Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí

Trong hệ thống các ngành khoa học, Địa lí là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời. Vai trò của nó đã được khẳng định qua nhiều thời đại, nhất là những thập niên gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là một trong những môn văn hóa cơ bản trong chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới. Việc giảng dạy Địa lí trong trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được thế giới xung quanh để làm những công dân tốt.

Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Địa lí lớp 4 đóng một vai trò rất quan trọng. Mục tiêu dạy học môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Nhờ đó, lần đầu tiên các em hình dung được một cách cụ thể về đất nước mình. Đây cũng là một tiền đề để xây dựng tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam cho các em. Bên cạnh đó, môn học bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đối với học sinh lớp 4, mỗi bài địa lí là một vấn đề hết sức mới mẻ và thú vị. Vì vậy làm thế nào để học sinh có những kiến thức cơ bản về địa lí, giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn và khoa học, có những kĩ năng cần thiết, phát triển được năng lực và nhân cách của mình là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học môn Địa lí.

 

doc 31 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí
nên khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập.
- Chợ Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang), 
- Chợ nổi trên sông là nét văn hóa độc dáo của đồng bằng Nam Bộ, cần được tôn trọng và giữ gìn.
Chợ nổi Phụng Hiệp
Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Phong Điền
Ngoài ra, tôi còn cho học sinh xem thêm một số bức ảnh chụp cảnh họp chợ trên sông của đồng bằng Nam Bộ để các em hiểu sâu hơn về nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.
* Hiệu quả: Sau khi được hướng dẫn khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh như trên, các em đã biết cách tìm kiến thức qua tranh ảnh; biết vận dụng linh hoạt để tìm kiến thức với các nội dung khác nhau ở các bức ảnh. Tiết học Địa lí trở nên sôi nổi, hào hứng hơn khi các em được thảo luận, trao đổi, tìm tòi và phát hiện ra kiến thức qua từng bức ảnh. Việc tiếp thu kiến thức bài học của các em nhẹ nhàng, khắc sâu và nhớ được lâu nội dung bài học.
BIỆN PHÁP 3: Sử dụng sơ đồ trong dạy – học phân môn Địa lí
* Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức để giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng, phương pháp học tập môn Địa lí.
* Thực tiễn: Trong quá trình dạy – học môn Địa lí, tôi thường sử dụng loại sơ đồ cấu trúc là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng để dạy học sinh. Đây là một biện pháp rất hay nhưng nó đòi hỏi rất cao ở giáo viên và học sinh. Nó buộc người dạy và người học đều phải suy nghĩ, tìm tòi, phải kiên trì và say sưa học thì mới đạt hiệu quả. Bởi để xây dựng được một sơ đồ trong dạy – học môn Địa lí thì phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không tùy tiện sắp đặt.
- Sơ đồ phải có tính khái quát cao; qua sơ đồ, học sinh có thể nhận thấy ngay kiến thức mình cần nắm và mối quan hệ giữa chúng.
- Bố cục sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức có trong bài.
Để sử dụng được biện pháp Sử dụng sơ đồ vào dạy – học phân môn Địa lí, tôi phải giành thời gian nghiên cứu chương trình giảng dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài và lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng việc sử dụng sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo, tôi phân tích nội dung bài dạy để tìm ra những kiến thức cơ bản cần truyền đạt cho học sinh.
Trong quá trình dạy – học, tôi xây dựng và sử dụng các kiểu sơ đồ sau:
+ Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích mang tính phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, giúp học sinh dễ khái quát, dễ tiếp thu.
+ Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống kiến thức trong một bài, một phần kiến thức hay một vùng, miền.
+ Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh, đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh, bổ sung, ôn tập lại kiến thức cho học sinh.
Với các kiểu sơ đồ trên tùy thuộc từng bài, cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau mà sử dụng sao cho hợp lí.
Cụ thể, tôi đã dụng biện pháp này vào việc dạy – học như sau:
* Sử dụng sơ đồ để khởi động, khơi gợi kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học.
 Ví dụ: Để kiểm tra kiến thức bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn của các em, tôi đã dùng sơ đồ kèm theo yêu cầu: Hãy hoàn thành sơ đồ về đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn.
