Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi biết yêu thương chia sẻ

Mỗi đứa trẻ được sinh ra không chỉ mang theo niềm vui niềm hạnh phúc

mà còn mang theo bao ước mơ và hi vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ

lớn nhất nhưng cũng đời thường nhất mà bất kì ông bố, bà mẹ nào cũng mong

chờ ở đứa con của mình đó là bé sẽ trở thành người tốt, có ích cho xã hội, có

hiếu với ông bà cha mẹ, biết yêu thương chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên

không phải tất cả những đứa trẻ khi lớn lên đều được như vậy, không ít trong số

đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, là gánh nặng cho gia đình

và xã hội. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương chia sẻ từ nhỏ sẽ là nền tảng

để trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai, giảm bớt được những gánh

nặng không đáng có của gia đình và xã hội sau này.

Nhân cách không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở

giáo dục, giáo viên mầm non là những “người mẹ thứ hai” của trẻ, hàng ngày

gần gũi với trẻ sẽ giáo dục, uốn nắn để trẻ có những tiền đề nhân cách đầu tiên

của con người.

Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có

cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố

mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc

áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có

sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là

cốt lõi trong giáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người

tương lai.

pdf 25 trang vuthom 08/10/2022 42744
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi biết yêu thương chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi biết yêu thương chia sẻ

