Báo cáo biện pháp Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Sinh thời Bác Hồ đã nói “Trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về đạo đức, thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng. Ông bà ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, thể hiện môi trường có vai trò quyết định rất lớn đến tính cách và con người. Môi trường học tập tốt rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì mỗi lớp học cũng phải hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc điều trước tiên cô giáo là người hạnh phúc.

Vậy “Lớp học hạnh phúc” đảm bảo ba tiêu trí: an toàn, yêu thương và tôn trọng. Có nghĩa yêu cầu mỗi người giáo viên phải hiểu an toàn là gì? Là mỗi trẻ được an toàn cả về thể chất và tinh thần, mỗi đứa trẻ đều được yêu thương đối xử công bằng, đều được nói lên những ý kiến của mình và luôn được các cô và các bạn lắng nghe tôn trọng. Trẻ em có hạnh phúc vui vẻ khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu được tốt các kỹ năng, kiến thức cô giáo dạy trẻ ở trường trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục mới được nâng cao.

 

docx 28 trang vuthom 08/10/2022 87931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non
 các góc chơi khác nhau. Để hiểu về trẻ nhiều hơn tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết. Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe, để trẻ tự giải quyết tình huống. Luôn tin tưởng, khuyến khích, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời. không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.
 (Phụ lục: Hình ảnh 6)
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
2.3. Hãy yêu thương trẻ
Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ các con. Đó là niềm hạnh phúc giản dị của chúng tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với học sinh mầm non: Trước tiên, giáo viên chúng tôi phải là những người có tâm, luôn coi trẻ như những đứa con của mình. Giáo viên là người mẹ khi chăm sóc các con, là người bạn khi học, khi chơi cùng các con. Làm được điều đó thì tôi tin chắc chắn, các con sẽ rất vui khi được đến lớp. 
Chính vì vậy tôi học cách lắng nghe vì nhờ đó tôi hiểu được các con, chăm sóc dạy dỗ các con có hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, tôi đang học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất những ánh mắt ngây thơ như biết nói của các con, hay một câu nói hồn nhiên “Khi nào cô đi họp về cô nhớ mua quà cho chúng con nhé!”, “hôm qua cô nghỉ làm gì? Con nhớ cô”. Một biểu cảm yêu thương từ các con. “Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều gì to tát, xa vời” tôi đã được nghe câu nói này của một chị đồng nghiệp trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Tôi xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương hiểu biết lẫn nhau giữa cô và trò, giữa giáo viên với đồng nghiệp thì bản thân chúng tôi cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn để ngày càng có nhiều hoạt động tốt thu hút được trẻ. Bản thân cô giáo thay đổi, học sinh sẽ thay đổi, bời cô giáo hạnh phúc trẻ mới hạnh phúc và lớp học mới mang đến hạnh phúc cho học sinh. 
Con đường đó không hề đơn giản, nhưng với khát khao thay đổi tự thân của mỗi giáo viên thì tất cả chúng ta sẽ làm được. 	 
2.4. An toàn cho trẻ
Môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói không với bạo lực, tất cả cô và các con đều được sống trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái.
Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm nhận như ở nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Thể chất các con được đảm bảo chế độ ăn uống. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng bếp đầy đủ tiện nghi, thực hiện quy trình bếp một chiều. Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các công ty cung ứng thực phẩm sạch theo sự chỉ đạo giám sát của phòng. Với đội ngũ các cô nhân viên với nhiều kinh nghiệm chế biến, nấu ăn, đã nấu cho các con những bữa ăn rất ngon miệng đầy đủ các chất đủ định lượng giúp trẻ ăn hết suất của mình. Các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động đều thường xuyên, đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi, giáo viên lớp tôi luôn chú ý bao quát trẻ khi các con ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường hoặc các giờ trẻ đi tham gia các lớp học ngoại khóa tại trường luôn được đảm bảo. Các cô dạy trẻ một số kỹ năng khi ra ngoài như kỹ năng đi cầu thang tôi luôn cho các con xếp hàng và đi theo các bước chân trên bậc thang, cả kỹ năng phòng dịch, phòng tránh xâm hại Có những hoạt động chúng tôi chia các con theo nhóm và có hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi bị hỏng hay sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, xô, chậu không chứa nước. (Phụ lục: Hình ảnh 6)
Khi các con nghỉ dịch ở nhà tôi cùng giáo viên trong khối xây dựng những video bài giảng hướng dẫn các con cách phòng tránh 1 số tai nạn thường gặp: phòng tránh điện giật, nhận biết những vật dụng gây bỏng, kĩ năng sử dụng dao kéo an toàn(Phụ lục: Hình ảnh 8)
Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác. Chính vì vậy các con phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Việc nắm bắt được tâm lý của các con nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “Con cần gì” “Cô nghĩ là còn làm được” Biết được các con cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ, tôi quan tâm đến việc làm cho mình khỏe, duy trì cảm xúc tích cực để từ đó làm việc tốt, sống tốt. 
Khi được đảm bảo an toàn đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần trẻ sẽ phát triển toàn diện: phát triển nhận thức và kỹ năng học tập, phát triển thẩm mỹ và sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội, phát triển tình cảm và kỹ năng sống, phát triển thể chất sức khỏe và vận động.
Trẻ đến lớp học với một niềm vui thì đó là hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc. 
 3. Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Không chỉ nhằm làm cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó, hạnh phúc sẽ lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc đã tạo nên lớp học hạnh phúc. Niềm hạnh phúc không chỉ ở lại mái trường mà còn lan toả về gia đình để phụ huynh cũng hạnh phúc với niềm vui của học sinh.
Trong biện pháp này, tôi còn chú trọng việc phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng môi trường bên ngoài theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tính lan tỏa đến phụ huynh được thể hiện như thế nào? Đó chính là việc khéo léo thu hút phụ huynh tham gia vào các hoạt động cùng trẻ trong giờ đón trẻ, trả trẻ. Qua các hình ảnh các con hoạt động ở trường gửi lên nhóm zalo của lớp, các hội thi, lễ hội mà nhà trường tổ chức như: “Lễ khai giảng đầu năm học”, “Vui hội trung thu”, “Hội thi làm bánh”, “Bé vui đón tết” là cơ hội để trẻ được thể hiện khả năng của mình, trẻ được tham gia biểu diễn, rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường tham gia cùng trẻ, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ những sân chơi bổ ích, nhiều ý nghĩa. Phụ huynh sẽ rất phấn khởi khi thấy một môi trường vừa đẹp, vừa khang trang lại được trải nghiệm thực tế cùng con em mình và thấy con rất yêu cô, thích đi học. Từ đó, phụ huynh yên tâm hơn vào chất lượng chăm sóc, giáo dục của trường, lớp. 
Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm trước lớp tôi đã gây được ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh vì các cô luôn cời mở, chia sẻ về công việc, qua hành động chăm sóc dạy dỗ quan tâm chỉ bảo các con hàng ngày, nên các bậc phụ huynh rất yên tâm chia sẻ và ủng hộ giúp đỡ các cô và các con ở lớp. Từ hiệu quả mà việc xây dựng môi trường này đem lại, môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ sẽ hạnh phúc, từ đó giáo viên sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
Ở năm học này tôi ý thức cao hơn nữa nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh công tác giáo dục và chăm sóc các con tại nhà: Đưa các video bài giảng về làm quen với toán, làm quen với chữ cái, các bài giáo dục thể chất dinh dưỡng và sức khỏe, các bài kĩ năng sống ngắn gọn dễ hiểu giúp và hứng thú giúp các con học tập dễ dàng. Mỗi tuần lớp tôi đăng ba video bài giảng vào 20h lên nhóm zalo của lớp và được rất nhiều phụ huynh cùng các con tương tác, gửi kết quả bài học lên nhóm lớp, hàng tháng tôi đăng thư khen những học sinh gửi nhiều kết quả bài trên nhóm lớp và ngoài ra tôi còn tổ chức những buổi họp zoom cùng các phụ huynh trao đổi bàn bạc chia sẻ, trong những buổi họp đó tôi dành khoảng thời gian cho các con gặp gỡ trò chuyện cùng các bạn trong lớp. Bên cạnh đó còn một số phụ huynh bận công việc ít cập nhật, tương tác trên nhóm zalo của lớp tôi trao đổi trực tiếp qua điện thoại và gửi lại các thông tin cũng như video bài giảng riêng giúp phụ huynh kịp thời nắm bắt hướng dẫn con em mình. (Phụ lục: Hình ảnh 9) (Phụ lục: Hình ảnh 10) 
4. Hiệu quả của sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng đối với tất cả các trường, các lớp. Giáo viên mầm non có thể áp dụng những giải pháp đã nêu ở sáng kiến, áp dụng thực tế hàng ngày tại lớp của mình đạt kết quả tốt.
