Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhắm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

 Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng có vị trí khá quan trọng. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ, giúp học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.

Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu chính là cầu nối để giữa các phân môn tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn trong môn Tiếng Việt. Vậy học tốt môn Luyện từ và câu cũng là điều kiện để học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác.

Với nhận thức như vậy, muốn học sinh có phương pháp học để đạt được kết quả tốt môn Luyện từ và câu thì tôi thấy giáo viên cần phải có phương pháp dạy môn Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu nói riêng sao cho hiệu quả và phát huy được khả năng học tập của học sinh.

 

docx 30 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhắm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhắm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhắm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
 nhiều hơn.
	Ngoài ra, việc nắm được nội dung chính của một số trang Web sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong việc tiết kiệm thời gian tìm kiếm tư liệu để làm giàu thêm vốn kiến thức và tư liệu của mình. Sau đây là một số trang Website, tôi hướng dẫn giáo viên hay dùng:
+ Trang Website của Bộ GD-ĐT:  Từ trang này ta có thể tải các văn bản liên quan đến ngành giáo dục và 1 số phần mềm giáo dục...
+ Trang Website thư viện tư liệu và giáo án điện tử của thư viện Violet: 
+ Trang Website dành cho giáo viên lấy tư liệu thiết kế bài giảng: 
	Khác với các lớp dưới, học sinh lớp 5 bắt đầu bước sang một giai đoạn học tập mới trong lứa tuổi tiểu học. Đó là giáo viên dần hình thành cho học sinh phương pháp các môn học trong đó có phân môn Luyện từ và câu. Việc sử dụng từ điển thế nào và khi nào thì sử dụng từ điển trong các giờ học Luyện từ và câu chủ yếu là dạng bài Mở rộng vốn từ là một nhiệm vụ mỗi giáo viên lớp 5 cần đạt được. Sử dụng thành thạo từ điển và sử dụng hợp lí là giáo viên đã giúp cho học sinh có phương pháp học và hình thành khả năng tự học cho các em.
	Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Hòa bình
	Bài tập 2: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình?
	- Bình yên - Bình thản
	- Lặng yên 	- Thái bình
	- Hiền hòa 	- Thanh thản
	- Thanh bình	- Yên tĩnh
	Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 2 hay nhóm 3. Đối với từ, học sinh chưa hiểu rõ nghĩa, học sinh dùng từ điển để tra nghĩa rồi đọc cho các bạn cùng nghe. Sau khi thống nhất, chốt từ đúng thì học sinh sẽ tự mình viết lại vào trong vở từ. 
6. Chỉ đạo vận dụng linh hoạt phương pháp dạy Luyện từ và câu nhằm đạt hiệu quả thiết thực
Trong một lớp học sẽ có những đối tượng học sinh khác nhau. Do vậy, tôi luôn chỉ đạo giáo viên cần căn cứ vào từng đối tượng học sinh cụ thể, giáo viên cần lựa chọn biện pháp dạy học sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tham gia thực hành theo năng lực của mình (dù còn hạn chế về kết quả), từng bước vươn lên trong học tập. Biện pháp dạy học đó cần được trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn và được thể hiện trong thiết kế bài giảng của mỗi giáo viên.
