Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 4, 5

Trẻ em được đến trường, được học đọc, học viết. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta - những người thầy thấy học trò của mình nắn nót viết những dòng chữ ngay ngắn trên trang giấy trắng. Những quyển vở không quăn mép, không giây mực, những bài viết đẹp của các em như nguồn cổ vũ lớn lao, như dấy thêm niềm tin của người thầy vào tương lai trẻ. Nhưng để viết thạo, viết đẹp các em phải gắng công khổ luyện dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy, các cô. Lâu nay, nhiều thế hệ thầy giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy Tập viết. Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn cho học sinh một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường (Nghe - đọc- nói- viết). Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.

Ngoài ra, việc rèn chữ cho học sinh còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mỹ.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”.

Trong nhiều năm học, phòng Giáo dục- đào tạo quận Thanh Xuân thường xuyên tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh. Những cuộc thi đó càng thúc đẩy thêm phong trào rèn chữ - giữ vở vốn đã có nề nếp ở các trường Tiểu học trong quận.

 

doc 33 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 4, 5

Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 4, 5
h thành.
* Tiểu kết:
Qua các cơ sở lí luận trên, tôi thấy việc rèn chữ - giữ vở cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng. Song song với việc cung cấp tri thức của các môn học người giáo viên cần giúp học sinh rèn chữ giữ vở làm sao chuyển dần kĩ năng viết chữ trở thành kĩ xảo, thành “nết người” cho học sinh tiểu học.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực trạng về chất lượng chữ viết.
1.1. Tỉ lệ học sinh viết chữ rõ ràng, đủ nét, đúng mẫu và đẹp chưa cao.
Theo quy định, học sinh được xếp loại A về vở sạch chữ đẹp có điểm vở, điểm chữ đạt từ 8 trở lên. Lớp được công nhận là lớp vở sạch chữ đẹp có tỉ lệ trên 70% học sinh đạt loại A về vở sạch chữ đẹp.
Cụ thể lớp tôi chủ nhiệm năm học trước là lớp đạt lớp vở sạch chữ đẹp. Nhưng tỉ lệ học sinh có vở được xếp loại A chưa cao, số lượng học sinh viết nhanh, viết đẹp đạt điểm 9, điểm 10 về chữ viết chưa nhiều. 
Loại A
Loại B
32 em
74 %
11
26 %
1.2. Còn một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ không đúng mẫu các chữ cái, không đúng cỡ chữ, ghi dấu thanh không đúng vị trí.
a) Viết không đúng mẫu:
* Viết sai ở các nét khuyết trên, nét khuyết dưới:
* Viết sai ở các nét móc:
b) Viết không đúng cỡ chữ:
c) Khoảng cách giữa các chữ cái chưa hợp lí:
1.3. Một số học sinh nắm không chắc quy tắc chính tả nên còn viết sai:
VD: 	quai -> quoai
nghé -> ngé
kĩu kịt -> cũi cịt
Một số học sinh viết sai chính tả do ngọng:
Minh Hiếu: lễ phép nễ phép
Quốc Bảo:	 bão táp báo táp
1.4. Một số học sinh viết chậm do chưa biết kỹ thuật viết liền nét, viết liền mạch.
1.5. Một số học sinh chưa biết trình bày bài viết khoa học và chưa có tính thẩm mỹ.
1.6. ở lớp 4, 5 không có phân môn Tập viết, thời gian rèn chữ giảm, khối lượng kiến thức lại tăng, bài viết tương đối dài nên đòi hỏi học sinh phải viết nhanh. Từ đó một số em không tránh khỏi viết ẩu.
2. Nguyên nhân:
2.1. Về nhận thức:
Một số phụ huynh, học sinh thậm chí một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh. Họ cho rằng máy tính là công cụ có thể thay thế con người viết và trình bày văn bản.
2.2. Về cơ sở vật chất:
Các điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết cho công tác rèn chữ giữ vở bao gồm: ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học sinh, bảng viết của học sinh, bút, phấn,
Thực tế ở trường tôi 100% các lớp đã được trang bị bảng chống lóa, ánh sáng phòng học đạt yêu cầu.
Tuy nhiên vướng mắc là ở bảng viết của học sinh có nhiều loại với nhiều chất liệu và kích thước dòng kẻ khác nhau giáo viên gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh viết vào bảng con:
+ Bảng trơn không “ăn” phấn
+ Kích thước dòng kẻ khác nhau nên khó hướng dẫn học sinh xác định điểm đặt bút, điểm dừng bút, kích thước chữ.
