Báo cáo biện pháp Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối Lớp 1

Học sinh Tiểu học trong đó có học sinh lớp 1 bây giờ được học tập và sống cùng nhau cả ngày, nên lời nói, tác phong của các em ảnh hưởng rất lớn đến nhau, đặc biệt là của các em cán bộ lớp. Do đội ngũ cán bộ lớp là những bạn được cô giáo và cả lớp lựa chọn, bình bầu, nhưng riêng với lớp 1 thì việc này chủ yếu là do cô giáo nên các em khác trong lớp hay bắt chước và làm theo những em cán bộ lớp. Vì còn nhỏ, nhận thức còn non nớt, nhiều khi các em chưa ý thức được việc làm nào là đúng; hành động, việc làm nào chưa đúng nhưng các em cứ làm theo. Ngược lại nếu bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu thì các em giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác chủ nhiệm đúng như câu nói: “Học thầy không tày học bạn”.

Nhưng làm thế nào để đào tạo được một đội ngũ cán bộ lớp tốt khi mà các em mới cắp sách tới trường và người giáo viên chưa nắm rõ được năng lực và sức học của từng em.

 

doc 25 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối Lớp 1

Báo cáo biện pháp Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối Lớp 1
ạo đức tốt: mình vì mọi người.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 nhiều năm, tôi nhận thấy các em học sinh lần đầu tiên tới trường con gặp nhiều bỡ ngỡ với mọi điều xảy ra xung quanh mình đặc biệt là các em chưa có ý thức sinh hoạt tập thể. Vì vậy người giáo viên cần có biện pháp thích hợp để hướng dẫn các em vào việc sinh hoạt tập thể.
* Biện pháp thứ nhất: Giáo dục đề ra yêu cầu:
Công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên đều bắt đầu từ những yêu cầu do giáo viên đề xuất. Việc đề xuất yêu cầu của mình đối với việc hình thành tập thể lớp có ý nghĩa đặc biệt to lớn vì kết quả toàn bộ công tác sau này của người giáo viên sẽ phụ thuộc nhiều vào cuộc gặp mặt đầu năm giữa thầy và trò, với những yêu cầu có tính quyết định đối với học sinh.
Muốn cho học sinh thực hiện những yêu cầu của mình, tôi phải chuẩn bị rất chu đáo, suy nghĩ kĩ càng để đề ra yêu cầu thật tuyệt đối và cương quyết nhưng phải là những yêu cầu vừa sức, hợp lí mà học sinh dễ dàng tiếp thụ.
Ví dụ: Tôi yêu cầu các em ở buổi đầu gặp mặt, hãy giới thiệu sơ qua về bản thân và gia đình, tự tìm ra một số bạn trong lớp gần nhà mình và hãy đến chơi với bạn.
Đưa ra yêu cầu này (Thời hạn 1 tuần), bước đầu tôi hình thành cho học sinh ý thức luôn quan tâm đến các bạn và công việc của những người thân trong gia đình.
Tuy nhiên, khi đưa ra biện pháp này không phải 100% học sinh thực hiện tốt mà còn một số em chưa thực hiện được vì các lí do như: quá nhút nhát chưa dám trình bày ý kiến của bạn thân trước cô và các bạn, hay trong gia đình có những điều mà các em mặc cảm như: bố, mẹ li dị, bố nghiệnhút hoặc gia đình nghèo, bố mẹ không làm to như bốmẹ các bạn khác, hoặc có những trường hợp bố mẹ không cho chơi với các bạn cùng xóm nên việc thực hiện biện pháp này có những khó khăn nhất định.
Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã gần gũi động viên các cháu nhút nhát, tìm hiểu gia đình, hoàn cảnh các cháu thông qua bố mẹ các cháu để cùng họ động viên các cháu tập nói tại nhà, sau đó đến lớp tôi động viên các cháu mạnh dạn nói về mối quan hệ về lớp. Tôi còn giao nhiệm vụ cho các cháu cạnh nhà sang chơi, giúp bạn tập giới thiệu về mình và có thể giới thiệu giúp bạn.
