Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Kim Lan

Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để làm người đang là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay. Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả trước những nhu cẩu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời hướng tới một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống.

Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình chính là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 giờ được. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cẩn thiết.

Cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện nay thì việc đòi hỏi trẻ phải có một sự phát triển toàn diện. Ngoài những lượng kiến thức được cung cấp cho trẻ để làm nền tảng thì trẻ còn cẩn phải có kỹ năng tự bảo vệ bản thân của riêng mình như: Kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng xử lý khi bị thất lạc. cũng chiếm phẩn lớn đối với sự phát triển của trẻ. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là năng lực của mỗi trẻ giúp giải quyết những nhu cẩu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.

 

doc 30 trang vuthom 08/10/2022 44304
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Kim Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Kim Lan

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Kim Lan
 dễ hiểu phù hợp	với khả năng nhận thức của trẻ. Sau đây là một số tình huồng tôi đã áp dụng. 
Tình huống thứ nhât: Nếu có người lạ cho con bánh, kẹo và rủ con đi chơi thì con làm như thế nào? Minh chứng 4.
Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi.
Tiếp theo phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là: biết cách từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”.
Tôi đặt giả thiết nếu con từ chối nhưng họ vẫn một mực dúi quà vào tay con và có ý lôi kéo con thì lúc đó con làm gì?. Với giả thiết này tôi muốn trẻ có phản ứng thật nhanh như hét to, cáu thật mạnh vào tay người lạ và chạy nhanh đến người thân gẩn đó hoặc chỗ đông người
Mời trẻ lên đóng vai, một cô giáo khác đóng vai người lạ. Thông qua vai trẻ đóng trẻ sẽ ứng phó	với tình huống	theo sự hiểu biết của bản thân, từ đó giúp trẻ khắc sâu hơn những kinh nghiệm mà trẻ có được
Tình huống thứ 2: Bị lạc bố mẹ khi đi xem lễ hội, siêu thị, khu vui chơi.
Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ sẽ đưa ra cách giải quyết của riêng trẻ.	 Gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm vậy có được không?, tạo sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất:
Khi bị lạc bé hãy bình tĩnh, không khóc hay la hét và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể tìm đến những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ bảo vệ, cô bán hàng để giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con.
Tình huống thứ 3: Con làm gì khi bạn rủ chơi đá bóng ngoài lề đường, vỉa hè
Cho trẻ suy nghĩ là đưa ra cách giải quyết của mình. Trong khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra giả thiết: nếu chơi bóng ngoài đường thì sẽ nguy hiểm như thế nào?. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ hiểu vấn đề đó là: Tuyệt đối không chơi chơi đá bóng ngoài lề đường vỉa hè vì sẽ dễ gây ra tai nạn xe cộ dẫn đến nguy hiểm đến bản thân.
Khi gặp tình huống này các bé chỉ cẩn nói với bạn mình: Mình không chơi đâu vì mẹ nói chơi gẩn đường giao thông rất nguy hiểm
Thông qua nhiều tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cẩu trẻ suy nghĩ vận dụng kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án hiệu quả nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm ta cẩn dạy trẻ. Những tình huống có vấn đề được giáo viên đưa vào trong các hoạt động giáo dục trẻ đã giúp trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống
Biện pháp 4: Thường xuyên đưa nội dung giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể vào dạy cho trẻ
Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại đến trẻ như: Ôm, hôn. Đụng chạm vào vùng kín của trẻ. Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể xác và tâm lý đối với nạn nhân. Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể. Với chủ đề ”bản thân” tôi dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ những bộ phận không ai được đụng đến ngoài bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, y tá hay bác sỹ khi đi khám bệnh có bố mẹ ở đấy. Minh chứng 5
Đối với trẻ 4-5 tuổi các cháu chưa thể hiểu được tên gọi các bộ phận thể hiện giới tính, giáo viên cũng không thể sử dụng tên gọi bộ phận sinh dục nam- nữ trong y khoa để nói với trẻ. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng búp bê trai , búp bê gái mặc đồ bơi, những bộ phận cơ thể được đồ bơi che là các bộ phận riêng tư, vùng kín là nơi con nên tôn trọng, giữ gìn vệ sinh không nên để mọi người thấy bộ phận riêng tư của mình và đặc biệt tuyệt đối không cho bất cứ ai động vào cũng như không được đụng chạm vào, bộ phận riêng tư, vùng kín của bất cứ ai, của bất cứ bạn nào trong lớp.
Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến việc gẩn gũi, trò chuyện cùng trẻ giúp trẻ chia sẻ cách cháu giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh bộ phận riêng tư( thường xuyên tắm rửa) cũng như mạnh dạn chia sẻ với cô về những hành động không nên của bạn cùng lớp đối với cơ thể mình( đặc biệt một số hành động của bé trai đối với bé gái khi ở lớp). Điều này trong quá trình giảng dạy đã có rất nhiều giáo viên từng gặp phải, mặc dù người lớn chúng ta thường quan niệm rằng trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, trẻ chưa biết gì. Tuy nhiên với bản thân là một giáo viên cũng là một người mẹ tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta không ngăn chặn những hành động này thì vô hình dung giáo viên chúng ta đã giúp trẻ nghĩ rằng hành động xâm hại cơ thể của bạn cùng giới hay khác giới là không có gì sai.
Chính vì vậy song song việc giúp trẻ	 hiểu về giới	tính	của bản thân, về vùng riêng tư của trẻ, tôi còn đề ra một số qui định ở lớp như:
Đi vệ sinh đúng nơi qui định( phòng vệ sinh nam-nữ riêng) Minh chứng 6
Bạn trai không được nhìn bạn gái khi đi vệ sinh, khi thay đồ và ngược lại
Không được nghịch, chơi đùa với bộ phận riêng tư của mình
Ngoài ra, tôi còn dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo quy tắc "Năm ngón tay" . Các nội dung trong quy tắc được viết thành bài hát “ Năm ngón tay xinh” do Tổng đài Quốc gia trẻ em phát hành năm 2017. Trong quá trình dạy trẻ tôi thường xuyên sử dụng bài hát này cho trẻ nghe, hiểu và thực hiện một cách nhanh hơn.
- Quy tắc 5 ngón tay như sau:
Ngón cái - gẩn mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý để cho thành viên trong gia đình ôm hôn để thể hiện tình yêu, tắm rửa cho bé khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn thì bé sẽ tự tắm và thay quẩn áo trong phòng.
Ngón trỏ - tượng trưng cho thẩy cô, bạn bè trong trường, lớp hoặc họ hàng trong gia đình những người này có thể nắm tay hoặc chơi đùa song chỉ dừng lại ở đó nhưng chạm vào ”vùng đồ bơi” bé sẽ hét to và gọi mẹ.
Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm bạn bè của cha mẹ, những người này bé chỉ cẩn bắt tay, cười, chào hỏi.
Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé gặp lẩn đẩu với những người này bé chỉ cẩn dừng lại ở mức độ vẫy tay chào.
Ngón út - ngón tay xa bé nhất thể hiện những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an đối với những người này bé hoàn toàn có thể bỏ chạy hét to để thông báo với người xung quanh.
Bên cạnh đó tôi xây dựng các bước phòng tránh xâm hại cơ thể giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện bằng cách đưa ra tình huống nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng chạm vào vùng kín của con hoặc yêu cẩu con nhìn và đụng chạm vùng kín của họ thì các con sẽ làm gì?
Bước 1: Phản đối nói “Không”, xua tay, cắn thật mạnh tay, vai kẻ xấu
Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi người chú ý đến mình).
Bước 3: Kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố mẹ và những người các con tin cậy để người 	lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con được an toàn hơn.
Biện pháp 5: Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
Ngoài việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trên lớp, tôi còn kết hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ nhằm giúp các cháu có được kỹ năng tự bảo vệ tốt nhất, đảm bảo sự an toàn cho trẻ ở trường cũng như ở nhà, ở ngoài xã hội. Những giờ học về kĩ năng sống tôi đều	 mời phụ huynh tham gia, vừa	để lắng nghe, quan sát phản ứng của con mình trước các tình huống vừa có thể tạo điều kiện để phụ huynh gặp gỡ trao đổi vơi giáo viên về tính cách đặc điểm của con em mình cho giáo viên nắm bắt dễ dàng hơn. Minh chứng 7
Ngoài ra tôi còn dành thời gian phù hợp trong giờ đón, trả trẻ để trao đổi những thông tin, hoặc cung cấp thông tin cho một số phụ huynh không có điều kiện cập nhật thông tin liên quan đến sự an toàn của trẻ hàng ngày. Một số thông tin có tính thời sự được tôi hết sức lưu tâm, tôi thu thập thông tin quà đài báo in ấn cẩn thận trang trí lên bảng tuyên truyền
Ngoài ra, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự bảo vệ bản thân, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lí thì trẻ sẽ	 vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.
