Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Kĩ thuật

Kĩ thuật 4 nhìn chung khá hợp lí. Các mạch kiến thức hệ thống đảm bảo sự hài hoà trong mục tiêu đề ra. Việc cần thiết là ngưởi giáo viên cần có phương pháp dạy học nào để đạt được mục tiêu và tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của một giáo viên giảng dạy lớp. Với tình hình đất nước ta hiện nay bước vào thời kì hội nhập đẩy mạch khoa học, công nghệ thông tin, đặc biệt trong cuộc sống hằng ngày chúng ta phải có đôi mắt nhìn thật sự thẩm mĩ, sự thẩm mĩ nó cũng là một liều thuốc bổ giúp chúng ta ngày càng tươi trẻ hơn, có sức khoẻ tốt để tìm tòi sáng tạo góp phần làm cho mỗi con người Việt Nam thật sự không những đẹp ở tâm hồn mà còn đẹp ở dáng vẻ bên ngoài. Như thế mới đúng với thuần phong mĩ tục của văn hoá nước ta.

Để có những sản phẩm thực sự tốt do chính bản thân các em thực hành, phải thực sự có một người thầy chuyên nghiên cứu về phân môn này, đưa ra những sản phẩm cụ thể để các em hình dung trong mỗi bài học, biết nhận dạng và sẽ tạo ra những sản phẩm tuyệt đẹp. Đặc biệt là đối với học sinh nam vấn đề thêu thùa may vá chỉ những em có năng khiếu mới sự thêu đẹp còn lại các em làm qua loa không chú trọng với môn học này. Tâm sinh lý lứa tuổi ở giai đoạn lớp 4 cũng thật sự rất tháo vát hay học hỏi và năng động. Đối với chươn g kĩ thuật trồng rau hoa và chương lắp ghép mô hình kĩ thuật các em rất thích, nhưng chỉ làm được một cách đơn giản chưa thật sự hiểu được mục đích và cách làm cho có hiệu quả.

 

docx 20 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Kĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Kĩ thuật

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Kĩ thuật
áo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp. Để đảm bảo có được đầy đủ thiết bị dạy học, mỗi giáo viên cần chủ đông sáng tạo làm dồ dùng dạy học, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ thực hành theo khả năng của bản thân và điều kiện sẵn có của địa phương, gia đình.
Qua tìm hiểu lớp chủ nhiệm năm học: 2017 – 2018 tôi đã vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung kiến thức đã học của bài.
Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung kiến thức đã học của bài
Khi dạy học môn kĩ thuật 4, các phương pháp thường được sử dụng là : phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành kĩ thuật, phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm, giải thích - minh hoạ. tuỳ theo mục tiêu, nội dung của từng bài học, giáo viên xác định phương pháp dạy học nào là chủ yếu và mức độ sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Đánh giá kết quả học tập kĩ thuật của học sinh ở lớp 4 được thực hiện theo hình thức đánh giá bằng nhận xét ở ba mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Đối với những học sinh đã đạt ở mức hoàn thành và thể hiện rõ năng khiếu kĩ thuật được đánh giá
ở mức hoàn thành tốt (T). Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên, giữa đánh giá thường xuyên ở cuối mỗi bài học, giữa đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức lí thuyết với đánh giá kĩ năng thực hành thể hiện qua sản phẩm, kết quả thực hành và thái độ học tập. Khi đánh giá kiến thức lý thuyết, giáo viên có thể kết hợp đánh giá bằng câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm . Tuy nhiên, do đặc thù môn học, đánh giá kết quả học tập kĩ thuật ở lớp 4 chủ yếu tập trung vào đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh, vì sản phẩm thực hành thể hiện mức độ hiểu kiến thức, ý thức học tập và sự khéo léo, kĩ năng thực hành của học sinh.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải khuyến khích được học sinh học tập và chỉ ra hướng phấn đấu cho mỗi học sinh.