Hay đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, ngay buổi đầu tiên nhập lớp tôi đọc kĩ lí lịch để nắm sơ bộ hoàn cảnh và xuống tận gia đình thăm hỏi, ở lớp tôi luôn gần gũi trò chuyện để học sinh bộ bạch những suy nghĩ của mình, giảng giải cho cháu hiểu: nghèo, hoàn cảnh đặc biệt của gia đình (ly hôn) không có gì xấu bởi vì bên cạnh các con còn có rất nhiều bạn bè, có cô giáo hết lòng thương yêu, giúp đỡ các con, và cô mong con học giỏi chăm ngoan để sau này có trình độ, có nghề nghiệp vững chắc thì ta sẽ thắng cái nghèo, làm cho cha mẹ vui lòng.
Tôi đã gặp và trao đổi và trao đổi với mẹ cháu về những suy nghĩ, ước mơ của cháu và cung cấp một số địa chỉ học sinh ở gần nhà cháu để bố mẹ cháu tạo điều kiện cho cháu tiếp xúc, gặp gỡ với các bạn. Từ đó cháu có chuyển biến tốt. Cháu cởi mở, vui vẻ hơn có nhiều bạn hơn nên có kết quả rèn luyện đạo đức cũng như văn hóa cao hơn.
Khi đề ra yêu cầu đúng thời hạn quy định tôi nghiêm túc kiểm tra uốn nắn để hình thành thói quen thực hiện đúng mọi yêu cầu của giáo viên đề ra.
* Biện pháp thứ 2: Xây dựng mạng lưới tích cực
Nhiệm vụ giáo dục quan trọng nhất của mỗi giáo viên bắt đầu làm công tác xây dựng tập thể trẻ em là lựa chọn được đúng đắn mạng lưới cán bộ tích cực, đáng tin cậy. Chính vì vậy, ngay từ buổi đầu, tôi đã ý thức được việc làm quen tốt đối với các em. Nhận xét, xem xét những học sinh nào được các bạn tin cậy nhất, lưu ý phát hiện khả năng đặc biệt của từng em để trao đổi tình hình, thái độ và tìm hiểu xem nguyện vọng của các em đó như thế nào để phân công phụ trách công tác thích hợp.
Ví dụ: Việc lựa chọn lớp trưởng rất cần em có đầu óc quan sát tổng hợp được mọi hoạt động của lớp về mọi mặt nhưng khi chọn lớp phó thì tôi lại chú ý đến khả năng học tập nhiều hơn.
Sau khi lựa chọn và giao nhiệm vụ, tôi luôn tôn trọng công việc của em nhưng vẫn luôn giám sát, kiểm tra hướng dẫn các em đi đúng hướng và nhìn khi cùng trao đổi bình đẳng để tìm hiểu tình hình, thái độ, quan điểm công tác của mình với các em đó, cùng đi đến thống nhất cách tổ chức lãnh đạo lớp.
Trong công tác phụ trách lớp của mình, giáo viên chủ nhiệm không những chỉ luôn luôn dựa vào mạng lưới tích cực này mà còn ủng hộ, củng cố uy tín của bạn cán sự lớp trước các bạn bằng cách thường xuyên giúp đỡ các em, trao đổi ý kiến với các em, đặt cho các em nhiều vấn đền, giải quyết tự lập và dần dần đề xuất những yêu cầu cao hơn.
Ví dụ: Lớp phó phụ trách học tập có thể đề nghị ý kiến của mình cho bạn kém chuyển chỗ ngồi để giúp đỡ bạn.
Ghi nhận những ý kiến đề nghị của cán bộ lớp, song tôi luôn nhắc nhở cán bộ lớp thường xuyên theo dõi sự chuyển biến về kết quả học tập của các bạn kém, nếu có tiến bộ thì động viên kịp thời, nếu không tiến bộ thì tôi cùng cán bộ lớp bàn bạc để tìm ra biện pháp thích hợp hơn.
