Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài tôi thống kê phân tích các hướng nghiên cứu giải toán có lời văn trong môn Toán của chương trình sách giáo khoa lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy.

Nội dung về giải toán có lời văn được đưa vào giảng dạy trong chương trình Toán lớp 3 như sau :

1. Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn , kém nhau bao nhiêu đơn vị.

2. Các bài toán về tích của hai số - chia thành các phần bằng nhau – chia thành nhóm – chia có dư.

3. Các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính.

4. Các bài toán về gấp một số lên nhiều lần – giảm đi một số lần .

5. So sánh số lớp gấp mấy lần số bé , số bé bằng một phần mấy số lớn.

6. Các bài toán tìm một phần mấy của một số.

7. Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

8. Các bài toán về hình học ( tính chu vi, diện tích )

9. Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng.

 

docx 22 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn
ĩa hết sức quan trọng, các em có đọc kĩ đề mới nắm bắt được các dữ kiện của bài toán, nếu đọc qua loa sẽ hiểu nhầm, hiểu sai về mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán và gây khó khăn cho bước tiếp theo. Gạch dưới một số thuật ngữ toán quan trọng có trong đề bài. Chẳng hạn: "kém 2 lần”, “ hơn 2 đơn vị”, “ gấp 3 lần”, “ bằng một phần ba”...
Ở bước này tôi luôn gọi những em giải toán chưa tốt đọc đề bài nhiều lần và nhấn mạnh ở những dữ kiện của bài toán và giúp cho học sinh hiểu một số thuật ngữ của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt đề toán
Đây là dạng diễn đạt ngắn gọn đề toán, tóm tắt đúng sẽ giúp cho học sinh có cách giải dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Nhìn vào tóm tắt là định ra các bước giải bài toán.
Có 4 cách tóm tắt đề toán:
Cách 1: Dưới dạng câu ngắn
Cách 2: Dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng
Cách 3: Dưới dạng hình vẽ
Cách 4: Tóm tắt bằng kí hiệu
Tuỳ vào dạng toán mà tôi hướng dẫn cho các em cách tóm tắt phù hợp
Khi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc hình vẽ cần phải đảm bảo tính cân đối, chính xác.
Ở những dạng toán học sinh mới gặp lần đầu, giáo viên có thể làm mẫu tóm tắt. Sau đó nên gợi ý, hướng dẫn học sinh tự mình tóm tắt đề toán thì tốt hơn.
Sau khi tóm tắt xong giáo viên cho học sinh nhắc lại ngắn gọn đề toán ( bằng tóm tắt) mà không cần nhắc lại nguyên văn.
Bước 3: Phân tích đề toán để tìm cách giải
Bước phân tích đề toán để tìm ra cách giải là bước quan trọng nhất trong quá trình giải một bài toán của học sinh, đồng thời cũng là bước khó khăn nhất đối với các em.Vì vậy khi giải một bài toán tôi thường xuyên rèn luyện, hướng dẫn các em phân tích từng bước một cách rõ ràng, chính xác thông qua hệ thống câu hỏi, câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu. dần dần các em sẽ quen dần và sẽ biết phân tích, lập sơ đồ phân tích bài toán trong khi giải một cách đúng đắn và nhanh chóng.
Ví dụ: Bài 1/50 (SGK)
 Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh7 tấm bưu ảnh. Hỏi hai anh em có tất cả bao nhiêu tấm bưu ảnh?
Ta có thể dùng phương pháp phân tích để hướng dẫn học sinh suy luận như sau:
H: Bài toán hỏi gì? ( Hai anh em có tất cả bao nhiêu tấm bưu ảnh)
H: Muốn biết hai anh em có tất cả bao nhiêu tấm bưu ảnh ta làm như thế nào?( Lấy số bưu ảnh của anh cộng với số bưu ảnh của em)
H: Số bưu ảnh của anh biết chưa? ( Biết rồi )
H: Số bưu ảnh của em biết chưa? ( Chưa biết). Muốn tìm số bưu ảnh của em ta làm thế nào? (Lấy số bưu ảnh của anh trừ đi 7 )
Có thể ghi vắn tắt quá trình phân tích trên bằng sơ đồ:
Tất cả
! !
Anh + Em
! !
Anh – 7
Khi phân tích một bài toán cần hướng dẫn cho học sinh có thói quen tự đặt câu hỏi, chẳng hạn:
