Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán Lớp 3

 Toán học lại là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Để giúp học sinh đạt được mục đích trên, giáo viên cần thiết phải có nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phương pháp dạy học.

 Nếu giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

 

doc 30 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán Lớp 3

Báo cáo biện pháp Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán Lớp 3
kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút
 Mô hình đồng hồ
Trò chơi thứ 16: Tìm anh, tìm em, tìm bố, tìm mẹ.
 (Trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy đơn vị đo).
 * Mục tiêu: 
- Luyện ghi nhớ thứ tự bảng đơn vị đo độ dài. 
	- Rèn tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong nói năng, đi đứng.
* Chuẩn bị: Hai đội chơi. Mỗi đội 4 em ứng với 4 đơn vị đo trong bảng đơn vị đo. ( Số em chơi ứng với số đơn vị đo mà các em đã học) Một ban thư ký có giấy bút ghi chép. Thời gian chơi 5 phút. 
VD : GV thiết trên máy một băng giấy ghi như sau: 
 Bố
 Mẹ
Anh 
 em
 Km
 hm
 dam
 m
* Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội thi đua hai nhóm. Mỗi nhóm cử một bạn thư ký và 4 bạn chơi. Giáo viên bấm máy đưa băng giấy cho cả hai đội quan sát nhận xét trong một phút. Nếu cần thiết giáo viên hỏi các câu hỏi: Bố ứng với tên gì ? Mẹ ứng với tên gì ? Em tên là gì ? Tôi là dam em tôi là gìKhi giáo viên hô “ cuộc chơi bắt đầu”. Đội thứ nhất ra câu hỏi trước. Ví dụ: Tôi là km, con cả tôi là gì ? Đội hai trả lời ngay. Nếu không trả lời thì các bạn khán giả có thể trả lời thay. Sau khi trả lời xong đội thứ hai lại đặt câu hỏi ngay để đội thứ nhất trả lời. Và cứ thế cho đến hết 4 phút trò chơi dừng lại. Thư ký chấm điểm và tổng hợp mỗi 1 đáp án đúng cho 10 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc. 
 * Trò chơi có nội dung hình học:
Trò chơi thứ 17: Về đúng nhà mình.
(Trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy chu vi hoặc diện tích hình vuông; hình chữ nhật.)
* Mục tiêu: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
* Chuẩn bị : Các miếng bìa có vẽ hình ngôi nhà, vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
Chu vi:	Chu vi Diện tích Diện tích
a x 4	 (a + b) x 2 a x a a x b
* Cách chơi: Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo 1 miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên,thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: 
“Ttrời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai ”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi’’ thì lập tức các “chú thỏ” phải về đúng nhà của mình ( Tức ngôi nhà có hình công thức mình đang đeo). Ai nhanh nhất được phong tặng: “Chú thỏ nhanh nhất ”. Còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui.
Trò chơi thứ 18: Hái hoa toán học.
(Trò chơi này được sử dụng ở tiết liên quan đến hình học ).
 * Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về hình học như đoạn thẳng cắt nhau, góc, chu vi, diện tích các hình. Phát triển khả năng diễn đạt và phát huy tính tích cực của các em học sinh.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây thông hay một cây cảnh đặt ở giữa lớp. Treo sẵn trên cây có các bông hoa được cắt bằng giấy trong đó có ghi nội dung câu hỏi. Tuỳ theo nội dung bài để lựa chọn ghi trong hoa, nhưng thường hình thức này dùng ở các bài ôn tập cuối năm. Thời gian chơi trò chơi từ 10 đến 15 phút tuỳ bài có thể dài hơn hoặc rút ngắn.
+ Các bông hoa có thể ghi như sau:
 + Quan sát hình bên hãy cho biết: 
a. Các đoạn thẳng song song với nhau.
b. Các đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông ? 
- Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chu vi hình 1 bằng chu vi hình 2. H1	 H2
B. Diện tích hình 1 bằng diện tích hình 2.
C. Diện tích hình 2 lớn hơn diện tích hình 1.
D. Chu vi hình 1 lớn hơn chu vi hình 2.	 
- Nêu cách tính diện tích và chu vi hình chữ nhật ?
- Một hình chữ nhật có số đo các cạnh là: 40 m và 50 m. 
- Bạn An nói: Diện tích hình chữ nhật là: 200 m2.
- Bạn Mai nói: Diện tích hình chữ nhật là: 2000 m2.
Theo em ai nói đúng ? Ai nói sai ? Vì sao ? 
- Hãy nêu một vài điểm khác biệt giữa chu vi và diện tích của một hình nào đó ?
- Em hãy cho biết trên hình vẽ có bao nhiêu góc ? 
 - Hãy nêu tên các góc đó ?
 A
 C D
* Cách chơi: 
 B	
 Thi đua giữa các cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa. Khi mở hoa ra phải đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho các bạn dưới lớp nghe rồi mới trả lời. Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác trôi chảy, gọn gàng các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc còn lúng túng thì lớp nhận xét, hỗ trợ. Nếu bạn không trả lời được hoặc trả lời sai thì bạn ấy phải nhảy cò cò về chỗ. Bạn khác có quyền trả lời thay. Trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian. Giáo viên đánh giá nhận xét, khen và có phần thưởng cho những bạn xuất sắc nhất trong cuộc chơi. 
 *Trò chơi có nội dung yếu tố thống kê: 
Trò chơi thứ 19: Tập làm khoa học.
(Trò chơi được sử dụng ở tiết dạy về thống kê số liệu).
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách đo, đọc và so sánh số đo độ dài. Bước đầu tập sắp xếp số liệu, lập bảng thống kê. Rèn khả năng quan sát, ước lượng.
* Chuẩn bị: - Học sinh mỗi nhóm 4 em chuẩn bị một thước mét, một eke vuông cỡ to, bút, giấy nháp. 
 	 - Giáo viên chuẩn bị mỗi nhóm 1 tờ giấy có kẻ sẵn bảng như sau:
 Kết quả chiều cao của các bạn trong nhóm. ( Từ thấp đến cao)
Số thứ tự
 Họ và tên
 Chiều cao
 1
2
3
4
Thời gian cho trò chơi này từ 5 đến 7 phút.
* Cách chơi: Các nhóm thi đua với nhau trước tiên các em dự đoán thứ tự cao thấp rồi thực hành đo chiều cao của từng thành viên nhóm rồi viêt số đo ra giấy nháp. Sau đó so sánh tìm ra thứ tự từ thấp đến cao rồi sắp xếp đi vào bảng thống kê. Nhóm nào đo chính xác lập bảng đúng yêu cầu sạch đẹp, nhanh, trật tự nhóm đó thắng cuộc. 
 * Trò chơi rèn luyện, ứng dụng kỹ năng giải toán: 
Trò chơi thứ 20: Chinh phục đỉnh cao.
(Trò chơi được sử dụng ở tiết giải bài toán bằng hai phép tính).
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải toán từ các bài đơn giản đến phức tạp của dạng toán giải bằng hai phép tính. Rèn đức tính cẩn thận, chính xác.
 	* Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 1 tờ giấy rô ki vẽ hay cắt dán hình các đỉnh cao gắn hoa hoặc các túi nhỏ đựng các đề toán ở đỉnh như sau:
 Đội Hoạ Mi Đội Sơn Ca
 Chuẩn bị 3 đề toán từ dễ đến khó:
 VD Đề 1 : Năm nay chị 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi ?
 Đề 2: Số sách ngăn trên là 132 quyển, số sách ngăn dưới gấp hai lần số sách của ngăn trên. Hỏi cả hai ngăn có tất cả bao nhiêu quyển sách ?
 Đề 3: Thu hoạch từ thửa ruộng thứ nhất được 120 kg thóc. Thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất là 80 kg thóc. Hỏi thu hoạch cả hai thửa ruộng được bao nhiêu kg thóc ?
 - Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy ô li, bút, keo dán.
 - Giáo viên: Chia lớp thành 2 đội, 2 đội tự chọn tên cho đội mình (Hoạ Mi hoặc Sơn Ca). Mỗi đội cử 3 em đại diện chơi. Số còn lại cổ vũ cho đội nhà.
 * Cách chơi: 
 Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội chơi lần lượt rút đề đọc, hội ý giải và ghi nhanh vào tờ giấy ôli. Các đội bắt đầu giải từ đề 1 (từ dễ đến khó). Giải xong đề 1 thì dán lên đỉnh số 1. Sau đó tiếp tục rút đọc và hội ý giải đề 2. Nếu đội nào giải nhanh hơn có quyền giải đề 3. Trường hợp 2 đội giải đề 1 và đề 2 xong cùng thời gian thì giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem 2 đội giải đúng chưa, nếu đội nào giải chưa đúng thì không được quyền giải đề 3. Nếu cả 2 đội cùng giải đúng đề 1 và đề 2 thì cả 2 đội cùng giải đề 3 (giáo viên đọc đề cho cả hai đội giải) đội nào giải đúng cả đề 3 trước thì sẽ là đội “Chinh phục được đỉnh cao” và thắng cuộc.
3. Hướng dẫn khi sử dụng trò chơi:
 a) Trong khi sử dụng các trò chơi lưu ý tất cả các giáo viên phải lựa chọn nội dung bài phải phù hợp với trò chơi, thời lượng sử dụng trò chơi và con người chơi trong trò chơi.
 b) Chú ý các trò chơi có sử dụng con súc sắc. Làm bằng gỗ có thể rất khó khăn do dụng cụ tiện gọt còn thiếu. Có thể làm súc sắc bằng bìa cứng theo hình vẽ sau rồi dán lại viết các chữ số và các mặt.
6
1
5
2
3
4
 c) Cách làm “Mặt nạ thông minh”. 
Ngoài mặt nạ của GV thiết kế trên bài giảng điện tử, ta có thể làm mặt nạ cắt làm bằng giấy bìa cứng cho học sinh sử dụng. Mặt nạ có hai mặt: 1 mặt làm giấy mầu đỏ (mặt trước) một mặt gián giấy mầu xanh (mặt sau). Sau đó đóng vào thanh gỗ. Vẽ hình mặt mếu, cười như sau:
Giấy màu đỏ
Giấy màu xanh
 (Mặt trước M) (Mặt sau)
 Sau khi đã làm 2 mặt rồi đóng chấp hai mặt lại với nhau thành một mặt cười một mặt mếu.
d) Khi sử dụng trò chơi giáo viên tuyệt đối phải nghiên cứu kỹ nội dung và thiết kế của trò chơi để thực hiện cho đúng và chuẩn bị đồ dùng đạo cụ của trò chơi cho đầy đủ và chu đáo tránh tình trạng qua loa xuề xoà làm mất tác dụng của trò chơi và làm giảm tính giáo dục thông qua trò chơi.
IV. GIÁO ÁN MINH HỌA
 Bài dạy : Bảng chia 9 ( Tiết 68 tuần 14 )
 I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : Giúp học sinh
- Tự lập và học thuộc bảng chia 9.
- Thực hành chia trong bảng chia 9 và vận dụng được trong giải toán có lời văn.
2. Kỹ năng : HS chia thành thạo; giải toán chính xác.
3. Thái độ : Yêu thích môn toán học. Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Máy tính, máy chiếu; các tấm bìa có 9 tấm tròn, bảng nhân 9 phóng to.
- Học sinh : Bộ đồ dùng học toán, vở toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thêi gian
Nội dung kiến thức cơ bản
Ho¹t ®éng cña 
gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña 
häc sinh
5’
1’
8’
4’
5’
6’
6’
4’
1’
A. ÔĐTC
B. KT bµi cò:
 §äc l¹i b¶ng nh©n 8.
