Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay , Đảng và nhà nước ta đã xác định "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đúng vậy, giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong việc phát huy tiềm năng của con người vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đó, trong những năm qua đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển của nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Môn tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay không là nhờ vào vốn kiến thức về tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến thức - nội dung bài dạy hợp lý, sáng tạo của giáo viên.

Chính vì "nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh" nên mục tiêu môn tiếng Việt ở bậc tiểu học đã nêu những nội dung cụ thể là: nhằm hình thành và phát triển ở học sinh qua các kỹ năng sử dụng tiếng việt ( nghe, nói, đọc, viết ) vận dụng trong học tập và giao tiếp ở trường và môi trường xung quanh; thông qua việc dạy và học môn tiếng việt để góp phần rèn luyện các em có những thao tác tư duy về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về tiếng việt và những hiểu biết ban đầu về tự nhiên - xã hội, về con người, về văn hóa, văn học việt nam và nước ngoài; qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người việt nam.

 

doc 23 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
g chú gà con, đàn cá.
b.Biện pháp dạy học:
 Loại bài sử dụng từ này chủ yếu luyện cho học sinh biết kết hợp các từ ngữ trong câu có tác dụng rèn luyện tư duy hệ thống các từ cho các em. Như vậy khi các từ kết hợp với nhau để tạo nên câu thì ở chúng hình thành mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ về ngữ pháp. Do đó muốn "dùng từ đặt câu" đúng thì các em phải thiết lập được mối quan hệ về ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các từ phải hợp lý. 
 Đối với kiểu bài tập này không chỉ liên quan đến vấn đề ngữ pháp nên yêu cầu giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng "lựa chọn từ, kết hợp từ" để tạo thành câu. Giáo viên lưu ý đến việc hưỡng dẫn cho các em biết dựa vào đặc điểm của sự vật và hiện tượng để phân loại, phân nhóm từ; mỗi loại và mỗi nhóm từ này là một hệ thống ngữ nghĩa cho việc dùng từ đặt câu chính xác hơn. Loại bài tập này học sinh cần chọn được từ chỉ sự vật là chủ của hoạt động đi trước,tiếp đó là từ chỉ hoạt động, đặc điểm cuối cùng các từ chỉ thời gian, nơi chốn.Theo cách đó học sinh sẽ tạo được câu theo đúng trật tự cho trước.
 2.2/ Loại bài tập " đặt câu theo các kiểu câu Ai ( cái gì, con gì)? Là gì?( ở đâu, làm gì, bằng gì). Ai thế nào? và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy":
a.Nội dung:
Ví dụ: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:
a)	Một bác nông dân.
b)	Một bông hoa trong vườn.
c)	Một buổi sớm mùa đông.
Mẫu: Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay.
b.Biện pháp dạy học:
Giúp học sinh biết nhận ra và biết đặt câu theo các kiểu câu đơn, ngay những bài tập đầu tiên ở dạng này, giáo viên cần cho các em nắm rõ yêu cầu của đề bài và bám theo mẫu cho sẵn, tập trung uốn nắn trong quá trình luyện nói cho học sinh để giúp các em biết vận dụng tốt khi làm bài tập
 2.3/ Loại bài tập sử dụng dấu câu: 
a.Nội dung:
 Ví dụ: Em hãy chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ trống ( )?
 TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRỜI
Tuấn lên bảy tuổi ( ) em rất hay hỏi ( ) một lần ( ) em hỏi bố:
-	Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không bố?
-	Đúng đấy ( ) con ạ! - Bố Tuấn đáp.
-	Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?
b.Biện pháp dạy học:
 Loại bài tập này giúp các em bước đầu có ý thức và biết đăt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào đúng chỗ. Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần đảm bảo quy trình sau: Cho các em đọc và xác định đúng yêu cầu của bài tập, học sinh được tham gia giải một phần bài tập yêu cầu các em nắm được đặc điểm của câu thông qua đọc nhẩm để tư duy tìm và điền dấu câu cho thích hợp ( dựa vào vốn sống của các em, ở mức độ kiến thức lớp 2 không có phần bài học).
