Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục một số sai sót khi giải toán có lời văn

Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn mới của phát triển tư duy – giai đoạn tư duy cụ thể. Học sinh tiểu học cũng bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của suy luận. Nhưng kĩ năng phân tích, tổng hợp không đồng đều hoặc không đầy đủ dẫn đến không khỏi sai sót trong quá trình làm toán nhất là giải các bài toán có lời văn đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp cao hơn. Khi giải toán, thường ảnh hướng bởi một số từ thêm, bớt nhiều gấp ” tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính tương ứng với từ đó do vậy dễ mắc sai lầm. Học sinh tiểu học thường phỏng đoán theo cảm nhận nên trong toán học, học sinh khó nhận thức về quan hệ kéo theo trong suy diễn, không tìm ra mối quan hệ giữa các giả thiết của bài toán nên hướng giải sai (Trích trong trang 1 phương pháp dạy toán có lời văn ở tiểu học của giáo sư tiến sĩ Vũ Quốc Chung)

 

doc 20 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 4860
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục một số sai sót khi giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục một số sai sót khi giải toán có lời văn

Báo cáo biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 khắc phục một số sai sót khi giải toán có lời văn
 sai lầm của học sinh lớp 4 khi giải các bài toán có lời văn.
2.1. Sai lầm trong giải toán tìm số trung bình cộng.
Khi giải các bài toán về trung bình cộng của các số, một số học sinh thường lầm lẫn giữa giá trị với đại lượng do các em không thiết lập được sự tương ứng giữa giá trị với đại lượng. Sau đây là một số ví dụ:
Ví dụ 1: Một bao gạo cân nặng 50kg, một bao ngô cân nặng 60kg. Một ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Hỏi ô tô đó chở tất cả bao nhiêu ki lô gam gạo và ngô? (Toán 4, trang 62)
Một học sinh đã giải sai bài toán trên như sau:
- Tổng số bao gạo và bao ngô, ô tô đã chở là:
	30 + 40 – 70 (bao)
- Trung bình mỗi bao nặng là:
	(50 + 60) : 2 = 55 (kg)
- Tổng số gạo và ngô ô tô đó đã chở là:
	55 x 70 – 3850 (kg)
	Đáp số: 3850 kg
Trong lời giải trên học sinh đã nhầm cho rằng đại lượng số bao gạo tương đồng với đại lượng số bao ngô, do đó đã tính tổng số bao gạo và ngô. Để khắc phục sai lầm trên, cần hướng dẫn học sinh khối lượng mỗi bao gạo khác với mỗi bao ngô, do đó để tính được khối lượng gạo và ngô, cần phải tính khối lượng từng loại rồi cộng lại.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Khối lượng gạo, ô tô đó chở là:
	50 x 30 = 1500 (kg)
-Khối lượng ngô, ô tô đó chở là:
	60 x 40 = 2400 (kg)
-Tổng khối lượng gạo và ngô ô tô đó chở là:
	1500 x 2400 = 3900 (kg)
	Đáp số: 3900 (kg)
Ví dụ 2: Có hai cửa hàng, mỗi cửa hàng đều nhập về 7128m vải. Trung bình mỗi ngày cửa hàng thứ nhất bán được 264m vải, cửa hàng thứ hai bán được 297m vải. Hỏi cửa hàng nào bán hết số vải đó sớm hơn và sớm hơn mấy ngày? (Toán 4 trang 86)
Một số học sinh đã giải sai bài toán trên như sau:
- Số vảit rung bình mỗi ngày cửa hàng thứ hai bán nhiều hơn cửa hàng thứ nhất là:
	297 – 264 = 33 (m)
- Cửa hàng thứ hai bán hết sớm hơn cửa hàng thứ nhất số ngày là:
	7128 : 33 = 216 (ngày)
	Đáp số: 216 ngày
Trong lời giải trên học sinh đã nhầm số mét vải cả hai cửa hàng đã nhập về thành số mét vải cửa hàng thứ hai bán được nhiều hơn cửa hàng thứ nhất. Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cần chú ý học sinh phân tích đề bài và nắm được từ số mét vải mỗi cửa hàng nhập về và số mét vảit rung bình mỗi ngày mỗi cửa hàng bán được sẽ tính được số ngày mỗi cửa hàng bán hết số vải đó và tìm được số ngày cửa hàng thứ hai bán hết sớm hơn.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Cửa hàng thứ nhất bán hết số vải trong số ngày là:
	7128 : 264 = 27 (ngày)
- Cửa hàng thứ hai bán hết số vải trong số ngày là:
	7128 : 297 = 24 (ngày)
- Cửa hàng thứ hai bán hết sớm hơn cửa hàng thứ nhất số ngày là:
	27 – 24 = 3 (ngày)