Ví dụ: Trong bài Quan hệ từ (Tuần 11), bài tập 3 yêu cầu “Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của”. Tùy trình độ học sinh trong lớp dạy, giáo viên có thể yêu cầu đặt 3 câu (mỗi câu có 1 quan hệ từ cho trước) bằng hình thức viết hoặc nói hoặc cũng có thể đối với một số học sinh chậm yêu cầu học sinh chọn 2 trong 3 quan hệ từ cho trước để đặt câu rồi chữa chung ở lớp.Việc cắt giảm bài tập đồng dạng như trên nhằm giải quyết khó khăn về thời gian, làm cho giờ học bớt căng thẳng và đảm bảo hiệu quả dạy học thiết thực đối với các đối tượng học sinh trong lớp.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên, bài tập 3: Dựa theo cách dùng từ ở mẩu chuyện trên, viết đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở. Giáo viên có thể lựa gợi ý một số câu hỏi dành cho đối tượng học sinh gặp lúng túng khó khăn khi viết: Kể tên một số cảnh dẹp của quê em hoặc nơi em ở. Cảnh đẹp đó em thích nhất điều gì? Để tả được cảnh đẹp em sử dụng từ ngữ, hình ảnh thế nào? Đối với học sinh viết tốt. Các em có thể tả cảnh đẹp khác với bài viết trước, với học sinh khác các em sử dụng lại đoạn văn mà em đã viết nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hơn.
7. Chỉ đạo đổi mới dạy học thông qua một số trò chơi trong tiết Luyện từ và câu
Dựa vào đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học và chỉ đạo đổi mới dạy học, đổi mới hình thức tổ chức tạo hứng thú trong học tập thì trò chơi trong mỗi tiết học là cần thiết. Để tổ chức trò chơi trong mỗi tiết học, tôi luôn định hướng cho giáo viên phải xác định thông qua trò chơi để học sinh nắm bắt hoặc củng cố một đơn vị kiến thức nào, cần xác định mục tiêu trò chơi, xác định luật chơi, thời gian chơi, yêu cầu nhiều học sinh được tham gia chơi, trò chơi phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Mỗi tiết học chỉ nên tổ chức một đến hai trò chơi.
Sau đây là một số trò chơi, giáo viên lớp 5 trường tôi đã áp dụng trong tiết dạy Luyện từ và câu:
7.1. Trò chơi: Tiếp sức
Trò chơi này thường được giáo viên áp dùng cho các tiết học Mở rộng vốn từ. Sau khi cho học sinh chuẩn bị trong thời gian 2 phút. Giáo viên tổ chức cho học sinh trả bài theo hình thức trò chơi “ Tiếp sức”. 
* Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố mở rộng thêm từ, tích luỹ được vốn từ. Giúp học sinh phát huy tính chủ động và tự tin .
* Chuẩn bị: Chia lớp thành bốn đội. Mỗi đội cử ba bạn đại diện nhóm của mình.
* Thời gian : 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh thứ nhất ghi vào các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm sau đó chuyển phấn cho học sinh thứ hai ghi tiếp cứ thế cho hết thời gian. Hết thời gian các đội trình bày. Đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng. Nếu số từ đúng như nhau thì sẽ tính thời gian tham gia chơi.
Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác, giáo viên yêu cầu học sinh tiếp sức nhau tìm từ có tiếng hữu xếp vào nhóm nghĩa phù hợp. Kết quả học sinh tìm được là:
Hữu có nghĩa là bạn bè: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo,bằng hữu, bạn hữu.
Hữu có nghĩa là có: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
	Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy), đề bài 1, yêu cầu học sinh xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô trống thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy. Giáo viên cho học sinh suy nghĩ làm bài cá nhân trong 2 phút, rồi tổ chức cho các em trả bài theo hình thức Tiếp sức. Kết quả là:
BẢNG TỔNG KẾT
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
b
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
a
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
c
	Sau khi chốt kết quả, giáo viên hỏi lại học sinh tại sao chọn phương án đó để khắc sâu kiến thức và khẳng định em đó đã nắm vững bài.
7.2. Trò chơi : Xì điện
Trò chơi Xì điện có thể tổ chức vào phần khởi động của các bài Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Từ nhiều nghĩa.
* Mục tiêu : Giúp các em trả lời nhanh câu hỏi theo yêu cầu. Giúp học sinh nhớ lại nội dung đã học để chuẩn bị vào bài mới. Rèn phản xạ nhanh.
