Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1

Tuổi mầm non là những bậc thang, làm nền móng cho những bước đi kế tiếp cho cuộc đời của trẻ, vì thế việc đến trường tiểu học được coi là một bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời, là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt. Vì thế trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non và một hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ.

 Có thể nói đi học lớp Một là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập. Ở trường tiểu học, học là hoạt động chính và bắt buộc, học phải tạo ra sản phẩm (hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1 giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và thích được đi học là một việc làm vô cùng cần thiết

 Chuẩn bị hành trang cho trẻ 5- 6 tuổi giúp các con có khả năng tư duy, sáng tạo, tự tin, hòa nhập và phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm. Bên cạnh đó bé còn làm chủ hoàn toàn bản thân và tạo điều kiện để con chuyển môi trường một cách tự tin, hòa nhập tốt hơn.

Ngoài ra còn giúp các con hình thành những kĩ năng quan trọng như kĩ năng hợp tác, thận thiện và gần gũi, quan tâm, yêu thương với những mối quan hệ xung quanh cuộc sống. Giúp trẻ được vui chơi giải trí và mở rộng những kiến thức bên ngoài.

 Chính vì vậy, là một cô giáo phụ trách lớp mẫu giáo lớn, tôi đã chuẩn bị tâm lí và một số tố chất sẵn sàng cho trẻ lớp của tôi

 

docx 19 trang vuthom 08/10/2022 6381
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1
nhiều trẻ lớp tôi đã tỏ ra thích thú bởi thông qua các video ngắn gọn, dễ hiểu, các em có thể vừa học vừa chơi cùng cô giáo như đang ở lớp.
((Ảnh 3, 10, 11)
2.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị về mặt thể chất:
    Khi chuẩn bị hành trang vào lớp 1 cho bé, nhiều phụ huynh nghĩ rằng chỉ cần thuê gia sư dạy bé là đủ. Thực tế đây là quan điểm hoàn toàn chưa đầy đủ. Để cho bé có sức khỏe và tâm lý, tinh thần chuẩn bị vào lớp 1 tốt nhất, các cha mẹ cũng cần phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của các con. Đồng thời, tạo dựng thói quen ăn ngủ có giờ giấc một cách khoa học, lành mạnh.
“Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”, thật vậy một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách.
     Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan . Để có được phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập,..cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
     Cho trẻ chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,
     Phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ. Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
– Trẻ được phân công làm công việc giúp bố mẹ: xếp bát đũa, bê đồ ăn phụ mẹ. Thông qua hành động này trẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm 1:1. Ví dụ: gia đình có 4 người thì xếp 5 bát...
– Cho trẻ chơi một số trò chơi đòi hỏi sự khoé léo, sáng tạo trong khi vui chơi ngoài trời hay hoạt động tạo hình.
-Tổ chức các hoạt động tại nhà cho trẻ như vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy, đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh
- Hướng dẫn trẻ biết làm một số đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thiên nhiên (quấn kèn từ lá cây, làm con chuồn chuồn, gấp tàu, máy bay, bè.).
     Như vậy, bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ, cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị tâm lý cho mình. Vì thông thường cha mẹ sẽ rất lo lắng khi trẻ vào lớp 1, như lo trẻ có học được không, có ăn uống tốt không, có bị bạn bè bắt nạt không?... Điều quan trọng nữa là cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ về mặt sức khỏe. Nhiều phụ huynh muốn cho trẻ tập viết sớm nhưng chưa để ý xem cái cổ tay của trẻ đã đủ khỏe để viết hay chưa vì sắp tới trẻ sẽ phải viết bài mỗi ngày ở trường. Khi đó, phụ huynh cần chỉ cho trẻ những động tác cầm bút để trẻ làm quen. Vì khi trẻ bắt đầu cầm viết phải vận động kết hợp các ngón tay, bàn tay, cổ tay và trí não...
