Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non

 Cấp học mầm non là cấp học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên trong quá trình giáo dục nhằm hình thành những cơ sở cho nhân cách con người mới. Muốn thực hiện được mục tiêu đó phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú đa dạng. Là một giáo viên mầm non hơn ai hết tôi rất hiểu trọng trách lớn lao của mình, tôi hiểu rằng việc nuôi dậy trẻ không chỉ là cho trẻ ăn, chăm trẻ ngủ mà còn là người thầy giúp trẻ hiểu được những tri thức đơn giản, đầu tiên của các sự vật hiện tượng và thế giới xung quanh trẻ. Nuôi dưỡng trẻ để sau này trẻ trở thành những con người có tâm hồn trong sáng, thể lực cường tráng và một trí tuệ tinh thông. Chỉ có những con người đó mới đủ nhân cách để dựng xây đất nước. Chính vì những lẽ đó mà ngay từ khi bước vào nghề tôi đã tự nhủ phải cố gắng, phải lỗ lực, phải học hỏi và sáng tạo trong công việc để nuôi dạy trẻ cho tốt. Tôi đóng vai trò là người mẹ trong bữa ăn giấc ngủ của trẻ và là người thầy khi cho trẻ tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.

doc 31 trang vuthom 08/10/2022 5862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non
g trí “khu du lịch”, ngày mai lại là đường đến lễ hội “Thỏ ngoan” với những trang trí “lễ hội”; Cũng là vườn cây cảnh, hôm nay giáo viên hướng dẫn trẻ tưới nước cho cây với những dụng cụ vừa sức với trẻ, ngày mai giáo viên lại hướng dẫn trẻ nhìn ngắm quan sát, phát hiện cây có gì mới so với hôm qua, khuyến khich trẻ trang trí cho vườn cây đẹp hơn, mới lạ hơn với những đồ dùng do cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn 
	Bằng cách chỉ đạo tại các lớp điểm và nhân rộng đại trà trong toàn trường, các nhóm lớp đã xây dựng và thiết lập được môi trường giáo dục một cách phong phú, đa dạng, hấp dẫn và an toàn đối với trẻ.
Ảnh: Chỉ đạo giáo viên cách bố trí các góc hoạt động cho trẻ.
Ảnh: Chỉ đạo giáo viên cách bố trí các góc hoạt động cho trẻ.
+ Trên cơ sở nhiệm vụ năm học có kế hoạch xây dựng chuyên và triển khai đến tất cả giáo viên ngay từ đầu năm học.nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên  thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhất làm hồ sơ sổ sách, Xây dựng kế hoạch năm học, tháng tuần; trong đó có kế hoạch tuyên truyền.....
+ Với chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi căn cứ vào tình hình thực tiễn mà kiến nghị đề xuất cùng nhà trường đăng ký nhóm lớp làm điểm dựa trên những điểm mạnh riêng qua đợt chấm trang trí lớp đầu năm và qua đợt thi quy chế chăm sóc nuôi dưỡng và hội giảng mà có thể chọn lớp chỉ đạo điểm chuyên đề này. 
Chọn những giáo viên có năng khiếu chuyên môn về chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm lớp điểm.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề cụ thể khoa học, đúng trọng tâm, đúng thời điểm.
+ Tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dung thẩm mỹ, sang tạo và để phục vụ cho chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên sau khi tổ chức chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hướng bổ sung kịp thời.
+ Cử giáo viên đi dự chuyên đề cụm, Huyện tổ chức. Qua đó giáo viên có thể học thêm những cái mới về chuyên môn, chỉnh sửa kịp thời những hạn chế của bản thân.
3.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đột xuất giúp giáo viên tích cực xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.
