Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5

Trong chương trình Tiểu học xác định mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ năm học 2006 - 2007 học sinh lớp 5 được học chương trình tiểu học mới ở tất cả các môn. Trong đó môn Tiếng Việt gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị học ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần (riêng chủ điểm Vì hạnh phúc con người được học trong 4 tuần), các chủ điểm học tập xoay quanh những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và cả loài người.

doc 19 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
ảnh minh họa phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn Tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt.
1.2. Đối với các em học sinh:
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa và tự phát hiện ra tại sao mình đọc chưa đúng và tại sao mình đọc chưa hay.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng. 
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự luyện đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. 
 2. Để thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau:
2.1. Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ Tập đọc tôi gọi học sinh khá đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên chốt lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay phát âm sai n/l, giáo viên nói khi phát âm n: đầu lưỡi thẳng (vì nó là âm tắc), l là âm sắc phát âm đầu lưỡi cong lên hoặc “tr” đầu lưỡi thụt vào, “ch” lưỡi để thẳng
Ví dụ: Đối với phụ âm n/l tôi cho học sinh phát âm như sau: 
* Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau:
- Nóng nực, nuôi nấng, nơm nớp, na ná, nao núng, nấu nướng, não nề, non nước này, nung nấu, nồng nàn, ...
* Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ:
- Lắm lỗi, lầm lỗi, lẫn lộn, lấp lánh, lọt lòng, lầy lội, la lối, lập loè, lừng lẫy, làm lụng, lai láng, lạnh lẽo, lanh lảnh, lành lặn, ...
* Luyện cả “n và l”.
- Nới lỏng, nói lại, nước lửa, nức lòng, làm nũng, làng nước, ...
2.2. Rèn đọc đúng: 
- Đối với các lớp 1, 2, 3 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 5 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đọc đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Do vậy tôi thường gọi một số học sinh khá, giỏi đọc làm mẫu trước toàn bài sau đó gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp giảng từ. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại chú ý đọc ngắt nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi. 
Ví dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’ 
“Thế là / A-lếch -xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói: //”
- Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi 2, 3 em đọc. Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc. 
Trong khi đọc nối tiếp đoạn kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời hiểu những từ được chú thích trong bài để học sinh hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’ 
Khi đọc đoạn 1 có từ mới, tôi đặt câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu “Công trường” là gì? Hoặc em hiểu: “ hoà sắc” là thế nào? 
- Đặc biệt với các từ ở các địa phương khác, giáo viên cần cho các em hiểu từ đó ở địa phương mình có nghĩa là gì.
Ví dụ : Bài “Lòng dân” có các từ: tui (tôi); ra lịnh (ra lệnh); thiệt (thật)...
 Hoặc bài “ Thư gửi các học sinh” các từ: giời (trời); giở đi (trở đi)
Trong phần rèn đọc đúng này, tôi tổ chức cho các em đọc cá nhân đọc trong nhóm, luyện đọc theo cặp, đọc trước lớp. (Đọc cho bạn nghe và ngược lại) nhận xét bạn đọc và sửa nếu bạn đọc sai. Đối với những em đọc kém tôi nhẹ nhàng gọi học sinh đọc lại để sửa, động viên khuyến khích kịp thời để các em tự tin hơn và không chán nản, mặc cảm. Tôi luôn dùng những từ “gần đúng” để các em có ý thức tự đọc để vươn lên. Ngoài ra, tôi cho các em đọc tốt ngồi kèm những em đọc yếu trong khi luyện đọc ở lớp như vậy việc luyện đọc nhóm, đọc theo cặp đạt kết quả cao hơn.
* Đối với các bài thơ: Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4 hay 4/4 ... Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng, giấy để học sinh nói cách ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất. 
Ví dụ: Bài: Hành trình của bầy ong.
 Gọi học sinh đọc, nhận xét, đọc lại và thống nhất cách ngắt nhịp: 4/2 hay 3/5.
“Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng / vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
Hoặc bài: “Chú đi tuần” không ngắt nhịp cố định mà chỉ cần ngắt theo cảm xúc: Chú đi tuần / đêm nay
 	 Hải Phòng / yên giấc ngủ say
 	 Cây / rung theo gió, / lá / bay xuống lòng đường
 	 Chú đi qua cổng trường /
 	 Các cháu miền Nam / yêu mến.	
Ngoài ra không những tôi luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ tôi còn rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng.
Ví dụ: Hành trình của bầy ong
“Bầy ong giữ hộ cho người.
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày”
. Rèn đọc thầm: Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn (nắm bắt đầy đủ thông tin cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật).
Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, hoặc học thuộc lòng.)
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ. Thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn có mấy đoạn, hoặc đọc thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm định hướng việc đọc - hiểu.