Ví dụ: Chuyển chỗ ngồi lần thứ hai cạnh bạn trưởng lớp hoặc lớp phó học tập để kiểm tra, giúp đỡ sát sao hơn hay phân công đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ hoặc giao cho một nhóm học sinh giỏi cùng học cùng chơi, cùng giúp đỡ lần nhau.
Khi nhận xét kết quả phấn đấu về mọi mặt của từng học sinh, tôi luôn tham khảo ý kiến của tổ trưởng và yêu cầu em đó có biện pháp thúc đẩy những mặt còn yếu hoặc tỏ lời khen ngợi tổ đã có ý thức giúp đỡ tổ viên sưa chữa những khuyết điểm.
Để giáo dục ý thức trách nhiệm và thời gian trong công việc chung, hàng tháng tôi thường kiểm tra tất cả các nhiệm vụ đã phân công, mỗi cán bộ lớp phải báo cáo trước tập thể lớp mỗi tháng một lần để các bạn công nhận và góp ý kiến cho phần việc được phân công của từng người.
* Biện pháp thứ 3: Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp
Để công việc của cán bộ lớp đạt hiệu quả cao, tôi thấy cần xây dựng uy tín cho cán bộ lớp thông qua các mặt sau:
a. Qua công việc:
Khi đã giao việc cho từng cán bộ lớp, tôi phải hướng dẫn các em làm việc. Chẳng hạn như với lớp trưởng: Khi điều khiển các bạn xếp hàng dưới sân, cần phải biết quan sát xem hàng đã thẳng chưa, cần nhắc nhở bạn trong hàng nói chuyện riêng hoặc mất trật tự ở trong hàng, khi cô vắng mặt, lớp trưởng phải thay cô nhắc nhở các bạn giữ trật tự, ghi tên những bạn không nghe lời cô giáo để kịp thời có biện pháp kỉ luật.
Giờ sinh hoạt lớp, đây là việc khó nhất tôi thấy cần hướng dẫn lớp trưởng qua nhiều buổi sinh hoạt lớp. Dần dần sẽ hướng dẫn lớp trưởng tự viết và tổng kết trên mẫu đã có sẵn về nội dung sinh hoạt lớp. Chính việc để lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt lớp, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hào hứng trong các buổi sinh hoạt. Các em biết đấu tranh phê bình với các hiện tượng sai trái, nêu những khuyến điểm của bạn mà giáo viên có thể chưa nhận thấy. Vì thế tính tự giác của các em càng được nâng cao. Trong giờ sinh hoạt, nếu lớp trưởng phê bình học sinh nào thì cô giáo không nhắc lại lời phê bình đó nữa mà chỉ nhắc bạn có khuyết điểm sửa chữa. Như vậy cũng là một hình thức làm tăng uy tín của lớp trưởng.
Đối với hai lớp phó phụ trách hai mặt học tập và kỉ luật, tôi cũng hướng dẫn các em cách làm việc, theo dõi và giúp đỡ các em những vướng mắc khi thực hiện công việc được giao. Kiểm tra kết quả làm việc của các em một cách nghiêm túc. Ví dụ như kiểm tra sổ theo dõi thi đua, ghi tên các bạn mắc khuyết điểm về học tập, kỉ luật.Có như vậy học sinh trong lớp mới dần đi vào nế nếp, đảm bảo đầy đủ việc chuẩn bị bài ở nhà, nghiêm túc trong giờ học, giờ chơi, có tinh thần đoàn kết cao.