Thông qua các cuộc họp đẩu năm, cuối kì tôi trao đổi thẳng thắn và đưa ra một số yêu cẩu đối với phụ huynh như sau:
Không để đồ vật, dụng cụ nguy hiểm gẩn nơi sinh hoạt của trẻ.
Không rời mắt khỏi trẻ khi cho các cháu đến những nơi đông đúc, tuyệt đối không cho trẻ chơi một mình ở những nơi nguy hiểm: ngoài đường, ao, hồ, công trình xây dựng...
Hạn chế việc nhờ người quen, hàng xóm láng giềng đưa đón trẻ đi học.
Tập cho trẻ gái có thói quen mặc quẩn lót khi còn bé.
Cha mẹ hạn chế thể hiện tình cảm thái quá đối với con như thường xuyên nựng nịu bộ phận riêng tư của trẻ.
Tuyệt đối không để cho con chứng kiến( nhìn thấy, nghe thấy) vấn đề riêng tư, tế nhị của cha mẹ.
Gia đình tránh xem phim ảnh mang tính chất bạo lực trước mặt trẻ
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện chia sẻ cùng con, không vội vàng phê phán đúng - sai , luôn tin tưởng vào năng lực của trẻ.
Đối với một số phụ huynh không có thời gian tham gia vào cuộc họp , đặc biệt là những cháu con em của gia đình khó khăn, người đồng bào dân tộc thiểu số tôi đã tìm gặp trực tiếp trao đổi thông tin cẩn thiết đặc biệt là vấn đề phòng tránh xâm hại trẻ, tôi cẩn thận trao gửi một sô tài liệu liên quan đến vấn đề này giúp phụ huynh bảo vệ con em mình, và cùng với nhà trường xã hội nâng cao kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
* Tính mới của giải pháp
Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thật sự rất cẩn thiết, bởi trong cuộc sống hiện nay luôn bao quanh những mối nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra với trẻ khi ở trường, ở nhà hay ngoài xã hội. Trang bị cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân cũng chính là trang bị cho trẻ hành trang để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh hơn. Ở cấp học Mẩm non, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa được cụ thể hóa thành một bộ môn trong chương trình học của trẻ, mà đơn thuẩn chỉ là lồng ghép vào các hoạt động trong ngày: trò chuyện lúc đón trả trẻ, lồng ghép giáo dục lúc dạo chơi, tham quan trong giờ hoạt động có chủ đích...Chính vì vậy thời gian cho trẻ nhận thức, rèn luyện, thực hành về kĩ năng tự bảo vệ bản thân rất ít, trẻ sẽ không hiểu nguyên nhân vì sao phải làm như vậy, mặc khác còn khiến trẻ mau quên những kĩ năng này. Chính vì vậy để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục kĩ năng cho trẻ, tôi đã mạnh dạn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ dưới hình thức như một tiết học. Thông qua các tiết học giáo dục kĩ năng sống trẻ được làm việc nhóm, nói lên hiểu biết của bản thân, trẻ sẽ nhận thức, một cách rõ ràng các kĩ năng cẩn có để bảo vệ bản thân.
Bên cạnh đó việc sử dụng các tình huống giả định được tôi đặc biệt chú trọng điều này khác hẳn với những năm học trước, trong quá trình dạy trẻ giáo viên chủ yếu sử dụng tranh ảnh, video minh họa để lồng ghép giáo dục trẻ, điều này đã hạn chế việc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cách xử lý của mình trước những tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, việc thường xuyên đưa ra các tình huống cụ thể đời thật với trẻ đã giúp mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
Việc giáo dục các kĩ năng cơ bản giúp trẻ biết bảo vệ bản thân mình là điều mà các giáo viên luôn đặc biệt quan tâm, tuy nhiên việc giúp trẻ tiếp cận với kĩ năng tránh xâm hại cơ thể( xâm hại trẻ em) thực tế trong giảng dạy còn rất ít, hẩu như trẻ chỉ được học về sự khác biệt về đặc điểm bên ngoài, sở thích, trang phục của bạn gái- bạn trai. Rất ít giáo viên mạnh dạn đưa nội dung này vào giáo dục cho trẻ hoặc có đưa vào thì cũng dừng lại ở mức giúp các cháu tiếp cận vấn đề chứ chưa đi sâu vào giáo dục giới tính cũng như những kĩ năng phòng tránh xâm hại. Chính vì vậy để mang lại hiệu quả trong việc giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại cơ thể tôi đã đưa nội dung này vào để giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tóm lại việc đưa ra các biện pháp mới dựa trên kết quả của cách làm cũ đã mang lại sự chuyển biết khá rõ rệt trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Trong thời gian gẩn 1 năm thực hiện hiệu quả trên trẻ được kiểm chứng ở các lớp 5-6 tuổi tại trường MN Kim Lan.