(Dùng bài giảng điện tử - sử dụng máy chiếu sơ đồ và câu hỏi lên màn hình – Học sinh trả lời – Học sinh nhận xét, bổ sung)
 Sơ đồ:
Vị trí:
Chiều dài:
Chiều rộng:
Độ cao:
Dãy Hoàng Liên Sơn
Đỉnh:
Sườn:
Thung lũng:
Khí hậu:
Đáp án trả lời đúng:
Vị trí: ở phía bắc của nước ta, giữa sông Hồng và sông Đà.
Sơ đồ: 
Chiều dài: khoảng 180 km
Chiều rộng: gần 30km
Độ cao: dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt 
Nam.
Dãy Hoàng Liên Sơn
Đỉnh: có nhiều đỉnh nhọn
Sườn: rất dốc
Thung lũng: thường hẹp và sâu
Khí hậu: lạnh quanh năm
* Sử dụng sơ đồ để định hướng nhận thức của học sinh khi giới thiệu bài học.
Để học sinh nắm bắt được định hướng và hiểu được nội dung kiến thức cần tìm hiểu trong bài.
Ví dụ: Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên. 
	(Sử dụng máy chiếu – chiếu lên màn hình)
Sơ đồ: 
Tây Nguyên
Nơi có nhiều dân tộc chung sống.
Trang phục, 
lễ hội
Nhà rông
* Sử dụng sơ đồ trong việc tìm hiểu bài mới.
Giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức mới – song song với việc hoàn thành sơ đồ (vừa hình thành kiến thức vừa vẽ). Đây là cách dạy có sự tham gia tích cực của học sinh.
Ví dụ: Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ.
- Khi tìm hiểu mục 2: Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ, tôi yêu cầu học sinh dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong sách giáo khoa – thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì? Họ đắp đê ở đâu?
+ Nêu đặc điểm của những con đê ở đồng bằng Bắc Bộ?
 Đại diện các nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét, bổ sung – GV kết luận và kết hợp vẽ sơ đồ trên bảng.
Sơ đồ:
Tác dụng: ngăn lũ lụt
Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ
Vị trí: dọc hai bên bờ sông
Đặc điểm: dài, cao và vững chắc.
* Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố - tổng kết cuối bài.
Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yêu cầu học sinh tìm kiếm kiến thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp vào các cạnh.
Ví dụ: Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá được các kiến thức cần nắm vững, tôi tổ chức thi giữa các dãy – yêu cầu các dãy trao đổi trong thời gian 3 phút – hoàn thành sơ đồ hóa kiến thức được học về Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên một cách ngắn gọn, đầy đủ nhất vào bảng nhóm – hết thời gian, các nhóm treo lên bảng – đại diện các nhóm trình bày sơ đồ và thuyết minh nội dung ghi trong đó.
 - Sơ đồ tốt:
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) trên đồng cỏ.
Trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu, ) trên đất ba dan.
* Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức sau khi học xong một vùng, miền.
Sau mỗi một vùng, miền  tôi thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức giúp học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống, các em ôn bài tiện lợi, mau thuộc, nhớ lâu. (Làm vào tiết hướng dẫn học – Học sinh vẽ sơ đồ vào giấy A4 hoặc vở ô ly). 
 Ví dụ: Sau khi được học về đặc điểm địa lí tự nhiên, con người và các hoạt động của người dân Hoàng Liên Sơn (từ bài 1 đến bài 3). Tôi đặt câu hỏi – học sinh nhớ lại kiến thức đã học, trả lời đến đâu vẽ sơ đồ đến đó. (Ví dụ: Khu vực Hoàng Liên Sơn, chúng ta đã tìm hiểu về mấy vấn đề? Đó là những vấn đề gì? .. – HS trả lời: Khu vực Hoàng Liên Sơn, chúng ta đã đi tìm hiểu 3 vấn đề: Điều kiện tự nhiên; Con người; Hoạt động sản xuất – GV thể hiện sơ đồ trên bảng lớp – Học sinh vẽ trên giấy, .). Cứ như vậy cho đến khi hệ thống hết kiến thức.
Sơ đồ:
- Dân cư thưa thớt. Ở đây có một số dân tộc ít người: Thái, Mông, Dao, 
- Giao thông: Đường mòn, đi bộ, đi ngựa.
- Tập trung thành bản, sống ở nhà sàn.
- Chợ phiên là nơi giao lưu gặp gỡ, buôn bán.