Tôi đã đánh giá lớp tôi bằng cách là: trưng bày sản phẩm vào cuối tiết học; tuyên dương khen thưởng, động viên học sinh còn chậm có hướng phát huy.
Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh: nội dung của bài học thông qua các hoạt động như hoạt động quan sát nhận xét mẫu, hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu, hoạt động thực hành. Trong các hoạt động này, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động như hoạt động quan sát, đàm thoại, thực hiện các thao tác làm ra sản phẩm... Qua đó khám phá ra những điều chưa biết và thu nhận những kiến thức, kĩ năng cần thiết theo mục tiêu bài học.
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Khi dạy môn kĩ thuật, giáo viên không dạy theo kiểu “rót” kiến thức từ thầy sang trò, giảng giải mọi vấn đề mà cần tập trung hướng dẫn cho học sinh “ học cách học”, học cách phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách riêng của các em. Hướng dẫn cho học sinh cách đọc SGK để bước đầu làm quen với phương pháp tự học.
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: học tập hợp tác trong giờ kĩ thuật được tổ chức dưới hình thức học tập theo nhóm khi học sinh thực hành, trưng bày, trang trí sản phẩm hoặc khi thảo luận những vấn đề kĩ thuật do giáo viên đặt ra trong giờ học.
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: HS phải được tham gia tự đánh giá dựa trên sự hướng dẫn và các gợi ý về tiêu chí đánh giá của giáo viên . Khi giáo viên tổ chức trưng bày, đánh giá sản phẩm thực hành thì khuyến khích, động viên học sinh tham gia đánh giá. Việc kết hợp đánh giá của học sinh với đánh giá của GV không những tạo không
khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú mà còn góp phần hình thành năng lực đánh giá cho học sinh ngay ở cấp tiểu học.
Sau đây là quy trình và phương pháp dạy học môn kĩ thuật 4 đối với lớp tôi đã thực
hiện

-	Chương: cắt, khâu, thêu:
Chương này gồm các kỹ năng sau: (1) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét vật
liệu, (2) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm sử dụng kéo và (3) Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác. Cụ thể như sau:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét vật liệu: Trong quá trình dạy học môn Kĩ thuật lớp 4 một việc không thể thiếu được đối với giáo viên để giáo viên thành công trong tiết dạy, nhưng giáo viên lại thờ ơ ít ai chú ý tới đó là Bộ dụng cụ. Do vậy khi hướng dẫn học sinh học chưa đạt như mong muốn, giáo viên lúng túng khi dạy, một số học sinh yếu khi thực hành chưa hoàn thành sản phẩm như mong muốn. Nhưng thực sự nó đem đến hiệu quả rất cao trong tiết học, tác dụng giáo dục rất thiết thực gần gũi với học sinh tiểu học. Vậy muốn cho tiết dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc soạn giảng giáo viên cần nghiên cứu kĩ bộ dụng cụ . Sau đây là cách tôi hướng dẫn khi sử dụng bộ dụng cụ kĩ thuật lớp 4.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
Đối với Bộ dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu.
+ Vải: Nên chọn loại vải sợi bông để thực hành, do vải có sợi to, khi căng vải trên khung mặt nền sẽ phẳng, không bị co dúm, hình mẫu không bị xô lệch. Trong quá trình sử dụng vải để thực hành cần có ý thức tiết kiệm vải.
+ Chỉ khâu, thêu: Chỉ khâu, thêu có nhiều loại, nhiều màu khác nhau. Muốn có đường khâu, thêu đẹp cần phải lựa chọn loại chỉ có độ mảnh, dai phù hợp với độ dày, độ dai của sợi vải. Có màu sắc phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng.
+ Kéo:
Kéo gồm có kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa khít. Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra.
+ Kim khâu, thêu:
Kim có nhiều loại, nhiều số to, nhỏ khác nhau. Khi thực hành khâu, thêu phải chọn loại kim phù hợp với độ dày, mỏng từng loại vải. Nên dùng kim có mũi nhọn, sắc, thon mũi. Khi dùng xong nên để kim đúng chỗ quy định. Tốt nhất nên làm “ gối” cắm kim để giữ kim không bị gỉ hay gãy mũi kim.