4. Hiệu qủa của sáng kiến.
Sau khi thực hiện các biện pháp, tôi thăm dò ý kiến của đồng nghiệp cùng bằng cách đưa ra một số câu hỏi
Biện pháp đưa ra đã phù hợp với đặc điểm của trẻ chưa?
Hiệu quả khi thực hiện các biện pháp như thế nào? ...
Hẩu hết các câu hỏi thăm dò đều được sự nhất trí của đồng nghiệp và các biện pháp tôi đưa ra trong đề tài đã được sử dụng và mang lại hiệu quả hết sức bất ngờ tại các lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường cụ thể như sau: Trẻ đã có nhận thức khá rõ ràng cụ thể về những nguy hiểm có thể xảy đến với mình, Có ý thức tốt trong việc tránh xa các đồ vật sắc nhọn, đồ dễ cháy nổ,
tránh xa những nơi nguy hiểm như nước sôi, đường giao thông, công trình, ao hồ...Trẻ ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn nhận thức được giới tính của bản thân, biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại cơ thể.
Bảng so sánh đối chiếu với kết quả khi thực hiện công việc theo cách cũ
Kết quả khảo sát đầu năm (Tháng 09/2020) và sau khi thực hiện biện pháp mới (Cuối năm 2021)
Mức độ
nhận thức
 Nội dung
 khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
	Đạt
Chưa đạt
	Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Số trẻ
Tỷ lệ
%
Trẻ không chơi với những đồ vật nguy hiểm, chơi ở nơi nguy hiểm
20
67
10
33
27
90
3
10
Trẻ không đi theo và nhận quà của người lạ
19
63
11
37
28
93
2
7
Trẻ biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị lạc hoặc gặp nguy hiểm
15
63
11
37
27
90
3
10
Trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng cách
20
67
10
33
28
93
2
7
Trẻ biết các hành vi xâm hại cơ thể
14
47
18
53
24
80
6
20
* Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy những thay đổi rõ rệt ở trẻ như sau:
- Trẻ không chơi với những đồ vật nguy hiểm, chơi ở nơi nguy hiểm
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 67% lên 90%,
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 33% xuống 10%
- Trẻ biết và hiểu cách tạo ra sản phẩm .
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 63% lên 93%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 37% xuống 7%
- Trẻ biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị lạc hoặc gặp nguy hiểm.
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 63% lên 90%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 37% xuống 10%
- Trẻ biết đội mũ bảo hiểm đúng cách
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 67% lên 93%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm: 33% xuống 7%
- Trẻ biết các hành vi xâm hại cơ thể.
+ Tỷ lệ trẻ đạt tăng: 47% lên 80%
+ Tỷ lệ trẻ chưa đạt giảm 53% xuống 20%
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện lâu dài, nhằm ngay từ đẩu hình thành cho trẻ có hiểu biết ban đẩu về quy tắc ứng xử hành vi văn minh trong giao tiếp cũng như, các em cẩn biết nguy hiểm để tránh xa, trái với nguy hiểm cho bản thân mình là an toàn. Để đạt hiệu quả trong quá trình giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường Mẩm non
Trước hết giáo viên phải luôn học hỏi, tìm hiểu, thường xuyên xem tin tức, thời sự, báo chí để nắm bắt được các tình huống xảy ra hằng ngày để làm vốn kinh nghiệm dạy trẻ.
Tạo môi trường trong và ngoài lớp học thật sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, không gian rộng rãi để trẻ tham gia vào các hoạt động. Bố trí, sắp xếp các góc chơi phù hợp với các trò chơi, các tình huống giả định cũng như đồ dùng, đồ chơi phải an toàn, phong phú, đa dạng để lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động.