- Lễ hội tổ chức vào mùa xuân: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng  có các hoạt động ném còn, múa sạp, 
- Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; được may thêu trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ...
- Vị trí: nằm giữa sông Hồng và sông Đà .
- Địa hình: chiều dài khoảng 180 km, rộng gần 30 km, dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
Con người
Điều kiện tự nhiên
Hoàng Liên Sơn
Hoạt động sản xuất
- Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,  trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
- Nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, 
- Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm, 
- Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa, măng, mộc nhĩ, 
Không chỉ GV sử dụng sơ đồ mà tôi còn hướng dẫn HS tự vẽ được các sơ đồ tư duy.
* Hiệu quả: Với việc dạy – học sử dụng đồ dùng như trên, tôi thấy đây là cách dạy học có sự tham gia tích cực của học sinh và mang lại hiệu quả rất cao. Các em nắm và hiểu nội dung kiến thức của bài học nhanh hơn, rành mạch, rõ ràng hơn và nhớ lâu hơn. Bởi cách dạy – học này đã giúp các em nắm được bản chất vấn đề. Đồng thời giúp hình thành cho các em một phương pháp học, tự học một cách khoa học không chỉ ở môn Địa lí mà còn vận dụng vào nhiều môn học khác như Tiếng Việt, Toán, Lịch sử, Khoa học, .; phát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo cho các em, giúp các em phát triển tư duy rất tốt.
BIỆN PHÁP 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học phân môn Địa lí
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được kiến thức một cách dễ dàng, ghi nhớ lâu kiến thức của bài học và hứng thú học tập.
* Thực tiễn: Việc vận dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học đã và đang phát huy hiệu quả đối với nhiều môn học trong đó có phân môn Địa lí. Được sự động viên, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học (trang bị máy tính, máy chiếu, ), việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học có rất nhiều thuận lợi, nó đã giúp giáo viên chúng tôi giải quyết được nhiều khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong quá trình dạy học phân môn Địa lí; đồng thời làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập. Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin một số lệnh đưa ra yêu cầu để các em thực hiện cũng rõ ràng, cụ thể hơn, đồng thời với những hình ảnh đẹp, những đoạn phim sinh động hấp dẫn (lấy từ trên mạng hay tự quay, tự làm) phù hợp với nội dung bài học đã giúp học sinh nhớ lâu nội dung bài học, hứng thú và tích cực học tập hơn.
 Ví dụ: Bài 28: Thành phố Đà Nẵng
 Khi học sinh phải trình bày những nơi Đà Nẵng thu hút khách du lịch, nếu không sử ứng dụng công nghệ thông tin thì tôi rất khó có thể hướng dẫn học sinh hiểu và lí giải được điều này. Bởi vì, trong sách giáo khoa cả kênh chữ và kênh hình đều không thể hiện được những đặc điểm nổi bật của bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, mà các tranh ảnh thường được in trên lịch, trên báo cũng không có nhiều hình ảnh về những địa điểm du lịch này nên việc sưu tầm tranh ảnh của học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tôi đã lên mạng tìm và lấy những hình ảnh về bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm chiếu cho học sinh xem. Các em đã rất hứng thú quan sát và nêu được đúng và giải thích được vì sao Đà Nẵng là thành phố du lịch. Học sinh đạt được yêu cầu tiết học một cách dễ dàng, nhớ lâu được đặc điểm và sức hấp riêng của thành phố Đà Nẵng đối với du khách trong và ngoài nước. Giờ học trở nên hấp dẫn, đầy sức lôi cuốn và tôi đã giải quyết được khó khăn của bài dạy một cách nhẹ nhàng.
 Hình ảnh một số cảnh đẹp của Đà Nẵng được lấy từ trên mạng internet.
Bán đảo Sơn Trà
Trên bán đảo Sơn Trà có rừng cây xanh tốt, có nhiều động vật hoang dã (khỉ, hươu, nai, ) và nhiều cảnh đẹp. Phía nam bán đảo có dải đất dài với những bãi tắm đẹp như Mĩ Khê, Mĩ An, 
Núi Ngũ Hành Sơn
Núi Ngũ Hành Sơn là quần thể núi có 6 ngọn núi quây quần thành một cụm (đó là Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn, Thổ Sơn). Các núi có nhiều hang động đẹp, có đền chùa và cảnh sắc tĩnh mịch, huyền ảo, kì vĩ.