Một số phụ huynh mua bút, vở kém chất lượng cho học sinh (bút gai- bút dạ kim, vở nhòe). Chính vì thế các em dễ viết xấu, vở nhòe bẩn.
III. Biện pháp giải quyết:
1. Trước hết tôi đã quán triệt, nâng cao nhận thức cho học sinh và cha mẹ các em về ý nghĩa của việc rèn chữ, giữ vở ở trường tiểu học. Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi đã phân tích để cha mẹ các em thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phối hợp rèn cho học sinh ý thức giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
Yêu cầu các phụ huynh mua cho con em mình đủ đồ dùng học tập và phải có chất lượng. Đặc biệt tạo cho các em một góc học tập ở nhà hợp vệ sinh: Yên tĩnh, đủ ánh sáng, bàn ghế có kích thước phù hợp với tầm vóc của con,
Đề nghị phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở các em viết đúng, viết cẩn thận khi học ở nhà.
2. Đối với giáo viên, ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại chữ viết học sinh để có kế hoạch giúp các em sửa và rèn luyện.
Biểu mẫu khảo sát chất lượng chữ viết
STT
Tên học sinh
Đúng mẫu
Sai nét cơ bản
Sai cỡ chữ
Sai chính tả
Sai khoảng cách
Ghi dấu thanh chưa đúng
Viết không liền mạch
1
Việt Anh
Nét móc
+
2
Nam Anh
+
3
Quốc Bảo
+
+
4
Minh Châu
Nét khuyết
5
Kim Chi
+
6
Trương Dũng
Nét khuyết
7
Thuỳ Dương
Nét móc
8
Ngọc Đoàn
+
9
Kim Đức
+
+
+
10
Trường Giang
Nét cong
11
Mạnh Hải
Nét khuyết
+
+
12
Văn Hải
+
13
Minh Hiếu
Nét móc
14
Tuấn Hiếu
Nét khuyết
+
+
15
Huy Hoàng
+
16
Thế Hoàng
+
17
Thanh Huyền
+
18
Phương Khanh
Nét khuyết
+
19
Vân Khánh
Nét móc
+
20
Tùng Lâm
Nét khuyết
+
21
N. T. Lâm
Nét khuyết, nét móc
22
Ngọc Linh
+
23
N. Ng. Linh
Nét khuyết
24
Mai Linh
+
25
Diệu Ly
+
26
Hương Ly
+
27
V. Hương Ly
Nét khuyết
28
Khánh Ly
+
29
Quỳnh Mai
Nét móc
30
Bình Minh
+
31
Trà My
Nét cong
+
32
H. Nguyên
Nét cong
+
33
Việt Phương
+
34
Long Sơn
+
35
Minh Tâm
Nét móc
36
Anh Tú
Nét móc
37
Anh Tuấn
+
38
Quỳnh Trang
+
39
Thuỳ Trang
+
40
Thanh Vân
Nét khuyết
41
Hoàng Vĩ
+
+
42
Quốc Việt
Nét khuyết
+
43
Thanh Tùng
Nét móc
2.1 Trước hết, củng cố lại cho các em các khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tên gọi các nét để giúp các em dễ dàng xác định toạ độ điểm đặt bút, điểm dừng bút và các điểm quan trọng (các điểm này được coi như là điểm tựa) mà khi viết các nét phải đi qua.
2.2. Hướng dẫn cụ thể các trường hợp viết sai
a, Đối với trường hợp viết sai các nét cơ bản:
* Hướng dẫn học sinh các yêu cầu kỹ thuật khi viết nét cơ bản:
Ví dụ 1: Nét khuyết
- Hướng dẫn học sinh xác định điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang 2 một chút. (một số học sinh đặt bút sai)
- Lưu ý học sinh điểm cắt A nằm trên đường kẻ ngang 2 (Nhiều học sinh viết sai)
- Để đầu khuyết đẹp, giáo viên hướng dẫn học sinh viết qua những điểm sau:
Ví dụ 2: Nét móc ngược 
Đặc điểm bút xuất phát từ đường kẻ ngang 2, kéo thẳng xuống gần đến đường kẻ ngang 1 rồi viết nét cong. Độ rộng của nét cong bằng đơn vị. Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang 1 một chút (đơn vị).
- Nhấn mạnh: Không nên đưa cong lên sớm quá dẫn đến chữ bị rộng và đổ nghiêng sang trái.