 Công việc “kiểm tra” là 1 nhiệm vụ gắn liền với quản lý, chỉ đạo của BGH nhà trường, thông qua kiểm tra người quản lý nắm được việc, thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên để từ đó có sự đôn đốc, uốn nắn, động viên giúp đỡ để giáo viên thực hiện công việc tốt hơn. Việc kiểm tra còn giúp cho người quản lý tìm ra nguyên nhân và những thiếu sót, hạn chế của giáo viên để điều chỉnh các nội dung kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn. Vì thế việc kiểm tra được tôi thực hiện thường xuyên và có kế hoạch cụ thể về nội dung kiểm tra, thời điểm kiểm tra nhất là kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động và được kiểm tra một cách cụ thể trên cơ sở giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi chứ không áp đặt, gò bó, phê phán quá nhiều gây khó khăn phiền toái làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên.
	Nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc trang trí lớp vào đầu năm học và làm rất hình thức với những chủ đề giáo dục tiếp sau đó, chỉ thêm một vài hình ảnh theo chủ đề là thôi. Năm học 2017-2018 tôi đã tăng cường kiểm tra đột xuất các hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc, thay đổi cách thức, hình ảnh phù hợp với từng góc chơi trong từng chủ đề giáo dục khi trang trí môi trường học tập cho trẻ.
	Ví dụ: Trong góc Khám phá với chủ đề “Nghề nghiệp” giáo viên sưu tầm các bài tậpcho trẻ hoạt động, cô phân chia từng mảng tường có các hình ảnh: ( bác nông dân; cô giáo; bác công nhân xây dựng;thợ mộc; thợ may,) yêu cầu trẻ tìm đồ dùng dụng cụ; sản phẩm phù hợp của từng nghề. Như với hình ảnh nghề may trẻ tìm cuộn chỉ, cái kéo, mảnh vải, máy khâu, thước đo, Quần áo, váy, mànHình ảnh bác nông dân: cái bừa, cái cuốc, cái liềm, máy cày, máy cắt lúa, gạo, ngô, Với chủ đề “Thế giới động vật” Cô trang trí trên mảng tường nhóm gia cầm; nhóm gia súc; nhóm thúy sản, động vật sống trong rừng: trẻ sẽ phải tìm các con vật, thức ăn, sinh sản, nơi sinh sống phù hợp với từng nhóm cho trước.
	Trong năm học trước phần lớn giáo viên giữ nguyên vị trí các góc chơi đã xây dựng từ đầu năm đến cuối năm không có sự thay đổi góc chơi. Đối với những lớp có diện tích nhỏ hẹp tôi yêu cầu giáo vên bố trí không quá 5 góc chơi trên một lần hoạt động. Vì thế đầu năm giáo viên đã xây dựng góc chơi nào thì giữ đến tận cuối năm có nhiều góc không được trang trí tổ chức trong cả một năm học. Qua quá trình kiểm tra tôi yêu cầu giáo viên phải linh hoạt xây dựng các góc chơi phù hợp với từng chủ đề để gây hứng thú giúp trẻ tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động.
	Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” giáo viên bố trí góc xây dựng nhưng đến chủ đề “ Bản thân” không nên bố trí góc chơi này mà thay bằng góc chơi khác chưa có trong chủ đề trước
 Thay đổi góc chơi theo từng ngày hoạt động Ví dụ: trong góc nghệ thuật có hoạt động Âm nhạc và hoạt động tạo hình thì linh hoạt thay đổi, thứ hai tổ chức góc hoạt động Âm nhạc , thứ ba phải tổ chức hoạt động Tạo hình; Góc Phân vai Thứ ba tổ chức chơi nấu ăn, bán hàng, Thứ tư lại tổ chức chơi gia đình bế em, cho em ăn, bác sỹ khám bẹnh cho em bé,
Thay đổi các hình thức hoạt động trong ngay một góc chơi, Ví dụ: trong góc tạo hình: Thứ hai cho trẻ hoạt động nặn, vẽ; thứ năm tổ chức cho trẻ Xé dán, Làm đồ dùng từ nguyên phế liệu, Trang trí váy, áo, một số đồ dùng khác phù hợp với chủ đề,
Qua quá trình kiểm tra nhắc nhở về xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ mà môi trường các nhóm lớp trong trường tôi rất đa dạng phong phú không lớp nào giống lớp nào, không chủ đề nào giống chủ đề nào. Vì vậy các bài tập, các sản phẩm của trẻ cũng rất đa dạng và sáng tạo giúp trẻ có nhiều sáng tạo, mạnh dạn hơn rất nhiều khi tham gia vào các hoạt động giáo dục theo chủ đề. Nhờ đó mà kỹ năng tạo hình, kỹ năng xây dựng môi trường hoạt động của giáo viên cũng được tiến bộ hơn rất nhiều.
