổ chức lên chuyên đề cho tất cả giáo viên cùng tham dự, rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến xây dựng để cùng thực hiện tốt chuyên đề này.
3. Bài học kinh nghiệm
– Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình , nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyên theo dõi.
– Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ  để có biện pháp giáo dục phù hợp.
– Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động.
– Phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..
– Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè.
– Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
– Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ khuyết tật, nhận xét đánh giá sự phát triển của trẻ.
– Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la của người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm , sự linh hoạt nhạy bén trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
4. Đề xuất 
4.1 Đối với ngành giáo dục.
 - Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về kiến thức giáo dục trẻ tự kỷ để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.
 - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.
Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới về giáo dục trẻ khuyết tật.
4.2 Đối với nhà trường.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi về vấn đề hòa nhập trẻ khuyết tật để nâng cao trình độ.
- Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.
- Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
4.3 Đối với giáo viên.
 - Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
 - Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất 
 - Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.
 Trên đây là một số biện pháp tôi dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp . tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc trong việc giúp trẻ có những tiến bộ cao nhất về phát triển ngôn ngữ và khả năng gia tiếp giúp trẻ tự kỷ ngày một hòa nhập với xã hội.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trâu quỳ ngày 20 tháng 3 năm 2019
IV/CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN
Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt
Bạn Khôi Nguyên cùng cô nhận biết vật mà mình thích
Bạn Khôi Nguyên cùng cô chơi trò Tập tầm vông
Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh
Bạn Khôi Nguyên cùng cô phát âm từ “ cá”
Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ 
Khôi Nguyên cùng bạn chơi trò chơi: Nu na nu nống
Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các  hoạt động mọi lúc, mọi nơi
Cháu Khôi Nguyên đang chơi tự do cùng các bạn
Cháu Khôi Nguyên trong giờ tập tô số
Cháu Nguyên đọc thơ cùng các bạn
Cháu Nguyên bê ghế về bàn học cùng các bạn
Cháu Khôi Nguyên đang cùng các bạn cắt dán hoa
Cháu Khôi Nguyên cùng các bạn tập đồ chữ cái

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_cac_phuong_phap_day_tre_tu_ky_phat_trien_n.docx