	Đáp số: 3 ngày
2.2. Sai lầm trong giải các bài toán về Tổng, Hiệu và Tỉ số của hai số.
Những sai lầm thường gặp của học sinh khi giải các bài toán dạng toán này thường là không xác định được tổng và hiệu của hai số, đặc biệt đối với các bài toán có tổng và hiệu ẩn do các em không đọc kĩ đề bài hoặc không hiểu rõ được mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho trong đề bài. Đối với các bài toán có tỉ số thay đổi, phần lớn các em đều sai lầm khi ngộ nhận đó là các đại lượng không đổi. Sau đây là một số ví dụ về các dạng toán này:
Ví dụ 1: Một hình chữ nhật có chu vi 24cm và chiều dài hơn chiều rộng 4cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Một số học sinh dễ mắc sai lầm khi giải bài toán trên như sau:
- Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
	(24 -4) :2 = 10 (cm)
- Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 10 + 4 = 14 (cm)
- Diện tích hình chữ nhật đó là: 14 x 10 = 140 (cm2)
	Đáp số: 140cm2.
Lời giải trên sai vì đã coi chu vi hình chữ nhật là tổng của chiều dài và chiều rộng. Có thể nói đây là một sai lầm khá phổ biến, nhất là đối với những học sinh học trung bình trở xuống do các em không đọc kĩ đề bài hoặc sự ngộ nhận vì trong đề bài đã có hiệu của hai số nên dễ dàng suy ra tổng một cách không chính xác. Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cần chú ý học sinh đọc kỹ đề bài, phân tích cho học sinh nắm được tổng của chiều dài và chiều rộng chỉ bằng một nửa chu vi, do đó khi một bài toán cho biết chu vi hình chữ nhật thì bắt buộc học sinh phải đi tìm nửa chu vi.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là:
	24 : 2 = 12 (cm)
- Chiều rộng hình chữ nhật đó là: (12-4) : 2 = 4 (cm)
- Chiều dài hình chữ nhật đó là: 4 + 4 = 8 (cm)
- Diện tích hình chữ nhật đó là: 4 x 8 = 32 (cm2)
	Đáp số: 32cm2
Ví dụ 2: Tìm hai số có trung bình cộng bằng 100. Biết số lớn hơn số bé 10 đơn vị.
Một số học sinh giải sai bài toán trên như sau:
- Số lớn là: (100 + 10) : 2 = 55
- Số bé là:	55 – 10 = 45
	Đáp số: Số lớn: 55, số bé: 45
Lời giải trên sai vì đã coi trung bình cộng của hai số là tổng của hai số. Đây cũng là một sai lầm khá phổ biến, nguyên nhân cũng là do học sinh không đọc kĩ đề bài hoặc không nắm được về trung bình cộng của hai số. Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cũng cần chú ý học sinh đọc kĩ đề bài,phân tích cho học sinh nắm được tổng của hai số phải bằng hai lần trung bình cộng của hai số đó, nếu bài toán cho biết trung bình cộng của hai số thì cần phải tính tổng của hai số đó.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Tổng của hai số đó là: 100 x 2 = 200
- Số lớn là: (200 + 10) : 2 = 105
- Số bé là: 105 – 10 = 95
	Đáp số: Số lớn: 105, số bé: 95
Ví dụ 3: Lúc đầu Tuấn và Tú có tát cả 24 viên bi. Sau đó Tuấn cho Tú 4 viên bi nên số bi của Tuấn chỉ nhiều hơn số bi của Tú là 4 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
Đối với bài toán trên, có nhiều học sinh có cách giải sai khác nhau như sau:
*Cách 1: 
Sau khi Tuấn cho Tú thì tổng số bi của hai bạn còn lại là: 24 – 4 – 20 (viên)
- Sau khi cho Tú, số bi của Tuấn còn lại là: (20+4) : 2 = 12 (viên
- Số bi của Tuấn lúc đầu là: 12 + 4 = 16 (viên)
- Số bi của Tú lúc đầu là: 24 – 16 = 8 (viên)
	Đáp số: Tuấn : 16 viên, Tú: 8 viên
Trong cách giải trên, học sinh đã sai lầm khi cho rằng số bi của hai bạn bị giảm đi khi Tuấn cho Tú 4 viên. Thực chất khi Tuấn cho Tú 4 viên thì tổng số bi của hai bạn vẫn không thay đổi. Để khắc phục sai lầm này, khi tìm hiểu đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Khi Tuấn cho Tú 4 viên thì tổng số bi của hai bạn có thay đổi không? Từ đó hướng dẫn các em, khi Tuấn cho Tú 4 viên thì số bi của Tuấn bị giảm đi 4 viên nhưng số bi của Tú lại tăng thêm 4 viên do đó tổng số bi của hai bạn vẫn không thay đổi.