C. Bµi míi:
1. Giíi thiÖu bµi:
2. LËp b¶ng chia 8.
MT: Giúp HS tự lập và học thuộc bảng chia 9.
- LÊy 3 tÊm b×a, mçi tÊm cã 9 chÊm trßn. 
- Hái:
+ 9 ®­îc lÊy mÊy lÇn? (3)
+ LËp phÐp nh©n ( 9 x 3 )
+ 9 x 3 = ? (27)
- Nªu TP tªn gäi c¸c sè:
9 x 3 = 27
(TSè1) (TSè2) (TÝch)
- Trong phÐp chia 9, SC lµ sè ? (9)
27 : 9 = ?
 TÝch : TS nµy = TSè kia
- T­¬ng tù: lËp b¶ng chia 8 dùa vµo b¶ng nhân 8
* Häc thuéc b¶ng chia 9
3. Thùc hµnh:
*Bài 1: TÝnh nhÈm
MT:Luyện tập chia trong bảng chia 9
*Bài 2: TÝnh nhÈm
MT:Luyện tập chia trong bảng chia 9
- Nªu mèi quan hÖ gi÷a phÐp nhân và chia
*BT3: Gi¶i to¸n
MT: HS biết vận dụng bảng chia 9 trong giải toán có lời văn.
 Bµi gi¶i:
Số ki-lô-gam gạo mỗi túi có là :
45 : 9 = 5 ( kg )
 Đáp số: 5 kg gạo
BT4: Gi¶i to¸n
MT:HS biết vận dụng bảng chia 9 trong giải toán có lời văn.
 Bµi gi¶i
Số túi 45 ki-lô-gam gạo đựng hết là :
 45 : 9 = 5 ( túi )
 Đáp số: 5 túi
D. Cñng cè 
 - Củng cố bảng chia 9
*Trò chơi : Truyền điện 
- Cách chơi: Giáo viên gọi một học sinh xung phong tham gia chơi. Học sinh đọc to một phép tính trong bảng chia 9 rồi chỉ định bất kì một bạn nào trong lớp nêu kết quả. Học sinh này trả lời rồi nêu tiếp một phép tính khác trong bảng chia 9 và chỉ tiếp một bạn khác trả lời.
- Luật chơi: Nếu học sinh nào trả lời chậm hoặc sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng hoặc hát một bài.
E. DÆn dß: 
- Nhận xét giờ học
- Häc thuéc b¶ng chia 9
- Gọi học sinh đọc bảng nhân 9
- Gọi học sinh nêu 3 phép tính bất kỳ của bảng nhân 9 sau đó học sinh khác trả lời
- Giáo viên NX.
- Nªu M§ - YC cña tiÕt häc. Ghi b¶ng (phÊn mµu)
- §­a c¸c h×nh vÏ tÊm b×a trªn m¸y
- HD HS lËp b¶ng chia 9 dùa vµo b¶ng x 9
- Chèt phÐp tÝnh.
- Yªu cÇu chia nhãm 4 lËp b¶ng chia 9
- GV sử dụng hiệu ứng che dần HD HS tù häc thuộc bằng cách xóa dần.
- Nªu yªu cÇu
- NhËn xÐt. 
- Nªu yªu cÇu
- GV chiếu bài , NX.
. Có nhận xét gì về các phép tính trong cột 1 ?
. Khi biết kết quả của phép nhân có thể tính ngay được kết quả của 2 phép chia này không ? (Vì sao)
- Gv đưa ®Ò
- HD phân tích đề.
. Bài toán cho biết là gì ?
. Bài toán hỏi gì ?
- YC HS tù lµm bµi råi ch÷a bµi.
- NhËn xÐt vở HS trên máy đa vật thể, chèt bµi gi¶i ®óng
- GV đưa đề bài
. Bài toán cho biết là gì ?
. Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét chữa bài.
- BT3 và BT4 có điểm gì giống nhau và khác nhau ?