Sáng kiến “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non”
 * Đối với bản thân:
Sau quá trình trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc.
Là một giáo viên tôi đã tự thay đổi bản thân yêu trường, yêu lớp, yêu trẻ, sống chan hòa với mọi người nên tôi cũng rất sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho những bạn đồng nghiệp. Tôi thấy mình thật hạnh phúc.
Tôi đã tự học tập nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, các hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp. 
* Đối với học sinh:
Sau thời gian thực hiện áp dụng các biện pháp trên tôi thấy lớp tôi đã thu đực kết quả tương đối tốt:
Trẻ ngoan, mạnh dạn, tự tin, có ý thức học tập, sôi nổi, nhanh nhẹn, vui tươi, tích cực hứng thú, say mê hoạt động hăng hái tham gia nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
Trẻ khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên.
Trẻ hào hứng, tự tin, mạnh dạn thể hiện mình khi tham gia các hoạt động. Trẻ rất tình cảm, thích quan tâm yêu quý cô giáo và yêu thương, đoàn kết với các bạn, thích đi học và đi học đều. Tỉ lệ chuyên cần từ 92- 95%
* Đối với phụ huynh học sinh
Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, tin tưởng các cô gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, học sinh xin chuyển trường do không hài lòng về cô giáo của lớp, nhiều phụ huynh ủng hộ cây cảnh và một số đồ dùng, đồ chơi cho lớp và hỗ trợ các cô khi tổ chức các hoạt động của lớp: sinh nhật tháng, trung thu, khai giảng
Bảng 2: Khảo sát đánh giá của trẻ cuối năm.
STT
Nội dung mục tiêu
Tổng số trẻ
Vui vẻ
Không vui vẻ
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Cảm xúc của trẻ khi đến trường, lớp học của mình
45
45
100%
0
0%
2
Cảm nhận của trẻ về cô giáo của mình
45
45
100%
0
0%
3
Trẻ thích đến lớp học
45
45
100%
0
0%
Với những nỗ lực trong năm học vừa qua, đến nay trường, lớp tôi đã đạt được những thành quả nhất định trên hành trình xây dựng trường, lớp học hạnh phúc. Nhưng để nụ cười luôn đồng hành cùng các con trong từng ngày đến lớp, để niềm vui hạnh phúc luôn tràn ngập sân trường, cần phải thay đổi nhiều hơn nữa, hành động nhiều hơn nữa để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho các con, cho bản thân và đồng nghiệp.
5. Bài học kinh nghiệm:
Cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc.
Xác định rõ được những mặt tồn tại khi dạy trẻ để có những giải pháp phù hợp hiệu quả mang tích thực tế. 
Cần đặt lợi ích của người học lên hàng đầu, tạo động lực cho giáo viên, để mỗi thầy cô thực sự hạnh phúc và hạnh phúc đó sẽ được lan tỏa tới tất cả học sinh. Đối với giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại, yêu trẻ như con của mình, yêu thương trẻ bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, lan tỏa cho học sinh niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những cử chỉ đầy tính nhân văn.
 KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” là một phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến. Yêu thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, phụ huynh với giáo viênxây dựng một môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc.
Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường cùng với sự ủng hộ của đồng nghiệp nên đã thu được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh, ngày càng chặt chẽ.
2. Khuyến nghị 
Đối với sở, phòng giáo dục: cần tổ chức nhiều khóa học “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, giới thiệu các mô hình trường lớp hạnh phúc, tổ chức các hoạt động thực tế về chuyên để xây dựng trường học hạnh phúc cho toàn thể các cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia.
Đối với nhà trường tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân gương mẫu điển hình trong thực hiện phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc, giao lưu, tọa đàm về chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” cho giáo viên tham gia.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã thực hiện để đạt được kết quả tốt trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc. Trong quá trình viết đề tài không tránh khỏi thiếu xót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của ban giám hiệu nhà trường và chị em đồng nghiệp để cho sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Tôi xin cam đoan bài viết SKKN này là của tôi, không sao chép của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
.........................................................................
.........................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Người viết
Đinh Thị Lan Hương
PHỤ LỤC
Phụ lục: Ví dụ: Xây dựng hoạt động hạnh phúc cho trẻ 5- 6 tuổi
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Các bước tiến hành
Hướng dẫn trẻ làm dất nặn từ bột mì
1. An toàn:
-Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Giáo viên dòa soát kiểm tra kĩ các dụng cụ, đồ dùng trước khi cho trẻ tham gia vào hoạt động, chú ý và nhắc trẻ sử dụng bột mì không bị dính lên mắt, mũi, miệng hay quần áo
- Các dụng cụ để trẻ hoạt động: Khay đựng, cốc, muỗng bằng innoc hoặc nhựa dẻo có màu sắc hài hòa, 
- Trò chuyện với trẻ trước về cách làm đất nặn bằng bột mì vừa an toàn và thân thiện với môi trường ở buổi chiều hôm trước và trò chuyện đầu giờ sáng hôm sau nhằm kích thích sự háo hức cho trẻ
- Dạy trẻ 1 số kĩ năng: đong (đong khô, đong ướt), cách chộn bột cho đều, biết sử dụng màu thực phẩm tạo ra các đất nặn có màu sắc khác nhau, 
- Thông báo cho phụ huynh biết về kế hoạch làm đất nặn từ bột mì, nhằm phối hợp cùng giáo viên tạo tâm thế vui tươi phấn khởi cho trẻ.
2. Yêu thương:
- Giáo viên tạo không khí vui vẻ, hào hứng, gần gũi trẻ
- Trẻ thể hiện tình cảm yêu quý cô và luôn lắng nghe cô nói và quan sát cách cô hướng dẫn mẫu
- Hướng cho trẻ biết tự lựa chọn các bạn chơi tạo thành nhóm hoạt động, trong mỗi nhóm có sự phân công công việc, các thành viên trong nhóm đoàn kết, hỗ trợ nhau, giúp đỡ và chia sẻ những bạn yếu kém hơn mình. 
- Trẻ sẽ được tự mình lựa chọn đồ dùng để chơi theo ý thích.
- Khi trẻ hoạt động, cô bao quát trẻ, kịp thời xử lí các tình huống xảy ra. 
3. Tiêu chí tôn trọng:
- Giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi. Trẻ được lựa chọn nhóm chơi, trẻ được lựa chọn đồ chơi. 
- Trong quá trình chơi trẻ được đưa ra ý kiến quyết định của mình và được các bạn trong nhóm vui vẻ đón nhận, trẻ được giao lưu với các bạn, với cô giáo.
- Trẻ biết lắng nghe ý kiến của cô giáo của các bạn, khi muốn có ý kiến phải biết giơ tay, tránh nói leo
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, các sản phẩm của bạn, của bản thân.