2.4/ Loại bài tập đặt câu theo mẫu hoặc tìm bộ phận của câu thông qua đăt câu hỏi:
a.Nội dung:
 Ví dụ: Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tuần 3, tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì? để nói về:
a)	Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
b)	Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho em ngủ.
c)	Bà mẹ trong truyện Người mẹ.
d)	Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.
 Ví dụ: Tìm các bộ phận của câu:
-	Trả lời câu hỏi " Ai ( con gì, cái gì)?".
-	Trả lời câu hỏi " Làm gì?".
a)	Đàn sếu đang sải cách trên cao.
b)	Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
c)	Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
 Ví dụ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
a)	Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
b)	 Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.
c)	Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
b.Biện pháp dạy học:
 Với loại bài tập trên giúp học sinh biết tư duy có hệ thống về ngữ nghĩa và nắm vững hơn về cấu tạo câu để thực hành khi nói và viết. Giáo viên cần lưu ý đến đối tượng học sinh học yếu và giúp các em bằng cách gợi ý, dẫn dắt hướng làm bài thật dễ hiểu, có như vậy các em mới làm được. 
 3/ Các bài tập về biện pháp tu từ: so sánh :
a.Nội dung:
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưói đây:
	 Thân dừa bạc phếch tháng năm
	 Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
	 Đêm hè, hoa nở cùng sao
	 Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
* Sự vật được so sánh: quả dừa được so sánh với đàn lợn con
	 tàu dừa được so sánh với chiếc lược
b.Biện pháp dạy học:
Đây là những dạng bài tập mới, có trong chương trình SGK Tiếng việt 3 - tập 2, nhằm giúp học sinh làm quen với biện pháp tu từ so sánh: tên gọi biện pháp, các cách so sánh và tác dụng của so sánh; hiểu về biện pháp tu từ so sánh, từ đó giúp học sinh sử dụng biện pháp này khi viết đoạn văn, viết các bài tập làm văn miêu tả ở các lớp sau, tạo hiệu quả tu từ cao khi giao tiếp.
 Trong các bài tập trên, ngữ liệu được chọn lọc, hay phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Ngữ liệu có nội dung miêu tả sự vật rất gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú khi học. Các em sẽ thấy các sự vật xung quanh trở nên ngộ nghĩnh đáng yêu hơn. Nhờ đó, học sinh sẽ tiếp nhận biện pháp tu từ này một cách dễ hiểu hơn.
4/ Các bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa:
 a.Nội dung:
Ví dụ 1: Bài tập 2 (Tiếng việt 3 - tập 2 - trang 27).
Cho bài thơ:
Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười 
Làm bé chợt tỉnh giấc.
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
	(Đỗ Xuân Thanh)
	Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
Gợi ý:
Các sự vật được gọi bằng gì?
Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Lời giải: Trong bài thơ trên, những sự vật được nhân hoá là: Mặt trời, mây, trăng sao, đất, sấm, chớp.
Các sự vật được nhân hoá
Các sự vật đươc gọi bằng
Những từ ngữ miêu tả các sự vật 
Mặt trời
ông
Bật lửa
Mây 
chị
kéo đến
Trăng sao
đi trốn cả rồi
Đất
nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước
Sấm
ông
vỗ tay cười
Chớp
soi sáng khắp ruộng vườn
Ví dụ 2: Bài tập 1 (Tiếng việt 3, tập 2, trang 44)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích tứng li, từng li.
Anh kim phút lầm kì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch 
Chạy vút lên trước hàng
ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
	(Hoài Khánh)
a.Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá?
b.Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Lời giải:
a.Trong bài thơ trên những vật được nhân hoá: Kim giờ, kim phút, kim giây.
b.Những vật này được nhân hoá bắng cách:
+ Từ để gọi cho con người được dùng để gọi tên các sự vật:
Kim giờ - bác.
Kim phút – anh.
Kim giây – bé.
+ Những vật ấy được tả bằng các từ ngữ sau:
Bác kim giờ - thận trọng, nhích từng li.
Anh kim phút - lầm lì, đi từng bước.
Bé lim giây – tinh nghịch, chạy lên trước hàng.
Ba kim – cùng tới đích, rung một hồi chuông.
c.Em thích hình ảnh: Bác kim giờ thận trọng/ Nhích từng li, từng li.
