Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3
Đối với học sinh Lớp 3, So sánh là mảng kiến thức mới song cũng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: giàu trí tưởng tượng, giàu cảm xúc, cách suy nghĩ hồn nhiên, trong sáng Biện pháp so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Như vậy so sánh trong văn học mang chức năng nhận thức và biểu cảm. Học tốt biện pháp So sánh sẽ giúp các em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu văn, những bài văn, bài thơ. Qua đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú tâm hồn để giúp các em viết được những câu văn hay, gợi tả, gợi cảm và những bài văn giàu cảm xúc. Không chỉ có vậy, nó còn giúp cho các em học tốt thể loại văn miêu tả ở Lớp 4 và Lớp 5, thể loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung rõ nét, cụ thể, sinh động về các sự vật hiện tượng
Hơn thế nữa, biện pháp So sánh còn giữ vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm thích hợp với việc biểu đạt các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn có của các sự vật, hiện tượng tạo nên những bức tranh sinh động với gam màu ấn tượng bằng ngôn từ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh nhận biết và vận dụng tốt phép so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3
ó điểm giống nhau. Việc cần làm của học sinh là xác định được sự vật so sánh và sự vật đưa ra để làm chuẩn so sánh ở từng cặp là gì, sau đó căn cứ vào các cặp tranh để tìm ra sự giống nhau (tương đồng nhau) giữa các cặp sự vật trong tranh, từ đó đặt câu có hình ảnh so sánh các sự vật đó. Để tạo hứng thú cho học sinh đặt câu, tôi phóng to bức tranh trong sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh nói tên các cặp sự vật có trong mỗi tranh. - Tranh 1: + Mặt trăng so sánh với quả bóng - Tranh 2: + Nụ cười của bé so sánh với bông hoa Khuôn mặt của bé so sánh với bông hoa Tranh 3:+ Ngọn đèn so sánh với ngôi sao Ngọn đèn so sánh với ánh trăng Tranh 4:+ Hình dáng nước ta được so sánh với chữ S Điểm cần lưu ý ở bài tập này là khi so sánh ta cần xác định đâu là sự vật so sánh và đâu là sự vật dùng để đối chiếu so sánh. Tiếp đó tôi cho học sinh đặt câu có hình ảnh so sánh phù hợp với từng tranh rồi viết vào vở; gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi học sinh đặt 2 câu theo 2 tranh. Khi học sinh đặt câu chưa hay, tôi hướng dẫn các em sửa lại câu văn cho hay hơn. VD: + Trăng tròn như quả bóng-> Trăng đêm rằm tròn như quả bóng. Bé cười tươi như hoa -> Nụ cười của bé tươi như bong hoa mới nở. Đèn sáng như sao -> Ngọn đèn sáng như những vì sao. Khi đặt câu có hình ảnh so sánh cần lưu ý điều gì? (Tìm ra điểm nổi bật và tương đồng của hai sự vật) Bài tập 4/ Trang 126 - TV3 Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống: a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như, như.. b. Trời mưa, đường đất sét trơn như.. c. Ở thành phố, có nhiều tòa nhà cao như Nếu như ở bài tập 3 cần căn cứ vào các cặp tranh để tìm ra sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh rồi đặt câu thì bài tập 4 lại cần tìm những từ ngữ thích hợp (sự vật 2 có điểm tương đồng với sự vật đã cho) điền vào chỗ trống sau từ “như” để tạo câu có sự so sánh. Dựa vào những yếu tố cho sẵn, kết hợp với trí tưởng tượng và vốn kiến thức hiện có, học sinh có thể hoàn thành bài tập này như sau: a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra. b. Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ. c. Ở thành phố, có nhiều tòa nhà cao như núi. Sau hai bài tập, tôi cho học sinh so sánh sự khác nhau của hai bài tập (Bài tập 3: Từ 2 sự vật phải tìm được điểm giống nhau để so sánh Bài tập 4: Từ 1 sự vật cho trước phải tìm được sự vật khác có điểm giống với sự vật đó để so sánh) Qua bài học này tôi chốt lại cho học sinh cấu trúc chung của so sánh để các em nhớ, biết vận dụng khi đặt câu có hình ảnh so sánh: Sự vật A Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật B Ngoài việc giúp cho học sinh nhận biết được biện pháp tu từ so sánh qua các tiết học và các bài tập của phân môn Luyện từ và câu, tôi còn giúp học sinh khai thác và tìm hiểu các hình ảnh so sánh trong các phân môn khác như: Tập đọc, Tập làm văn, Từ đó học sinh được củng cố, khắc sâu, mở rộng thêm kiến thức về So sánh. Ví dụ: Bài tập đọc Ông ngoại (Tuần 5) có đoạn văn tả thành phố sắp vào thu như sau: Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Sau phần tìm hiểu đoạn, tôi yêu cầu học sinh tìm câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn và chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu. Hình ảnh so sánh giúp em hiểu thêm điều gì? (Câu: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Hình ảnh so sánh: Trời - dòng sông trong. Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về bầu trời mùa thu.) Qua hình ảnh so sánh đó các em sẽ biết cách vận dụng để viết về cảnh đẹp của quê hương trong bài Tập làm văn của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, trong các tiết hướng dẫn học buổi chiều, mỗi dạng bài So sánh tôi còn ra thêm cho học sinh một số bài tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức về so sánh để các em có thể viết được những câu văn, những đoạn văn hay và biết cách cảm thụ văn học một cách tốt nhất. Giúp học sinh củng cố kiến thức về biện pháp so sánh qua hệ thống bài tập mở rộng. Dạng bài tập nhận diện những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu. Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây: Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Hoa lựu như lửa lập lòe Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xòe rộng như một dải lụa màu da cam còn khoan thai uốn lượn mãi. Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. Đáp án: Diều là hạt cau Hoa lựu như lửa lập lòe Đuôi(cá vàng) xòe rộng như một dải lụa màu da cam Hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp Bài 2: Tìm các từ chỉ sự so sánh trong mỗi câu sau: Hồn tôi là một vườn hoa lá Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn: như hạt cau phơi Cháu cười : quả chuối vàng tươi ngoài vườn. Dưới gốc phượng già, những cánh hoa phượng rụng phủ kín mặt đất như tấm thảm đỏ. Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng mặt trời rực rỡ. Đáp án: a) là b) tựa , như c) như d) như Bài 3: Tìm các từ so sánh điền vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh. Hai chân chích bông xinh xinh .. hai chiếc tăm. Rễ cây nổi lên mặt đất thành hình thù kỳ quái.những con rắn hổ mang giận dữ. Trăm cô gáitiên sa. Đáp án: Có thể là: a) giống như b) như c) tựa Bài 4: Điền các bộ phận của phép so sánh trong mỗi câu sau vào ô trống cho phù hợp: Những giọt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt như một tấm thảm đỏ rực. Trên trời có một cô mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi thì thay áo màu xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi. Sự vật A Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật B Đáp án: Sự vật A Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật B Giọt sương sớm long lanh như bóng đèn pha lê Bông hoa giấy đỏ như tấm thảm Áo (mây) trắng như bông Tôi đưa bài tập trên nhằm giúp học sinh nhận dạng được câu văn có hình ảnh so sánh, nắm vững mô hình, cấu trúc của câu văn so sánh cũng như phân biệt rõ các thành phần trong câu văn có hình ảnh so sánh. Đây là cơ sở để học sinh thực hành và viết các câu văn có hình ảnh so sánh hay. Bài 5: Tìm những hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất: .. lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay. .. cuồn cuộn chảy như những con ngựa tung bờm phi nước đại. Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông như .. Trăng rằm trung thu tròn như Đây là bài tập không phải là khó, nhưng để làm tốt bài bập này thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, liên tưởng để tìm ra những sự vật có nét tương đồng với sự vật đã cho, từ đó tạo câu văn có hình ảnh so sánh. Ví dụ: Trong câu a, con thấy có những sự vật nào giống như một cánh diều? (mặt trăng lưỡi liềm, hạt cau, dấu á) Trong các sự vật trên, có sự vật nào ta thấy lơ lửng được trên không? (mặt trăng lưỡi liềm) Từ đó học sinh chọn được hình ảnh phù hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu văn đúng và hay: Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như cánh diều đang bay. Tương tự với các trường hợp còn lại, học sinh sẽ viết được những câu văn có hình ảnh so sánh như: b) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như những con ngựa tung bờm phi nước đại. c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông như những đám mây