- GV đưa cách chơi, luật chơi, 
- GV hướng dẫn HS chơi thử .
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét tuyên dương: Thưởng một tràng vỗ tay cho các bạn nêu nhanh và đúng kết quả.
- Dặn dò. 
- 1 học sinh đọc
- 4 học sinh đố nhau
- Học sinh nhận xét bạn đọc
- Më vë ghi bài.
- HS theo dâi thao t¸c cña GV
- 4, 5 HS tr¶ lêi
HS nªu miÖng KQ b¶ng chia 9
- HS th¶o luËn & tù lËp b¶ng chia vµo SGK
-HS đäc CN, theo tæ
- HS lµm miệng.
- 4 HS đọc nối tiếp
- Lớp NX, bổ sung.
- HS làm bài trên phiếu bài tập
- 2 HS trả lời. 
( Lấy tích chia choTS này được TS kia)
- Nhận xét.
- 1 HS ®äc ®Ò; CL theo dâi.
- HS trả lời.
- CL lµm vë; 1HS ch÷a bài trên b¶ng.
- NhËn xÐt, ch÷a bµi.
(TiÕn hµnh t­¬ng tù bµi 3 )
- 1 HS đọc.
- HS tr¶ lêi.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét, bæ sung.
- HS đổi vở chữa bài cho bạn.
- HS trả lời.
( - Giống phép tính đều là: 45 : 9 = 5
- Khác nhau: Lời giải và tên đơn vị. )
- 1 HS đọc
- Học sinh chơi thử
- Học sinh cả lớp chơi
(1 học sinh nêu 1 phép tính trong bảng chia 8 gọi 1 học sinh khác nêu KQ và học sinh này lại nêu tiếp 1 phép tính khác bảng chia 9 gọi học sinh khác lần lượt. Nếu học sinh nào trả lời chậm, sai thì coi là thừa nhảy lò cò hoặc hát...)
- Lớp theo dõi , nhận xét.
- Nghe
* Kết quả thu được như sau: 
- Ưu điểm: 
 + Sau giờ học, hầu hết học sinh trong lớp đều thuộc lòng bảng chia 9 và vận dụng làm bài tập rất tốt. Ở bài 1, bài 2 không có học sinh nào làm sai. Bài 3, bài 4 có 50/57 học sinh hoàn thành bài đúng thời gian. 
 + Đặc biệt có những em gần hết giờ học vẫn chưa thuộc hết bảng chia 9 song cuối giờ do được tham gia vào trò chơi truyền điện nên rất hào hứng theo dõi các bạn; nhẩm theo và học thuộc rất nhanh.
- Tồn tại:
 + Còn 2 học sinh làm bài tập 4 viết đúng phép tính song còn nhầm tên đơn vị do chưa đọc kĩ yêu cầu của bài.
 + Khi chơi trò chơi còn 1 em phải nhảy lò cò do nêu kết quả chậm.
 So sánh chất lượng học tập của học sinh sau bài dạy Bảng chia 9 với năm học trước tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Cũng bài dạy này ở năm học trước, tôi chỉ thực hiện đúng quy trình tiết dạy mà không đưa trò chơi vào bài dạy. Trong giờ học, không khí rất trầm, không sôi nổi. Các em có hoàn thành bài song không có hứng thú học tập. Sau giờ học, phần lớn các em cũng đã thuộc bảng chia 9 song cũng rất nhanh quên. Khi làm toán có áp dụng bảng chia 9, rất nhiều em đã thuộc trước đó rồi nhưng nhầm lẫn với các bảng chia khác và nhớ lại không chính xác.
 Ở năm học này, cũng với bài Bảng chia 9, tôi củng cố bài cho học sinh bằng trò chơi thì hiệu quả tăng nên rõ rệt. Mặc dù ở cuối tiết học nhưng các em rất hào hứng sôi nổi. Không khí lớp học nghiêm túc nhưng rất thoải mái. Bạn nào cũng muốn tham gia trò chơi. Có những em chưa thuộc kĩ bảng chia 9 nhưng được tham gia chơi nên khắc sâu ngay được kiến thức. Ở những tiết học sau, khi cần áp dụng các phép tính trong bảng chia 9 là các em nhớ ngay và ghi nhớ rất chính xác.