+ Thước: Gồm có thước dây, thước gỗ.
Thước dây: Ngoài tác dụng để đo các số đo trên cơ thể, thước dây còn dùng để kiểm tra kích thước sản phẩm. khi dùng xong hướng dẫn học sinh cất cẩn thận, để thước không bị hỏng (chảy nhựa do quá nóng, bị xoắn lại) khi đo thiếu chính xác.
Thước gỗ:
Khi kẻ, vẽ trên vải, tay trái cầm thước (ngón cái ở trên, 4 ngón ở dưới), cách cầm thước như vậy thao tác và di chuyển thước sẽ nhanh, dễ dàng.
+ Phấn may:
Khi kẻ, vẽ, cầm phấn bằng ngón cái và ngón trỏ. Tránh dùng phấn cùng màu với vải, làm xong cho phấn vào hộp tránh phấn vỡ vụn.
+ Khung thêu:
Khi căng vải lên khung, phải vuốt và kéo vải cho thật thẳng và đều về mọi phía, để vải không bị xô lệch, độ căng của vải tùy thuộc vào từng loại vải:
Loại vải mỏng: căng vừa
Loại vải dày: căng thẳng
+ Giấy than
Giấy than rất quan trọng và cần thiết khi thêu, giấy than dùng để in mẫu thêu lên vải. Dùng tờ giấy than đặt ở giữa lớp vải và mẫu thêu, có thể lấy kim ghim chặt để mẫu thêu không bị xê dịch.
Ví dụ 1:
Bài: Vật liệu dụng cụ cắt khâu thêu (tiết 1)
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
Mục tiêu:
Học sinh phân biệt được các loại kéo, cách sử dụng.
Cách tiến hành:
Thảo luận nhóm đôi.
+ Đặc điểm cấu tạo.
Giáo viên cho học sinh quan sát kéo cắt vải, kéo cắt chỉ
Giáo viên nêu câu hỏi: Nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 loại kéo?
Giáo viên giới thiệu thêm kéo bấm tay trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.
Giáo viên nêu tiếp: Nêu cách cầm kéo
Giáo viên hướng dẫn cách cầm kéo cho các em . Giáo viên chốt:
Kéo gồm có kéo cắt vải, kéo cắt chỉ. Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa dễ cắt vải bằng những nhát cắt sắc gọn và chính xác, đầu kéo sắc nhọn (không bị quăn lại ). Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. (Phần này đã nêu mục hướng dẫn trên)
Ví dụ 2:
Bài: Cắt vải theo đường vạch dấu ( tiết 2 )
Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật.
Mục tiêu:
Học sinh nắm được các thao tác, cắt đúng theo đường vạch.
Cách tiến hành
Thảo luận nhóm nêu cách vạch dấu trên vải dẫn đến kết luận sau:
+ Vạch dấu trên vải:
Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng , đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt.
Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ theo vị trí đã
định.
+ Cắt vải theo đường vạch dấu: Giáo viên cho học sinh quan sát hình sách giáo khoa,
bên cạnh đó giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát tranh quy trình.
Lưu ý: Khi thực hiện cắt theo đường vạch dấu :
+ Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn
+ Mở rộng 2 lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên.
+ Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo.
+ Đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu
+ Chú ý giữ an toàn không đùa nghịch.
Giáo viên chốt: Khi vạch dấu trên vải dù đường thẳng hay khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải, sau đó vẽ. Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên, đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu, trong khi cắt không được đùa nghịch. Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. (Phần này đã nêu mục hướng dẫn trên)
Ở bài này trong lớp chỉ có 10 em : Thảo, Linh, Thư  cắt vải rất đẹp, còn lại 50 em cắt không chính xác đường cắt không thẳng rất xấu.