*Cách 2: Lúc đầu Tuấn có nhiều hơn Tú số bi là: 4 + 4 = 8 (viên)
- Số bi của Tuấn lúc đầu là: (24 + 8) : 2 = 16 (viên)
- Số bi của Tú lúc đầu là: 24 – 16 = 8 (viên)
	Đáp số: Tuấn: 16 viên, Tú: 8 viên
ở cách giải 2 này học sinh lại sai lầm khi tính hiệu số bi của hai bạn lúc đầu. Đây là một sai lầm rất dễ mắc đối với học sinh vì các em cho rằng sau khi cho Tú 4 viên thì Tuấn vẫn còn nhiều hơn Tú 4 viên do đó trước khi cho Tú thì Tuấn nhiều hơn Tú 8 viên. Thực tế khi cho Tú 4 viên thì số bi của Tuấn giảm đi 4 viên còn số bi của Tú lại tăng thêm 4 viên do đó số bi chênh lệch của hai bạn trước và sau khi cho phải là 8 viên chứ không phải 4 viên. Để khắc phục sai lầm này, giáo viên có thể giải thích bằng lời hoặc có thể dùng sơ đồ để giải thích giúp học sinh nhận ra được hiệu số bi của hai bạn lúc đầu phải là 12 viên.
Lời giải của bài toán như sau:
Cách 1: Sau khi Tuấn cho Tú thì tổng số bi của hai bạn không thay đổi.
- Sau khi cho Tú, số bi của Tuấn còn lại là: (24 + 4) : 2 = 14 (viên)
- Số bi của Tuấn lúc đầu là: 14 + 4 = 18 (viên)
- Số bi của Tú lúc đầu là: 24 – 18 = 6 (viên)
	Đáp số: Tuấn: 18 viên, Tú: 6 viên
Cách 2: Lúc đầu Tuấn có nhiều hơn Tú số bi là: 4 + 4 x 2 = 12 (viên)
- Số bi của Tuấn lúc đầu là: (24 + 120 : 2 = 18 (viên)
- Số bi của Tú lúc đầu là: 24 – 18 = 6 (viên)
	Đáp số: Tuấn: 18 viên, Tú: 6 viên
Ví dụ 4: Mẹ hơn con 27 tuổi. Sau 3 năm nữa số tuổi của mẹ sẽ gấp 4 lần số tuổi con. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. (Toán 4 trang 176)
Một số học sinh đã giải sai bài toán như sau:
- Sau 3 năm nữa mẹ hơn con số tuổi là: 27 + 3 = 30 (tuổi).
- Ta có sơ đồ tuổi của hai mẹ con 3 năm nữa như sau:
30 tuổi
Tuổi mẹ: 	
Tuổi con:
	Từ sơ đồ ta có:
- Tuổi của con sau 3 năm nữa là: 30 : (4 – 1) = 10 (tuổi)
- Tuổi con hiện nay là: 10 – 3 = 7 (tuổi)
- Tuổi mẹ hiện nay là: 27 + 7 = 34 (tuổi)
	Đáp số: Mẹ: 34 tuổi, con: 7 tuổi.