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi biết yêu thương chia sẻ
 trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, 
trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. 
Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt 
thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng 
trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để 
chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu 
thương chia sẻ với bạn bè. 
Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong 
lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm 
xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao 
lưu giữa các lớp... để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế 
mạnh của mình. 
(Hình 6: Bé chia sẻ niềm vui với bạn trong ngày sinh nhật) 
Đặc biệt, ngày 8/3 năm nay để giúp trẻ biết yêu thương chia sẻ và thể hiện 
tình cảm với các bạn của mình chúng tôi đã phối hợp cùng các giáo viên trong 
khối tổ chức hoạt động giao lưu cho trẻ với chủ đề “ Hoa tình bạn” tại khu vực 
sân khấu của trường. Ngày hôm ấy các bé gái không chỉ nhận được sự quan tâm 
giúp đỡ chia sẻ của các bạn trai trong lớp mà các bé còn có “một ngày trọn niềm 
vui” với rất nhiều bất ngờ mà các cô giáo và các bạn trai trong khối mang lại. Tại 
 11 
sân chơi các bé được các cô giáo chuẩn bị sân khấu, bàn tiệc và rất nhiều các trò 
chơi giao lưu vui nhộn như: Di chuyển bóng bằng má, đút bim bim cho bạncác 
bé đã rất tự tin múa hát và thể hiện tình cảm với các bạn nam nữ trong khối. 
(Hình 7: Tặng hoa cho bạn nhân ngày 8/3) 
Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng 
thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất 
cả mọi người, mỗi ngày đến lớp với bé là một ngày vui. 
* Kết quả: Trẻ yêu quý bạn bè, tôn trong bạn, chơi đoàn kết với bạn, sẵn sàng 
hợp tác, giúp đỡ bạn 
3.3. Dạy trẻ biết thể hiện sự yêu thương chăm sóc đối với cây cối và vật nuôi 
 Để thực hiện tốt chuyên đề của năm học về xây dựng trường màm non 
hạnh phúc, ban giám hiệu cùng với sự ủng hộ của phụ huynh đã quan tâm đầu tư 
về quang cảnh nhà trường xanh, sạch đẹp. Hệ thống cây xanh thảm cỏ được phủ 
xanh từu sân trường cào trong lớp học. Qua đó giáo dục cho các bé tình yêu 
thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các 
bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của 
mình và của bạn. Chính vì vậy khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ lớp tôi 
cũng rất quan tâm đến vườn rau của trường, những thay đổi dù nhỏ thôi của 
luống rau bắp cải, luống hành tỏi... trẻ cũng phát hiện ra, nhìn những cây bắp cải 
bị sâu ăn xơ xác lá các bé xót xa vô cùng quên đi nỗi sợ hãi cùng nhau tìm bắt 
bằng hết những con sâu “hung ác”. Bé Linh Đan còn hỏi tôi “Cô ơi ! Cây rau 
bắp cải bị sâu ăn thế này có đau không ạ, nó có sống được nữa không?”. Câu hỏi 
ngây thơ của bé cho thấy bé đã biết quan tâm và yêu thiên nhiên cây cối biết 
nhường nào. Yêu thiên nhiên thích chăm sóc cây cối đã trở thành bản năng của 
các bé lớp tôi, khi được chăm sóc vườn rau của trường dưới sự hướng dẫn của 
các cô. 
(Hình 8: Bé tưới cây) 
Không chỉ dạy bé biết yêu quí chăm sóc và bảo vệ cây cối chúng tôi còn 
tạo cơ hội để các bé chăm sóc, chơi đùa với các con vật nuôi gần gũi. Chính vì 
vậy, khi thực hiện chủ đề thế giới động vật tôi cho các em được tiếp xúc trực 
tiếp với một số con vật nuôi gần gũi hiền lành như: chim cảnh, con thỏ, con cua 
con cá.... qua những giờ hoạt động khám phá môi trường xung quanh hoặc giờ 
hoạt động ngoài trời. Trẻ rất thích thú tìm hiểu đặc điểm, tính cách của từng con 
vật và tự mình chăm sóc chúng, cho chúng ăn uống. Bởi thông qua việc chăm 
sóc con vật sẽ giúp các bé phát triển lòng yêu thương, sự chia sẻ trong cách sống 
với những người quanh mình. Qua những vật nuôi và quá trình chăm sóc chúng, 
trẻ sẽ học được lòng vị tha, sự chia sẻ và cách quan tâm đến người khác. Nhờ đó, 
 12 
trẻ còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm và sự trưởng thành của mình qua từng 
giai đoạn. 
4. Sưu tầm các bài thơ, trò chơi có nội dung yêu thương, chia sẻ. 
Như chúng ta đã biết, thơ ca có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm hồn của trẻ, 
ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà và mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khi 
đến lớp được cô giáo đọc thơ, kể chuyện và chơi các trò chơi giúp trẻ càng hiểu 
những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó, tôi đã sưu tầm các bài thơ, 
trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ để qua đó giáo dục trẻ sự 
yêu thương chia sẻ. 
4.1. Trò chơi 
* Trò chơi 1: Vì sao bé buồn, bé vui 
- Mục đích: Giúp trẻ có khả năng nhận biết và bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, phấn 
khởi..) đúng với tâm trạng của mình. 
- Chuẩn bị: Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn, vui 