3.5. Biện pháp 5. Biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non là một hoạt động đặc biệt, nó không giống với bất kỳ một cấp học nào. Đối với trẻ mầm non, hoạt động giáo dục không thể tách rời với cơ sở vật chất hay nói cụ thể hơn là trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chúng ta không thể giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nếu như chúng ta không được trang bị cơ sở vật chất một cách đầy đủ. Vì vậy công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng trong một nhà trường.
Năm học 2017-2018 tham mưu mua sắm, trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các phòng học.
	- Tham mưu cho hiệu trưởng nhà trường bổ sung thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ như: Ti vi, đầu đĩa, tài liệu, sách báo, các nguyên liệu...để tạo ra đồ dùng, đồ chơi trong các góc chơi của trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được khám phám được trải nghiệm qua việc trẻ được thực hành tại lớp học của mình
3.6. Biện pháp 6 : Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
	Môi trường giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng học tập của trẻ, có thể ví rằng môi trường giáo dục là người mẹ thứ hai trong việc định hướng và kích thích trẻ khám phá nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, vui chơi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Để công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt được hiệu quả cao thì chúng ta không thể nhắc đến một bộ phận quan trọng quyết định đến sự phát triển của nhà trường ngày hôm nay, đó là hội cha mẹ học sinh.
Phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, nên tôi chúng tôi rất quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh thông qua nhiều hình thức.
	- Trong các buổi họp ban chấp hành phụ huynh nhà trường tôi đã trực tiếp trao đổi phổ biến để phụ huynnh hiểu rõ tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trẻ, những định hướng, mục tiêu chươnng trình giáo dục mầm non.
	Ví dụ: trao đổi với phụ huynh điều kiện đầu tiên để có thể giúp giáo viên đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ là phải xây dựng được một môi trường sinh động cho trẻ hoạt động. Nên rất cần sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ từ cha mẹ trẻ, trong mỗi một chủ đề giáo dục các nhóm lớp cần phải có rất nhiều nguyên liệu để tạo môi trường học tập vì vậy cần có sự góp nhặt nguyên vật liệu, sách báo, của phụ huynh giúp trẻ có nhiều đồ dùng, tư liệu để trẻ hoạt động, học tập. Đặc biệt trong năm học mới này chúng tôi đã tích cực đưa các kỹ năng tự phục vụ vào chương trình giáo dục trẻ, nhưng đồ dùng để cho trẻ thực hành kỹ năng rất nhiều và kinh phí lớn. Nhờ vị phụ huynh lên tiếng vận động các phụ huynh khác trong buổi họp phụ huynh trên lớp.
	- Trước khi tổ chức họp phụ huynh ở các nhóm lớp tôi cho họp đại diện mỗi lớp một giáo viên, hướng dẫn cách vận động phụ huynh ủng hộ.
	Ví dụ: Giáo viên phải trình bày cụ thể những nội dung, mục tiêu cần đạt được trong một năm học của trẻ ở lớp mình, nhấn mạnh môi trường học tập cố tầm quan trọng rất lớn đến kết quả chăm sóc giáo dục trẻ. Nêu một vài ví vụ về tạo môi trường trong từng chủ đề giáo dục. Đặc biệt là môi trường đồ dùng dụng cụ để giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ cần rất nhiều kinh phí. Gợi ý một số đồ dùng nhờ phụ huynh có thể tự mua đến ủng hộ hoặc có thể ủng hộ bằng tài chính để giáo viên và vị đại diện phụ huynh của lớp đi mua cho trẻ
	Vào các buổi đón trả trẻ trong ngày, giáo viên mời phụ huynh tham quan các góc hoạt động trong lớp có sử dụng sản phẩm của con em tự làm ra qua hoạt động một ngày ở trường. Trao đổi với phụ huynh các nội dung trẻ học trong ngày, hướng dẫn phụ huynh cách ôn luyện, củng cố cũng như cung cấp vốn hiểu biết cho trẻ tại gia đình. Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ kỹ năng cất dép kỹ năng sử dụng kéo, kỹ năng vẽ, tô màu, cách cầm sách, đọc sách, mở lật từng trang, rồi tư thế ngồi học, để phối hợp dạy trẻ tại nhà.