* Thời gian : 2 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chơi theo đội, mỗi tổ là một đội. Giáo viên là người đầu tiên nêu yêu cầu và xì điện đội bất kì và học sinh của đội đó. Đội nào nêu đúng yêu cầu thì tiếp tục nêu yêu cầu và xì người của đội đối diện. Nếu trả lời sai thì mất quyền trả lời phải chuyển sang đội bạn. Mỗi câu trả lời đúng được thưởng một bông hoa. Đội nào nhiều hoa đội đó sẽ thắng. Nếu đội nào nhắc bạn sẽ bị trừ một bông hoa.
	Ví dụ: Bài Từ đồng nghĩa (Tiếp), phần khởi động, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Xì điện dựa vào yêu cầu: Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu trắng, vàng.
7.3. Trò chơi: Tìm đôi
Trò chơi này thông thường sử dụng cho những dạng bài tập tìm hiều nghĩa từ; nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Trước khi chơi, giáo viên cho học sinh thảo luận nhón đôi hoặc nhóm bốn trong thời gian 2-3 phút.
* Mục tiêu : Giúp học sinh nắm vững, hiểu nghĩa từ hoặc nghĩa thành ngữ, tục ngữ trong chủ điểm theo hình thức trò chơi. Giúp học sinh phát huy tính tự tin và nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị: Giáo viên sẽ lấy tinh thần xung phong của học sinh cả lớp. Chọn từ 3 đến 5 đôi. (Tùy thuộc nội dung từng bài)
* Thời gian : 2 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Giáo viên giao cho học sinh hoặc cho học sinh bốc thăm những từ giấy có ghi nội dung câu thành ngữ, tục ngữ hoặc tờ giấy có ghi nghĩa của các câu đó. Trong thời gian nhanh nhất, học sinh sẽ ghép thành đôi của mình rồi xếp theo thứ tự. Đôi nào xếp nhanh nhất và đúng thì đôi đó sẽ xếp thứ nhất và cứ như vậy để xếp giải.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Công dân.
Bài tập 2: Tìm nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B:
	A B
Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi. 
Nghĩa vụ công dân
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
Quyền công dân
Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
Ý thức công dân
Giáo viên sẽ chuẩn bị 3 tờ giấy có ghi nội dung từng phần cột A và 3 tờ giấy ghi nội dung từng phần cột B (Kích thước và màu sắc các từ giấy như nhau). Gọi tinh thần xung phong của 6 học sinh. Cả lớp và giáo viên sẽ làm trọng tài.
7.4. Trò chơi: Rung chuông vàng
Trò chơi này thường được sử dụng trong bài ôn tập hoặc phần củng cố của bài.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức kiến thức được ôn tập hoặc vừa được tìm hiểu.Giúp học sinh phát huy tính kỉ luật và xử lí nhanh.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung phù hợp với yêu cầu của bài. Mỗi học sinh một chiếc bảng con, phấn viết hoặc một số tờ giấy A4 và bút viết bảng. 
* Thời gian : 5- 7 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, giáo viên đưa các câu hỏi theo mức độ khó dần. Trong thời gian 10 giây, học sinh ghi câu trả lời vào bảng con, khi có hiệu lệnh các con giơ bảng. Học sinh nào sai thì úp bảng và không được tham gia chơi tiếp. Sau khi mở hết các câu hỏi, giáo viên tổng kết đội nào còn nhiều học sinh được chơi đến câu cuối cùng đội đó sẽ thắng, học sinh trả lời đúng câu cuối cùng được rung chuông.
Ví dụ: Sau khi dạy bài:“Ôn tập về dấu câu”, giáo viên chuẩn bị các câu có nội dung sau: 
	Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau 
 Dấu chấm hỏi ghi cuối .
 (câu hỏi)
	Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau
	Cuối câu cảm, ta ghi dấu 
 	 (chấm cảm)
	Câu 3: Điền dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối câu sau: 
	Anh có thể lấy giúp em quyển vở được không 
	 ( ?)