Vì: Kim giờ, được gọi bằng bác - một cách gọi rât thân mật; bác kim giờ rất cẩn thận.
b.Bieän phaùp daïy hoïc:
Đây là những dạng bài tập mới, có trong chương trình SGK Tiếng việt 3 - tập 2, nhằm giúp học sinh làm quen với biện pháp tu từ nhân hoá: tên gọi biện pháp, các cách nhân hoá và tác dụng của nhân hoá; hiểu về biện pháp tu từ nhân hoá, từ đó giúp học sinh sử dụng biện pháp này khi viết đoạn văn, viết các bài tập làm văn miêu tả ở các lớp sau, tạo hiệu quả tu từ cao khi giao tiếp.
 Trong các bài tập trên, ngữ liệu được chọn lọc, hay phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Ngữ liệu có nội dung miêu tả sự vật rất gần gũi với các em, tạo cho các em sự thích thú khi học. Các em sẽ thấy các sự vật xung quanh trở nên ngộ nghĩnh đáng yêu hơn. Nhờ đó, học sinh sẽ tiếp nhận biện pháp tu từ này một cách dễ hiểu hơn.
 Cơ sở của dạng bài tập này là lý thuyết về biện pháp tu từ nhân hoá (khái niệm, tác dụng, các cách nhân hoá).
Với bài tập ở ví dụ 1, giáo viên có thể tổ chức dạy học như sau:
Đối với học sinh bình thường, khá, giỏi, giáo viên có thể gọi học sinh lên bảng gạch chân các từ chỉ sự vật được nhân hoá và những từ ngữ miêu tả sự vật đó.
Đối với học sinh trung bình và yếu hơn giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận và thay đổi hình thức bài tập:
	+ Điền vào chỗ chấm. Chẳng hạn: Hãy điền tiếp vào chỗ chấm các từ chỉ sự vật được nhân hoá và các từ miêu tả các sự vật đó để trả lời câu hỏi.
Các sự vật được nhân hoá
Các sự vật được gọi bằng
Những từ ngữ miêu tả các sự vật
Mặt trời
...
bật lửa
...
chị
...
...
đi trốn
Đất
...
Sấm
...
vỗ tay cười
...
soi sáng khắp ruộng vườn
Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như...
	+ Bài tập nối, ghép. Chẳng hạn: hãy nối các ô ở bên trái với các ô ở giữa với các ô ở bên phải sao cho phù hợp để trả lời câu hỏi a, b.
Từ chỉ người dùng để chỉ sự vật
Các sự vật được nhân hoá
Những từ ngữ miêu tả các sự vật
Ông
Mây
Đi trốn
Trăng sao
Nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước
Sấm
Bật lửa
Chị
Mặt trời
Soi sáng ruộng vườn
Chớp
Kéo đến 
Đất
Vỗ tay cười
 Hãy đánh dấu x trước ý kiến em cho là phù hợp nhất để trả lời câu hỏi c.
Trong câu Xuống đi nào, mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như:
Một người anh, người chị với một người em.
Một người cha, người mẹ với một người con.
Một người bạn với một người bạn.
Đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể tôe chức thành trò chơi cho học sinh chơi sau khi học sinh thảo luận nhóm.
 Có ba đội chơi (Mỗi đội 3 người). Giáo viên phát cho mỗi đội các thẻ từ ghi các từ chỉ người dùng để gọi tên sự vật, thẻ từ có ghi tên các sự vật, thẻ từ ghi những từ ngữ miêu tả sự vật. Trong hai phút, mỗi đội phải gắn nhanh và tương ứng giữa các thẻ từ có ghi từ chỉ người dùng để gọi tên sự vật với các thẻ từ ghi tên các sự vật, với thẻ từ ghi những từ ngữ miêu tả sự vật đó. Đội nào gắn đúng, nhanh, đội đó sẽ thắng.
Từ bài tập này giáo viên có thể đưa ra đề nâng cao cho học sinh khá, giỏi (hoặc học sinh lớp 4) như sau:
	+ Bài thơ miêu tả cảnh gì?
