Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh trong việc phòng chống dịch Covid cho trẻ
Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con
người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt
thì việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có
được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài,
chủ nhân tương lai cho đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì viêc chăm
sóc sức khỏe ban đầu cần đạt hiệu quả tốt đó cũng chính là mục tiêu quan trọng
trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc giáo dục và bảo
vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước,
của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng
đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ
sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về
mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích
cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân,
vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đối với trẻ em, cơ
thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ
tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức
khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước,ánh sáng, khí hậu, thời tiết, Khi
khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường
gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có
những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì
diễn biến nhẹ hơn, Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng
chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh trong việc phòng chống dịch Covid cho trẻ
quả, rõ ràng quá lãng phí”, việc thực hiện tháo khẩu trang cũng là một bước rất quan trọng trong việc phòng dịch. Khẩu trang sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác có nắp đậy.Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra,vì sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác vào bàn tay. Song song với việc đeo và tháo khẩu trang đúng cách thì việc vệ sinh và sát khuẩn cho đôi tay cũng là một cách hết sức cần thiết đặc biệt là cách rửa tay bằng dung dịch tẩy rửa thông thường và nước tay khô. Trước sự cần thiết của việc đeo và tháo khẩu trang cũng như việc rửa tay và sát khuẩn tay đúng cách theo hướng dẫn của bộ y tế ngay từ đầu năm học do tình hình học sinh không được đến trường nên tôi đã chỉ đạo giáo viên làm các video, bài giảng về hướng dẫn trẻ cách đeo và tháo khẩu trang y tế, khẩu trang vải đúng cách sau đó phối hợp cùng với phụ huynh để hướng dẫn dạy cho trẻ. Tôi cũng đã xây dựng và chỉ đạo giáo viên thời gian dạy từng kỹ năng cho trẻ: Tuần I tháng 9 dạy trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, Tuần II tháng 9 Dạy bài cách rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn cứ như vậy mỗi một tuần tôi yêu cầu giáo viên làm một video hướng dẫn. Để kiểm tra được kết quả trẻ thực hiện đến đâu 5/ 10 tôi đã yêu cầu giáo viên nhờ phụ huynh quay video và chụp lại hình ảnh trẻ thực hiện các kỹ năng đó. Ngoài việc gửi bài giảng đó trên zalo chung của lớp ra thì các bài giảng đó cũng được tôi đăng tải lên trang Website, Facebook của trường để phụ huynh có thể tham khảo và hướng dẫn cho trẻ một cách dễ dàng. Với việc làm như vậy phụ huynh có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng hơn và các kỹ năng của trẻ thực hiện đúng hơn. 3.1.2. Giữ khoảng cách. COVID-19 hiện đang là đại dịch hoành hành trên toàn thế giới với khả năng lây nhiễm cao. Để phòng chống lây nhiễm COVID-19, việc giữ khoảng cách là một trong những giải pháp được khuyến cáo hàng đầu. Như chúng ta đã biết dịch bệnh COVID - 19 lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc với dich của cơ thể khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra nó sẽ phát ra không trung những giọt bắn nhỏ nếu ở khoảng cách quá gần và trong bán kính 2m thì nguy cơ hít phải những viruts đó là rất cao. Vì vậy mà việc giữ khoảng cách là biện pháp rất tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm. Biết được tầm quan trọng của việc giữ khoảng cách như vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên các lớp tuyên truyền đến 100% các phụ huynh về sự cần thiết của việc giữ khoảng cách trong phòng dịch. Thông qua các kênh thông tin của nhà trường cũng như của nhóm lớp như qua các trang zalo, Website, Facebook , Fanpage. 