Ví dụ 3: Nét cong
Học sinh thường hay sai ở điểm đặt bút lưu ý các em điểm đặt bút nằm dưới đường kẻ ngang
* Sau mỗi giờ học, giáo viên cho học sinh nêu lại cách viết một nét cơ bản. Giáo viên viết mẫu lên bảng cho học sinh quan sát và biết mẫu vào vở cho những học sinh viết sai nét đó để các em rèn luyện thêm (khoảng 2 dòng nét cơ bản và 2 dòng chữ cái có nét cơ bản đó)
Buổi học sau, giáo viên nhận xét, tuyên dương những em viết tiến bộ, viết đẹp, đồng thời nhắc nhở các em viết chưa đạt yêu cầu. (Giáo viên phải chỉ cụ thể chỗ sai của học sinh và hướng dẫn các em cách sửa).
* Luyện viết chữ cái viết hoa:
- Hướng dẫn học sinh luyện viết theo các nhóm chữ (các chữ cùng nhóm có một hoặc một số nét tương đồng) :
Khi luyện viết nhóm chữ này, giáo viên tập trung rèn luyện cho các em nét móc lượn có biến điệu sao cho vừa phải và đúng mẫu.
	ở nhóm này luyện cách điều khiển đầu bút để tạo nét cong và sự phối hợp biến điệu của nét cong đặc biệt là chữ C, E, T.
	Chú ý luyện nét thẳng đứng chuyển sang nét móc ngược có biến điệu (nét 1 của chữ P, R, B) và các nét cong có biến điệu hoặc sự kết hợp các nét cơ bản của nét 2 chữ P, H.
	Nhóm này cần tập trung luyện các nét móc hai đầu có biến điệu của chữ X, N, M.Điều khiển nét bút sao cho phần cong lượn mềm mại.
	Các chữ ở nhóm này thường được viết bởi một hoặc hai nét và đòi hỏi viết liền mạch, đồng thời điều khiển đầu bút theo nhiều hướng nên chữ O hoa cần được quan tâm nhiều hơn để tạo dáng đều đặn, cân đối đúng mẫu, từ đó dễ dàng viết được các chữ hoa còn lại trong nhóm.
	- Gợi ý để học sinh xác định được độ rộng, độ cao của từng chữ cái viết hoa; xác định điểm đặt bút, điểm dừng bút; nêu được cấu tạo của chữ và quy trình viết.
	Chẳng hạn: Chữ cái A
	+ Kích thước: Rộng 2 li, cao 2 li rưỡi
	+ Cấu tạo: Gồm 3 nét (nét 1: nét móc ngược trái có biến điệu ở phía trên, nét 2: nét móc ngược phải, nét 3: nét lượn ngang).
	+ Quy trình viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét móc ngược trái, phía trên hơi lượn. Đến giữa đường kẻ ngang 3 và 4, chuyển hướng đầu bút viết nét móc ngược phải, dừng ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2. Từ đây, ta lia bút lên phía trên bên trái, viết nét lượn ngang ở giữa thân chữ.
	* Giáo viên lưu ý luyện cho học sinh cách liên kết chữ cái viết hoa với chữ cái viết thường.
b, Đối với trường hợp học sinh viết sai khoảng cách:
Khoảng cách giữa các chữ cái
Ví dụ 1:
Hướng dẫn học sinh từ điểm dừng bút của chữ a ta nối sang điểm đặt bút của chữ n
Trường hợp này nối thuận lợi.
Ví dụ 2: 
Hướng dẫn học sinh khoảng cách giữa s và a vừa phải.
Lưu ý học sinh có thể tạo thêm nét liên kết phụ giữa s và a.
Ví dụ 3:
Đây là trường hợp nối chữ rất khó, đòi hỏi phải ước lượng khoảng cách hợp lý và chuyển hướng bút để tạo nét nối.
Giáo viên nêu cách viết:
+ Rê bút từ điểm cuối của chữ o, chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho nét vòng ở đầu chữ cái e không to hoặc bé quá.
* Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng:
Học sinh phải nắm được khoảng cách giữa hai chữ ghi tiếng bằng 1 đơn vị chữ (1 con chữ o tưởng tượng)
Ví dụ:
 c, Đối với học sinh chưa biết viết liền mạch, tốc độ chậm:
- Viết liền mạch vừa thực hiện được yêu cầu nối chữ, tăng tính thẩm mỹ cho chữ viết vừa đảm bảo tốc độ viết nhanh.
- Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ của chữ cái và dấu thanh).
Ví dụ: Viết chữ ghi tiếng “ruộng’
Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành “ruong”, viết dấu phụ của chữ “ô” và dấu thanh (dấu nặng) dưới “ô” để thành “ruộng”
Ví dụ: Hướng dẫn cụ thể quy trình viết chữ ghi tiếng “Miệng” từ giữa đường kẻ 1 và 2, ta đặt bút viết chữ hoa M, hết nét móc ngược phải của chữ hoa M, ta không dừng lại mà nối liền với nét hất của chữ cái (i). Sau đó ta viết hình chữ cái i, e, n, g. Từ điểm dừng bút của chữ cái g giữa đường kẻ 1 và 2, ta lia bút lên trên viết dấu phụ “.” của chữ cái i và dấu “^” của chữ cái ê rồi lia bút xuống dưới chữ cái ê viết dấu nặng “ . ”.
- Ngoài ra để học sinh có thể viết một chữ ghi tiếng cho nhanh, tạo sự kết nối hài hòa giữa các chữ cái trong chữ ghi tiếng, giáo viên còn cần phải hướng dẫn học sinh kỹ thuật rê bút (nhắc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm mặt giấy), lia bút (chuyển dịch đầu bút sang điểm đặt bút khác, không chạm mặt giấy).
 d, Đối với trường hợp học sinh ghi dấu thanh chưa đúng vị trí:
'
+ Ghi sai do viết ẩu
Ví dụ: bắp -> băp
+ Ghi sai do chưa nắm được quy tắc viết dấu thanh trong một số trường hợp:
ở các chữ ghi tiếng có âm đệm đầu vần, không có âm cuối:
Ví dụ: 	 thuý (không viết thúy)
	 thoả (không viết thỏa)
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh: Dấu thanh đặt ở vị trí trên hoặc dưới âm chính của vần.
- ở các chữ ghi tiếng có nguyên âm đơn nhưng không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất của nguyên âm đơn.
 Ví dụ: mía, múa, thửa (không viết: miá, muá, thưả).
- ở các chữ ghi tiếng có nguyên âm đơn nhưng lại có âm cuối vần thì giáo viên hướng dẫn học sinh ghi dấu thanh ở vị trí trên hoặc dưới chữ cái thứ hai của nguyên âm đơn.
Ví dụ: tiếng, rượu, chuồn (không viết: tíêng, rựơu, chùôn).
- ở các nguyên âm có dấu mũ “^” của â, ô, ê, dấu sắc “/”, dấu huyền “\”, dấu “?” được viết hơi cao hơn và lệch về phía phải của dấu mũ “^”.
Ví dụ: nấm, trồng, biển,...
- ở nguyên âm có các dấu thanh ở vị trí phía trên của dấu “ẩ” (ă).
Ví dụ: cắm, nằm, thẳng,...
Dấu ngã “~” (do ở tư thế nằm ngang) nên được viết ở vị trí trên đầu các dấu phụ.
Ví dụ: thẫm, nhẵn...
e. Để học sinh không mắc lỗi chính tả.
Bài viết đẹp không thể là bài viết chỉ có chữ đẹp mà vẫn còn mắc lỗi chính tả.
Trước hết tôi tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục những nguyên nhân đó:
+ Do học sinh phát âm ngọng
Em Minh Hiếu, Huy Hoàng phát âm ngọng l/n
+ Do chưa hiểu rõ nghĩa của từ
+ Do chưa nắm chắc quy tắc chính tả.
- Đối với những em mắc lỗi do phát âm ngọng, tôi lập kế hoạch sửa ngọng cho các em.
Hướng dẫn học sinh cách phát âm đúng hai phụ âm đầu l – n:
+ Cách phát âm l:
Uốn cong đầu lưỡi, đặt lưỡi lên hàm trên. Khi phát âm phải bật lưỡi nhanh cho hơi thoát ra đằng miệng.
+ Cách phát âm n:
Mặt lưỡi chạm hàm trên. Khi phát âm lưỡi chuyển động chậm đẩy hơi thoát ra đằng mũi.
Hướng dẫn các em luyện tập từ dễ đến khó và thường xuyên cho học sinh phát âm nhiều lần, luyện đọc nhiều trong các giờ tập đọc và phần luyện tập của tiết chính tả để khi viết không bị sai.