Đối với bốn tổ trưởng, việc của các em cụ thể và chi tiết hơn. Tôi đã hướng dẫn các em nhắc nhở các bạn khi vi phạm nội quy của lớp và khi cô giáo nhắc nhở bạn nào về một trong những mặt theo dõi thi đua thì tổ trưởng sẽ đánh dấu mặt đó vào dòng tên của bạn bị phê bình. Cuối giờ học, tổ trưởng sẽ nộp lại sổ theo dõi thi đua cho cô giáo kiểm tra.
b. Giúp cán bộ lớp khắc phục khuyết điểm:
Đối với cán bộ lớp, để làm việc đạt kết quả cao như giáo viên yêu cầu, các em phải gương mẫu. Tôi thấy cần phải kịp thời tuyên dương những cán bộ lớp nhiệt tình gương mẫu làm việc có hiệu quả. Nếu cán bộ lớp có khuyết điểm thì cũng cần phải phê bình để đảm bảo sự công bằng giữa các học sinh, phân tích khuyết điểm của cán bộ lớp để em đó rút kinh nghiệm khắc phục sửa chữa những khuyết điểm, nếu thấy có tiến bộ cũng tuyên dương. Không nên vì có khuyết điểm mà vội vàng thay cán bộ khác khiến các em hụt hẫng và gây tâm lí không vui, ảnh hưởng đến việc học tập của cá nhân em đó.
c. Qua việc khen thưởng - phê bình:
Vào giờ sinh hoạt lớp, sau phần làm việc của cán bộ lớp, với thái độ thật nghiêm túc, tôi thường khen ngợi tập thể đã biết nghe theo yêu cầu của cán bộ lớp, khen cán bộ lớp đã biết quán xuyến, bao quát lớp để giữ kỉ luật lớp tốt. Chính việc khen này đã động viên các em thực hiện tốt những qui định về nề nếp, kỉ luật và học tập do cô giáo quy định, làm tăng thêm uy tín của cán bộ lớp. Khi phê bình cá nhân hoặc tổ nào, tôi thường tìm hiểu kĩ sự việc xem em đó, tổ đó mắc khuyết điểm gì, có liên quan đến những ai rồi phê bình với thái độ công bằng và nghiêm túc. Có như vậy học sinh mới thấy được khuyết điểm và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đối với cá nhân xuất sắc và tổ xếp thứ nhất, tôi thưởng bằng hiện vật. Có thể chỉ là một quyển vở hoặc nhãn vở nhưng các em cảm thấy rất quý, rất vi dự. Điều này có thể là một động lực giúp các em thi đua với nhau.
d. Xây dựng và củng cố nếp làm việc.
Điều cuối cùng, để công việc của cán bộ lớp đạt kết quả cao, tôi thấy cần phải thường xuyên rèn luyện tác phong và nề nếp làm việc cho đội ngũ cán bộ lớp.
Mỗi tuần họp cán bộ lớp vào giờ ra chơi chiều ngày thứ sáu (khoảng10 phút) để các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ: khen ai, chê ai, vì sao. Lớp phó bổ xung thêm. Sau đó nhận xét kết quả công việc của từng cán bộ lớp, động viên kịp thời để giúp các em làm việc tốt hơn, gương mẫu hơn, nhanh nhẹn hơn. Chính việc rèn luyện tác phong và nề nếp cho đội ngũ cán bộ lớp này, tôi nhận thấy các em ngày càng nhanh nhẹn hơn, hoặt bát hơn, nói năng trôi chảy và mạnh dạn hợn.
Khi nhận xét kết quả phấn đấu về mọi mặt của học sinh, tôi luôn tham khảo ý kiến của tổ trưởng và yêu cầu em đó có biện pháp thúc đẩy những mặt còn yếu hoặc tỏ lời khen gợi tổ đã có ý thức giúp đỡ thành viên của tổ sửa chữa khuyết điểm.
Để giáo dục ý thức trách nhiệm và thời gian hứng thú trong công việc chung hàng tháng, tôi thường xuyên kiểm tra tất cả các nhiệm vụ đã phân công, mỗi cán bộ lớp phải báo cáo trước tập thể lớp mỗi tháng một lần để các bạn công nhận và góp ý kiến cho phần việc được phân công của từng người.