Hoặc tuổi mẹ sau 3 năm nữa là: 30 : (4 – 1) x 4 = 40 (tuổi)
- Tuổi mẹ hiện nay là: 40 – 3 = 37 (tuổi)
- Tuổi con hiện nay là: 37 – 27 = 10 (tuổi)
	Đáp số: Mẹ: 37 tuổi, con: 10 tuổi
Trong các lời giải trên, học sinh đã mắc sai lầm khi cho rằng hiệu tuổi mẹ và tuổi con sau 3 năm nữa lớn hơn hiệu số tuổi mẹ và tuổi con hiện nay. Thực tế thì hiệu số tuổi của hai người luôn không đổi theo thời gian. Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết: Hiệu số tuổi của hai người ở bất cứ thời điểm nào đều như nhau vì sau mỗi năm thì mỗi người cùng thêm một tuổi.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Sau 3 năm nữa thì mẹ vẫn hơn con 27 tuổi.
- Ta có sơ đồ tuổi của hai mẹ con 3 năm nữa như 
27 tuổi
Tuổi mẹ: 	
Tuổi con:
Từ sơ đồ ta có:
- Tuổi của con sau 3 năm nữa là:
27 : (4 – 1) = 9 (tuổi)
- Tuổi con hiện nay là: 9 – 3 = 6 (tuổi)
- Tuổi mẹ hiện nay là: 27 + 6 = 33 (tuổi).
	Đáp số: Mẹ: 33 tuổi, con: 6 tuổi
Ví dụ 5: Biết hiện nay tuổi mẹ gấp 10 lần tuổi con và 24 năm sau thì tuổi mẹ chỉ gấp 2 lần tuổi con. Tính tuổi mẹ và tuổi của con hiện nay?
Một số học sinh đã giải sai bài toán như sau:
- Tuổi mẹ 24 năm sau hơn tuổi mẹ hiện nay số lần tuổi con là:
10 – 2 = 8 (lần tuổi con)
- Tuổi con hiện nay là: 24 : 8 = 3 (tuổi)
- Tuổi mẹ hiện nay là: 3 x 10 = 30 (tuổi).
	Đáp số: Mẹ:30 tuổi, con: 3 tuổi
Trong lời giải trên, mặc dù đáp số bài toán đúng nhưng cách giải hoàn toàn sai vì tuổi mẹ và tuổi con hiện nay so với tuổi mẹ và tuổi con 24 năm sau thì chỉ cùng tăng một số năm chú không phải tăng một số lần do đó số lần tuổi con hiện nay và số lần tuổi con sau này là hai đại lượng khác nhau. Để khắc phục sai lầm này, giáo viên cần giải thích cho học sinh do tuổi của hai mẹ con thay nên mỗi lần tuổi con hiện nay khác với mỗi lần tuổi con 24 năm sau, có thể nêu thêm các ví dụ về sự khác biệt đó. Chẳng hạn năm nay con 2 tuổi thì mỗi lần tuổi con hiện nay là 2 năm còn mỗi lần tuổi con khi 5 tuổi lại là 5 năm. Từ đó đưa ra hướng giải của bài toán:
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Ta có: Hiệu số tuổi mẹ và tuổi con hiện nay gấp 9 lần tuổi con hiện nay. Hiệu số tuổi mẹ và tuổi con 24 năm sau đúng bằng tuổi con 24 năm sau.
- Vì hiệu của tuổi mẹ và tuổi con không thay đổi nên: Tuổi con 24 năm sau gấp 9 lần tuổi con hiện nay.
- Ta có sơ đồ bài toán như sau:
24 năm
Tuổi con hiện nay:
Tuổi con 24 năm sau:	 
Từ sơ đồ ta có:
- Tuổi con hiện nay là: 24 : (9 – 1) = 3 (tuổi)
- Tuổi mẹ hiện nay là: 3 x 10 = 30 (tuổi)
	Đáp số: Mẹ: 30 tuổi, con: 3 tuổi.