- Các em sẽ không mắc lỗi chính tả khi các em hiểu rõ nghĩa của từ. Vậy giúp học sinh nắm chắc nghĩa của từ, giáo viên cần cho các em tập giải nghĩa các từ theo từ điển, tìm một số từ chứa tiếng đó hoặc cho học sinh so sánh, phân biệt nghĩa một số từ.
Ví dụ: Để hiểu rõ nghĩa từ “lắng” khác “nắng”, giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa từ “lắng” – “nắng”.
* “lắng” :	- chìm cặn, bã xuống đáy.
	- để tai nghe rõ.
*“nắng” :	- ánh sáng mặt trời
	- có ánh nắng mặt trời, trời nắng
Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa từ mà chúng biểu hiện. Muốn vậy, cần đặt từ đó trong ngữ cảnh để học sinh dễ hiểu.
Ví dụ: Phân biệt “dành” và “giành”
+ Em để dành cho bé Nga quả na.
+ Em không giành lấy phần hơn cho mình.
- Học sinh cần nắm chắc một số quy tắc viết chính tả tiếng Việt:
+ Khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê:
 Âm “cờ” viết là “k”
 Âm “gờ” viết là “gh”
 Âm “ngờ” viết là “ngh”
+ Khi đứng trước các nguyên âm: u, ư, o, ô, ơ, a, ă, â
 Âm “cờ” viết là “c”
 Âm “gờ” viết là “g”
 Âm “ngờ” viết là “ng”
+ Khi đứng trước âm đệm (âm đệm viết là “u”) thì âm “cờ” viết là “q”
+ Đối với một số chữ ghi tiếng có vần khó như: uya, oeo, uơ, oăn, ươu,... (đêm khuya, ngoằn ngoèo, thuở xưa, con hươu,...): 
Tôi đã lưu ý hướng dẫn các em nắm cấu tạo của các vần khó (đa số là vần có âm đệm) và nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong tiếng Việt:
Đứng sau “q”, âm đệm viết là “u” (ví dụ: quấn quýt, quanh quẩn,...), đứng trước a, ă, e. Âm đệm viết là “o” (ví dụ: lòa xòa, băn khoăn, loẹt xoẹt,...); đứng trước y, ê, ơ, â, âm đệm viết là “u” (ví dụ: tuy, huệ, thuở, xuân,...).
3. Học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. Chính vì thế mà người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình với các em. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của việc rèn chữ cho các em.
4. Tạo cho các em có ý thức, say mê rèn chữ- giữ vở là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Quá trình lĩnh hội và thể hiện chữ viết ở các em sẽ diễn ra rất nhanh nếu các em viết với tâm lí vui vẻ, phấn chấn.
- Muốn vậy, giáo viên phải cho học sinh nhận thức được:
+ Việc rèn chữ- giữ vở là nhiệm vụ bắt buộc của bản thân.
+ Phải luôn cố gắng và rèn luyện thì chữ mới đẹp.
+ Việc rèn chữ phải liên tục và có ý thức viết đẹp ở tất cả các bài vở và các môn học của mình.
- Giáo viên cần đưa ra những tấm gương (từ xa tới gần) về việc luyện chữ viết.
+ Kể cho học sinh truyện “Thần Siêu luyện chữ”.
+ Nêu một số gương viết chữ đẹp trong trường, lớp.
- Hàng tháng tôi tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp và chọn các bài viết đẹp trưng bày trên bảng “Nét chữ- Nết người” của lớp. 
Các bài viết tiêu biểu tiếp tục được Ban giám hiệu duyệt và trưng bày ở bảng đặt ở sân trường nhằm khích lệ các em, đồng thời để các học sinh khác học tập.
Tôi thường động viên, khen thưởng kịp thời các em có tiến bộ về chữ viết. Đồng thời cũng phải nghiêm khắc với những học sinh viết ẩu.
5. Giáo viên phải luôn quan tâm phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ thể học sinh, thể hiện ở cách hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút, cách đặt vở để có thể viết nhanh, viết đẹp. Làm tốt điều này sẽ tránh cho các em các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống.
6. Bản thân người giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Không ngừng rèn luyện viết chữ đúng và đẹp.
Từ khi Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quyết định số 31/2002QĐ-BGD&ĐT về “Mẫu chữ trong Trường tiểu học”, tôi đã học và luyện viết theo mẫu chữ này. Tôi nghĩ: Để có thể hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp, trước hết người giáo viên phải nghiên cứu kĩ và viết thật tốt mẫu chữ mới (nhất là mẫu chữ viết hoa). Chính vì thế tôi đã tích cực tham gia các Hội thi viết chữ đẹp do Phòng GD-ĐT, tổ chức và đã đạt các giải cao.