     Tôi đã thiết kế video "Không ăn kẹo vào buổi tối" để giáo dục trẻ tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.  Bên cạnh đó, tôi gửi các đường link "Bài tập khởi động dành cho trẻ 5-6 tuổi" cho cha mẹ trẻ, giúp các con luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển cơ tay, rèn sự khéo léo để sau này tẻ cầm bút viết, tôi đã làm những video hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình như: Cắt, dán quả khế, sáng tạo làm đèn lồng trung thu ... Không những thế, tôi còn phối hợp với Chương trình kỹ năng sống Novastars giúp trẻ phát triển vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay, các giác quan, tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, tự xếp quần áo sau khi thay đồ. Các thói quen này rất có ích cho trẻ hình thành tính độc lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
(Ảnh 6, 7, 8)
2.3. Biện pháp 3: Phát triển về mặt trí tuệ và ngôn ngữ.
     Điều quan trọng nữa là phải chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng tiền tập đọc và tiền tập viết. Cụ thể như hướng dẫn trẻ dùng đất nặn và lăn dài để uốn cong thành chữ o, chữ a, và đọc cho trẻ nghe. Tương tự, phụ huynh hãy giúp trẻ làm quen với toán học như cùng chơi những trò chơi chiếc túi kỳ diệu, bằng cách cho những hình chữ nhật, tam giác, hình vuông vào một cái túi để trẻ đoán hình. Sau đó dạy trẻ thao tác đếm xem có mấy hình nhằm giúp trẻ làm quen với biểu tượng số. Phụ huynh làm những điều này sẽ rất tốt cho trẻ, thay vì chúng ta bắt trẻ phải ngồi, phải viết cho đúng hoặc tô, vẽ như là một học sinh lớp 1 thật sự, điều đó không phải là sự chuẩn bị đúng nghĩa về tâm lý cho trẻ vào lớp 1.
      Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
     Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,. của trẻ cũng phát triển tốt.
     Tìm cách phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày một cách phong phú; hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết, thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi, các buổi tham quan, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí.
     Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động vui chơi. Trẻ biết gọi tên, tô và tập viết các chữ cái.
     Làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc sách .), nhận biết và viết tên của bản thân.
     Cha mẹ  nên đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên, có thể sử dụng các giờ như dạo chơi ngoài trời, trước giờ ăn,.Khi trẻ nghe và nhìn cách mẹ đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách. Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách.
    Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chuẩn bị cho trẻ cũng khiến cho cha mẹ đôi khi gặp một số vướng mắc và đó là những điều cần tránh. Thứ nhất là không để cho trẻ có cảm xúc tiêu cực về trường tiểu học và đặc biệt về thầy cô giáo. Ví dụ khi trẻ không ăn cơm thì bị mẹ mắng: “Không ăn cơm mai mốt đi học lớp 1 cô đánh cho biết”. Đó là đều không nên. Và một trong những khó khăn khá quan trọng là cha mẹ không kiên trì. Ở việc này tôi cho rằng cha mẹ cần phải dành thời gian chuẩn bị cho con. Theo đó, mỗi ngày cha mẹ cần dành ít nhất từ 30-60 phút để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nếu không thì sẽ rất khó giúp cho trẻ vượt qua được cột mốc này cũng như có tâm thế, kỹ năng đi học
     Tôi đã trao đổi với cha mẹ trẻ về việc tận dụng mọi cơ hội để kích thích hứng thú của con đối với hoạt động trí óc: tự giải quyết 1 số tình huống xảy ra hàng ngày, có sự hiểu biết cơ bản về bản thân, gia đình, xã hội, biểu tượng về thời gian, không gian, một số kĩ năng cơ bản về toán học. Ví dụ: Trò chơi: lập kế họach đi du lịch, chơi trốn tìm.
- Phát triển tư duy thông qua kể chuyện: đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung; suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi trong các buổi giao lưu, kết nối
- Làm video hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái thông qua một số trò chơi:
+ Tìm từ phù hợp với hình. 
+ Trò chơi sao chép con chữ:
+ Tìm con chữ đã học thông qua bài thơ: Ví dụ: tìm chữ u- ư trong bài thơ: bé làm bao nhiêu nghề: tìm  chữ h, k trong bài thơ: "Hoa kết trái".
+ Luyện phát âm thông qua bài thơ, đồng dao. Ví dụ bài ” Đi cầu đi quán”
+ Cho trẻ làm quen nhiều kiểu chữ: chữ in thường, chữ viết thường, chữ in hoa, chữ viết hoa.
+ Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép.
- Trong các hoạt động khác cho trẻ làm quen một số thuật ngữ toán học ”nhiều hơn, ít hơn”, những con số
- Trong hoạt động chơi cho trẻ chơi một số trò chơi cùng bố mẹ: Bán hàng: đóng vai người bán hàng, người mua hàng
- Hoạt động làm quen với văn học: tội thiết kế tranh truyện sử dụng phần mềm Canva, kể chuyện "Sẻ con tìm bạn" cho trẻ nghe và kể lại truyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ.