- Cách chơi: Cô đưa bức tranh ra và đàm thoại cùng trẻ: 
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này? 
+ Vì sao em bé lại buồn? ( Cô đưa ra gợi ý: em bé không có đồ chơi, không có ai 
chơi cùng, mẹ đi vắng..) 
+ Còn bức tranh này e bé đang thế nào? 
+ Vì sao bé lại cười? 
+ Khi nào các con vui? Lúc nào con cảm thấy buồn? 
Cho trẻ thế hiện khuôn mặt với những tâm trạng khác nhau => Qua đó giáo dục 
trẻ biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè, người thân và những người xung 
quanh. 
* Trò chơi 2: Gia đình vui vẻ 
- Mục đích: Trẻ chia sẻ với các bạn về người thân trong gia đình mình: về tên 
của mọi người, một vài hoạt động vui chơi, dã ngoại.. qua đó trẻ biết thể hiện 
tình cảm quan tâm, chia sẻ, yêu thương của mình với người thân trong gia đình. 
- Chuẩn bị: Một số bức ảnh của trẻ ở lớp về ngày sinh nhật, thăm quan dã ngoại, 
ăn uống ... 
- Cách chơi: 
+ Cho trẻ kể về người thân trong gia đình có trong bức ảnh mà trẻ mang đến. 
+ Trong ảnh có những ai? 
+ Ảnh này chụp ở đâu? 
+ Những cảm xúc ấn tượng của con về bức ảnh? 
=> Qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm đến những người thân 
trong gia đình. 
 13 
 ( Hình 9: Trẻ chia sẻ với bạn về người thân trong gia đình) 
4.2. Những bài thơ sưu tầm 
* Bài 1: Chiếc quạt nan 
 Bà cho cháu chiếc quạt 
 Viền nan đỏ, nan xanh 
 Chiếc quạt nhỏ xinh xinh 
 Em quạt gọi gió đến 
 Ước gì em mau lớn 
 Ngày đêm quạt cho bà 
 Bà ngon giấc ngủ say 
 Bà tay em gọi gió. 
* Bài 2: Chơi bán hàng 
 Bé Hương và bé Thảo 
 Rủ nhau chơi bán hàng 
 Hương có củ khoai lang 
 Nào Thảo mua đi nhé. 
 Thảo cười như nắc nẻ 
 Nhặt một chiếc lá rơi 
 Tớ trả đủ tiền rồi 
 Được mang về chưa nhỉ? 
 Rồi Thảo bẻ 2 nửa 
 Mời người bán ăn chung 
 Vị bùi khoai đất bãi 
 Thơm ngọt ngào chiều đông. 
* Bài 3: Em hỏi mẹ 
 Mẹ ơi tăm bé tí 
 Sao mẹ cầm hai tay 
 Còn xô nước rõ đầy 
 Mẹ lại một tay xách. 
 Xô nước mẹ đổ bể 
 Cái tăm mẹ mời bà 
 Giảng điều này khó nhỉ 
 Cô giáo giảng chẳng ra. 
* Bài 4: Biết vâng lời cô 
 Bé ơ bé nhớ lời cô 
 Đến lớp thì phải yêu thương bàn bè 
 Về nhà cũng phải thật ngoan 
 14 
 Giúp đỡ cha mẹ, kính yêu ông bà. 
 Ông bà thì tuổi đã già 
 Biết xoa, biết bóp những ngày ốm đau 
 Lúc này cho đến mai sau 
 Mãi mãi chia sẻ mới là trò ngoan. 
* Bài 5: Bé ngoan 
 Bé ngoan tới lớp 
 Không cướp đồ chơi 
 Cùng chia cho bạn 
 Có bánh có kẹo. 
 Mời bạn cùng ăn 
 Tay mà không sạch 
 Mời bạn rửa ngay 
 Yêu thương bạn bè 
 Chia sẻ niềm vui 
 Phải hỏi thăm bạn 
 Mới là bé ngoan. 
5. Phối hợp với phụ huynh 
Tôi rất tâm đắc với câu nói của cô Tuyết Mai giáo viên dạy tâm lý trường 
ĐHSP Hà Nội “Con cái chúng ta như một thân cây, chúng hút nước hằng ngày 
để lớn lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là chúng hút nước từ đâu? Chính là từ cha mẹ. 
Cha mẹ phải là biển hồ cho con trẻ, phải là biển yêu thương để con trẻ có thể 
dựa vào nó mà lớn lên từng ngày. Chúng cần phải được yêu thương, được tôn 
trọng, được hiểu và được an toàn trong vòng tay của mẹ cha.” 
 Đúng vậy, yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có 
yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người và con cái cũng phải 
biết ơn, biết yêu thương cha mẹ để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong 
cuộc sống, trong học tập và công việc để trở thành điểm tựa của gia đình, của 
cha mẹ. 
 Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ không 
phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đó 
giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng, 
trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi 
trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. 
Trong môi trường đó cha mẹ là những người thầy người cô. 
 Tuy nhiên, có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên 
tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha 
mẹ là vô cùng quan trọng, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai 
 15 
trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt 
quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục 
chắc chắn cho bé khi trưởng thành. 
 Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí 
hướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên cần phối hợp với 
phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, 
thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham 
gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách 
giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ 
huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều 
kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà 
trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy 
cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. 
 Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà 
trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ 
huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ 
huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về 
đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với 
một số sinh hoạt của các con. 
Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua 
trao đổi trực tiếp, bảng tuyên truyền, nhật ký bé yêu, sổ bé chăm ngoan, điện 
thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình 
hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù 
hợp. 
Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi trao đổi thống nhất với phụ huynh 
về một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh là những người đầu tiên 
chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm 
non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp 
những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh. Trong buổi họp chúng tôi đã chia sẻ 
với phụ huynh: có được tình yêu thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ 
cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và 
chia sẻ. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè thì 
cũng sẽ nhận lại được nhiều yêu thương, đồng cảm. Yêu thương chính là động 
lực để các con vững vàng hơn trên bước đường đời, có yêu thương để mọi sai 
lầm được sữa chữa, có yêu thương để có được điểm tựa tinh thần vững chắc. 
Hãy yêu thương để con cái chúng ta cũng biết yêu thương. 
 16 
 Tôi đã đặt câu hỏi với phụ huynh: Làm thế nào để dạy con cái chúng ta 
biết yêu thương đúng cách? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều đóng góp quý 
báu của các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con cái, cách dạy con biết yêu 
thương chia sẻ với anh chị em và cha mẹ của mình. Chúng tôi cũng chia sẻ với 
phụ huynh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi trẻ lên 3: Trẻ ở độ tuổi này khá 
nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ 
hãy cho trẻ xem những chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu 
chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ 
hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ. Đây 
cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập hơn và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu 
phát triển. Các con đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc của người khác và có thể rất 
quan tâm đến những rắc rối của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ 
cần phải giúp con hiểu được điều con cần làm. 
Thế giới của một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo khá nhỏ bé. Chính vì thế, tốt 
nhất là cha mẹ nên khuyến khích con giúp đỡ những người xung quanh mà con 
biết, ví dụ như sang thăm và tặng quà cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp 
quét lá trong sân cho một ông, bà già sống cạnh nhà. Khi bé tập vẽ, cha mẹ có 
thể khuyến khích bé tặng các tác phẩm của mình cho những người xung quanh. 
Tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của 
lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu để cho cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi 
tự tạo. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn 
với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ. Trong mỗi bước trưởng thành 
của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự 
quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. 
 Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên 
các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi 
trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng 
với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các 
bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh 
những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và 
nhà trường. 
 100% trẻ có tâm tý thoải mái tự tin tích cực khi tham gia vào hoạt động. 
Trẻ thích đến trường đến lớp, yêu quý cô giáo và bạn bè. Và đặc biệt trẻ đến lớp 
được cảm thấy an toàn tuyệt đối như đang ở nhà mình vậy. 100% phụ huynh 
nhiệt tình phối hợp và ủng hộ. 
(Hình 10: Tuyên truyền với phụ huynh) 
 17 
IV. Kết quả đạt được 
 Với những biện pháp được đề ra, qua 7 tháng thực hiện dạy trẻ kĩ năng 
“yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ 
đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện 
tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết 
quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với 
các cô bác trong trường, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối 
thiên nhiên. 
Néi dung kh¶o s¸t cuối năm so với đầu năm 
Nội Dung 
Số 
trẻ 
Đầu năm Cuối năm 
Đ Tỷ 
lệ % 
CĐ Tỷ 
lệ % 
Đ Tỷ lệ 
% 
C
Đ 
Tỷ 
lệ 
% 
Yêu thương người thân 
trong gia đình 
30 19 63% 11 37% 30 100
% 
0 0 
Quan tâm đến bạn bè 30 16 53% 14 47% 28 93% 2 10% 
Quan tâm chia sẻ với các 
bạn nhỏ bất hạnh 
30 15 50% 15 50% 26 87% 4 13% 
Trẻ biết cách thể hiện tình 
yêu thương 