* Biện pháp thứ tư: Kết hợp với cha mẹ học sinh:
Đối với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp được coi là người đã được tập thể giáo viên cùng thay mặt nhà trường phụ trách chủ yếu công tác giáo dục học sinh. Ngay từ đầu năm, tôi đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh từng học sinh như thế nào. Nếu ảnh hưởng của gia đình có thuận lợi cho học sinh thì tôi tổ chức tuyên truyền nêu gương trong các buổi họp cha mẹ học sinh để cùng tham khảo và học tập. Nếu ảnh hưởng của gia đình có hại cho việc trao đổi, góp ý, để đi đến thống nhát việc giáo dục giữa gia đình, và giáo viên tôi luôn quan tâm, uốn nắn kịp thời để giúp đỡ các em phát triển những phẩm chất đạo đức tốt.
Để cha mẹ học sinh trở thành những phương tiện giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tập thể lớn, tôi đã yêu cầu rõ ràng đối với gia đình về mọi mặt như: chế độ làm việc hàng ngày, việc chuẩn bị bài lên lớp, việc khuyến khích các em lao động ở nhà và tham gia mọi hoạt động có tính chất tập thể, đặc biệt lưu ý đến việc giáo dục lòng nhân ái, ý thức tập thể cho học sinh. Việc kết hợp với tập thể cha mẹ học sinh để giáo dục tập thể học sinh giúp cho công tác chủ nhiệm của tôi đạt nhiều kết quả tốt như:
- Lớp học là một tập thể thân ái, đoàn kết.
- Được tập thể cha mẹ học sinh giúp đỡ, hỗ trợ, mọi phong trào của nhà trường đã được các cháu tham gia nhiệt tình, hứng thú. Cụ thể là: 100% học sinh tham gia các phong trào nhân đạo như mua tăm ủng hộ người tàn tật, góp quỹ tình thương, quỹ bạn nghèo được 368000 đồng (cao nhất trường), tham gia phong trào kế hoạch nhỏ vượt chỉ tiêu quy định.
- Các phong trao VSCĐ, thi giáo viên giỏi, thi học sinh giỏi,thi văn nghệ, thi cây cảnh, tổ chức gian hàng hội chợ đều được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh lớp.
* Biện pháp thứ năm: Đưa học sinh cá biệt vào các hoạt động tập thể:
Học sinh lớp 1 đa số các cháu là ngoan, ngây thơ, rất đáng yêu. Song bên cạnh đó cũng có những cháu có tính hiếu động, ngỗ ngược, hay đánh bạn, lấy đồ dùng của bạn, ý thức kỉ luật rất kém, lười học. Đó là do được gia đình chiều chuộng quá mức, bản thân lại hiếu động. Do vậy, rất khó khăn cho giáo viên trong giờ dạy và giáo dục đào tạo nói chung cho cả tập thể lớp.
Ví dụ: Cháu Lê Trần Quang Tuấn ở lớp có đầy đủ các biểu hiện trên nên bị các bạn bè trong lớp xa lánh, cha mẹ các học sinh khác thường yêu cầu không cho con em mình ngồi chung Do vậy, Tuấn sống rất khép mình, ít trò chuyện và hay nổi nóng đánh nhau với bạn.
Từ khi nhận lớp, quan sát tìm hiểu tính cách của từng học sinh, qua phản ảnh của cha mẹ học sinh trong lớp tôi luôn suy nghĩ phải chăng mới lớp 1, học sinh đã trở thành cá biệt. Song tôi lại gạt ngay ý nghĩ đó và chỉ xác định cháu Tuấn chỉ là học sinh hiếu động nên tôi đã đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình (do cha mẹ quá chiều), trao đổi những biểu hiện ở lớp với cha mẹ cháu để cùng kết hợp giáo dục. ở lớp, tôi tận dụng tối đa mọi thời gian, đưa cháu vào mọi hoạt động tập thể như: giao nhiệm vụ bảo vệ lớp, lấy đồ dùng cho cô, phân phát báo cho các bạn để cháu bớt thời gian trống đùa nghịch. Bên cạnh đó, tôi còn trao đổi, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp thay phiên nhau, cùng chơi, cùng học với Tuấn trong những giờ ở trường để Tuấn thấy được sự quan tâm của bè bạn, của tập thể đối với cháu. Từ đó hạn chế sự nghịch ngợm, phá phách của cháu.