Sau khi hướng dẫn xong cách thực hiện như đã nêu trên : 35 em cắt tương đối thành thạo, đường cắt không còn bị dúm, và không còn sọc dưa, nét cắt khá sắc sảo, tinh tế rất đẹp.
Như vậy tuỳ theo tình hình thực tế của lớp mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp, có thể trong lớp hoặc ngoài trời ; tổ , nhóm hoặc cá nhân.
Ví dụ 3 :
Bài lợi ích của việc trồng rau hoa
Mục tiêu: Học sinh biết được ích lợi của việc trồng rau hoa :
Cách tiến hành
Học sinh thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi sau :
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào ?
+ Rau còn dùng để làm gì ?
+ Hoa trồng nhiều ở đâu ?
+ Trồng hoa có ích lợi gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời sau đó giáo viên chốt ý :
+ Rau dùng làm thức ăn hằng ngày cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
+ Rau được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu.
+ Đem bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm,
+ Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, có loại rau lấy củ, quả,trong rau có nhiều vitamin và chất sơ, giúp cơ thể dể tiêu hoá được dể dàng. Vì vậy, rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
+ Giáo viên sử dụng băng hình có các hình ảnh minh hoạ, cách trưng bày các loại hoa ở Đà Lạt, và những khu vườn trồng các loài hoa đẹp: cúc, hồng, lan, huệ,hoa làm cảnh.
+ Nếu có điều kiện có thể cho các em đi tham quan một vài nơi trồng hoa để gây hứng thú cho các em học tốt hơn.
+ Kết quả bài học này : học sinh trầm trồ, chăm chú, về nhà sẽ thực hành trồng rau hoa theo ý thích. Cuối tuần tiết sinh hoạt lớp các em đã đem đến lớp các sản phẩm của mình trồng được.
* Hướng dẫn học sinh lắp ghép mô hình :
Để sử dụng hiệu quả Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, cụ thể là các em học sinh có thể lắp, tháo được các mô hình kĩ thuật đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Trong Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm có 34 chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân thành 7 nhóm chính (SGK đã hướng dẫn cụ thể)
Quy trình lắp ghép mô hình theo các bước sau:
Quan sát vật mẫu
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Hướng dẫn chọn các chi tiết
Lắp từng bộ phận
Lắp ráp xe
Tháo rời
Ví dụ 4: Bài Lắp xe nôi
Mục tiêu : Học sinh nắm được các bước lắp xe và lắp .
Cách tiến hành :
Yêu cầu học sinh chọn các chi tiết và dụng cụ.
- Các chi tiết dụng cụ :
. Tấm lớn ( một tấm)
. Tấm nhỏ ( một tấm)
. Ba tấm để lắp chữ U ( một tấm)
. Thanh thẳng 9 lỗ (4 Thanh)
. Thanh thẳng 7 lỗ ( 2 thanh)
. Thanh chữ U dài (2 thanh)
. Thanh chữ U ngắn (1 thanh)
. Trục dài ( 2 thanh )
. Bánh xe ( 4 bánh )
. Ốc và vít ( 22 bộ )
. vòng hãm ( 12 vòng )
. Cờ lê ( 1 )
. Tua vít ( 1)
* Kết luận : Lắp xe nôi theo các bước.
Lắp giá đỡ trục bánh xe
Lắp tầng trên của xe và giá đỡ
Lắp ráp các bộ phận với nhau để được xe nôi hoàn chỉnh.
Ở bài này chỉ có 5 em lắp tương đối hoàn chỉnh :
Thảo, Linh, Khoa, Khôi, Hiếu. Còn lại 55 em trong lớp lắp chậm chạp các bánh xe đẩy không khít nhau.