Giáo viên cẩn phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trẻ để trao đổi những phương pháp, nội dung cẩn dạy trẻ tự bảo vệ bản thân. Vì để dạy trẻ được kỹ năng tự bảo vệ bản thân thì không chỉ được dạy ở trường mà còn phải rèn luyện thực hiện đều đặn khi ở nhà.
Cha mẹ hãy bỏ qua những quy định tồn tại trước đó, tự đặt tình huống cùng 
bàn luận với trẻ, hãy để trẻ tự nói lên những hiểu biết của mình về các tình huống đó.Thường xuyên kể chuyện, trò chuyện với trẻ hằng ngày để trẻ ngày càng được mở rộng những hiểu biết của mình hơn.
Không tước đoạt của trẻ quyền làm trẻ con hãy để cho trẻ được làm trẻ con thật sự đừng mong	đợi trẻ là một người giống như người lớn	 hoặc như người lớn mong muốn. Hãy giúp trẻ lớn lên là chính nó một cách an toàn, tự lập.
2. Bài học kinh nghiệm.
Qua thực tế tổ chức hoạt động cho trẻ và từ những kết quả đạt được, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Là một giáo viên Mầm non tôi luôn nhận thức được tẩm quan trọng của vấn đề giáo dục kĩ năng sống từ khi trẻ còn bé. Chính vì vậy, trong những năm qua trong mọi hoạt động giáo dục trẻ tôi luôn tìm tòi nhiều biện pháp để lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ như công tác xây dựng môi trường trong và ngoài lớp, trang trí bảng tuyên truyền, trò chuyện với trẻ về kĩ năng tự bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi.
Cô giáo phải là người kiên trì nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, luôn có những biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
Thường xuyên nghiên cứu tài liệu trên sách báo, trên mạng internet để cập nhật được các xu hướng mới về giáo dục.
3. Khuyến nghị đề xuất.
* Đối với phòng giáo dục:
Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo.
Cần tổ chức chuyên đề: “Tổ chức hoạt động kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo” ở cấp trường hoặc cấp huyện để tất cả các giáo viên mạnh dạn áp dụng.
Cung cấp tài liệu cũng như tổ chức tập huấn cho giáo viên vào đầu năm học.
* Đối với nhà trường:
Thường xuyên tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường để giáo viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau
Nhà trường cẩn bổ sung các tài liệu, tranh ảnh, truyện, thơ về giáo dục kĩ năng sống
Tổ chức nhiều hội thi có sự tham gia của cha mẹ trẻ: Bé thông minh , bé khỏe bé ngoan...
* Đối với giáo viên
Giáo viên cẩn phải có nhận thức đúng đắn về tẩm quan trọng, ý nghĩa của việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân để từ đó lựa chọn nội dung giáo dục, hình thức và biện pháp thực hiện dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho phù hợp, tích cực nghiên cứu tìm cái mới, sáng tạo để khơi gợi và phát huy sự tham gia tích cực của trẻ bên cạnh sự hướng dẫn của	giáo viên, không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của người lớn.
Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biên pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Kim Lan”. Rất mong Hội đồng khoa học đánh giá và góp ý để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
1. ẢNH MINH CHỨNG.
Minh chứng 1
Minh chứng 2
Minh chứng 3
Minh chứng 4
Minh chứng 5
Minh chứng 6
Minh chứng 7
2. PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU KHẢO SÁT KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON KIM LAN
(ĐẦU NĂM) 
Họ và tên trẻ:
Lớp:...
Trường:.
Giáo viên đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Trước khi thực hiện
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Không chơi với những đồ vật nguy hiểm, chơi ở nơi nguy hiểm
Không đi theo và nhận quà của người lạ.
Biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị lạc hoặc gặp nguy hiểm
Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách
Biết các hành vi xâm hại cơ thể
PHIẾU KHẢO SÁT KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON KIM LAN
(CUỐI NĂM) 
Họ và tên trẻ:
Lớp:...
Trường:.
Giáo viên đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Sau khi thực hiện
Nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Không chơi với những đồ vật nguy hiểm, chơi ở nơi nguy hiểm
Không đi theo và nhận quà của người lạ.
Biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị lạc hoặc gặp nguy hiểm
Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách
Biết các hành vi xâm hại cơ thể

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_bao_v.doc