bồng bềnh trên ngọn cây. d) Trăng rằm trung thu tròn như cái đĩa./ như quả bóng bay Bài 6: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc thay thế các từ in nghiêng và thêm từ “như” để câu văn có hình ảnh so sánh: Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá. Nắng mai hồng rất đẹp trải dài trên con đường làng quê em. Đôi cánh gà mẹ xòe ra chắc chắn che chở cho các chú gà con. (cánh bướm dập dờn, dải lụa đào, chiếc nơ, hai mái nhà, chiếc ô) Bài tập này với mục đích bước đầu cho học sinh làm quen với việc viết câu văn có hình ảnh so sánh để diễn đạt sự vật sao cho sinh động. Bằng hiểu biết và óc liên tưởng của mình các em sẽ lựa chọn được những từ ngữ thích hợp để thay thế. Đáp án: Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển như những cánh bướm dập dờn b. Nắng mai hồng như dải lụa đào trải dài trên con đường làng quê em. c. Đôi cánh gà mẹ xòe ra như hai mái nhà che chở cho các chú gà con. Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh Bài 1: Gạch dƣới những hình ảnh so sánh trong các câu văn dƣới đây. Trong các hình ảnh đó, em thích hình ảnh nào? Vì sao? Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại. Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng mặt trời rực rỡ. Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra đón ánh áng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Đáp án: (hình ảnh so sánh: phần gạch chân) Tiếp đó tôi yêu cầu học sinh chọn hình ảnh mình thích và giải thích lý do vì sao? (VD: Hình ảnh hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng mặt trời thể hiện sự quan sát tinh tế, bất ngờ của tác giả khi tìm ra được hình ảnh “vầng mặt trời” để so sánh với “hàng ngàn lá cọ”. Vì vậy câu văn khi đọc lên thấy thật thú vị.) Bài 2: Trong các câu văn sau em thấy câu nào hay nhất? Vì sao? a. Những chùm hoa phượng đỏ. b. Những chùm hoa phượng đỏ rực như những ngọn lửa bập bùng cháy trên cây. c. Những chùm hoa phượng đỏ như son. Các câu văn trên cùng là viết về hoa phượng nhưng mỗi câu lại có cách diễn đạt khác nhau. Tôi yêu cầu học sinh so sánh câu thứ nhất và câu thứ hai, câu nào hay hơn, vì sao? Tất cả học sinh trong lớp tôi đều khẳng định câu thứ hai hay hơn vì đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả màu sắc của hoa phượng. Tiếp đó tôi cho học sinh so sánh câu thứ hai với câu thứ ba. Khi học sinh đều khẳng định câu thứ ba không hay bằng câu thứ hai và học sinh diễn đạt lý do theo ý hiểu của mình vì sao cùng sử dụng phép so sánh mà câu thứ hai lại hay hơn, tôi chốt lại cho học sinh hiểu: Ở câu thứ hai tác giả dùng hình ảnh “chùm hoa phượng đỏ rực như những ngọn lửa bập bùng cháy trên cây”, một hình ảnh rất đẹp, rất sinh động để làm cho màu sắc của hoa phượng trở nên đẹp hơn, câu văn hay hơn và có sức gợi tả. Còn ở câu thứ ba thì màu hoa phượng được so sánh với màu son, tuy có điểm giống nhau nhưng cách so sánh đó chưa sinh động và còn làm giảm đi vẻ đẹp của hoa phượng. Câu văn trở nên khô khan, kém hay hẳn đi. Như vậy, qua phân tích học sinh sẽ lựa chọn được câu văn hay và các em còn hiểu được: khi so sánh, muốn cho sự vật miêu tả được đẹp và sinh động thì cần so sánh với một sự vật khác đẹp hơn và như thế câu văn có được sức gợi tả, gợi cảm cho người đọc. Bài tập dạng vận dụng biện pháp tu từ so sánh Bài 1: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại các câu sau cho sinh động, gợi cảm hơn: Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti. Bà của em đã già, tóc của bà bạc lắm. Bầy chim non đang hót trong nắng mai. Với bài tập này học sinh sẽ suy nghĩ và viết lại câu văn theo ý mình. Tôi chú hướng dẫn, chữa cho các em nhưng không áp đặt theo ý cô. Đồng thời, tôi ghi nhanh một số câu văn hay lên bảng cho các em khác học tập. Ví dụ: Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti như những hạt cườm trải khắp trên cành cây. Bà của em đã già, tóc của bà bạc trắng như mây. Bầy chim non đang hót trong nắng mai như một bản hòa tấu. Sau khi học sinh đã thành thạo dạng bài tập này tôi lại ra một số bài tập ở mức độ khó hơn. Bài 2: Hãy dùng biện pháp so sánh để diễn đạt về mỗi sự vật sau: ông mặt trời, cánh đồng lúa, dòng sông, hoa hồng. Loại bài tập này khó hơn, đòi hỏi học sinh phải có một trí tưởng tượng thật phong phú kết hợp với khả năng diễn đạt thật thành thạo thì mới