2.3. Sai sót trong giải bài toán về tỉ lệ xích.
Những sai sót của học sinh khi giải các bài toán về tỉ lệ xích thường liên quan đến diện tích của hình chữ nhật. Nguyên nhân của những sai lầm đó là do học sinh không nắm chắc tỉ lệ xích. Một hình chữ nhật được vẽ trên bản đồ là đã được thu nhỏ cả chiều dài và chiều rộng nhưng nhiều học sinh lại nhầm chỉ tính chiều dài hoặc chiều rộng bị thu nhỏ. Sau đây là một ví dụ về dạng toán này:
Ví dụ: Trên bản đồ vẽ tỉ lệ , một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 5cm và chiều rộng 3cm. Hỏi thực tế khu đất đó rộng bao nhiêu mét vuông?
Một số học sinh đã giải bài toán đó như sau:
- Diện tích khu đất trên bản đồ là: 3 x 5 = 15 (cm2)
- Diện tích khu đất đó trên thực tế là: 15 x 10000 = 150000 (cm2)
- Đổi: 150000cm2 = 15m2
	Đáp số: 15m2
Trong lời giải trên, học sinh đã không hiểu đúng về tỉ lệ xích do đó đã coi diện tích của khu đất trên thực tế gấp 10000 lần trên bản đồ. Vì vậy diện tích trên thực tế đã bị giảm đi 10000 lần. Để khắc phục được sai lầm trên, giáo viên cần chú ý học sinh độ dài của chiều dài và chiều rộng trên bản đồ so với độ dài thật đã bị giảm đi 10000 lần nên muốn tìm được diện tích của khu đất đó ta phải tính số đo chiều dài và chiều rộng của khu đất trên thực tế, từ đó tính diện tích của khu đất trên thực tế.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Chiều dài thực tế của khu đất là:
5 x 10000 = 5 0000 (cm)
- Chiều rộng thực tế của khu đất là:
3 x 10000 = 3 0000 (cm)
- Đổi 50000cm = 500m; 30000cm = 300m
- Diện tích khu đất đó trên thực tế là:
300 x 500 = 15 0000 (m2)
	 Đáp số: 15 0000m2
2.4. Sai lầm khi giải bài toán gắn với yếu tố thực tế.
Một số bài toán có văn thường gắn liền với các yếu tố thực tế do đó khi giải nếu không chú ý đến các yếu tố thực tế đó cũng sẽ dẫn đến những sai lầm. Sau đây là một ví dụ:
Ví dụ 1: Huy có chín cái thước bằng nhựa cứng trong đó có 3 cái, mỗi cái dài 2dm, 4 cỏi mỗi cái dài 3dm và 2 cái mỗi cái dài 5dm. Hỏi Huy có thể dùng cả 9 cái thước đó để xếp được một hình vuông không?
Một số học sinh đã giải sai bài toán như sau:
- Tổng độ dài của 9 cái thước đó là: 
3 x 2 + 4 x 3 + 2 x 5 = 28 (dm).
- Huy có thể xếp 9 cái thước đó thành một hình vuông có cạnh là:
28 : 4 = 7 (dm).
Lời giải trên không phù hợp với thực tế vì 9 cái thước đó không thể xếp thành 4 cạnh, mỗi cạnh dài 7dm được. Nếu muốn xếp được thì phải bẻ những cái thước đó thành các đoạn ngắn. Dể khắc phục sai lầm trên cho học sinh, giáo viên cần chú ý các em yếu tố thực tế của bài toán đó là những chiếc thước bằng nhựa nên khó có thể bẻ thành những đoạn ngắn như ý để xếp thành hình vuông.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Tổng độ dài của 9 cái thước đó là:
3x2 + 4x3 + 2x5 = 28 (dm)
Nếu xếp được thành một hình vuông thì hình vuông đó có cạnh là: 
28 : 4 = 7 (dm)
Ta thấy: Từ độ dài của 9 cái thước đã cho không thể xếp thành 4 cạnh hình vuông.
Như vậy Huy không thể cếp được một hình vuông từ 9 cái thước đã cho.
Ví dụ 2: Để lát nền của 10 phòng học hình chữ nhật có chiều dài 8m và chiều rộng 4m, người ta dùng một loại gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi phải cần tất cả bao nhiêu viên gạch để lát kín 10 phòng học đó?