     Như vậy, việc để trẻ tiếp cận với chữ viết, các phép tính toán . sớm là một trong những hành trang cho bé vào lớp 1 quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh tránh lạm dụng quá mức mà chỉ nên cho trẻ dừng lại ở mức độ làm quen, nhận diện bảng chữ cái, đếm số cơ bản 
(Ảnh 2, 5, 9)
2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị kĩ năng cho trẻ
     Ở mầm non, hoạt động chủ đạo là vui chơi, vận động, khác với tiểu học là học tập. Các con học 7-8 tiết mỗi ngày, phần lớn dành thời gian ngồi nghiêm túc, tập trung trong giờ học.
     Khi còn học mầm non, các con được bố mẹ hỗ trợ trong hầu hết hoạt động nhưng vào tiểu học bắt đầu phải tự lập. Thế nên gia đình cần tập cho con các kỹ năng tự phục vụ, bảo vệ bản thân và giao tiếp trong tập thể.
     Với trẻ mẫu giáo khi bắt đầu vào lớp 1, nghĩa là trẻ chuyển sang một môi trường hoàn toàn khác. Từ môi trường trẻ được tự do vui chơi, sang một môi trường có nề nếp, kỷ luật nhiều hơn, việc học là nội dung chính trong suốt thời gian trẻ ở trường. Do đó, phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ về nề nếp ở trường tiểu học. Bởi vì ở trường tiểu học thì trẻ phải ngồi vào bàn ghế, không được lựa chọn các góc chơi, cũng không được phép nói chuyện khi thầy cô đang giảng bài. Do đó phụ huynh cần tìm hiểu để tập dần cho trẻ những nề nếp này. Đặc biệt rèn cho trẻ thói quen giơ tay khi phát biểu, biết lắng nghe người khác, biết tập trung chú ý nghe giảng bài
     Một kỹ năng quan trọng khác phụ huynh nên lưu ý là chuẩn bị cho trẻ khả năng tự phục vụ. Vì kỹ năng này rất quan trọng với trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tập cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, vì đôi khi có những tình huống xảy ra ở trường tiểu học mà trẻ lại không biết cách giải quyết, hoặc thiếu kỹ năng thì sẽ làm cho trẻ thiếu tự tin. Để làm được điều này, phụ huynh nên trao đổi với trẻ vốn sống trong cuộc sống hàng ngày bằng cách đưa ra những tình huống để tập giải quyết.
     Kỹ năng tự phục vụ là quan trọng hàng đầu ở lớp 1, thể hiện một đứa trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc về ý thức so với lứa tuổi mầm non. Ngay từ khi 4-6 tuổi, bố mẹ hãy cho con tự làm các công việc trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống sạch sẽ (tự xúc ăn, cất dọn khay sau khi ăn, tự biết rót nước và uống khi khát, lấy vừa đủ nước và đổ nước thừa sau khi uống), tự vệ sinh cá nhân, biết rửa tay trước và sau khi ăn, biết sử dụng nhà vệ sinh.
     Trẻ cần biết cách cảm nhận cơ thể (nóng, lạnh, khó chịu) và báo với người lớn khi không khỏe. Các con cũng cần được hướng dẫn cách cởi và mặc áo, đi giày thành thạo ở nhà.
    Ở môi trường nào, trẻ cũng có thể gặp những nguy hiểm tiềm tàng, do đó bố mẹ hãy trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ, khi bị người khác tấn công; cách giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự trợ giúp trong những hoàn cảnh nguy hiểm; cách thoát hiểm khi có cháy, bị kẹt trong thang máy hay bỏ quên trên ôtô...
     Các kỹ năng về giới tính lứa tuổi, như "Vùng đồ bơi", "Quy tắc 5 ngón tay"... cũng vô cùng quan trọng, giúp con biết bảo vệ bản thân, tránh bị xâm hại.
Hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong các bậc học đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập một cách thuận lợi.
     Để đạt được những hiệu quả trên cần tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng, giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới. Bố mẹ cần cho trẻ làm quen với các đồ dùng học tập ở trường phổ thông, thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện tranh.
     Bên cạnh đó trẻ phải biết cách điều khiển, vận động bàn tay nhỏ bé của mình để thực hiện một cách gọn gàng, dẻo dai các thao tác vận động trong học tập.
Trong các bữa ăn  nên tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng khéo léo. Các nhà khoa học đã khẳng định “Những vận động bằng tay của trẻ càng khéo léo, càng phong phú bao nhiêu càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy nhiêu”.