	Câu 4: Điền dấu chấm hỏi (?) hay dấu chấm than (!) vào cuối câu sau:
	Hãy cho tôi biết bạn thích ăn món gì nhất
	(!)
	Câu 5: Điền dấu câu thích hợp vào cuối câu sau: 
	Tôi không biết anh ấy có thích đá bóng không
	(.)
7.5. Chỉ đạo tổ chức tốt các tiết ôn tập trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5:
	Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, số tiết ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức cuối cấp cho học sinh chiếm một thời lượng đáng kể. Vì là tiết ôn tập nên nội dung chủ yếu là luyện tập nên hình thức tổ chức luôn phải lôi cuốn được học sinh tham gia tích cực và hình thức tổ chức giúp học sinh thể hiện được hết kiến thức của mình. Qua đó, giáo viên sẽ nắm bắt được trình độ của học sinh để đưa ra nội dung củng cố phù hợp trong giờ tiếp theo. 
	Ví dụ: Bài Tổng kết vốn từ 
	Bài 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình
Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm từ đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son.
Tìm các tiếng cho trong ngoặc đơn thích hợp vào mỗi ô trống:
Bảng màu đen gọi là bảng ..
Mắt màu đen gọi là mắt ..
Ngựa màu đen gọi là ngựa.
Mèo màu đen gọi là mèo
Chó màu đen gọi là chó
Quần màu đen gọi là quần
(đen, thâm, mun, huyền, ô, mực)
	Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân, sau đó tổ chức trả bài dưới hình thức trò chơi để học sinh tham gia hào hứng hơn khi có sự thi đua giữa các tổ, nhóm. Phần a), học sinh trả bài theo hình thức trò chơi Tìm đôi. Phần b, học sinh trả bài theo hình thức trò chơi Rung chuông vàng, ở phần này giáo viên nên đổi thứ tự các câu so với sách giáo khoa. Giáo viên có thể bổ sung câu : Các từ trong ngoặc đơn là các từ thuộc nhóm từ nào?
A.Từ đồng âm B. Từ đồng nghĩa C. Từ nhiều nghĩa
 Sau khi trả bài, giáo viên khắc sâu chốt kiến thức.
Bài 2: Đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả
	Giáo viên gọi 3 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi. Bên cạnh đó, giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh minh họa để bật lên hình ảnh so sánh trong bài giúp học sinh cảm nhận được tài quan sát và cách dùng từ, sử dụng biện pháp so sánh của tác giả.
	Bài 3: Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một những yêu cầu dưới đây:
	a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc một dòng kênh.
	b) Miêu tả đôi mắt của một em bé.
	c) Miêu tả dáng đi của 
	Với yêu cầu bài 3, tùy theo trình độ của học sinh, giáo viên cho học sinh viết một hoặc hai câu trong thời gian từ 2-3 phút. Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh chữa bài. Một vài học sinh sẽ nêu câu, nhận xét về nội dung, diễn đạt, cách dùng từ. Trên cơ sở cách chữa bài chung, giáo viên cho học sinh chữa bài theo nhóm đôi, nhóm ba. Mục đích để học sinh sửa bài và học tập nhau. Sau đó, học sinh báo cáo kết quả trước lớp. Các con có thể ghi nhanh câu văn hay của các bạn trong lớp để học tập.
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Phân môn: Luyện từ và câu 
Tuần: 17 Tiết: 33
Bài: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ đồng âm)
2.Kĩ năng: Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu, biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản.
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phấn màu.
Máy chiếu đa vật thể
Máy powerpoint
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung dạy học chủ yếu
Hình thức tổ chức 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
9’
9’
10’
1’
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
+ Căn cứ vào số tiếng trong từ, từ được chia thành mấy loại? ( hai loại: Từ đơn, từ phức)
+ Từ phức lại được chia thành mấy loại nhỏ hơn? (hai loại: Từ ghép, từ láy)
+ Tại sao các từ: hai, bước, đi, .con, tròn là từ đơn?