Bảo tàng Chăm
Bảo tàng Chăm là nơi nơi giữ và trưng bày nhiều thần và tượng vũ nữ bằng đá và đất nung (một loại đất cổ). Từ bảo tàng cho thấy sự phát triển rực rỡ của nền nghệ thuật điêu khắc Chăm thế kỉ VII – VIII.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Địa lí còn giúp cho việc hình thành các biểu tượng địa lí cũng như việc xác lập được mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên với nhau, giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động của con người cho học sinh một cách dễ dàng hơn.
 Ví dụ: Khi học bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung các em sẽ suy luận và hiểu được dải đồng bằng này lại nhỏ hẹp khi quan sát dãy Bạch Mã kéo dài ra tới biển khác hẳn với đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Đồng thời các em hiểu được vì sao khí hậu lại có sự khác biệt giữa hai khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã (vì dãy núi cao như bức tường thành chắn gió).
Hình ảnh dãy Bạch Mã
Nhưng để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học phân môn Địa lí đạt hiệu quả, thiết kế các slide, lựa chọn đoạn clip sao cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh tránh lạm dụng và quá tải, tôi phải nghiên cứu kĩ chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung kiến thức sách giáo khoa đề cập (cả kênh chữ lẫn kênh hình) để xác định rõ nội dung kiến thức học sinh cần đạt được trong bài. Sau đó thiết kế phương án dạy học, tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, , đoạn phim (nếu cần), đưa vào từng phần của bài sao cho phù hợp để tiết học đạt hiệu quả cao.
Tôi xin minh họa một bài dạy của môn Địa lí có sử dụng công nghệ thông tin qua các slide hình ảnh. Bài 9: Thành phố Đà Lạt
Slide 1: Bản đồ hành chính Việt Nam – Dùng để giới thiệu bài
Slide 2: Lược đồ các các nguyên ở Tây Nguyên – Dùng để khai thác kiến thức về vị trí, độ cao và khí hậu của thành phố Đà Lạt: Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ.
Slide 3: Hình 1. Hồ Xuân Hương và Hình 2. Thác Cam Li – Nhằm giúp học sinh có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li
Slide 4: Lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt – Dùng để khai thác kiến thức: Giữa thành phố có Hồ Xuân Hương xinh xắn, có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, có nhiều thác nước đẹp và nổi tiếng Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát.
Slide 5: Một số cảnh đẹp ở thành phố Đà Lạt – Dùng để giới thiệu và khắc sâu kiến thức: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát.
Sân gôn
Hồ Than Thở
Hồ Tuyền Lâm
Thác Đambri
Nhà thờ
Đồi Cù
Biệt thự
Chùa Linh Sơn
Slide 6: Hoa quả và rau ở Đà Lạt – Dùng để khai thác kiến thức: Đà Lạt có nhiều hoa, quả và rau xanh nổi tiếng với sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị cao.
Bông cải (Suplơ)
Ớt
Dâu tây
Cà chua
Địa lan
Cẩm tú cầu
Hoa hồng
Hoa Mimôda
* Hiệu quả: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Địa lí đã làm cho những tiết học trở nên nhẹ nhàng, khắc phục cho giáo viên nhiều khó khăn trong dạy học. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào những bài học cũng giúp cho việc hình thành biểu tượng và nhận thức các đối tượng địa lí một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh. Các em nắm vững, nhớ lâu kiến thức của bài học, hào hứng và thích thú say mê học tập.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng để giảng dạy và giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4. Có thể nói những biện pháp ấy đã giúp cho chất lượng học tập phân môn Địa lí của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh tích cực, hào hứng, say mê học tập và đạt được tốt các yêu cầu mà mục tiêu môn học đề ra. Những kiến thức cơ bản về địa lí các vùng miền chính trên đất nước ta các em nắm rất vững. Đồng thời việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu đúng lúc, đúng chỗ và thành thạo đã phát huy được tích tích cực chủ động học tập và khả năng sáng tạo cũng như phát triển năng lực học tập của các em; hình thành những kĩ năng học tập cơ bản và giúp cho các em có được phương pháp học, tự học phân môn Địa lí.