- Giáo viên luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi trẻ cần, đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm kích thích sự tập chúng chú ý và sự sáng tạo của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, giáo viên chú ý quan sát, lắng nghe, giải quyết kịp thời khi có xung đột Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen ngợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. 
Mỗi nhóm có1 khay đựng các nguyên liệu: Bột mì, muối, nước, khay, bát, thìa Bàn lục giác, khăn lau tay, tạp dề, mũ đội đầu
1.Ổn định tổ chức: 
Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết, cô cho trẻ ngồi thành vòng cung trước mặt cô quan sát các bước cô làm mẫu.
II. Nội dung
1.Hoạt động 1: Cô làm mẫu
- Các con ơi hôm nay cô mang đến điều thú vị đến với lớp mình, các con đoán xem đó là điều thú vị gì?
- Cô có khay đựng các nguyên liệu gì nào?
- Với các nguyên liệu này chúng mình sẽ làm gì?
- Các nguyên liệu: Bột mì, muối, nước, dầu ăn, màu thực phẩm hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tạo ra đất nặn để làm đồ chơi đấy.
- Để tào ra đất nặn bằng bột mì các con cùng quan sát cô làm nhé (Cô lấy nước, muối, bột mì theo đúng tỉ lệ) Vừa làm vừa kết hợp giải thích với cử chỉ giọng nói kích thích sự chú ý của trẻ 1 cách hào hứng.
2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Các con vừa được quan sát cô tạo ra đất nặn bằng bột mì, cô thấy các con rất háo hức tạo ra những cục đát nặn yêu thích, vậy chúng mình cùng về nhóm chơi và đi lấy nguyên liệu đồ dùng để hoạt động nhé.
- Cô đến từng nhóm bao quát trẻ thực hiện, động viên khuyến khích trẻ tích cực hoạt động, hướng dẫn và làm mẫu lại nếu trẻ ở nhóm đó chức thực hiện được.
- Cô luôn chú ý đến trẻ kĩ năng yếu hoặc những trẻ nhút nhát, động viên khen ngợi kịp thời để trẻ tự tin trước các bạn.
- Với những nhóm có kĩ năng tốt tạo ra nhiều đất nặn, cô nên khuyến khích trẻ sử dụng đất nặn đó tạo ra sản phẩm trẻ thích. 
3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
-Cô cho trẻ mang sản phẩm của nhóm mình lên để cả lớp cùng nhận xét và đánh giá.
+ Đây là đất nặn của nhóm nào? Các con chia sẻ các bước tạo ra đất nặn từ bột mì cho cô và các bạn biết.
+ Nhóm 1 các con có nhận xét gì về đất nặn của của nhóm 2?
- Cô nhận xét chung và gợi mở nội dung, ý tưởng cho hoạt động sau.
+ Trong giờ hoạt động hôm nay các con rất khéo léo tạo ra rất nhiều đất nặn có màu sắc khác nhau, có nhóm các con nhanh tay dùng đất nặn đó tạo ra rất nhiều sản phẩm đẹp, cô khen các con. 
III. Kết thúc: 
- Cho trẻ cất gọn đồ dùng đúng nơi quy định
Hình ảnh 1: Trẻ chăm sóc và lau lá cho cây
Hình ảnh 2: Trẻ thể hiện cảm xúc khi đến lớp
Hình ảnh 3: Bảng tuyên truyền có Sologan về hạnh phúc
Hình ảnh 4: Trẻ vẽ khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui vẻ khi đến lớp
Hình ảnh 5: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tại nhà
Hình ảnh 6: Trẻ hứng tham gia trải nghiệm các góc chơi mới
Hình ảnh 7: Góc chơi an toàn và thân thiện để trẻ tự tin sáng tạo 
Hình ảnh 8: Một số video bài dạy về phòng tránh TNTT cho trẻ khi ở nhà
Hình ảnh 9: Tuyên dương những HS gửi nhiều QK bài học trên nhóm lớp
Hình ảnh 10: Học sinh học tương tác các video bài giảng của cô khi ở nhà

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phu.docx