có thể viết được những câu văn có hình ảnh so sánh hay. Tôi cũng có biện pháp hướng dẫn cụ thể các em học sinh yếu bằng cánh sau khi học sinh đã trình bày hết ý kiến mà chưa có được câu văn hay thì tôi sẽ đưa một vài câu văn làm mẫu để các em tích lũy làm tư liệu cho mình. Ví dụ: Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở phía đằng đông. Cánh đồng lúa chín vàng trải rộng như một tấm thảm khổng lồ. Dòng sông uốn quanh như một dải lụa chia đôi hai làng. Những đóa hồng nhung dịu dàng và kiêu sa như những nàng tiên. Bài 3 (Dành cho học sinh xuất sắc) Cô giáo em Hiền như cô Tấm Giọng cô đầm ấm Như lời mẹ ru. Từ ý thơ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn tả cô giáo em. Đây là dạng bài tập khó nên tôi chỉ yêu cầu đối với học sinh giỏi để các em bồi dưỡng thêm về kiến thức cũng như cách cảm thụ văn học và sẽ phục vụ tốt cho những bài văn miêu tả của lớp 4, 5. Với cách làm như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong phú, khả năng diễn đạt câu văn sẽ tốt hơn. Trong các bài tập vận dụng biện pháp so sánh để câu văn trở nên hay hơn, bài viết sinh động hơn sẽ không còn là một việc khó đối với các em. Giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh thông qua các câu đố dân gian Kho tàng câu đố dân gian thật phong phú và đa dạng. Nó phản ánh những thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Nó vừa có chức năng bồi dưỡng tri thức, vừa có chức năng giải trí cho con người. Trong số đó, cha ông ta cũng đã biết sử dụng biện pháp so sánh để làm rõ sự vật cần phải tìm nhưng không quá lộ. Dựa vào điều đó tôi đã sưu tầm và tích luỹ một số câu đố có sử dụng biện pháp so sánh. Sau một số bài học tôi đưa ra một số câu đố có sử dụng phép so sánh để hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về nghệ thuật so sánh. VD: Vừa bằng lá tre Ngo ngoe dưới nước. (Là con gì?) Để khai thác, tôi hỏi học sinh như sau: + Em có nhận xét gì về câu đố trên? (Câu đố có sử dụng so sánh nhưng ẩn sự vật so sánh) Sự vật dùng để đối chiếu trong câu đố trên là gì? (Là lá tre) Em cần phải dựa vào chi tiết nào nữa để tìm ra lời giải? (Dựa vào chi tiết: Ngo ngoe dưới nước) Vậy sự vật so sánh ở đây là sự vật nào? (Là con đỉa) Với các câu đố tôi đưa ra các em rất thích thú và tìm cách giải. Qua những câu đố như vậy các em cũng sẽ được khắc sâu kiến thức của mình về cách tìm sự vật có nét tương đồng với sự vật đã cho. KẾT QUẢ Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, để nắm được kết quả học tập của học sinh lớp tôi về biện pháp tu từ so sánh, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh trong lớp 3G đợt 2 với phiếu bài tập sau: PHIẾU BÀI TẬP Bài 1: Đọc các câu thơ, câu văn sau rồi làm bài tập bằng cách điền vào bảng: a. Những ngón tay thon thon như những búp măng. b. Cánh đồng trông xa như một tấm thảm màu vàng. c. Những chú gà con mới nở trông như những hòn tơ nhỏ. Câu Sự vật được so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh a) ..................................... ................ .................................... b) ..................................... ..................... ................................... c) ..................................... ..................... ................................... Bài 2 : Khoanh tròn vào chữ trước câu có hình ảnh so sánh: a. Nắng là ánh sáng của mặt trời. b. Nắng là từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Nắng tạo ra từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Bài 3: Thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh: Những bông hoa .. Đôi mắt của em bé .. Những đám mây trên trời Tiếng mèo kêu trong đêm . Bài 4: Em hãy một đoạn văn khoảng 3 - 5 câu văn tả đặc điểm của con vật nuôi mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. Sau khi nghiên cứu và lựa chọn một phiếu bài tập nhằm kiểm tra tổng quát kiến thức cơ bản về biện pháp so sánh, tôi thu được kết quả như sau: Bài kiểm HS nhận biết được HS biết vận dụng HS chưa biết vận dụng tra biện pháp tu từ so biện pháp tu từ so biện pháp tu từ so sánh sánh sánh để viết văn để viết văn. Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lần 1 28 62% 30 66% 26 58% Lần 2 37 82% 32 71% 13 29% Qua phiếu bài tập tôi đã nhận thấy rõ sự tiến bộ của học sinh. Ở bài tập số 1 hầu hết các em làm rất tốt, chỉ có bài tập số 2 vẫn còn một số ít em nhầm lẫn. Riêng bài tập số 3, các em làm cũng tương đối tốt, các em đã biết chọn những sự vật phù hợp để so sánh với sự vật cho trước một cách hợp lý và thể hiện được tính nghệ thuật trong câu văn. Mục tiêu chủ yếu của phân môn Luyện từ và câu là rèn kỹ năng dùng từ đặt câu. Từ đó bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt, thói quen dùng từ và viết câu đúng, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp đạt được phẩm chất văn hoá. Bám sát mục tiêu môn học, áp dụng các biện pháp dạy phép so sánh trong Luyện từ và câu, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong giảng dạy có hiệu quả. Trong việc vận dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, trải nghiệm đối với các đối tượng học sinh , tôi nhận thấy đã đạt được một số kết quả khả quan: Các em yêu thích môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu, vui vẻ, hào hứng, hăng say trong học tập. Các em hoàn thành tương đối tốt các bài tập vận dụng, thực hành. Học sinh đã biết dùng từ đặt câu đúng mẫu, đúng nghĩa và có hình ảnh. Nhiều học sinh đã viết những câu văn, những bài văn có sử dụng biện pháp So sánh một cách hiệu quả. Các em đã biết diễn đạt sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật so sánh. Hơn thế nữa, thông qua luyện tập nhận biết và vận dụng các biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu, các em đã tích luỹ cho mình được vốn kiến thức về ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời các em còn được bồi dưỡng tình cảm yêu quý đồ vật, cây cối, loài vật và thiên nhiên gần gũi với mình. Tuy nhiên, trong khi dạy thực nghiệm và qua bài khảo sát, tôi nhận thấy vẫn còn một số tồn tại nhỏ, như việc học sinh chưa mạnh dạn vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào việc viết văn. Đây cũng sẽ là hướng để tôi tiếp tục nghiên cứu. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy tôi thấy việc dạy cho các em tìm hiểu về các biện pháp nghệ thuật là cả một quá trình thường xuyên, liên tục và dần dần đạt được kết quả ở nhiều mức độ. Điều cơ bản để làm được việc đó là giáo viên cần định hướng để học sinh tự phát hiện kiến thức mới. Sau đó giáo viên cần nhấn mạnh, chốt lại kiến thức sau khi học sinh đã hoàn thành bài tập. Ta không thể ép học sinh phải lập tức làm được điều mình mong muốn vì “Quy tắc và khái niệm không đi trực tiếp từ đầu giáo viên sang đầu học sinh” cho nên cần phải kiên trì, tác động liên tục để các em hình thành được kiến thức và vận dụng các bài học có hiệu quả. Để đạt được điều này đòi hỏi người giáo viên phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề. Phải thực sự coi học sinh như con và coi tri thức của học sinh là sản phẩm trí tuệ của mình. Vì vậy người giáo viên phải có sự kiên trì trong các giờ học nói chung và giờ Luyện từ và câu nói riêng. Đối với những học sinh tiếp thu chậm, giáo viên tránh nóng vội hay phê bình, mạt sát học sinh mà phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời cho các em thật tận tình, chu đáo. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ: Để giáo viên có được trình độ chuyên môn vững vàng và phương pháp giảng dạy phong phú, tôi mạn phép xin đưa ra một vài ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau: Về phía Nhà trường Tổ chức nhiều buổi chuyên đề hơn nữa để cho giáo viên chúng tôi được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Qua buổi chuyên đề chúng tôi được học hỏi nhau về chuyên môn, được thảo luận và nghe hỏi - đáp về những vấn đề còn thắc mắc. Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên. Về phía Phòng giáo dục Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề giữa các giáo viên trong quận để tìm ra cách dạy hay hoặc phương pháp mới đối với những bài khó. Trên đây là một vài ý kiến có thể coi là kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời gian được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 3. Mặc dù khi triển khai đề tài tôi và các đồng nghiệp trong tổ khối đã thu được một số kết quả nhất định đó cũng là những gì tôi đã rút ra được từ thực tế giảng dạy của mình song sẽ không tránh khỏi những điều còn khiếm khuyết.Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này được hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nhan_biet_v.docx