30 15 50 15 50% 27 90% 3 10% 
 18 
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận: 
 Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới 
xung quanh. Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện 
thông qua những lới nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân 
thiện; qua những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, 
hoạn nạn... Tình yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở việc con người sống gần 
gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh. 
 Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm 
yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 
Chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, 
bạn bè và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, ... và 
môi trường xung quanh. 
Thông qua việc áp dụng “Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn biết 
yêu thương chia sẻ” tôi thấy các con lớp tôi đã lớn khôn lên rất nhiều, biết mở 
lòng mình yêu thương mọi người, mọi vật xung quanh. Tình yêu thương ấy đã 
lan tỏa tới bố mẹ, các bạn bè của bé. 
II. Bài học kinh nghiệm 
 Sáng kiến “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia 
sẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những 
kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp 
và các nguồn tư liệu khác nhau. 
 Việc dạy bé biết yêu thương chia sẻ giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh 
khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú - những em 
bé lên năm với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên 
phải tận tâm tận lực: 
 - Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở 
thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. 
 - Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ 
huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chun.g 
 - Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh 
hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là 
một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, 
thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ. 
 - Thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham 
quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ 
được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, 
 19 
bạn bè, những cô bác trong trường, những bạn nhỏ cô đơn tàn tật, chăm sóc cây 
cối và các con vật nuôi. 
 - Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo 
phải dành nhiều thời gian thường xuyên dạy trẻ biết ‘ yêu thương chia sẻ”, sử 
dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. 
 - Xây dựng một số giáo án, tổ chức các trò chơi để củng cố hiểu biết, kĩ 
năng cho trẻ. 
III. Kiến nghị 
* Trong phạm vi lớp học 
 - Cô giáo chuẩn bị nhiều nội dung, hình ảnh về những việc làm tốt, những 
tấm gương điểm hình được tuyên dương để trẻ tri giác. 
 - Trang bị ở góc thư viện nhiều bài thơ, câu chuyện về kỹ năng yêu 
thương chia sẻ, những câu chuyện mang tính chất nêu gương để giáo dục trẻ (Có 
hình ảnh minh họa). 
 - Góc tuyên truyền có nhiều bài viết và hình ảnh cho phụ huynh tham 
khảo. 
* Đối với các bậc phụ huynh: 
 - Sống gần gũi quan tâm chia sẻ yêu thương với mọi người mọi vật để là 
tấm gường sáng cho trẻ noi theo. 
 - Phối hợp tốt với giáo viên để giáo dục trẻ. 
* Đối với nhà trường: 
 - Cần tổ chức nhiều các hoạt động về kỹ năng sống, kỹ năng yêu thương 
chia sẻ thông qua các chương trình ngày lễ ngày hội để cho trẻ được tham gia. 
 - Cần tổ chức cho giáo viên tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với 
các đồng nghiệp ở các trường điểm, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ 
năng sống cho trẻ để củng cố về phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép 
các hoạt động giáo dục kỹ năng yêu thương chia sẻ cho trẻ ở trường mầm non. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện “Một Số biện dạy trẻ mẫu 
giáo bé 3 - 4 tuổi biết yêu thương, quan tâm chia sẻ”. Bước đầu đã thu được 
một số kết quả đáng kể như đã trình bày ở trên. Trong quá trình thực hiện vẫn 
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý kiến 
của Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bè 
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 20 
D/ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
Hình 1: Cô động viên chia sẻ trẻ nhút nhát 
 Hình 2: Cô và trẻ chào nhau theo cách trẻ lựa chọn 
 21 
Hình 3: Trẻ xem phim và đàm thoại về kĩ năng yêu thương chia sẻ 
Hình 4: Trẻ chia đồ chơi cho bạn 
 22 
Hình 5: Bé dán hoa và làm bưu thiếp chúc mừng bà và mẹ 
Hình 6: Bé chia sẻ niềm vui với bạn trong ngày sinh nhật 
 23 
Hình 7: Tặng hoa cho bạn nhân ngày 8/3 
Hình 8: Bé tưới cây 
 24 
Hình 9: Trẻ chia sẻ với bạn về người thân trong gia đình 
Hình 10: Tuyên truyền với phụ huynh 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_be_3_4_t.pdf