Bố mẹ có thể mua cuốn Rèn kỹ năng an toàn và tự vệ để có thêm kiến thức hướng dẫn con. Các kỹ năng cần được rèn luyện thông qua hành động hàng ngày, luyện tập đều đặn và liên tục để con ghi nhớ, biết sử dụng khi cần thiết.
     Vào lớp 1 là bước ngoặt của con, nhưng cũng là bước ngoặt của chính bố mẹ, vì đồng hành với con ở giai đoạn mới. Không chỉ chuẩn bị cho trẻ, các bậc cha mẹ cũng cần xác định tâm lý cho mình.
     Cha mẹ cần xác định con hết lớp 1 đọc thông viết thạo là tốt rồi. Các con mới 6 tuổi đã phải học và thành thạo hai kỹ năng mới là đọc và viết trong một năm. Ngay cả với người lớn, trong thời gian ngắn như vậy, thành thạo một ngôn ngữ nào đó cũng không đơn giản.
     Nhiều bố mẹ bị căng thẳng, nghĩ con mình kém cỏi, hoặc bất lực với con. Tuy nhiên, phụ huynh hãy thông cảm và kiên nhẫn. Việc quá hoang mang với những phản ứng của trẻ là không cần thiết vì các con sẽ thích ứng được nhanh.
     Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm vì họ là là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi rất hay trao đổi để phụ huynh hiểu và ủng hộ, chung tay thực hiện những biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1. Tôi cùng cô giáo của lớp đã trao đổi với cha mẹ trẻ trên nhóm Viber của lớp và nhắc phụ huynh theo dõi Fanpage, Website "Mầm non Hoa Sen" để cập nhật những nội dung mới nhất về chuẩn bị hành trang cho trẻ.
     Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, chúng tôi  đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để truyền tải kiến thức chuẩn bị hành trang cho trẻ tại nhà thông qua phụ huynh.
     Sau khi đăng tải các video, chúng tôi nhận được sự phản hồi tích cực từ phía phụ huynh. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm hơn video dạy bé làm đồ chơi, học chữ cái, chữ số, đọc thơtrong thời gian tới
     Thay vì cho bé xem ti vi, cha mẹ đã  đã mở những video của các cô hướng dẫn bé học chữ cái, chữ số cho con xem để cho bé dần làm quen, học tập. Đến nay, các bé đã nhận diện thành thạo chữ số từ 1 đến 10 và thuộc lòng bảng chữ cái thông qua video mà các cô giáo đăng tải trên Facebook. Nhờ những video dễ hiểu; nội dung, hình ảnh khá sinh động, bé rất thích và tiếp thu rất nhanh
     Qua đó, góp phần hỗ trợ phụ huynh cách dạy trẻ, củng cố các kỹ năng tại nhà và làm quen một số kiến thức mới chuẩn bị vào lớp 1 trong thời gian nghỉ để phòng tránh Covid-19.
     Các video này ngoài việc được đăng tải trên website của trường thì chúng tôi cũng tận dụng các nền tảng mạng xã hội để đăng tải nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người những kiến thức cần thiết trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. 
(Ảnh 1, 4)
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến: Lớp Mẫu giáo lớn A3, trường Mầm non Hoa Sen, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2021 đến nay
5. Hiệu quả của sáng kiến: 
Bảng đối chiếu, so sánh với kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến đối với 33 trẻ của lớp Mẫu giáo lớn A3
Nội dung
Đầu năm học
Cuối năm học
Số trẻ đạt
Tỷ lệ %
Số trẻ đạt
Tỉ lệ%
Chuẩn bị tâm thế
19
57,8
30
90,9
Kỹ năng giao tiếp
16
48,5
27
81,8
Tự phục vụ
20
60,1
31
93,9
Ngồi học đúng tư thế
17
51,5
30
98,9
Khả năng tập trung chú ý
18
54,5
29
87,9
Chủ động trong học tập
11
33,3
28
84,9
   Như vậy, thông qua bàng khảo sát, tôi nhận thấy: Sau hơn nửa năm triển khai thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, kết quả trẻ đạt được rất tốt. Thông qua phản hồi từ cha mẹ trẻ, các con đã rất tiến bộ, nắm vững những khiến thức, kỹ năng cơ bản, hào hứng, vui vẻ, sẵn sàng tâm lý bước vào lớp 1, trường tiểu học. Cũng qua trao đỏi với cha mẹ trẻ, tôi được biết trẻ đã rất chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập tại nhà, làm quen với đồ dùng của học sinh lớp.