Kết quả đạt được sau các kì kiểm tra cụ thể như sau:
Tổng số học sinh cả lớp: 55
Một số kĩ năng địa lí
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
Sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê 
Đầu năm
8
14,6%
35
63,6%
12
21,8%
Cuối HKI
25
45,5%
30
54,5%
0
0%
Cuối năm
38
69,1%
17
30,9%
0
0%
Khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh
Đầu năm
7
12,7%
45
81,8%
3
5,5%
Cuối HKI
22
40%
33
60%
0
0%
Cuối năm
35
63,6%
20
36,4%
0
0%
Nêu được một số đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội,...
Đầu năm
12
21,8%
38
69,1%
5
9,1%
Cuối HKI
32
58,2%
23
41,8%
0
0%
Cuối năm
42
76,4%
13
23,6%
0
0%
 Đặc biệt, các em phát triển được những năng lực học tập của môn học: quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp,... 
C. KẾT LUẬN 
I. KẾT LUẬN:
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí” đã được tôi thể hiện rõ trong việc soạn giảng ở mỗi bài học cụ thể. Để tiết học thực sự đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải: 
- Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và các yêu cầu cơ bản về Chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ quy định đối với phân môn Địa lí nói chung và riêng với từng dạng bài, từng bài cụ thể. 
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức các hoạt động học tập trên lớp; sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Qua đó khơi dậy niềm đam mê tìm tòi, tạo sự hứng thú và phát triển óc tư duy của học sinh trong mỗi tiết học.
- Thường xuyên quan tâm và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản của môn học, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, ., bảng thống kê số liệu. Đồng thời hình thành cho các em một phương pháp học và tự học khoa học. Động viên khuyến khích kịp thời để gây hứng thú và tạo động lực cho các em.
- Luôn luôn tự học, tự nghiên cứu và tự rèn luyện thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, sách báo để kiến thức được sâu rộng, vững chắc và cập nhập kịp thời những điều mới mẻ, phù hợp với thực tại.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm này đã thể hiện rõ vai trò của người giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong mỗi tiết học, người giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, giúp học sinh tiếp nhận và xử lí các nguồn cung cấp kiến thức từ sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu,  thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với đặc điểm của từng loại bài để học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức, hình thành các năng lực học tậpbộ môn. Qua đó giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và hình thành được năng lực tự học cho các em. Đó cũng là cơ sở vững chắc giúp các em tiếp tục học tập tốt ở các lớp trên.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi thấy học sinh của tôi không những nắm vững kiến thức về địa lí theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà điều quan trọng hơn cả là đã hình thành cho các em một số năng lực cơ bản như quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, năng lực hợp tác, làm việc nhóm,. Các em vui sướng và tự hào khi bản thân hoặc cùng bạn bè tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức mới. Các em yêu tích môn học, yêu thích cảnh vật và con người quê hương đất nước mình.
II. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy để học sinh học tốt môn Địa lí lớp 4 giáo viên nên:
- Cùng học sinh sưu tầm tranh ảnh, tự làm đồ dùng để phục vụ cho bài giảng.
- Luôn luôn tự học tập, trau dồi kiến thức và cập nhập những vấn đề đã được thay đổi đưa vào giảng dạy cho phù hợp hiện tại.
Tóm lại, để dạy tốt một tiết học phân môn Địa lí, giáo viên cần phải có sự đầu tư về đồ dùng, thiết bị dạy học (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, . . .), phải sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, trò chơi; tìm hiểu, sưu tầm thông tin từ nhiều nguồn, tham khảo tài liệu có liên quan, có đầu tư sáng tạo và biết chia sẻ cùng đồng nghiệp trong soạn giảng. Có như vậy, giáo viên mới có đủ cơ sở để tự tin, vững vàng tổ chức những giờ dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả, để lại cho tâm hồn trẻ những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn thêm rộng mở, thêm yêu thương con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên trái đất. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn địa lí”. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ít, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và của các cấp lãnh đạo để đề tài này được hoàn thiện hơn.	
Xin trân trọng cảm ơn!	
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 – NXB Giáo dục
SGV Lịch sử và Địa lí 4 	– NXB Giáo dục
Thiết kế bài giảng Địa lí – Đinh Nguyễn Trang Thu & Nguyễn Thị Cẩm Hường
Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở Tiểu học – PGS. TS Đặng Văn Đức
Một số thông tin trên mạng Internet.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_t.doc