Ví dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc”
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch - xây ở đâu? Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
- Gọi học sinh trả lời, bạn nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại cuối cùng.
* Đọc kết hợp giảng.
- Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kỹ năng đọc hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc, các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả bài.
- Ngoài việc rèn đọc đúng (phải luyện đọc) cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ thông qua đọc và trả lời những câu hỏi thông qua từ ngữ để học sinh hiểu được nội dung bài đọc. Tôi có thể giao nhiệm vụ bài tập cụ thể ở từng đoạn cho học sinh trả lời nhận xét, trao đổi báo cáo kết quả để nhận xét. Khi tổ chức lớp học tôi cho các em hoạt động càng nhiều càng tốt. Tôi cố gắng phối hợp đàm thoại cô - trò với đàm thoại trò - trò. Ngoài hình thức cả lớp cùng tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên tôi còn chọn thêm những hình thức khác như:
+ Chia lớp thành các nhóm để học sinh cùng nhau trao đổi câu hỏi. Sau đó, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét thảo luận tổng kết.
+ Chỉ định 1-2 em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học sinh điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi như: “Bạn cho mình biết .”. Giáo viên chỉ nói những điều cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì học sinh trao đổi, thu lượm được. Giáo viên là người chốt lại cuối cùng hoặc nhất trí trả lời của các em. Trong khi học sinh trả lời, tôi chú ý cách diễn đạt cách dùng từ ngữ, của các em để các em vận dụng ở các môn học khác.
Rèn đọc diễn cảm, đọc hay:
 Đối với học sinh lớp 5 yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu trọng tâm, nên phải dành thời gian thích hợp.
* Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc).
Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’
Gọi 1, 2 em đọc cho học sinh nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế nào? Bạn đọc đúng chưa? (Giọng trầm lắng thiết tha). Em đọc lại: Đọc hai câu mở đầu: 
“Ai về thăm mẹ quê ta /
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.//”
 Hỏi: Bạn đọc đúng chưa? Đọc với giọng thế nào? (với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc).
Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm”
Trong khi đọc, tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, ngắt nghỉ thế nào? Đối với các câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế nào mới đúng.
Khi đọc trong các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả.
+Ví dụ : Bài: “Chú đi tuần”:
 “Các cháu ơi! ngủ có ngon không?
 Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”
Tôi hướng dẫn các em cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc của cô để tự điều chỉnh mình đọc theo cô.
Để các em đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Khi đọc bài “Hạt gạo làng ta” cuối giờ học giáo viên hát cho các em nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” mà đã được phổ nhạc.
Thông qua hiểu được nội dung bài đọc, phải hiểu được cảm xúc của tác giả trong văn bản đó. Đối với nhân vật thể hiện được tính cách của nhân vật đó.
 Giọng đọc thay đổi ở từng đoạn. Khi đọc câu đối thoại đọc như thế nào? Đọc thế nào thể hiện đọc giọng của từng nhân vật. 
- Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở, hồ hởi... Để thể hiện được tính cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hoà mình vào từng nhân vật để tìm được cách đọc. Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ) và biết đọc phân biệt lời các nhân vật. 
Ví dụ: Bài: “Lòng dân” 
Cai : (xẵng giọng) // Chồng chị à?
Dì Năm : - Dạ, chồng tui.
Cai : - Để coi. (Quay sang lính) // Trói nó lại cho tao // (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà.// (lính trói dì Năm lại).
Khi đọc cần thể hiện đúng thái độ, tình cảm của nhân vật và tình huống kịch. Cụ thể:
- Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
- Giọng dì Năm và chú cán bộ: ở đoạn đầu tự nhiên, ở đoạn sau dì Năm khéo giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trăn trối với con khi bị doạ bắn chết.
- Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc. (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch do má em dàn dựng. Trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má).
* Đối với văn bản phi nghệ thuật: 
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. 
- Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản.
- Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết bài văn bài thơ đó.
- Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh phát âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Tôi cho học sinh đọc từ 1, 2 câu rồi tăng dần 3, 4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở tháng 9 - 10 buổi chiều tôi dành 2 tiết để rèn đọc. Sau khi các em đọc khá dần tôi duy trì mỗi tuần 1 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra: 
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài. 
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái giọng đọc phù hợp với văn cảnh và lời nhân vật.
IV. KẾT QUẢ
Chất lượng đọc của học sinh lớp 5A3 đầu năm học này có số liệu cụ thể như sau:
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
Đọc phát âm sai
9
14,8%
Đọc ngắt nghỉ sai
22
36,1%
Đọc đúng
22
36,1%
Đọc diễn cảm
8
13%
Tổng
61 học sinh
100%
Qua áp dụng phương pháp giảng dạy “Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5” tôi tiến hành khảo sát lần 2 lớp tôi chủ nhiệm, tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc tốt đã có nhiều chuyển biến so với kết quả khảo sát đầu năm học. 