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn trả lời câu hỏi của bài toán phải biết gì? Phải thực hiện những phép tính gì? Từ những dữ kiện đã cho có thể biết được gì? Muốn biết thì phải làm phép tính gì?Làm phép tính đó có cần thiết cho việc trả lời câu hỏi của bài toán không?...
Khuyến khích hướng dẫn học sinh biết nhận xét, tìm cách giải bài toán bằng nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời biết chọn cách giải hay nhất, đơn giản nhất. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính sáng tạo, rèn luyện tư duy linh hoạt, phát triển trí thông minh. Đồng thời nó đem lại niềm hứng thú cho học sinh trong khi học toán.
Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải
Sau khi học sinh đã tìm được cách giải bài toán bằng phương pháp phân tích, lập sơ đồ giải toán,thì việc trình bày bài giải không phải là bước khó khăn lắm đối với các em.Tuy vậy cũng cần hướng dẫn cho các em bết viết lời giải và trình bày bài giải một cách khoa học rõ ràng, chính xác và đầy đủ theo phương pháp
tổng hợp, ngược với phương pháp phân tích để tìm lời giải. Chẳng hạn, đối với bài toán ở ví dụ 1, từ sơ đồ này ta có thể đi ngược từ dưới lên để trình bày bài giải như sau:
Bài giải:
Số bưu ảnh của em là: 15 – 7 = 8 ( tấm)
Tất cả số bưu ảnh của hai anh em là: 15 + 8 = 23 ( tấm )
Đáp số: 23 tấm bưu ảnh
Bước 5: Kiểm tra và thử lại các kết quả
Việc giúp cho học sinh có thói quen tự kiểm tra lại kết quả của bài toán đã tìm ra là một việc rất quan trọng, vì nó giáo dục các em đức tính cẩn thận, chu đáo, ý thức trách nhiệm với công việc mình làm.
Có thể dùng các hình thức kiểm tra sau:
Xét tính hợp lí của đáp số
Trong trường hợp bài toán có nhiều cách giải mà tất cả các cách giải đều dẫn tới cùng một đáp số thì đáp số đó là đúng.
Thử lại đáp số dựa vào các mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm bằng cách lập bài toán ngược lại bài toán đã giải, coi đáp số tìm đượclà số đã biết và một trong những số đã cho là chưa biết. Nếu tìm thấy đáp số của bài toán ngược này đúng bằng số đã cho coi là chưa biết ấy thì bài toán đã được giải đúng.
Ví dụ: Xét tính hợp lí của bài toán trên là:
Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có 8 tấm bưu ảnh.Vậy số bưu ảnh của em ít hơn của anh là:	15 – 8 = 7 (tấm)
Cả hai anh em có 23 tấm bưu ảnh mà anh có 15 tấm bưu ảnh, vậy em có số tấm bưu ảnh là:
23 – 15 = 8 ( tấm)
Vậy bài toán giải đúng
Các hoạt động để hướng dẫn học sinh :
Yêu cầu HS đọc kĩ đề toán. (ít nhất 2 lần).
Cho HS nhận dạng bài toán, từ đó biết tóm tắt bài toán bằng chữ hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Hướng dẫn HS phân tích đề tìm cách giải :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
GV dùng hệ thống câu hỏi để gợi mở cho HS trả lời, tìm ra hướng giải đúng cho bài toán.
Yêu cầu HS thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách giải.
HS làm việc cá nhân. Thực hiện bài làm trên bảng, làm vào vở , làm vào phiếu bài tập, 
GV theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn HS làm bài tốt, đúng thời gian quy định.
Áp dụng từng dạng toán có lời văn cụ thể như sau :
Phương pháp giải toán dạng : Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
VD : Thùng thứ nhất có 36 lít dầu, thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất 8 lít dầu. Hỏi cả 2 thùng có bao nhiêu lít dầu ?
* Hướng dẫn giải :
+ Bước 1 : Yêu cầu HS đọc kĩ đề toán (2 lần).
+ Bước 2 : Tóm tắt đề toán :
- Bài toán có dạng toán gì ?
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
- Vậy ta tóm tắt bằng gì ?
ít hơn 1 số đơn vị giải bằng 2 phép tính.
Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Thùng 1 :
Thùng 2 :
Tóm tắt :
36 lít
? lít