Với việc áp dụng những hình thức rèn tâm thế cho trẻ như trên tôi thấy trẻ hứng thú, hoạt động sôi nổi, hiểu bài nhanh hơn và ngày càng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn. Còn về bản thân tôi, qua quá trình thực hiện tôi càng thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đặc biệt là hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, tự tin hơn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục 
     Chuẩn bị hành trang cho trẻ giúp các con có khả năng tư duy, sáng tạo, tự tin, hòa nhập và phát triển những kỹ năng học tập, làm việc nhóm. Bên cạnh đó bé còn làm chủ hoàn toàn bản thân và tạo điều kiện để con chuyển môi trường một cách tự tin, hòa nhập tốt hơn.
     Ngoài ra còn giúp con hình thành những kĩ năng quan trọng như kĩ năng hợp tác, thận thiện và gần gũi, quan tâm, yêu thương với những  mối quan hệ xung quanh cuộc sống. Giúp trẻ được vui chơi giải trí và mở rộng những kiến thức bên ngoài.
     Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là hết sức cần thiết vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của con trong những ngày đầu tiên đi học tiểu học. Sự chuẩn bị càng chu đáo, khoa học sẽ giúp con bạn không bị sốc, tủi thân, lo lắng, hoảng sợ. Ngược lại, những kĩ năng trên còn giúp bé yêu học tốt hơn và hòa nhập nhanh chóng hơn.
- Những nhận định chung của tôi về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN: Để có được một video với độ dài chỉ từ 4 đến 6 phút đăng tải lên trang mạng xã hội như fannage, Facebook, You tube hay gửi vào các nhóm Viber của lớp để phụ huynh cho trẻ xem thì tôi phải mất khá nhiều thời gian và công sức. Từ việc lên ý tưởng, chuẩn bị dụng cụ, chỉnh sửa đến hoàn thiện phải mất gần một tuần mới hoàn thành được từ 01 đến 02 video. Hầu hết chúng tôi đều cân nhắc trong lựa chọn nội dung, hướng tới tiêu chí dễ hiểu, dễ làm, phù hợp với độ tuổi để trẻ dễ tiếp thu, có thể tự làm hoặc cùng cha mẹ, anh chị làm trong những ngày nghỉ dịch.  
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
     Việc chuẩn bị hành trang cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái đồng thời giúp con bắt đầu công việc học tập một cách thuận lợi hơn. Sáng kiến kinh nghiệm trên đây của tôi hy vọng có thể giúp các bậc cha mẹ và đồng nghiệp có thể tham khảo nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các bé những hành trang cả về tinh thần lẫn kỹ năng để có ngày đầu tiên đi học đáng nhớ.
     Là giáo viên lớp mẫu giáo lớn, bản thân tôi luôn học hỏi trau dồi kiến thức để nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn. Để thực hiện biện pháp chuẩn bị hành trang cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1 thì không riêng gì nhiệm vụ của các giáo viên mầm non mà còn phải có sự phối hợp tốt và sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội.
PHỤ LỤC
​
Ảnh 1: Những hành trang cần chuẩn bị cho bé vào lớp 1
Ảnh 2: Thiết kế truyện tranh bằng phần mềm Canva cho trẻ tập kể chuyện, phát triển ngôn ngữ
Link: 
Ảnh 3: Trò chuyện, cho trẻ khám phá tìm hiểu về ý nghĩa của ngày kỷ niệm
Link: 
Ảnh 4: Bé với tâm thế hào hứng, sẵn sàng vào lớp 1​
Ảnh 5: Thiết kế video cho trẻ làm quen chữ cái 
Link: 
​
Ảnh 6: Cô giáo hướng dẫn làm đèn lồng, giúp trẻ luyện cơ tay, vận động tinh
Link: 
​
Ảnh 7: Rèn kỹ năng sống, giữ gìn sức khỏe tốt cho trẻ
Linh: 
​
Ảnh 8: Hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình: Cắt, dán quả khế - cho đôi tay khéo léo
Link: 
​
Ảnh 9: Thiết kế video cho trẻ làm quen  với nhóm chữ cái
​
Ảnh 10: Cô và trẻ giao tiếp đảm bảo phòng dịch Covid- 19
​
Ảnh 11: Một buổi giao lưu, kết nôi trực tuyến cô trò của lớp Mẫu giáo lớn A3
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình, không sao chép nội dung của người khác.
Hoàn Kiếm, ngày 29  tháng  03  năm  2022
                                                Người viết
                                                Đào Thị Hải Anh

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chuan_bi_hanh_trang_cho_t.docx