Lưu ý: Khi giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật chúng ta thấy đây là hoạt động cực kì quan trọng, là phương pháp trong đó giáo viên biểu diễn các thao tác kĩ thuật kết hợp với giải thích nhằm giúp học sinh hiểu rõ trình tự và cách thực hiện các phương pháp khác. Giải thích - minh họa; quan sát - trình bày trực quan và vấn đáp (giáo viên nên chọn vị trí đứng mà tất cả học sinh đều thấy)
Kết quả sau bài dạy này thì tôi vô cùng phấn khởi khi có những thành quả của học sinh như sau :
- Em Phong, em Hưng, em Minh, em Khánh, qua các tiết hoc trước, các em lắp ghép chưa thành thạo, lúng túng và chậm chạp ; nhưng qua tiết học này các em lắp ghép khá thành thạo, sản phẩm rất đẹp.
Đánh giá sản phẩm đồ dùng của học sinh phải mang tính tích cực
Đánh giá kết quả học tập kĩ thuật của học sinh ở lớp 4 được thực hiện theo hình thức đánh giá bằng nhận xét ở ba mức: Hoàn thành tốt (T), Hoàn thành (H) và Chưa hoàn thành (CHT). Đối với những học sinh đã đạt ở mức hoàn thành tốt thể hiện rõ năng khiếu kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (T).
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên, giữa đánh giá thường xuyên ở cuối mỗi bài học với đánh giá định kỳ ở cuối học kỳ I, năm học, giữa đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức lí thuyết với đánh giá kĩ năng thực hành thể hiện qua sản phẩm, kết quả thực hành và thái độ học tập. Khi đánh giá kiến thức lý thuyết, giáo viên có thể kết hợp đánh giá bằng câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm . Tuy nhiên, do đặc thù môn học, đánh giá kết quả học tập kĩ thuật ở lớp 4 chủ yếu tập trung vào đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh, vì sản phẩm thực hành
thể hiện mức độ hiểu kiến thức, ý thức học tập và sự khéo léo, kĩ năng thực hành của học sinh.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải khuyến khích được học sinh học tập và chỉ ra hướng phấn đấu cho mỗi học sinh. Tôi đã đánh giá lớp tôi bằng cách là: tr ưng bày sản phẩm vào cuối tiết học, tuyên dương khen thưởng học sinh có sản phẩm đẹp, động viên học sinh còn chậm và có hướng phát huy.
Và đây là kết quả đạt được:
Bảng thống kê kết quả nhận xét năm học 2017 – 2018
Lớp
Tổng số HS
Mức độ đánh giá
HTT
HT
CHT
4E
60
30
30
0
Giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp :
Trong quá trình dạy hoc, để giúp học sinh học tốt thông qua môn học giáo viên hiểu thêm rằng, bước hướng dẫn thao tác kĩ thuật là quan trọng, nếu giáo vien hiểu mục tiêu môn kĩ thuật ở lớp 4 là cho học sinh, do học sinh thực hiện, giáo viên là người chỉ đạo tổ chức hướng dẫn trợ giúp học sinh đạt tới dự kiến của bài học. tránh giáo viên không dạy nhồi nhét, áp đặt, dạy kĩ thuật có đặc điểm quan trọng là lý thiết gắn với thực hành. Nên tôi đã tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú: xem các khăn tay có thêu, mẫu thêu, cách cắt áo, quần cho trẻ em, tranh ảnh trên đèn chiếu: các loại hoa dể trồng, đơn giản các quy trình làm mẫu ở các bài lắp ghép mô hình ( các loại xe thông dụng ). từ đó giúp học sinh biết nhận xét cái thú vị của môn học kĩ thuật 4, thông qua chủ nhiệm lớp, qua tiếp xúc hằng ngày tôi nhận thấy rằng những giờ sinh hoạt lớp các em thường nộp các mẫu thêu ở nhà từ đơn giản đến phức tạp có được sản phẩm đẹp trưng bày ở lớp, ngoài ra các em về nhà gieo trồng vào những chậu nhỏ các loại hoa đơn giản đến lớp để tham khảo: hoa vạn thọ, hoa mai, từng nhóm học sinh tranh thủ giờ ra chơi lắp ghép các mô hình nhanh nhẹn, đẹp và chính xác. Tôi thấy các em chuyển biến khá tốt. Giáo viên kết hợp liên hệ ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường và xã hội để các em biết quý trọng sản phẩm của mình làm ra, sử dụng tốt.