(Cảnh trời sắp mưa
Nếu học sinh không trả lời đựơc, giáo viên có thể gợi ý: trong bài thơ có những từ gọi tên và mô tả các hiện tượng thiên nhiên: mây, mưa, sấm, chớp; mây kéo đến như thế nào, sấm ra sao...).
	+ Em hiểu câu “Ông trời bật lửa” nghĩa là gì?
(Lúc trời mưa, thường có những tia chớp sáng, màu vàng ở giữa bầu trời giống màu của lửa, sau đó lại biến mất giống như khi ta bật cái bật lửa).
	+ Qua nội dung bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả quang cảnh bầu trời lúc sắp mưa và lúc trời mưa. (Giáo viên có thể gợi ý thêm: Khi trời sắp mưa, trời đang sáng, trong xanh, (mùa hè), mây đen kéo về như thế nào, có chớp hay không...).
	+ Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động:
Con mèo đang nằm sưởi nắng từ sáng đến trưa.
(* Chú mèo lười đang nằm sưởi nắng từ sáng đến trưa.
 * Chú mèo đang nằm đón những tia nắng ấm áp
 * Chú mèo đang nằm ngủ quên dưới ánh nắng.)
Những bông hoa hồng nhung nở nhiều dưới nắng mai.
Những cô hồng nhung đua nhau khoe sắc dưới nắng mai.
Những chị hồng nhung tươi cười dưới nắng mai.
Những ả hông nhung thi nhau khoe cười đón nắng mai.
Gợi ý cho học sinh:
- Cách 1: Dùng các từ chỉ người để gọi tên cho vật có trong câu: anh, chị, em, nàng, em, ả, cô...
- Cách 2: Dùng những từ chỉ đặc điểm, trạng thái, hoạt động của con người để tả về các sự vật có trong câu.
Thông qua các bài tập về biện pháp tu từ nhằm giúp các em có nhận biết về các biện pháp tu từ như: biết phép so sánh, phép nhân hóa. Qua đó, làm cơ sở để các em bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu. Loại bài tập này, đòi hỏi mức đô phát triển tư duy về ngôn ngữ của các em cao hơn nhiều so với các dạng bài tập đã nêu ở trên. Do đó. giáo viên phải có vốn kiến thức vững vàng, biết sử dụng thủ pháp và hình thức dạy học sáng tạo để tạo cho các em hứng thú tìm tòi kiến thức nhờ chủ động làm các bài tập. Yêu cầu đặt ra là phải cho học sinh xác đinh đúng trọng tâm yêu cầu của bài tập, phải hướng cho học sinh làm bài tập từ bước dễ làm đến bước phức tạp hơn. Giáo viên có thể giúp và cùng học sinh làm một phần bài tập, sau đó hướng dẫn cho cả lớp làm bài tập, trao đổi nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức cần cung cấp ( kiến thức học sinh cần nắm).
II/ Tiến trình tiết dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Mục tiêu :
Kiến thức : Giúp học sinh bước đầu làm quen : mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố kiến thức về các kiểu câu ( thông qua các mô hình) và thành phần câu ( thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2, Cung cấp cho học sinh có hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa ( thông qua các bài tập). ( dựa vào mục tiêu từng bài ở SGV )
Kỹ năng : Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Rèn kỹ năng dùng từ, nói và viết thành câu: có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong học tập, giao tiếp. ( dựa vào mục tiêu từng bài ở SGV )
Giáo dục : Giáo dục các em có thói quen dùng từ đúng, làm giàu vốn ngôn ngữ tiếng Việt cho các em trong giao tiếp và vận dụng trong học tập, giáo dục tình cảm học sinh thêm yêu tiếng Việt. ( dựa vào mục tiêu từng bài ở SGV )
2. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: tuỳ theo nội dung và kiến thức từng bài để chuẩn bị.
Học sinh : Sách giáo khoa, vở Bài tập và một số đồ dùng học tập theo nội dung và kiến thức từng bài để chuẩn bị.
3. Các hoạt động chủ yếu : thời gian cho tiết dạy 35 phút.
a. Kiểm tra bài cũ : thời gian 5 phút
Chọn 1 trong 2 cách sau :
Giáo viên kiểm tra và nhận xét cụ thể một số học sinh làm lại các bài tập của tiết trước, chú ý đến kiến thức trọng tâm, giáo viên đánh giá ghi điểm. 
Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập của tiết trước, sau đó cho lớp nhận xét chú ý đến kiến thức trọng tâm, giáo viên sửa sai( nếu có) đánh giá và ghi điểm.
b. Bài mới: thời gian 20 phút
* Giới thiệu bài :
Chọn 1 trong 2 cách sau :( tối đa 2 phút)
Giới thiệu trực tiếp : Giáo viên nêu nội dung kiến thức trọng tâm để đưa ra tên bài dạy. ( 1 phút )
Giới thiệu gián tiếp : Giáo viên nêu tình huống có vấn đề ( dựa trên việc làm bài tập hoặc bước hình thành kiến thức) cần giải quyết và sau đó giải quyết xoay quanh vấn đề đã nêu, cho học sinh tự rút ra nội dung kiến thức cần cung cấp. 
* Tìm hiểu, thực hành luyện tập : 18 phút 
Dạng bài có 3 bài tập :
Bài 1 : ( miệng ) 5 phút – đây là dạng bài tập luyện nói . 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm bài tập ở SGK.
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, học sinh tự tìm ra những nội dung, yêu cầu cần thực hiện.
Giáo viên chốt lại các yêu cầu cần làm, chú ý những bài tập làm theo mẫu.
Học sinh ( 5 đến 7 em ) lần lượt phát biểu ý kiến của mình.
Cho lớp nhận xét lần lượt từng ý kiến của bạn, chú ý đến nội dung có đầy đủ không ? rõ ràng mạch lạc chưa ? Giáo viên bổ sung, sửa sai ( nếu có ) và đánh giá, cần ghi điểm những ý kiến hay và động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ so với các tiết học trước.
Giáo viên chuyển ý để thực hiện bài 2
Bài 2 : ( miệng ) 5 phút Cách làm tương tự bài 1. chú ý trong chương trình có một số bài tập ở dạng luyện viết thì thực hiện như cách làm bài 3
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm bài tập ở SGK.
Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý, học sinh tự tìm ra những nội dung, yêu cầu cần thực hiện.
Giáo viên chốt lại các yêu cầu cần làm, chú ý những bài tập làm theo mẫu.
Học sinh ( 5 đến 7 em ) lần lượt phát biểu ý kiến của mình.
Cho lớp nhận xét lần lượt từng ý kiến của bạn, chú ý đến nội dung có đầy đủ không ? rõ ràng mạch lạc chưa ? Giáo viên bổ sung, sửa sai ( nếu có ) và đánh giá, cần ghi điểm những ý kiến hay và động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ so với các tiết học trước.
Giáo viên chuyển ý để thực hiện bài 3
Bài 3 : ( viết ) 8 phút - đây là dạng bài tập luyện viết.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm bài tập ở SGK. 
Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để học sinh tự rút ra những nội dung yêu cầu trọng tâm cần luyện viết.
Giáo viên dùng thước gạch dưới những yêu cầu trọng tâm, chốt lại các yêu cầu để học sinh luyện viết cần chú ý.
Học sinh làm bài vào vở bài tập ( hoặc vở ), giáo viên theo dõi uốn nắn.
Giáo viên thu và chấm một số bài sau đó nhận xét cụ thể và sửa sai cho học sinh trước lớp. Đồng thời dưới lớp học sinh đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Dạng bài có 4 bài tập : Quy trình thực hiện các dạng bài tương tự như trên.
Bài 1 : ( miệng ) 4 phút 
Bài 2 : ( miệng ) 4 phút
Bài 3 : ( miệng ) 4 phút
Bài 4 : ( viết ) 6 phút
c. Củng cố – dặn dò : ( 5 phút )
- Giáo viên dùng hình thức dạy học phù hợp để giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm mới học, học sinh phải nắm được kiên thức ngay tại lớp. 
Ví dụ dùng các hình thức sau : Thi tiếp sức, trò chơi học tập 
Cho học sinh liên hệ, áp dụng thực tế ( nếu được ).
Giáo dục học sinh theo mục tiêu bài học ( nếu thấy cần thiết ).
Dặn những học sinh chưa làm bài kịp cho tiếp tục làm ở nhà.