8 lít

? lít
9
+ Bước 3 : Phân tích đề toán để tìm cách giải :
Muốn tìm số lít dầu cả 2 thùng, ta phải tìm số lít dầu thùng nào ?
Thùng thứ 2 ít hơn thùng thứ nhất 8 lít. Vậy muốn tìm số lít dầu thùng thứ hai ta thực hiện phép tính gì ?
Muốn tính số dầu cả 2 thùng,
ta làm phép tính gì ?
Tìm số lít dầu thùng 2.
Tính trừ (36 – 8)
Tính cộng. (Lấy số dầu thùng thứ nhất cộng với số dầu thùng thứ hai).
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Số dầu thùng thứ hai có là : 36 – 8 = 28 (l)
Số dầu cả hai thùng có là : 36 + 28 = 64 (l)
Đáp số : 64 l.
Phương pháp giải toán dạng các bài toán về tìm tích của hai số, chia thành các phần bằng nhau – chia thành nhóm – chia có dư.
VD : Có 5 thùng kẹo, mỗi thùng chứa 8 hộp kẹo, mỗi hộp kẹo có 32 viên kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên kẹo ?
+ Bước 1 : Yêu cầu HS đọc kĩ đề toán (2 lần), tìm hiểu đề :
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Có 5 thùng kẹo, mỗi thùng chứa 8 hộp kẹo, mỗi hộp kẹo có 32 viên kẹo.
Hỏi có tất cả bao nhiêu viên kẹo ?
+ Bước 2 : Tóm tắt bài toán.
Tóm tắt :
1 thùng : 8 hộp kẹo
1 hộp : 32 viên kẹo 5 thùng : ? viên kẹo
+ Bước 3 : Hướng dẫn HS giải :
Muốn tìm số viên kẹo trong 5 thùng ta phải biết gì ?
Muốn tìm số viên kẹo có trong 1 thùng, ta làm thế nào ?
Có số kẹo của 1 thùng rồi, muốn tìm số viên kẹo trong 5 thùng , ta làm thế
nào?
Biết số viên kẹo có trong 1 thùng là bao nhiêu?
Lấy 32 x 8 (Lấy số kẹo 1 hộp gấp 8 lần lên để tìm số kẹo của 1 thùng).
Lấy số viên kẹo của 1 thùng vừa tìm được nhân với 5 để tìm số kẹo của 5
thùng.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Số viên kẹo của 1 thùng là : 32 x 8 = 256 (viên)
Số viên kẹo có tất cả là : 256 x 5 = 1280 (viên).
Đáp số : 1280 viên.
Phương pháp dạy học các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính :
VD : Hai chuồng gà có tổng cộng 82 con, chuồng thứ nhất có 47 con. Hỏi chuồng thứ hai kém hơn chuồng thứ nhất bao nhiêu con gà ?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Hai chuồng gà có tổng cộng 82 con, chuồng thứ nhất có 47 con.
Hỏi chuồng thứ hai kém hơn chuồng thứ
nhất bao nhiêu con gà ?
+ Bước 2 : Tóm tắt :
Chuồng thứ nhất :
Chuồng thứ hai :
47con
? con
? con
82 con
GV hướng dẫn
HS tóm tắt theo nội dung của bài tập
Bước 3 : Hướng dẫn giải :
Muốn biết chuồng 2 ít hơn chuồng 1 bao nhiêu con, ta phải biết gì ?
Muốn tìm số gà chuồng 2, ta làm thế nào?
Muốn so sánh chuồng 2 ít hơn chuồng 1 mấy con gà, ta làm thế nào ?
Đây là bài toán hợp giải bằng mấy phép tính ?
Biết số gà của chuồng 2.
Lấy 82 – 47. (Lấy tổng số gà 2 chuồng trừ số gà chuồng 1).
Lấy số gà chuồng 1 trừ số gà chuồng hai. (Lấy số lớn trừ số bé).
Giải bằng 2 phép tính.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Số gà chuồng 2 có là : 82 – 47 = 35 (con)
Số gà chuồng 2 ít hơn chuồng 1 là : 47 – 35 = 12 (con)
Đáp số : 12 con.
Phương pháp giải toán dạng các bài toán về gấp một số lên nhiều lần – giảm đi một số lần – so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
VD : Có hai bao gạo, bao thứ nhất có 45 kg gạo, bao thứ hai gấp đôi bao thứ nhất. Hỏi cả hai bao có bao nhiêu kilôgam gạo ?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bao thứ nhất có 45 kg gạo, bao thứ
hai gấp đôi bao thứ nhất.
- Bài toán hỏi gì ?
- Cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki
lôgam gạo ?
+ Bước 2 : Tóm tắt : GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Nếu vẽ đoạn thẳng biểu thị số gạo bao 1 là 1 phần thì đoạn thẳng biểu thị số gạo bao 2 là mấy phần như thế ?
Vẽ các phần này như thế nào với
nhau ?
. là 2 phần.
Các phần này bằng nhau.
Tóm tắt :
Bao thứ nhất : Bao thứ hai
45 kg