	 Hình ảnh phụ huynh với nhà trường
	- Trong một số hội giảng, hội thi: thi giáo viên dạy giỏi, thi trang trí lớp, thi triển lãm đồ dùng đồ chơi tự làm. Nhà trường có mời cha mẹ học sinh đến dự. Qua đó phụ huynh có sự thay đổi rất tích cực trong việc nhìn nhận đánh giá giáo viên mầm non “ giáo viên mầm non không phải chỉ có trông giữ trẻ như họ thường nghĩ”. Phụ huynh rất thích và rất khen gợi cô giáo, trẻ đã tận dụng được những hộp nhựa, hộp giấy, lọ nước rửa bát,qua bàn tay khéo léo của cô và trẻ đã trở thành các con vật, đồ chơi phong phú đẹp mắt gây được nhiều xúc cảm cho học sinh. 
	Bằng những hình thức trên, chúng tôi đã nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, sẵn sàng hộ trợ khi nhà trường cần có sự giúp đỡ của phụ huynh 	 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với giáo viên và nhà trường:
Bằng việc sử dụng những biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non một cách linh hoạt, sáng tạo, trong năm học 2017-2017 công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã thu được kết quả khả quan như sau:
4.1. Đối với giáo viên:
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bản thân đã truyền đạt cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng và khai thác môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực, nhờ đó đã kích thích sự say mê sáng tạo của giáo viên, giúp giáo viên hăng say hơn trong việc thiết lập môi trường, phương tiện phục vụ cho hoạt động của trẻ. Vì vậy mà môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học ngày càng phong phú, đa dạng và hấp dẫn hơn đối với trẻ.
Để thực hiện tốt việc xây dựng, thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi cán bộ, giáo viên đã không ngừng nổ lực nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, học hỏi những kiến thức về văn hoá cũng như trau dồi thêm kĩ năng sư phạm để đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra trong quá trình cùng trẻ thực hiện nhiệm vụ, sự gắn bó giữa cô với trẻ càng thêm khăng khít, trẻ yêu mến cô giáo và tích cực hợp tác với cô để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh càng thêm gắn bó, gần gũi và thân thiện hơn.
4.2. Đối với trẻ: 
- Hầu hết các trẻ đều rất hứng thú tham gia vào các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục. 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin nói lên suy nghĩ, ý định của mình khi tham gia 
tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với các bạn và giữa trẻ với đồ dùng, học liệu trong quá trình hoạt động. 
- Trẻ ngày càng bộc lộ rõ sự say mê, chăm chú vào các đối tượng mà trẻ được trực tiếp tạo ra, cũng từ đó mà trẻ phát triển về mọi mặt như ngôn ngữ, tư duy, tình cảm xã hội, các kĩ năng cần thiết khác
- Trẻ gần gũi, thân thiện hơn với cô giáo, với các bạn và đặc biệt là với môi trường xung quanh.
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:
Chất
lượng
trên trẻ
SL
trẻ
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào việc thiết lập môi trường giáo dục cùng với cô giáo và các bạn.
395
178
45
217
55
352
89
43
11
Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
172
43
223
57
345
87
50
13
Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với các bạn và môi trường xung quanh.
177
44
218
56
340
86
53
14
Chất
lượng
trên cô
SL
cô
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
SL
TL
%
Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
22
9
41
13
59
21
95
1
5
Sáng tạo trong việc thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với chủ đề.