Một số học sinh đã giải sai bài toán như sau:
- Diện tích của mỗi phòng học là: 8 x 4 = 32 (m2)
- Diện tích mỗi viên gạch là: 30 x 30 = 900 (cm2)
- Đổi 32m2 = 320000cm2.
- Ta có phép chia: 320000 : 900 = 355 (dư 500)
- Số viên gạch cần dùng để lát mỗi phòng học đó là: 355 + 1 = 356 (viên)
- Số viên gạch cần dùng để lát 10 phòng đó là: 356 x 10 = 3560 (viên)
	Đáp số: 3560 viên
Lời giải trên cũng không phù hợp với thực tế vì nếu dùng 355 viên gạch thì mỗi phòng chỉ thiếu 500cm2.Như vậy 10 phòng chỉ thiếu 5000cm2 do đó chỉ cần thêm nhiều nhất là 6 viên. Để khắc phục sai lầm trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tính diện tích nền của 10 phòng học đó.
Lời giải đúng của bài toán như sau:
- Diện tích 10 phòng học là: 4810 = 320m2
- Diện tích mỗi viên gạch là: 30 x 30 = 900cm2
- Đổi 320m2 = 3200000cm2
- Ta có phép chia: 3200000 : 900 = 3555 (dư 500)
- Số viên gạch cần dùng để lát 10 phòng đó là: 3555 + 1 = 3556 (viên)
	Đáp số: 3556 (viên)
2.5. Sai lầm khi giải bài toán hợp vận dụng cỏch giải của dạng toỏn điển hỡnh. ( Trong cỏc bài ụn tập một số dạng toỏn điển hỡnh)
Trong chương trỡnh lớp 4, ba dạng toỏn tỡm hai đại lượng khi biết Tổng và hiệu, Tổng và Tỉ ; Hiệu và Tỉ của hai đại lượng là ba dạng toỏn điển hỡnh . Cú những bài toỏn giả thiết khụng cho ngay Tổng; Hiệu hoặc Tỉ số. Chỡnh vỡ vậy học sinh rất dễ lỳng tỳng khụng tỡm ra hướng giải hoặc khi giải bài toỏn. Hoặc xỏc định hướng giải sai.
Để phõn biờt được ba dạng toỏn này giỏo viờn phải hệ thống kiến thức qua bảng tổng hợp sau: Trong bảng Tổng kớ hiệu (T); Hiệu kớ hiệu là (H).
GIẢ THIẾT
BIẾT TễNG VÀ HIỆU
BIẾT TỔNG VÀ TỈ
BIẾT HIỆU VÀ TỈ
Sơ đồ
H
T
Đại lượng bộ
Đại lượng lớn
m phần
n phần
A
B
C
D
m phần
n phần
A
B
C
D
H
Cỏch giải
Cỏch 1: 
Đại lượng bộ: (T- H) : 2
Đại lượng lớn: T – Đại lượng bộ
Hoặc H + Đại lượng bộ
Hoặc (T+ H) :2
Cỏch 2: 
Đại lượng lớn: (T + H) :2
Đại lượng bộ : T – Đại lượng lớn
Hoặc Đại lượng lớn – H
Hoặc (T- H):2
Tổng số phần : m + n
Giỏ trị của một phần:
T : (m + n) 
Đại lượng bộ:
T: (m + n) x m
Đại lượng lớn:
T – Đại lượng bộ 
Hoặc T : (m +n )x n
Hiệu số phần : m – n
Giỏ trị của một phần :
H : (m – n)
Đại lượng bộ:
H: (m- n) x m
Đại lượng lớn:
H + Đại lượng bộ
Hoặc H : (m – n) x n
Bài 1: Trung bỡnh cộng của hai số bằng 246, số lớn hơn số bộ 24 đơn vị. Tỡm hai số đú.
Một số học sinh đã giải sai bài toán như sau:
Số bộ là : (246 – 24) : 2= 111
Số lớn là: 246 - 111 = 135
Đỏp số: Số bộ : 111
 Số lớn : 135
Với bài toỏn này một số học sinh xỏc định sai số trung bỡnh cộng là tổng và ỏp dụng giải. Để trỏnh giải sai giỏo viờn hỏi lại học sinh cỏch tỡm Số trung bỡnh cộng. Lưu ý cho học sinh: Biết trung bỡnh cộng của hai đại lượng thỡ hai lần của trung bỡnh cộng là Tổng. 