+ Từ phức khác từ đơn như thế nào?
+ Tại sao từ rực rỡ, lênh khênh là từ láy?
+ Phân biệt từ láy với từ ghép?
- Tìm thêm VD minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại em vừa lập (mỗi kiểu thêm 3VD)
Bài tập 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
Đó là từ đồng âm?
Đó là từ nhiều nghĩa?
Đó là từ đồng nghĩa?
a) đánh cờ, đánh giặc, đánh trống (nhiều nghĩa)
b) trong veo, trong vắt, trong xanh (đồng nghĩa)
c) thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành (đồng âm)
Bài tập 4: Tìm từ trái nghĩa với từ được in đậm trong các câu: 
a) Có mới nới.
b) Xấu gỗ, .nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, dùng mưu.
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Tìm thêm một số câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3: Tìm các từ đồng nghĩa với từ in đậm trong bài văn: “Cây rơm” (SGK trang 167). Theo em, vì sao nhà văn chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
- Tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lỏi
- Dâng: tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa,...
- Êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm,..
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Hôm nay ôn những kiến thức gì?
- Dặn dò: Bài sau: Ôn tập về câu
- GV nêu MĐ,YC của giờ học
- Hỏi/ Gọi HSTL
- Chốt/ Ghi bảng
- Máy BT1
- GV tổ chức các nhóm thi/ Chữa bài trên máy chiếu đa vật thể/ Chốt đáp án
- Hỏi/ Gọi HSTL cá nhân
- GV yêu cầu HS làm vở/ gọi HS chữa bài/ Chốt KT đúng
- Bấm máy BT2
- Nêu yêu cầu, giao việc 
- Chốt ý đúng.
Bấm máyBT4
- YCHS làm bài tập vào vở/ Quan sát/ Chữa bài/ Chốt kiến 
thức đúng.
Máy hình ảnh cây rơm/ GT cây rơm
- YCHS thảo luận nhóm 4 tìm các từ đồng nghĩa
- Chữa bài/ Chốt KT
- GVNX, dặn dò
- Nghe, ghi vở, mở SGK.
- 2HSTL miệng/ CL nghe, bổ sung
- 1HS đọc YC/ CL làm bài theo nhóm 4
- 4HSTL/ CL nghe, bổ sung
- CL trình bày vào vở/ 2HS đứng tại chỗ chữa bài
- 1HS đọc to YCBT1 - Thảo luận nhóm đôi/ Đại diện nhóm trình bày/ CL bổ sung.
- 1HS đọc YC
- CL làm bài vào vở
- HS chữa bài theo hình thức Xì điện/ NX.
- HS nêu
- HS nêu
- CL quan sát
- 1HS đọc bài Cây rơm
- 1 HS đọc từ in đậm.
- Các nhóm tìm từ/ Báo cáo
- Đại diện các nhóm chữa/ CL bổ sung
- 1 -2 HS nêu
- Nghe.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ
Qua một năm chỉ đạo áp dụng một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5 ở trường, tôi đã thu nhận được một số kết quả cụ thể như sau:
Về học sinh: Đánh giá thông qua dự giờ, kiểm tra vở học sinh
Thời gian
Tiêu chí 
Sử dụng thành thạo từ điển để phục vụ học tập
Số học sinh tích cực, chủ động tham gia vào tiết học
Kĩ năng dùng từ đặt câu,diễn đạt rõ ràng, đủ ý, câu văn có hình ảnh. Sử dụng dấu câu phù hợp.