8
36
14
64
20
90
2
10
Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng môi trường giáo dục có hiệu quả.
8
36
14
64
19
85
3
15
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
9
41
13
59
19
20
3
10
 KẾT LUẬN CHUNG
1.Kết luận 
Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non (GDMN) nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai.
Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Tổ chức hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá, nắm vững tình hình đặc điểm của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn, nhóm lớp, tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ trong trường mầm non. Và bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể: giáo viên đã chủ động , sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hoạt động khám phá, thí nghiệm thử nghiệm rất thu hút được hứng thú, trí sáng tạo và tính độc lập tích cực của trẻ. Mỗi trò chơi hay thí nghiệm mà giáo viên tổ chức đã thực sự là một môi trường để trẻ thể hiện ý tưởng cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với các bạn. Giáo viên thường xuyên thay đổi chủ đề chơi ở mỗi tuần nên trẻ chơi không bị nhàm chán. 
- Giáo viên hiểu rõ hơn về môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tầm quan trọng của việc xây dựng, thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động; Chủ động hơn trong cách bố trí, sắp xếp, thay đổi, tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho trẻ, thu hút trẻ vào các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
- Trẻ chủ động, tích cực và hứng thú tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động vận động bằng thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau, giúp cho quá trình tiếp thu tri thức của trẻ được dễ dàng hơn, trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. 
 	Mặc đầu đã đạt được những kết quả nhất định nêu trên song cá nhân tôi đã rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
	Hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo. Khi trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thì nhân cách trẻ được hình thành và phát triển. Song trẻ tích cực tham gia hoạt động hay không và tham gia tích cực đến mức độ nào thì lại phụ thuộc vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo.
	Để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thì đổi mới hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hết sức cần thiết bởi nó đã góp phần không nhỏ làm biến đổi về chất trong giáo dục trẻ. Không những thế nó còn giúp trẻ tham gia các hoạt động hứng thú, chủ động, sáng tạo hơn. Đồng thời nó đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo hơn, đầu tư nhiều hơn về trí tuệ và thời gian. 
2. Bài học kinh nghiệm
 	Từ việc áp dụng chỉ đạo các biện pháp trên vào giảng dạy đến giáo viên
tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp,để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.
	- Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.
	- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.
	- Ngoài các tiết dự giờ theo qui định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.
	- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.
* Tóm lại: Công tác quản lí, chỉ đạo phải có tính kế hoạch, tổ chức nhân lực phù hợp, chỉ đạo sát sao và thường xuyên kiểm tra đôn đốc.
	Muốn cho chất lượng Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được nâng lên thì người cán bộ quản lí phải kiên trì, không thể nóng vội, phải thực hiện dần dần từng chút một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn, không thể làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên ngay lập tức nâng cao ngay được. Phải tổ chức, hướng dẫn một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu kế hoạch đến nội dung thực hiện từng buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Quản lí cả về thời gian, thời lượng, quan tâm từ nội dung đến cách tiến hành và quan trọng nhất là kết quả cuối cùng thể hiện ở chất lượng của trẻ.
Cần tạo ra không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tự giác tham gia và tham gia nhiệt tình, đó cũng là một biện pháp quản lí và có lẽ đó chính là biện pháp quản lí có hiệu quả cao nhất.
3. Kiến nghị
Để thực hiện thành công hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên:
	- Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
	- Đề xuất với Hiệu trưởng cần tăng cường đầu tư, bổ xung các đồ dùng hiện đại để tổ chức khám phá khoa học cho trẻ. Cải tạo môi trường sư phạm ở phòng nhóm lớp, làm phong phú thêm các góc chơi, hiên chơitạo mọi điều kiện cho trẻ chơi.
	- Đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có những sáng kiến hay trong quá trình thực hiện hoạt động Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt chất lượng tốt. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm rộng rãi tại trường.
	- Chủ động đề xuất, quan tâm, chăm lo tới đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên để họ yên tâm công tác.
Trên đây là Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tại trường mầm non
 mà tôi đã áp dụng tại trường . Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dun.doc