Với những biện pháp nêu trên, giúp cho học sinh lớp chủ nhiệm có chuyển biến rõ rệt, nhiều học sinh nam cắt, thêu rất đẹp : em Mỹ Anh, Trung Kiên, Trung Hiếu thêu cắt rất đẹp.
Một số em tự tay trồng được những chậu hoa ở nhà rất đẹp : Phương, Minh Hạnh, Anh Thư, Những em không cắt, thêu và lắp ghép còn chậm các mô hình đã lắp ghép khá thành thạo: Nam Hưng, Đông, Khắc Minh, Anh Quân ,
Qua nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm, tôi đã giúp các em học tốt phân môn kĩ thuật
Các em đã học tốt, thực hành khá thành thạo và rất yêu thích học môn kĩ thuật.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong quá trình dạy học phân môn kĩ thuật 4 tôi thấy các em yêu thích môn Kĩ thuật vì đây là môn học rất hay, rất vui, rất bổ ích, rất thú vị, tự tay các em làm ra sản phẩm để gửi tặng ông, bà, cha, mẹ, giúp em khéo léo, nhanh nhẹn, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, dẻo dai, kiên trì, giúp các em thêm vui vẻ, sảng khoái sau những giờ học Toán,Tiếng việt căng thẳng.
Môn Kĩ thuật giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản, biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản trong gia đình; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Rèn luyện kĩ thuật thực hành và làm được sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Từ đó, hình thành cho các em lòng yêu lao động, quý sản phẩm lao động.
Vì vậy về phương pháp và tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học môn Kĩ thuật lớp 4 như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh.Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả. Tùy điều kiện thực tế của nhà trường, tổ chức dạy học ở trong hoặc ngoài lớp học để học sinh được thực hành và được chơi với sản phẩm đã làm ra. Hướng dẫn học sinh nắm được các thao tác của quy trình tạo ra sản phẩm.Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn kĩ thuật. Đánh giá học sinh bằng nhận xét theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Tuyệt đối không giao bài tập cho học sinh về nhà làm để đánh giá.Muốn làm tốt điều đó, giáo viên cần dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình môn kĩ thuật. Để đạt mục tiêu môn học đề ra, nhằm góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện. Giáo viên cần phải thay đổi nhận thức đối với môn học, đổi mới thói quen dạy học. Đồng thời phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ để có những hiểu biết đầy đủ, sâu rộng về kĩ thuật, có khả năng thực hiện các thao tác kĩ thuật thành thạo, khéo léo; có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong quá trình dạy học và có tâm huyết đổi mới phương pháp dạy học. Đó cũng chính là góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018. Năm học thực hiện các cuộc vận động lớn và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Kĩ thuật” đều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là tư liệu giúp giáo viên khối 4 trong trường làm tư liệu để tham khảo và làm tốt hơn
ở những năm học sau. Do điều kiện nghiên cứu có hạn, rất mong quý thầy cô và anh chị đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài mang tính thực tiễn hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người viết
Nguyễn Thị Hạnh
3. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh đầu năm:
Nhiều năm qua, khi được phân công giảng dạy lớp 4, tôi đều tiến hành khảo sát chất lượng của các em. Năm học 2017 - 2018 này cũng vậy, khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát thông qua dạy những tiết dạy đầu năm học. Cụ thể:
Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng sau:
Lớp
Tổng số HS
Mức độ đánh giá
HTT
HT
CHT
4E
60
15
35
10
Nhận xét:
Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên, tôi thấy rằng kĩ năng thực hành của học sinh còn nhiều hạn chế.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_t.docx
  • pdfhanh_sang_kien_kinh_nghiem_mon_ki_thuat_lop_4_8620188.pdf