Một việc nữa là tôi đã tin tưởng giao cho cháu việc kiểm tra đồ dùng của các bạn trước giờ ra chơi và khi ra về nhằm nhắc nhở các bạn không để quên, không làm mất dồ dùng. Làm như vậy cháu Tuấn đã có trách nhiệm đối với việc mình làm và cháu không lấy đồ của bạn nữa.
Khi cháu có những biểu hiện tốt, tiến bộ, tôi luôn biểu dương, có phần thưởng nên dần dần Tuấn đã sửa được những khuyết điểm, các bạn trong lớp đã yêu mến, gần gũi cháu hơn.
KẾT QUẢ
Do thấy được vai trò tích cực của đội ngũ cán bộ lớp, nên tôi đã chú ý nhắc nhở bồi dưỡng các em một cách thường xuyên. Nếu so với thời gian đầu nhập lớp các em còn bỡ ngỡ, rụt rè thì bây giờ đội ngũ cán bộ lớp tôi có thể nói là rất mạnh. Các em luôn đoàn kết, thương yêu và hỗ trợ nhau trong công việc. Bây giờ thì nề nếp học tập và ý thức kỷ luật của các em trong lớp được duy trì tốt. Các em tự giác học tập, có ý thức giữ gìn sách vở đồ dùng và vệ sinh cá nhân tốt. Những lúc không có cô giáo trong lớp, các em cán bộ lớp vẫn biết ổn định, lôi cuốn các bạn bằng các hoạt đọng: Ôn lại những bài hát quy định, nghe kể chuyện, giải miệng bài toán. Giờ xếp hàng tập thể dục giữa giờ, tôi cũng không phải nhắc nhiều như hồi đầu năm. Cứ dứt tiếng trống tập Tuấn, các em tự động xếp hàng với sự điều khiển của lớp trưởng và lớp phó phụ trách kỷ luật. Đến khi tôi đi kiểm tra, các em đã xếp thành 2 hàng ngay ngắn, chỉnh tề. Đặc biệt, giờ truy bài đầu giờ, các em cũng có thể tự quản ngay cả khi không có mặt cô giáo. Các em cũng đã biế nhắc nhở nhau mỗi khi có bạn trong lớp mắc khuyết điểm. Khi có bạn trong lớp bị ốm, các em cũng đã biết quan tâm và giúp đỡ: Giải bài cho bạn, xúc cơm cho bạn ăn, giúp bạn uống thuốc...
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lớp tôi còn tham gia tích cực vào các phong trào cũng như các hoạt động do trường tổ chức và đều đạt kết quả cao:
* Thường xuyên đạt thành tích cao trong các đợt thi đua do nhà trường và liên đội phát động, lớp đạt danh hiệu lớp Tiên tiến xuất sắc, liên tục được nhận cờ thi đua.
- Lớp đoạt giải nhất bày mâm cỗ Trung Thu.
- Lớp đoạt giải ba toàn trường trong hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Đứng đầu trong phong trào kế hoạch nhỏ của trường.
- Đứng đầu phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”.
- Lớp đạt giải nhất gian hàng hội chợ Xuân.
- Lớp đạt giải đặc biệt trong hội chợ thi cây cảnh mùa xuân.
- Lớp tham gia quyên góp quần áo cũ ủng hộ các bạn còn gặp nhiều khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, ủng hộ sách truyện, tiền cho các bạn nghèo, cho người tàn tật.
- 100% học sinh tham gia mua tăm ủng hộ Hội người mù.