 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
 Qua quá trình áp dụng thực tiễn tôi nhận thấy rằng so với trước đây, học sinh đã tự giác tích cực hơn trong học tập. Ngay cả những học sinh trước đây nhút nhát , ít hoạt động bây giờ cững bước đầu hoạt động có hiệu quả và rất đáng khen, tiết học trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, hào hứng tạo sự thu hút đối với học sinh. Vai trò của người giáo viên thay đổi phù hợp với kiểu dạy theo hướng tích cực.
 Kết quả kiểm tra xếp loại môn Toán cuối học kỳ I của lớp tôi như sau:
Tổng số HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
57
39
68,4 %
18
31,6 %
0
0%
 So với kết quả bài khảo sát học sinh trước khi thực hiện đề tài, tôi thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt so với đầu năm. Các em nắm chắc kiến thức và hoàn thành bài rất tốt. Qua thực tế giảng dạy hàng ngày, tôi thấy với cách tổ chức một số trò chơi trong giờ học Toán như tôi đã trình bày trong sáng kiến mang lại hiệu quả cao. Trong giờ học, các em tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài. Phần lớn học sinh trong lớp hoàn thành tốt các bài tập theo yêu cầu. Đặc biệt, những giờ học Toán được tham gia các trò chơi thì giờ học rất sôi nổi và mang lại kết quả cao. Các em hào hứng tham gia, phát huy được tính sáng tạo và năng lực tư duy. Học sinh trong lớp chủ động kiểm tra, đánh giá bài làm của bạn cũng như tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình và báo cáo với giáo viên.
 Sau khi áp dụng tổ chức các trò chơi toán học lớp 3 mà tôi đã thực hiện như trên, tôi nhận thấy học sinh hào hứng hơn trong học tập, thích học Toán, tích cực chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng vào làm bài tập thực hành tốt. Chất lượng môn Toán của học sinh lớp 3D tăng lên rõ rệt.
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi và trong giờ học toán Tiểu học nói chung giờ học toán 3 nói riêng là rất hợp lý và cần thiết. Bởi vì sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng diễn đạt mạch lạc và nhất là tạo được hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập. Từ đó rèn đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính, phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động trong thời đại mới.
 Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Vì vậy người giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp.
 Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
 Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi. Nếu chơi trò chơi để củng cố bài có thể thực hiện từ 3 đến 5 phút. Ngoài ra có thể hướng dẫn học sinh làm bài tập thông qua các trò chơi có thể thực hiện từ 5 đến 7 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh mà không lãng phí thời gian.
 Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Giáo viên cần phải có sự sáng tạo, sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi.
 Trò chơi phải được tổ chức cho nhiều học sinh tham gia nhất là những học sinh còn rụt rè thiếu tự tin. Thông qua việc được tham gia chơi, các em có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, nhận xét và thể hiện những suy nghĩ của bản thân mình với các bạn. Từ đó các em sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở hơn trong học tập.
 Tổ chức trò chơi trong giờ học Toán ở Tiểu học nói chung và giờ học Toán lớp 3 nói riêng là rất cần thiết. Sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh hiểu và củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc. Nhất là trò chơi sẽ tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo cho các em.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh mà tôi đã thực hiện trong năm học này. Mặc dù luôn mong muốn tiến tới mục đích bằng tất cả cố gắng của mình, song do khả năng và điều kiện thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2019
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
 Nguyễn Thị Năng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Toán lớp 3.
Sách Giáo viên Toán lớp 3
Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
Sách Trò chơi toán học nói chung.
 MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_thiet_ke_tro_choi_trong_day_hoc_toan_lop_3.doc