SL
%
SL
%
SL
%
Học kì I
(311HS)
225
82,7
178
57,2
148
47,6
Học kì II
(311HS)
311
100
285
91,6
296
91,5
Kết quả kiểm tra định kì môn tiếng Việt giữa học kì I và giữa học kì II:
Điểm 10
Điểm 9
Điểm 8
Điểm 7
Điểm 6
Điểm 5
Dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
GKI
(313HS)
15
4,8
99
31,6
116
37,1
61
19,5
13
4,2
7
2,2
GKII
(311HS)
41
13,2
148
47,6
89
28,6
22
7,1
6
1,9
5
1,6
Về giáo viên: Đánh giá thông qua dự giờ của ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ.
Nắm vững nội dung, chương trình, mục tiêu phânmôn LT&C
Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học hiện đại.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Tổ chức tiết học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Đầu năm học
 (6 đ/c)
4 đ/c 
 66,7%
4 đ/c 
 66,7%
3 đ/c 
 50%
4 đ/c 
 66,7%
Cuối
năm học
(6 đ/c)
6 đ/c 
 100%
6 đ/c 
 100%
5 đ/c 
 83,3%
5 đ/c
 83,3%
Giáo viên tổ 5 đã nắm vững được nội dung, chương trình, mục tiêu của phân môn và từng tiết dạy giúp giáo viên nắm bắt được vốn kiến thức học sinh đã có để đưa ra hình thức tổ chức phù hợp phát huy hết được khả năng của học sinh, khơi gợi xây dựng kiến thức mới trên nền tảng kiến thức sặn có của học sinh. những định hướng cơ bản phân môn Luyện từ và câu, vận dụng khá linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng đồ dùng dạy học khá hiệu quả. Tiết dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu quả, nhiều tiết dạy đạt kết tốt. Giáo viên tự tin, chủ động hơn trong các tiết dạy chuyên đề, hội giảng đến cả các tiết ban giám hiệu dự giờ đột xuất.
Học sinh tham gia hào hứng, tích cực, chủ động hơn trong các tiết học Luyện từ và câu.Các em đã nắm bắt được phương pháp học phân môn Luyện từ và câu, biết sử dụng hiệu quả từ điển Tiếng Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam để chuẩn bị và tham gia vào tiết học. Cách nói, viết của học sinh đủ ý, đúng ngữ pháp, câu văn giàu hình ảnh hơn. Kết quả học tập môn Tiếng Việt của các em có nhiều tiến bộ.
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học là định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước. Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định nhất trong việc vận dụng các phương pháp dạy học vào bậc tiểu học.Vì thế, việc định hướng, chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp trong dạy học là hết sức cần thiết. 
Việc trang bị cơ sở vật chất trong dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ, tự học để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn là việc là thường xuyên, liên tục và luôn cập nhật để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Chỉ đạo tốt đổi mới phương pháp dạy môn Luyện từ và câu lớp 5 đã góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt và cũng là tiền tốt đề để xây dựng chỉ đạo các môn học khác. Muốn vậy, về phải cán bộ quản lí cần:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, cập nhật, bám sát chỉ đạo cấp trên, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của trường nay từ đầu năm học.
- Phân công cụ thể, chỉ đạo thực hiện sát sao.Chú trọng việc xây dựng chuyên đề có chất lượng và triển khai thực dạy trên các lớp.
- Tăng cường dự giờ, thăm lớp, kiểm tra vở học sinh để nắm bắt tình hình kịp thời.
- Làm tốt công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm.
- Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trau dồi chuyên môn.
- Luôn quan tâm, động viên, khen thưởng kịp thời.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả môn Luyện từ và câu lớp 5 tôi đã mạnh dạn đưa ra, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định song không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn nữa công tác quản lí của mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo . Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5( tập 2) – NXB Giáo dục, 2008 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên ( dành cho giáo viên Tiểu học) TH 15-TH16; TH 21; TH33- Nxb Giáo dục 2014.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếng Việt lớp 5( tập 1, tập 2) Nxb Giáo dục, 2008 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5( tập 1, tập 2) Nxb Giáo dục, 2008 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_phuong_ph.docx