- Tôi luôn có ý thức trong việc trình bày bảng: rõ ràng, đẹp và nhất là khi viết mẫu cho học sinh.
- Sổ sách, giáo án luôn viết sạch, đẹp, trình bày khoa học.
- Khi chấm, nhận xét bài làm của học sinh, ghi sổ liên lạc cũng rất mẫu mực.
7. Thường xuyên nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu, dự các chuyên đề về Tập viết, chính tả. Dạy có chất lượng các tiết Tập viết, Chính tả để học sinh chủ động nắm kiến thức, say mê thực hành viết.
IV. Kết quả
Qua quá trình bền bỉ áp dụng những biện pháp trên trong công tác “rèn chữ- giữ vở”, Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên trong tổ khối cùng các bậc phụ huynh đều nhận thấy chữ viết của học sinh lớp tôi chủ nhiệm có rất nhiều tiến bộ.
Những lời cảm ơn chân tình của phụ huynh dành cho tôi khi thấy chữ viết của con em mình có sự chuyển biến là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tôi, giúp tôi có thêm tinh thần, cố gắng ra sức rèn chữ cho học sinh nhiều hơn.
Cho đến tháng 3 năm 2011 - 2012 này, lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt là lớp vở sạch- chữ đẹp với tỉ lệ học sinh có vở đạt loại A cao.
Loại A
Loại B
38 em
88 %
5 em
12 %
Tôi đã tạo được cho các em thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp. Chính vì thế chất lượng học các môn khác cũng cao hơn. Mặt khác, từ việc rèn chữ, tôi đã giáo dục các em ý thức chuyên cần, say mê học tập. Có được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc của Ban giám hiệu, sự ủng hộ nhiệt tình về các vật chất và tinh thần của Ban đại diện cha mẹ học sinh, giúp đỡ ủng hộ của các bạn đồng nghiệp trong trường, sự say mê, trăn trở với nghề nghiệp đã thúc đẩy bản thân tôi từng bước nâng cao chất lượng dạy, chất lượng học và đặc biệt là chất lượng chữ viết của trò trong năm học này.
Dưới đây là một số bài viết sạch, đẹp của học sinh:
Kết luận
- Rèn chữ- giữ vở là việc làm cần thiết và quan trọng, cần tạo thành một chuỗi liên tục trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học. Chữ viết đẹp được hình thành và định hình ở học sinh Tiểu học thì nó sẽ theo các em suốt cuộc đời.
- Mỗi giáo viên cần xác định rõ việc rèn chữ cho học sinh không những góp phần nâng cao chất lượng dạy- học mà còn góp phần rèn luyện cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ.
- Viết đúng, viết đẹp là cả một quá trình gắng công khổ luyện của các em học sinh dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, bền bỉ của giáo viên.
- Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để họ tạo mọi điều kiện về đồ dùng học tập nhất là góc học tập ở nhà hợp vệ sinh.
- Bản thân người giáo viên phải luôn yêu nghề, mến trẻ, luyện tập thường xuyên, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy- học. Người giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Chữ viết của học sinh chính là phần thưởng dành tặng cho giáo viên. Chính vì thế chúng ta luôn trân trọng những sản phẩm chữ viết đẹp của các em, luôn động viên khích lệ các em tiến bộ.
Trên đây là một số kinh nghiệm rèn chữ cho các em học sinh mà tôi đã rút ra trong suốt nhiều năm học vừa qua. Kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý để những người giáo viên tiểu học có những biện pháp hữu hiệu về rèn chữ, để các em học sinh của chúng ta “chữ ngày càng đẹp, nết ngày càng ngoan”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Người viết
Nghiêm Thị Thanh Hương
Các tài liệu tham khảo
1. Chương trình Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. - Lê A+ Đỗ Xuân Thảo + Trịnh Đức Minh - Dạy tập viết ở trường tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Kế Hào + Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học – Bộ Giáo dục và đào tạo.
4. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Hữu Tỉnh + Trần Mạnh Hưởng – Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Hỏi- đáp về dạy và học phân môn Tiếng việt lớp 2 - Chuyên đề giáo dục tiểu học tháng 7/2009.
6. Hỏi và đáp về phương pháp dạy Tập viết ở Tiểu học - Thế giới trong ta – Tháng 9/2009.
7. Mẫu chữ viết thường, viết hoa (Theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT) - Bộ Giáo dục và đào tạo.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop.doc