3.1.3. Thực hiện khai báo Khai báo y tế là một việc làm rất cần thiết thông qua việc khai báo giúp chúng ta có thể sàng lọc, tư vấn kịp thời các biện pháp cách ly nhằm giảm sự lây lan ra cộng đồng. Chính vì biết được sự cần thiết của việc khai báo y tế và để biết cũng như nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà một cách chính xác, nhanh chóng và kịp thời tôi đã chỉ đạo giáo viên các lớp lên Google Drive tạo trang tính trực tuyến theo dõi tình hình F0, F1, F2 của trẻ tại nhà. Sau đó gửi đường link vào zalo chung của lớp và gim đường link đó lên đầu bảng tin để phụ huynh cập nhật kịp thời và thường xuyên số trẻ bị mắc F0, F1, F2.....trong lớp mình. Còn về phía nhà trường thì tôi cũng tạo một trang tính trực tuyến riêng để các cô nhập số trẻ F0,F1, F2 của từng nhóm lớp........Khi biết được các thông tin chính xác trẻ của lớp nào bị mắc F0, hay F1, F2 của lớp nào tôi đã yêu cầu giáo viên lớp đó gọi điện trực tiếp trao đổi và hướng dẫn phụ huynh về cách chăm sóc cũng như phòng tránh để số ca F0 sẽ không tăng và số ca F1 không chuyển sang F0. 3.2. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền phụ huynh cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Dịch bệnh viêm phổi do virus SARS- CoV-2 chủng mới rất nghiêm trọng, nhưng lại chưa có thuốc đặc trị đối với virus. Do vậy, cách phòng chống tốt nhất là cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể tiêu diệt virus lạ ngay từ khi mới xâm nhập vào cơ thể cũng như khi đã gây bệnh. Trong khi cơ thể của trẻ mầm non còn rất yếu và non nớt, mà trẻ còn ít tuổi chưa được tiêm phòng nên việc mắc và nhiễm bệnh là rất dễ sảy ra việc cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là một việc làm rất quan trọng. Để có được bữa ăn 6/ 10 cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng tôi đã yêu cầu nhân viên nuôi dưỡng phối hợp cùng với giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh biết cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với độ tuổi Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, thực hiện theo chỉ thị giãn cách của chính phủ các gia đình cũng ko có điều kiện mua thực đơn phong phú vì vậy thông qua các trang Wepsite , Fanpage, hay Facebook của nhà trường tôi luôn chỉ đạo giáo viên đăng tải các bài viết hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, đầy đủ chất cho trẻ và biết tận dụng kết hợp các loại thực phẩm sẵn có tại gia đình để món ăn của trẻ thêm hấp dẫn. Tư vấn cho phụ huynh về xây dựng thực đơn phù hợp.Trong thời gian nghỉ dịch trẻ chưa được đến trường nên tất cả các bữa ăn của trẻ được ông bà bố mẹ chuẩn bị vì vậy đòi hỏi các gia đình phải có kiến thức cần thiết để phối kết hợp thành thực đơn cho trẻ. Việc xâу dựng thực đơn cho trẻ tại nhà trong mùa dịch cần thaу đổi món ăn cho trẻ đỡ chán ᴠà đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Khi thaу đổi cần đảm bảo thaу thế thực phẩm trong cùng một nhóm (ᴠí dụ: thaу thịt bằng cá, trứng hoặc tôm,) hoặc phối hợp các thực phẩm thaу thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương. Thaу đổi thực đơn trường mầm non không chỉ đơn thuần thaу đổi thực phẩm mà cần thaу đổi dạng chế biến trong cùng một loại thực phẩm (như, luộc, kho, rào, dán, hấp,).Đặc biệt đối với trẻ mới ốm dậy hay trẻ đang là đối tượng F0 cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, những thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn. Chỉ đạo giáo viên tư vấn phụ huynh nên hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, không có lợi cho trẻ khi trẻ mắc bệnh. Cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Làm video hướng dẫn các cách chế biến món ăn đúng cách cho cha mẹ trẻ qua các Wepsite và Fanpage, Facebook của nhà trường. Từ nhận thức việc nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch thông qua việc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ tôi chỉ đạo tổ nuôi thực hiện các video và clip quay lại quy trình chế biến các món ăn và gửi cho giáo viên để đăng tải lên cho phụ huynh tham khảo. Hiện nay, mạng xã hội rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức hoạt động, mỗi loại hình đều có những ưu thế riêng và mức độ phát triển khác nhau. Trong đó Wepsite, Facebook, Zalo hiện nay đang là mạng xã hội phát triển mạnh nhất, được đông đảo người sử dụng nên tôi đã chỉ đạo giáo viên kế hợp cùng với tổ nuôi quya và làm các video, clip hướng dẫn cách chế biến món ăn cho cha mẹ học sinh và đăng tải lên các trang, các nhóm chính thống của nhà trường. 