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ tăng/giảm
Đọc phát âm sai
4
6,6%
Giảm 8,2%
Đọc ngắt nghỉ sai
6
9,9%
Giảm 26,2%
Đọc đúng
33
54,1%
Tăng 18%
Đọc diễn cảm
18
29,4%
Tăng 16,4%
Tổng
61 học sinh
100%
Chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh đọc phát âm sai giảm nhiều. Số học sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên. Để có kết quả như vậy, trong mỗi giờ dạy tập đọc các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên, giúp chất lượng dạy - học Tập đọc đạt được những yêu cầu, mục tiêu của môn học ngoài ra trong mỗi tiết dạy tập đọc giáo viên cần tạo nên không khí sôi nổi thi đua động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi hơn với kết quả rèn luyện của mình. Ở buổi hai mỗi tháng tôi tổ chức một lần hái hoa dân chủ thi đọc đúng, đọc hay, đọc thuộc lòng các bài thơ, khổ thơ, đọc phân vai, đoạn văn mà mình thích nhất để thi đua và tuyên dương động viên khuyến khích kịp thời và rèn đọc phải thường xuyên liên tục. 
PHẦN III . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Tập đọc là một môn học không khó nhưng cũng không dễ dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về Tiếng Việt, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa trên cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy, muốn dạy tốt phân môn Tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề tôi nghĩ chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công.
Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) cho học sinh thì điều kiện quan trọng nhất là người giáo viên. Bởi giáo viên là người hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể chu đáo từng chữ, từng ngữ... với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc mẫu bởi giáo viên có vai trò quan trọng trong việc đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) của trò. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi giáo viên phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc.
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để có kết quả rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm) cho học sinh cao hơn, tôi mạn phép đề xuất một vài ý kiến với các cấp chỉ đạo như sau:
- Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề yêu trẻ, yêu trường lớp. Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy. Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư quỹ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học. Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+ Luyện học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay sai.
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng.
+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu.
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+ Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc ở buổi hai.
+ Nhiều học sinh được tham gia đọc và nhận xét bạn đọc.
- Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh yếu kém, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động.
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu kém trước khi đến lớp.
- Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm.
- Tổ khối quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa những giáo viên năng lực còn hạn chế nhất là khâu đọc của giáo viên.
- Hội thảo trao đổi những kinh nghiệm cho đồng nghiệp học tập ở cấp trường, cấp quận.
Trên đây là một số kinh nghiệm biện pháp đã làm trong khi “Một số biện pháp giúp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5”. Vì thời gian có hạn nên sáng kiến này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, BGH và của các cấp quản lý để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, không sao chép bất kì tài liệu nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2020
 Người viết 
 Nguyễn Thị Kim Anh
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5”
- Đối tượng khảo sát: 61 học sinh lớp 5A3 – Trường Tiểu học Kim Giang.
- Nội dung khảo sát: Tác phẩm “Một chuyên gia máy xúc” (SGK Tiếng Việt 5, Tập một).
Một chuyên gia máy xúc
 “A - lếch - xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
 Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?
 Tính đến nay là năm thứ mười một. – Tôi đáp.
Thế là A - lếch - xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:
 Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A - lếch - xây.”
- Tiêu chí và kết quả khảo sát:
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
Đọc phát âm sai
9
14,8%
Đọc ngắt nghỉ sai
22
36,1%
Đọc đúng
22
36,1%
Đọc diễn cảm
8
13%
Tổng
61 học sinh
100%
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5”
- Đối tượng khảo sát: 61 học sinh lớp 5A3 – Trường Tiểu học Kim Giang.
- Nội dung khảo sát: Tác phẩm “Luật tục xưa của người Ê - đê” (SGK Tiếng Việt 5, Tập hai).
Luật tục xưa của người Ê - đê
 “- Tội không hỏi mẹ cha .
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
- Tội ăn cắp .
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
- Tội giúp kẻ có tội .
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.” 
- Tiêu chí và kết quả khảo sát:
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
Tỉ lệ tăng/giảm
Đọc phát âm sai
4
6,6%
Giảm 8,2%
Đọc ngắt nghỉ sai
6
9,9%
Giảm 26,2%
Đọc đúng
33
54,1%
Tăng 18%
Đọc diễn cảm
18
29,4%
Tăng 16,4%
Tổng
61 học sinh
100%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nội dung và chương trình Tiếng Việt 5.
2.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3.
Tài liệu phổ biến SKKN.
4.
Thế giới quanh ta.
5.
Bồi dưỡng Tiếng Việt lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6.
Để học tốt Tiếng Việt 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
7.
Những bài văn hay lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_ren_ki_nang_doc_cho.doc