- 100% học sinh tham gia tặng quà cho các đồng chí, chiến sĩ ở biên giới, hải đảo trong phong trào “Xuân yêu thương - Quà tặng Trường Sơn”.
* Tôi tự nhận thấy tập thể lớp 1A5 (Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung) của mình đã trở thành một tập thể vững mạnh, các em luôn có ý thức mình vì mọi người, mọi người vì mình. Mọi thành viên trong tập thể đều có ý thức vươn lên trong mọi mặt rèn luyện văn hoá cũng như đạo đức. Và đặc biệt đội ngũ cán bộ lớp còn có khả năng lôi kéo, dìu dắt những bạn nhút nhát, chưa tự tin, những bạn cá biệt vào với môi trường tập thể tích cực.
Sau đây là một bảng thống kê về sự tiến triển của học sinh trong lớp từ đầu năm đến cuối năm.
Số lượng
Thời điểm
Học sinh tự tin mạnh dạn trong các hoạt động
Học sinh thực hiện tốt mọi nề nếp
Số lượng
%
Số lượng
%
Đầu năm học
15/51
29,48
40/51
78,4
Cuối năm học
32/51
62,7
47/51
92,2
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Trên đây là một số suy nghĩ và biện pháp mà tôi đã làm để lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp. Để có được một đội ngũ cán bộ lớp tích cực thì việc bồi dưỡng cho các em đã được tôi tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Phải nói rằng, nếu bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, tích cực thì công tác giảng dạy, giáo dục của chúng ta sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Từ đó kết quả học tập, cũng như mọi nề nếp, phong trào của tập thể lớp sẽ đạt được kết quả cao. Nhiều khi chính các em đã tác động và học tập lẫn nhau có tác dụng mạnh và nhanh hơn sự dạy đỗ của người lớn. Cũng từ chính hoạt động tập thể, các em sẽ được học tập những mặt mạnh của nhau và sửa chữa được những nhược điểm, từ đó phát triển hơn năng lực của mình. Thường thường những em cốt cán trong đội ngũ cán bộ của trường, của Đội sau này đều được chọn là hàng ngũ này. Vì thấy được vai trò tích cực và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp, nên cứ vào đầu năm học khi mới nhận lớp và tôi lại hết sức quan tâm tới việc “Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp”.
KHUYẾN NGHỊ
Như trên chúng ta đã thấy đội ngũ cán bộ lớp giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của lớp cũng như của trường. Cho nên để đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp thực sự có năng lực và hiệu quả thì không những cần sự giáo dục, bồi dưỡng của giáo viên chủ nhiệm và cũng cần đến sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ của cá tổ chức khác. Vì vậy tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến sau:
- Tổ chức Đoàn, Đội nên có những lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ để giúp các em làm tốt hơn nhiệm vụ của mình (cho cả học sinh khối lớp 1).
- Nên chăng có những “hội thi cán bộ lớp giỏi” trong trường, trong quận để các em học tập lẫn nhau từ đó nâng cao hơn năng lực của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Liên Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Minh (2001), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Bùi Văn Nhuệ (1999), Giáo trình tâm lí học Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Uẩn Giáo (2001) trình tâm lí học Đại cương, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 	1
1. Lý do chọn đề tài 	1
2. Mục đích nghiên cứu 	2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 	2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 	2
3.2. Phạm vi nghiên cứu 	2
4. Phương pháp nghiên cứu	 2
4.1. Phương pháp nghiên cứu của lí thuyết 	2
4.2. Phương pháp quan sát điều tra 	2
4.3. Phương pháp tổng kết kinhnghiệm sư phạm 	2
B. Nội dung 	3
1. Nội dung lý luận	3
2. Thực trạng	3
3. Giải pháp	4
3.1. Các biện pháp lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp	4
3.1.1. Lớp trưởng	6
3.1.2. Lớp phó 	7
3.1.3. Tổ trưởng 	8
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp 	11
C. Kết luận- khuyến nghị 	22

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_lua_chon_va_boi_duong_doi_ngu_can_bo_lop_c.doc