? kg
? kg
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải.
Muốn tìm số kilôgam của 2 bao, ta phải tìm số kilôgam của bao nào ?
Bao thứ hai có số gạo gấp mấy lần bao thứ nhất ?
Muốn tìm số gạo bao thứ 2, ta làm thế nào ? Vì sao ?
Muốn tìm số gạo của cả 2 bao, ta làm thế nào ?
Số kilôgam của bao thứ 2.
 gấp 2 lần.
Lấy 45 x 2.
Lấy số gạo bao thứ nhất cộng với số gạo của bao thứ thứ hai.
GV : Bài toán có dạng gấp một số lên nhiều lần, bài toán hợp giải bằng 2 phép tính. Ta có sơ đồ khối sau :
Số gạo 2 bao
||
Bao 1 + Bao 2
||	||
45 kg	45 x2
+ Bước 4 :	Trình bày bài giải
Bài giải :
Số gạo bao thứ hai có là : 45 x 2 = 90 (kg)
Số gạo 2 bao có tất cả là : 45 + 90 = 135 (kg)
Đáp số : 135 kg.
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
VD : Có hai tổ công nhân vận chuyển hàng hoá, tổ thứ nhất chuyển được 15 bao hàng hoá, tổ thứ hai chuyển 45 bao hàng hoá. Hỏi tổ thứ hai chuyển số hàng hoá gấp mấy lần tổ thứ nhất ?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề :
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Tổ thứ nhất chuyển 15 bao hàng hoá, tổ thứ hai chuyển 45 bao hàng hoá.
Hỏi tổ thứ hai chuyển số hàng hoá gấp
mấy lần tổ thứ nhất ?
+ Bước 2 : Tóm tắt :
Tổ thứ nhất chuyển :	15 bao. Tổ thứ hai chuyển :	45 bao.
Hỏi tổ thứ hai chuyển gấp ? lần tổ thứ nhất.
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải :

GV hướng dẫn mẫu cho HS tóm tắt.
Bài toán có dạng toán gì ?
Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, ta làm sao ?
Theo đề toán, số nào là số lớn, số nào là số bé ?
Vậy muốn biết tổ thứ hai chuyển
gấp mấy lần tổ thứ nhất, ta làm sao ?
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Lấy số lớn chia cho số bé.
45 bao là số lớn, 15 bao là số bé..
- Lấy 45 : 15.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Số lần tổ thứ hai chuyển gấp tổ thứ nhất là : 45 : 15 = 3 (lần)
Đáp số : 3 lần.
Phương pháp giải toán dạng các bài toán tìm một phần mấy của một số :
VD : Cửa hàng bán buổi sáng 318 lít xăng, buổi chiều bán số xăng bằng 1/3 buổi sáng. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán bao nhiêu lít xăng ?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề :
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Buổi sáng cửa hàng bán 318 lít xăng, buổi chiều bán số xăng bằng 1/3 buổi sáng.
Hỏi buổi chiều bán bao nhiêu lít xăng ?
+ Bước 2 : Tóm tắt :
Buổi sáng : Buổi chiều :
? l
318 l
GV hướng dẫn HS tóm tắt : Buổi chiều bán số xăng bằng 1/3 buổi sáng, nghĩa là số xăng buổi sáng mấy phần ? (3 phần), số xăng buổi chiều mấy phần ? (1 phần). Từ đó, chúng ta có thể tóm tắt theo sơ đồ
bên.
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải :
Bài toán có dạng toán gì ?
Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số, ta làm sao ?
Vậy muốn tìm số xăng bán
buổi chiều, ta làm sao ?
Tìm một phần mấy của 1 số.
... ta lấy số đó chia cho số phần.
- Lấy 318 : 3.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Số xăng bán buổi chiều là : 318 : 3 = 106 (l)
Đáp số : 106 l.
Phương pháp giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị :
VD : Có 9 thùng dầu như nhau chứa 414 lít. Hỏi 6 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu ?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Có 9 thùng dầu như nhau chứa 414 l.
Có 6 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu ?
+ Bước 2 :
GV hướng dẫn HS tóm tắt :
Có mấy thùng dầu ? (9). GV ghi : 9 thùng.
9 thùng đựng bao nhiêu lít dầu ? (414 l). GV ghi tiếp để có : 9 thùng :	414 l.
(GV chừa 1 dòng) (A) 6 thùng :	 l ?
Một HS nhìn tóm tắt nhắc lại đề toán.
+ Bước 3 : Hướng dẫn HS suy nghĩ tìm cách giải :
Bài toán cho gì ? (9 thùng đựng 414 l)
Bài toán hỏi gì ?	(6 thùng đựng bao nhiêu lít).
Muốn biết 6 thùng đựng bao nhêu lít, ta cần biết gì ? (1 thùng đựng bao nhiêu lít ?). GV ghi vào dòng (A) đã để trống từ trước :
1 thùng :	. l ?
Tóm tắt :
9 thùng :	414 l
1 thùng :	 l ?
6 thùng :	 l ?
9 thùng đựng 414 l, làm thế nào tính được 1 thùng đựng bao nhiêu lít ?
Biết số lít 1 thùng rồi, muốn tìm số
lít 6 thùng, ta làm sao ?
- Lấy 414 : 9.
- Lấy số lít một thùng nhân với 6.
GV chốt lại cách giải bài toán gồm 2 bước :
Bước 1 : Tính xem 1 thùng đựng mấy lít ? (dùng phép chia)
Bước 2 : Tính xem 6 thùng đựng mấy lít ? (dùng phép nhân).
GV : Ta gọi đây là bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị, vì điểm mấu chốt trong cách giải này là : Tính xem 1 thùng đựng được mấy lít, đơn vị ở đây là 1 thùng.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải.
Bài giải :
Số lít dầu đựng trong 1 thùng là : 414 : 9 = 46 (l)
Số lít dầu đựng trong 6 thùng là : 46 x 6 = 276 (l)
Đáp số : 276 l.
Phương pháp giải bài toán về yếu tố hình học :
VD : Hình vẽ dưới đây có số hình tam giác gấp mấy lần số hình vuông ?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề.
+ Bước 2 : Tóm tắt :
Muốn giải bài toán này, GV hướng dẫn HS vẽ hình, điền số vào hình để giải :
1
2
3
4
7
6
8
5
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải :
Tính số hình tam giác.
Tính số hình vuông.
So sánh số hình tam giác gấp mấy lần số hình vuông.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
Bài giải :
Có 12 hình tam giác : h1, h2, h3, h4, h5, h6, h7, h8, h2+3, h3+6, h6+7, h7+2. Có 6 hình vuông : h1+2, h3+4, h5+6, h7+8, h2+3+6+7, h1+2+3+4+5+6+7+8.
Vậy số hình tam giác gấp số hình vuông số lần là :
12 : 6 = 2 (lần)
Đáp số : 2 lần.
Phương pháp giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng :
VD : An đo chiều dài tấm bảng con được 2 dm 8 cm, chiều rộng tấm bảng con kém chiều dài 12 cm. Hỏi chu vi tấm bảng bằng bao nhiêu xăng-ti-mét
?
+ Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Chiều dài tấm bảng con 2 dm 8 cm, chiều rộng kém chiều dài 12 cm.
Chu vi tấm bảng con bằng bao nhiêu xăng-ti-mét
?
+ Bước 2 : Tóm tắt : Chiều dài :	2 dm 8 cm.
Chiều rộng : kém chiều dài 12 cm. Chu vi :	... cm ?
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải.