C. KEÁT LUAÄN VAØ KHUYEÁN NGHÒ
1. Keát luaän chung :
Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của lớp tôi đã phần nào được nâng cao. Học sinh đã biết đầu biết cách sử dụng từ trong những bài tập làm văn.
Đầu năm học khi mới bước vào học môn Luyện từ và câu có không ít học sinh sợ học môn này. Nhưng dần dần với sự động viên dìu dắt của tôi , số lượng học sinh sợ học môn này ngày càng giảm. Thay vào đó số học sinh có hứng thú học môn đó ngày càng tăng lên.
Một điều đáng mừng là tình trạng học sinh nói câu chưa đủ ý ngày càng ít đi. Và đến bây giờ hầu như trong lớp các em đều trả lời câu hỏi thành câu.
Đó chính là món quà vô giá mà các em học sinh tặng cho tôi Nó khích lệ tôi ngày càng nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp ‘trồng người’ đầy khó khăn thử thách này.
Kết quả khảo sát sau khi em thực hiện :
STT
Líp
Tæng sè HS
HS cã vèn tõ phong phó , kÜ n¨ng vËn dông tèt kiÕn thøc ®· häc vµo lµm bµi
Tû lÖ HS ch­a cã vèn tõ phong phó , kÜ n¨ng vËn dông tèt kiÕn thøc ®· häc vµo lµm bµi
Tû lÖ HS cã vèn tõ phong phó , kÜ n¨ng vËn dông tèt kiÕn thøc ®· häc vµo lµm bµi
Sè l­îng
%
Sè l­îng
%
1
3A1
55
40
73%
15
27%
2
3A2
50
42
84%
8
16%
Khuyến nghị
- Đối với giáo viên : Tích cực tham gia tích lũy kiến thức để tập trung nghiên cứu các phương pháp đổi mới ở tất cả các môn học ở bậc Tiểu học , đặc biệt là môn Luyện từ và câu.
- Đối với tổ chuyên : Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, thảo luận sâu sắc cách viết và làm sáng kiến kinh nghiệm.
- Đối với trường : Cần phát động sâu rộng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm ở hàng năm.
- Đối với phòng giáo dục :Hàng năm nên tổ chức viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm trước khi thi giáo viên dạy giỏi, lựa chọn các đồng chí có sáng kiến kinh nghiệm tốt để dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận rồi xét danh hiệu chiến sĩ thi đua cho các đồng chí đạt yêu cầu.
Lời kết :
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
 Tuy vậy do mới áp dụng trong thời gian ngắn nên nó còn nhiều hạn chế.
Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này trong dạy học để nâng cao khả năng về việc sử dụng từ ngữ trong sinh hoạt , giao tiếp và học tập của học sinh.
Rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệm góp ý để tôi sẽ hoàn thiện chuyên môn hơn nữa trong những năm học sau.
 Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2012
 Người viết
 Bùi Thị Thu Hiền 
D. Tài liệu tham khảo :
- Nguyễn Thị Hanh, Đặng Mạnh Thường – Luyện từ và câu 3- Nhà xuất bản Giáo dục – 2010
- Nguyễn Duy Quý- Giáo trình triết học Mác Lê Nin – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2003
- Trần Đức Niềm, Trần Lê Thảo Linh - Để học tốt Tiếng Việt lớp 3 tập 1,2 – NXB ĐH Quốc gia TPHCM- 2008
- Trần Mạnh Hưởng- Tiếng Việt nâng cao lớp 3- Nhà xuất bản Giáo dục – 2008
Môc lôc
STT 	Néi dung	 Trang
A. Đặt vấn đề	1
 B. Cơ sở lí luận	3
 C.Thực trạng	4
 D. Các giải pháp	6
 I. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong tiết dạy	6
 1. Các bài tập về từ	6
7. 2. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đặt câu và sử dụng dấu câu	9
8. 3. Các bài tập về biện pháp tu từ so sánh	11
9. 4. Các bài tập về biện pháp tu từ Nhân hóa	12
10. II. Tiến trình dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 3	18
11. E. Kết quả	21
12.G. Kết luận	22

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_kinh_nghiem_day_phan_mon_luyen_tu.doc