7/ 10 Nhận thấy các tiện ích mà mạng xã hội đem lại, tôi đã tiến hành thiết lập trang Fanpage trên kênh Facebook, Zalo nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm đến cha mẹ trẻ, kết nối và chia sẻ thông tin về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Qua đó, cũng giúp cho cha mẹ trẻ tiếp cận nhanh hơn, chính xác hơn và tiện lợi hơn. Để phát huy tính năng hữu ích của mạng xã hội, vận động cha mẹ học sinh theo dõi, tương tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Fanpage Facebook, Zalo của nhà trường, đặc biệt là thời gian dịch bệnh thực hiện giãn cách xã hội thì việc tuyên truyền bằng phương tiện truyền thông đã tạo hiệu quả hữu hiệu, và luôn được đông đảo cha mẹ trẻ hoan nghênh đón nhận. 3.3 Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền phụ huynh thường xuyên vệ sinh nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Trước tình hình dịch covid - 19 diễn biến phức tạp việc vệ sinh nhà cửa gọn gàng sạch sẽ là một trong số cách phòng chống dịch rất tốt vì virus Corona tồn tại nhiều ngày trên bề mặt các vật dụng vì cần phải vệ sinh nhà cửa thường xuyên và phải đúng cách mới hiệu quả. Nhiều gia đình có vệ sinh nhà cửa nhưng vệ sinh không đúng cách hoặc chỉ vệ sinh và lau dọn bằng nước không thì không thể đảm bảo chính vì vậy mà tôi đã chỉ đaọ giáo viên tuyên truyên đến phụ huynh thực hiện vệ sinh nhà cửa theo nguyên tắc làm sạch và khử khuẩn. Vệ sinh bằng chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt. Trong hầu hết các tình huống, việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hầu hết phần tử vi-rút trên bề mặt. Khử trùng để giảm lây truyền COVID-19 tại nhà có thể trở nên không cần thiết trừ khi có người trong nhà bị bệnh hoặc có người dương tính với COVID-19 xuất hiện ngay tại ngôi nhà mà phụ huynh đang sinh sống trong vòng 24 giờ qua. 3.4. Chỉ giáo viên sưu tầm những bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao giáo dục cách phòng chống dịch COVID - 19. Trẻ mầm non có đặc thù nhanh nhớ và nhanh quên. Trẻ thường học thông qua chơi chơi mà học. Hiểu rõ được tâm lý như vậy tôi đã chỉ đạo khuyến khích giáo viên sáng tác, sưu tầm những bài thơ, hài hát, vè, đồng dao mang tính giáo dục cách phòng chống dịch gửi về cho phụ huynh hướng dẫn con. Thông qua các bài thơ bài vè một lần nữa trẻ được ghi nhớ, khắc sau hơn về các kỹ năng, kiến thức phòng chống dịch bệnh. Để thực hiện một cách hiệu quả nội dung này sau khi tập hợp được các bài thơ bài hát câu chuyện tôi đã dựa vào tình hình thực tế độ dài ngắn của bài thơ câu chuyện và phân cho vào từng độ tuổi sao cho phù hợp. VD: Đối với lứa tuổi bé tôi chỉ đạo giáo viên gửi các bài ngắn và dễ thuộc, còn đối với lứa tuổi lớn hơn thì sẽ gửi các bài dài hơn. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Nhờ sự nỗ lực, tin tưởng của bản thân và tìm tòi nghiên cứu tìm hiểu cách phòng chống dịch cùng với kiến thức mình đã được học và nhất là nền khoa học bây giờ là công nghệ thông tin, đài, báo, tivi. Cũng như sự vào cuộc tham gia 8/ 10 của toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường một cách nhiệt tình chu đáo nên kết quả trongviệc phòng chống dịch của trẻ đạt được kết quả khá khả quan. Bảng khảo sát trẻ sau thời gian thực hiện Nội dung Tổng số Đạt Không đạt Số lương Tỷ lệ % Số lương Tỷ lệ % Trẻ đeo khẩu trang đúng cách 391 369 94 % 22 6% Rửa tay bằng xà phòng đúng cách theo 6 bước 391 365 93% 26 7% Trẻ thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn 391 367 94% 24 6% Phụ huynh thực hiện thông điệp 5K 391 360 92% 31 8% Mức độ phối hợp của phụ huynh trong việc phòng chống dịch 391 370 95% 21 5% 4.1.Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên. BGH đã xây dựng kế hoạch , phương án phù hợp, chỉ đạo có hiệu quả phòng chống dịch bệnh. Cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu và nắm được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất cần thiết nên toàn bộ đều có ý thức trách nhiệm cao. Giáo viên nắm vững kiến thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ đặc biệt là phòng chống dịch COVID - 19. Cán bộ, giáo viên, nhân viên rất nhanh nhẹn, linh hoạt khi xử lý các tình huống. Tích cực phối hợp với phụ huynh rèn thói quen, kỹ năng vệ sinh cho trẻ. Giáo viên tích cực sưu tầm các video, các hình ảnh và nghiêm cứu tìm mọi biện pháp để tìm ra phương pháp phòng chống dịch cho trẻ hiệu quả và tốt nhất 4.2. Đối với trẻ Qua việc thực hiện các biện pháp trên hầu hết trẻ của trường tôi đều có thói quen trong việc đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, biết giữ khoảng cách và không ở những nới đông người. Trẻ tự giác trong ăn uống và ăn tốt hơn để có sức đề kháng tốt. Trẻ biết giữ vệ sinh trong nhà luôn gọn gàng sạch sẽ. 9/ 10 4.3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh. Đa số phuynh đã có kiến thức và kết hợp tốt với giáo viên trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Phụ hunh rất tin tưởng và sự chỉ đạo của nhà trường cũng như sự hướng dẫn dạy dỗ của các cô với con em mình. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Song song với công tác giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thì công tác phòng chống dịch cũng là một nhiệm vụ rất quan trong trong việc phát triển toàn diện của trẻ. Để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch thì nhà trường cần phải xây dựng phương án cũng như kế hoạch, chỉ đạo phù hợp.Đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch cho trẻ. Ban giám hiệu cần tăng cường kiểm tra giám sát sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc hướng dẫn và phòng chống dịch cho học sinh. Là một cán bộ quản lý phải luôn cố gắng học hỏi nâng cao trình độ nhận thức, có biện pháp để tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ đặc biệt là phòng chống dịch COVIG -19. Luôn luôn học hỏi những kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp ở các trường bạn. Để nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo người quản lý cần thường xuyên thực hiện hài hòa các biện pháp, phối kết hợp cho phù hợp, luôn năng động sáng tạo: Chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc. Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về công tác phòng chống dịch cho trẻ Tham mưu với hiệu trưởng để có hướng chỉ đạo một cách thống nhất đạt hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra đánh giá thực hiện công tác phòng chống dịch cho trẻ từ giáo viên đến nhân viên. Bản thân luôn cập nhật thông tin về dinh dưỡng sức khỏe, phòng dịch bệnh, tham khảo tài liệu về nuôi dưỡng. Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của, các chị có kinh nghiệm quản lý để áp dụng cách thức quản lý vào trường mình một cách phù phợp. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các bộ phận. Có khen thưởng và nhắc nhở, đánh giá thi đua cụ thể. 2. Bài học kinh nghiệm. Qua một thời gian thực hiện mặc dù vốn kinh nghiệm còn ít song tôi luôn xác định rõ trách nhiệm của mình, mạnh dạn vào cuộc với nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh COVIG -19 cho trẻ tại trường tôi đã rút ra bài học, kinh nghiệm: Đó là phải tích cực tự học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, học tập bạn bè, đồng nghiệp kinh nghiệm sống để giúp cho mình cách ứng xử giao tiếp. Trong công việc phải kiên trì, biết lắng nghe thông 10/ 10 tin từ hai phía để điều chỉnh mình, phải năng động sáng tạo trong công việc, phải biết lấy thua làm thắng để tạo được sự đồng thuận trong công việc. Luôn gây dựng mối quan hệ tốt gữa giáo viên, nhân viên với phụ huynh học sinh để trao đổi những kinh nghiệm, hiểu trẻ và những băn khoăn vướng mắc của phụ huynh trong quá trình chăm sóc giáo dục phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Đoàn kết thống nhất và có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp trong nhà trường cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là trong khi làm việc được sự, giúp đỡ chỉ đạo của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu nhà trường.Tập thể CBGV-NV nhà trường Chính vì vậy, đã giúp cho tôi thêm sức mạnh về mọi mặt tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần nhỏ bé của mình vào thành thành tích chung của nhà trường trong công tác phòng chống dịch COVID -19 cho trẻ trong điều kiện trẻ không được đến trường trực tiếp, 3. Khuyến nghị và đề xuất * Đối với phòng giáo dục: Tổ chức tập huấn kỹ năng, phương pháp quản lý đạt hiệu quả cho cán bộ quản lý. Hàng năm PGD&ĐT liên hệ với trung tâm y tế quận tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên cốt cán và đại diện hội cha mẹ học sinh bậc học mầm non tham gia tập huấn về cách phòng ngừa các dịch bệnh thường xảy ra. Phòng tham mưu đề xuất các chế độ lương cho toàn bộ cán bộ giáo viên và nhân viên, để đảm bảo cuộc sống. * Đối với nhà trường: Cần sát sao hơn nữa trong việc tuyên truyền đến phụ huynh các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cần phải dành kinh phí bổ sung thêm các trang thiết bị phòng chống dịch. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện thấy thuận lợi và hiệu quả trong quá trình thực hiện chỉ đạo kiểm tra công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Bản sáng kiến kinh nghiệm này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp và xây dựng của các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản chỉ đạo trong việc phòng chống dịch bệnh của cấp trên. 2. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trường mầm non (biên soạn theo Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/10/2012 của Bộ trưởng GD& ĐT). 3. Tâm lý học trẻ em ỉứa tuồi mầm non - Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) NXB Đại học sư phạm 2006 4. Giáo dục học mầm non - Đào Thanh Âm (Chủ biên) NXB Đại học sư phạm 2003 5.Tìm hiểu trên các trang điện tử, Google. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................................. 2 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ............................................................................................ 2 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: .................................................................... 2 a.Thuận lợi:............................................................................................................ 3 b. Khó khăn: .......................................................................................................... 3 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ................................................................... 4 3.1. Chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh cho trẻ thực hiện tốt thông điệp 5K của bộ y tế. ....................................................................................................... 4 3.2. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền phụ huynh cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. .................................................................................................................... 5 3.3 Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền phụ huynh thường xuyên vệ sinh nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. .......................................................................................................... 7 3.4. Chỉ giáo viên sưu tầm những bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao giáo dục cách phòng chống dịch COVID - 19. .................................................................... 7 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ...................................... 7 4.1.Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên. ............................................................. 8 4.2. Đối với trẻ ..................................................................................................... 8 4.3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh. ................................................................... 9 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 9 1. Kết luận: ............................................................................................................ 9 2. Bài học kinh nghiệm. ........................................................................................ 9 3. Khuyến nghị và đề xuất ................................................................................... 10 * Đối với phòng giáo dục: ................................................................................... 10 * Đối với nhà trường: .......................................................................................... 10 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ .
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_phoi_ho.pdf