Muốn tìm chu vi tấm bảng, ta làm sao ?
Số đo nào đã biết, số đo nào chưa biết ?
Vậy ta cần tìm số đo nào ?
Làm thế nào để tìm số đo chiều rộng ?
Lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2.
Biết số đo chiều dài, số đo chiều rộng chưa biết.
Tìm số đo chiều rộng.
Lấy số đo chiều dài trừ 12 cm.
- Các số đo có cùng đơn vị không ?
Vậy ta cần làm gì ?
- Các số đo không cùng đơn vị, ta cần
phải đổi cho cùng đơn vị với nhau.
GV hướng dẫn lập số đồ khối sau :
Chu vi tấm bảng
||
(Chiều dài + Chiều rộng) x 2
||	||
28 cm	28 – 12
Giải ngược từ dưới lên để tìm kết quả
+ Bước 4 : Trình bày bài giải.
Bài giải :
2 dm 8 cm = 28 cm.
Số đo chiều rộng tấm bảng : 28 – 12 = 16 (cm)
Chu vi tấm bảng :
(28 + 16) x 2 = 88 (cm)
Đáp số : 88 cm.
Hiệu quả của sáng kiến
PHẦN KẾT LUẬN
Với những biện pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh được nâng lên rõ rệt , các em đã biết cách phân tích đề toán, biết đâu là “giả thiết” đâu là “kết luận”, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều biết cách trình bày bài toán giải, nhiều em đạt bài khá, giỏi vì có các câu trả lời rất sáng tạo phù hợp với yêu cầu cần tìm của bài toán. Tôi khảo sát kết quả việc giải toán của học sinh lớp 3C qua các kì đánh giá như sau :
Các kì
Đánh giá
TS
HS
HTT
%
HT
%
CHT
%
Giữa HKI
61
22
36,1
38
62,3
1
1,6
Cuối HKI
61
27
44,3
34
55,7
0
Giữa HKII
61
32
52,5
29
47,5
0
Ý nghĩa của sáng kiến
Qua quá trình áp dụng thực tiễn tôi nhận thấy rằng so với trước đây, học sinh khi giải bài toán có lời văn đã tự giác tích cực hơn trong học tập. Ngay cả những học sinh trước đây nhút nhát , ít hoạt động bây giờ cững bước đầu hoạt động có hiệu quả và rất đáng khen, tiết học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, hào hứng tạo sự thu hút đối với học sinh . Vai trò của người giáo viên thay đổi phù hợp với kiểu dạy theo hướng tích cực
Những bài học kinh nghiệm :
Trên cơ sở kết quả đạt được của học sinh, tôi rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải xác định chính xác năng lực, trình độ của học sinh từ đó phân loại học sinh để dạy theo hướng phân hóa đối tượng, chú trọng nhiều đến đối tượng học sinh trung bình, khá. Trong mỗi tiết học giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng HS tùy theo trình độ, tố chất của các em. Giáo viên cần nêu những câu hỏi, bài toán vừa với sức học, tránh những yêu cầu quá dễ hoặc quá khó làm cho HS giỏi, khá thấy nhàm chán, hoặc ngược lại tạo
tình trạng căng thẳng cho HS trung bình, yếu kém từ đó dễ nảy sinh tâm lý chán nản, lười biếng trong HS.
Dạy học sinh các bài tập từ dễ đến khó, nhất là phân tích các bài toán hợp thành các bài toán đơn trong các mối quan hệ để học sinh tự giải.
Chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc kỹ đề, phân tích, tìm ra yêu cầu một cách đầy đủ và chính xác.
Rèn kĩ năng tính toán chính xác, những em chưa thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ thì GV qui định thời gian cho các em học và thường xuyên kiểm tra .
Những ý kiến đề xuất
Để đạt được hiệu quả giáo dục cao thì mỗi người giáo viên tiểu học cần quán triệt tốt mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
Trước khi dạy bài mới giáo viên cần xem xét kĩ nội dung bài và định hướng việc sử dụng các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho hợp lí nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Tránh dạy chạy dập khuôn, máy móc.
Cần đầu tư đổi mới trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Tăng cường các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho việc dạy và học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy và học Toán.
Trên đây là Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn mà tôi đã áp dụng. Trong từng bài học, từng đối tượng học sinh, người giáo viên còn có thể linh hoạt sáng tạo ra nhiều biện pháp mới hơn nữa. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thơm
UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biªn b¶n chÊm vµ xÐt duyÖt s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Tªn SKKN : Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn
Tác gi¶ : NguyÔn Thị Th¬m M«n: Toán
§¬n vị: Trưêng tiễu häc Thanh Xuân Nam
Ðánh giá của hội đồng chấm ( Ghi tóm tắt những đánh giá chính)
Xếp loại : 
TÝnh sáng tạo : ./ 4 ®iễm TÝnh KH, SP : ./ 4 ®iễm TÝnh hiÖu qu¶ : ./ 6 ®iễm
TÝnh phỗ biến, øng dông : ./ 6 ®iễm
Tỗng số	®iễm
Ngưêi chấm 1	Ngưêi chấm 2	Ngµy... tháng .. n¨m 2018
Chủ tịch héi ®ồng xÐt duyÖt

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_giai.docx
  • pdfskkn_toan3_thom_8620188.pdf