Lời giải đúng của bài toán như sau:
Tổng của hai số là: 246 x 2 = 492
Số bộ là : (492 – 24) : 2= 234
Số lớn là: 492 - 234 = 258
Đỏp số: Số bộ : 234
 Số lớn : 258
Bài tập vận dung: 
Bài 2: Khối ba và khối bốn tham gia trồng cõy. Trung bỡnh mỗi khối phải trồng 35 cõy, biết rằng số cõy của khối ba trồng bằng số cõy của khối bốn trồng. Tớnh số cõy trồng của mỗi khối?
Bài 3: Hiệu của hai số là số lớn nhất cú ba chữ số , tỉ số của hai số là số bộ nhất cú 2 chữ số . Tỡm hai số đú?
Bài 4: Chu vi của hỡnh chữ nhật gấp 6 lần chiều rộng của nú. Tỡm diện tớch của hỡnh chữ nhật đú, biết chiều dài hơn chiều rộng 12cm.
Bài 5: Một hỡnh vuụng cú cạnh là 24cm. Một hỡnh chữ nhật cú chu vi bằng chu vi của hỡnh vuụng, chiều rộng bằng chiều dài. Tớnh diện tớch hỡnh chữ nhật đú?
C. KẾT LUẬN.
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán. Tôi nhận thấy, để nâng cao chất lượng môn toán nói chung và đặc biệt giúp học sinh trình bày bài giải trong giải toán có lời văn đạt kết quả tốt, người giáo viên cần phải có sự tìm tòi, học hỏi để có một kiến thức sâu rộng. Phải quan tâm sát sao tới từng đối tượng học sinh để tìm ra những sai sót của các em để từ đó có cách sửa cho các em.
Ngoài việc có kiến thức vững vàng, thì người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tích cực, sáng tạo trong hoạt động học, phải có sự chuẩn bị giáo án kĩ càng trước khi lên lớp. Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, cần phải có những bài tập mở rộng nhằm giúp học sinh nắm chắc, sâu bài học. 
Giáo viên cần lắng nghe ý kiến của học sinh, tôn trọng những thắc mắc của các em, không nên bỏ qua hoặc giải thích một cách áp đặt những thắc mắc đó. Hãy coi những thắc mắc của học sinh là những tình huống có vấn đề mà khi giải quyết nó học sinh sẽ được củng cố, khắc sâu thêm bài học.
Người giáo viên cũng cần phải nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa, cũng như nội dung, mục tiêu của từng bài dạy, nếu không nắm chắc, giáo viên sẽ không hiểu hết ý đồ của sách giáo khoa cũng như không lường hết được các tình huống bất cập nảy sinh trong tiết dạy, có như vậy người giáo viên mới có cách giải quyết hợp lý các tình huống đó cũng như có kiến nghị điều chỉnh, bổ sung về nội dung chương trình sách giáo khoa cho phù hợp.
* Kiến nghị:
1. Đối với các cấp quản lý;
- Cần quan tâm hơn nữa đối với việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Qua sáng kiến kinh nghiệm trên mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để phổ biến các kinh nghiệm trên một cách rộng rãi tới các lớp, các trường.
2. Đối với giáo viên:
- Cần trau dồi, tự nâng cao về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức về toán học có vậy mới đáp ứng được yêu cầu của môn học đầy “phong ba, bão táp” này.
Trên đây là một số biện pháp nhằm khắc phục những sai lầm của học sinh lớp 4 trong giải các bài toán có lời văn. Qua đó cho thấy nếu giáo viên nắm được các sai sót phổ biến của học sinh khi giải toán có lời văn, đồng thời biết cách phân tích và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp để hạn chế, sửa chữa các sai sót này thì năng lực giải toán của học sinh sẽ được nâng cao hơn, từ đó chất lượng dạy học toán sẽ có hiệu quả hơn.
Mong được sự trao đổi của các đồng nghiệp về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Kim Dung
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XẫT DUYỆT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_khac_phuc_mot_so_sai_s.doc