Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất ở trường mầm non
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá một cách toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt để giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ bước vào lớp một.
Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ biết tự bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. Thế nhưng nhiều ông bố, bà mẹ vẫn phàn nàn rằng “Không hiểu sao con mình vẫn được ăn uống đầy đủ của ngon, vật lạ bé vẫn gầy yếu và biếng ăn ’’ Các bậc phụ huynh nên biết rằng trẻ em trong các thời kỳ khác nhau, do đặc điểm sinh lý khác nhau nên đặc điểm về mặt dinh dưỡng cũng không giống nhau, vậy phải có sự điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp với cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện của trẻ. Chúng ta cần cung cấp cho trẻ nguồn năng lượng hợp lý. Nguồn năng lượng đó là do thức ăn cung cấp mà thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi. Vì vậy lượng hấp thụ nhiệt năng của trẻ khi đi học có thể đạt mục tiêu cung cấp trên 85%, vì vậy thực phẩm ăn uống cho trẻ thời kỳ này nên bổ xung đầy đủ nguyên tố dinh dưỡng đã thiếu chủ yếu để giảm thấp bệnh suy dinh dưỡng do dinh dưỡng được cung cấp quá ít.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất ở trường mầm non
ực đơn phù hợp Nhận thức được tầm quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên kiểm tra giờ ăn các lớp để kịp thời điều chỉnh chế biến thức ăn cho các cháu được thơm ngon, tôi đã tham mưu, phối hợp với ban giám hiệu xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ, thay đổi theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn thực vật và động vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau : Nhóm cung cấp chất đạm ( Protein ) như : Thịt, cá, tôm, cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào. Nhóm cung cấp chất béo (Lipít) như : Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa năng lượng cao, vừa làm cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thụ sử dụng tốt các vitamin trong chất béo như: vitamin A,D,E,K. Nhóm chất bột đường (Gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mì, búnnhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp. Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: Rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẩm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, rau mồng tơi Các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài, cam, cà chua, gấc..nhóm cung cấp các loại vi dưởng chấtđóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hoá học trong cơ thể. Ví dụ: Dưới đây là một số thực đơn đang được thực hiện ở trường chúng tôi, cung cấp nhu cầu năng lượng đảm bảo cho một cháu 60% so với nhu cầu năng lượng cần thiết trong ngày, thực đơn theo mùa và theo tuần đang thực hiện tại trường chúng tôi. Thực đơn mùa đông (Tuần 1+ 3) Thứ Bữa sáng Bữa chiều Mẫu giáo + Nhà trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ 2 -Thịt gà,thịt lợn hầm hạt sen - Canh ngao nấu chua -Su hào ,cà rốt xào thịt - Bún mọc - Sữa NutiFood - Bún mọc - Sữa NutiFood - Chuối tiêu 3 - Cá thu ,thịt lợn xốt cà chua - Canh bắp cải nấu thịt - Cháo gà - Sữa NutiFood - Thịt gà nấu cari - Canh bí nấu thịt - Sữa NutiFood 4 - Đậu thịt om lươn - Canh rau dền nấu thịt - Mỳ bò rau thơm - Sữa NutiFood - Mỳ bò rau thơm - Sữa NutiFood 5 -Thịt bò,thịt lợn xốt hành nấm - Canh bí nấu tôm - Súp hải sản - Sữa NutiFood - Súp hải sản - Dưa hấu - Sữa NutiFood 6 - Thịt ngan ,thịt lợn xào lăn - Canh rau cải nấu thịt - Xôi thịt kho tàu - Sữa NutiFood - Thịt lợn kho tàu - Canh bắp cải nấu thịt - Sữa NutiFood 7 - Trứng gà ,thịt ợn hấp vân - Canh hoa ngũ sắc - Bánh bơ ruốc - Sữa NutiFood - Bánh bơ ruốc -Chuối tiêu - Sữa NutiFood Thực đơn mùa đông (Tuần 2 + 4) Thứ Bữa sáng Bữa chiều Mẫu giáo + Nhà trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ 2 - Thịt gà ,thịt lợn om nấm - Su su xào thịt - Canh rau dền nấu thịt - Cháo tôm thập cẩm - Sữa NutiFood - Cháo tôm thập cẩm - Sữa NutiFood 3 -Đậu tôm thịt xốt Tứ Xuyên - Canh hoa ngũ sắc - Bún riêu cua - Sữa NutiFood - Thịt lợn xốt cà chua - Canh rau cải nấu cua - Sữa NutiFood 4 - Trứng cút, thịt chiên nấm - Canh đu đủ ,cà rốt nấu thịt - Súp gà ngô non - Sữa NutiFood - Súp gà ngô non - Dưa hấu - Sữa NutiFood 5 - Cá thu ,thịt lợn kho tộ - Canh rau cải nấu thịt - Miến ngan - Sữa NutiFood - Miến ngan - Chuối tiêu - Sữa NutiFood 6 - Thịt bò, thịt lợn hầm cari - Canh bí nấu tôm - Xôi dừa - Sữa NutiFood - Trứng thịt chưng cà chua - Canh rau dền nấu thịt - Sữa NutiFood 7 - Hải sản xào thập cẩm - Canh bắp cải nấu thịt - Bánh bông lan - Sữa NutiFood - Bánh bông lan - Dưa hấu - Sữa NutiFood Thực đơn mùa hè ( Tuần 1 + 3 ) Thứ Bữa sáng Bữa chiều Mẫu giáo + Nhà trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ 2 - Thịt gà nấu cari - Su su xào thịt - Canh rau dền - Cháo tôm thập cẩm - Sữa NutiFood - Cháo tôm thập cẩm - Sữa NutiFood 3 - Cá trắm ,thịt lợn kho tộ - Canh rau cải nấu thịt - Phở bò rau thơm - Sữa NutiFood - Thịt bò xốt vang - Canh bí đỏ -Sữa NutiFood 4 - Thịt bò hầm cari - Canh bí nấu tôm - Súp gà ngô non - Sữa NutiFood - Súp gà ngô non - Chuối tiêu - Sữa NutiFood 5 -Tôm, thịt lợn dim cà chua -Canh mồng tơi, mướp nấucua - Bún ngan - Sữa NutiFood - Bún ngan -Sữa NutiFood 6 - Đậu om lươn - Canh bầu nấu ngao - Chè bí đỏ - Sữa NutiFood - Thịt gà nấu cari - Canh rau dền - Sữa NutiFood 7 - Trứng gà , thịt lợm hấp vân -Canh hoa ngũ săc - Bánh bơ ruốc - Sữa NutiFood - Bánh bơ ruốc - Dưa hấu - Sữa NutiFood Thực đơn mùa hè ( Tuần 2 + 4) Thứ Bữa sáng Bữa chiều Mẫu giáo + Nhà trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ 2 - Thịt gà om nấm -Su hào, cà rốt xào -Canh rau thập cẩm - Bún riêu cua - Sữa NutiFood - Bún riêu cua - Sữa NutiFood 3 - Cá trắm , thịt lợn xốt cà chua - Canh rau cải nấu thịt - Cháo vịt - Sữa NutiFood -Cháo vịt -Dưa hâu -Sữa NutiFood 4 - Đậu ,tôm xốt Tứ Xuyên - Canh rau dền - Chè đậu xanh cốt dừa - Sữa NutiFood - Trứng xốt cà chua - Canh bầu - Sữa NutiFood 5 - Thịt ngan , thịt lợn xào lăn - Canh rau ngót nấu cua - Súp hải sản - Sữa NutiFood - Súp hải sản - Chuối tiêu -Sữa NutiFood 6 - Thịt bò xốt vang - Canh ngao nấu chua - Miến ngan - Sữa NutiFood - Thịt ngan xào lăn -Canh cải xanh - Sữa NutiFood 7 - Tôm , thịt lợn xào ngũ sắc -Canh bí xanh nấu thịt - Bánh bông lan - Sữa NutiFood - Bánh bông lan - Dưa hấu - Sữa NutiFood 3. Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Khi chọn rau thực phẩm phải tươi ngon, không có thuốc trừ sâu hay chất kích thích, chất xúc tác. Thức ăn chế biến sẵn phải chọn thương hiệu, uy tín về chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể: Bằng việc làm hàng ngày tôi cùng chị em thực hiện nghiêm ngặt việc giao nhận với các thương hiệu cung cấp thực phẩm sạch, an toàn, uy tín như “Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Bảo An Huy” có cam kết hai bên. Cùng với những kinh nghiệm lựa chon thực phẩm của tôi để chọn ra những thực phẩm tươi ngon có chất lượng, để tạo ra bữa ăn ngon và lành như : * Cách chon các loại rau, củ, quả + Lựa chọn cà chua: Cà chua là loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong quả cà chua có chứa nhiều loại vitamin như A ,C. Đặc biệt, ở độ chín hoàn toàn lượng vitamin C và Carotenoit đạt tỷ lệ cao nhất, lượng Axit giảm,lượng đường tăng , thịt quả có vị ngọt hơn lúc xanh. Lựa chọn những quả chin đều, thành quả dầy, thành cứng, nhiều bột, ít hạt. Loại bỏ những quả dập nát, mốc meo, ủng thối. + Bắp cải: Bắp cải là loại rau ăn lá, ngoài việc cung cấp các vitamin, khoáng chấtnó còn cung cấp một lượng chất sơ giúp cơ thể dễ tiêu hóa, lợi tiểu tốt. Nên chọn cây chắc, lá xoăn, tầu lá dầy cuốn chặt, lá mầu trắng. loại bỏ những cây lá vàng, úa, thối. Ảnh minh họa số 1 + Gà: Nếu là gà mổ sẵn thì nên chọn những con mắt nhắm, da sáng, bên ngoài khô và hơi ướt, không dính tay, vết lõm khi ấn tay vào ngay lập tức trở về trạng thái ban đầu, mùi vị bình thường, sau khi đun nấu canh thịt trong mỡ nổi lên bề mặt có mùi thơm. Còn nếu gà còn sống thì chọn nhưỡng con gà khỏe mạnh, lông mầu sáng bóng, mầu đỏ tươi, chân thẳng nhẵn và không đóng vẩy, ức đầy và không ướt ở phần hậu môn. Chọn những con gà bánh tẻ, mỏ nhọn da có mầu vàng lườn đầy xách nặng tay + Vịt, ngan: khi chọn ta sờ hai xương hông ở gần đuôi nếu không thấy chồi xương tức là vịt béo, lật bàn chân lên phía gậm có cục trai mỏng, mềm, cục trai nhỏ là vịt vừa ngon còn trai dầy thì là vịt già. Ảnh minh họa số 2 + Thịt lợn: Với những miếng thịt tươi sẽ có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Mỡ có mầu sắc, độ rắn bình thường, nếu thịt đã ôi sẽ có màu hơi thâm hoặc xanh nhạt không bóng có thể có nhớt hoặc mùn khó chịu. Những miếng thịt tươi sẽ có lát ắt bình thường, sáng, khô, còn miếng thịt hỏng lát cắt màu sắc tối và hơi ướt. Miếng thịt tươi sẽ có độ rắn chắc đàn hồi cao khi dùng ngón tay ấn vào miếng thịt sẽ tháy không để lại vết lõm không bị dính nếu miếng thịt dã bị ôi thì ngược lại. + Chọn thịt bò: Thịt bò ngon có mầu đỏ tươi, mỡ bò phải có mầu vàng tươi gân mầu trắng và cứng khi ấn vào. Thớ thịt bò nhỏ, mềm, không quá mịn. Lấy tay ấn vào thớ thịt thấy thịt có độ đàn hồi tốt không dính tay và không có mùi hôi. Thịt bò mầu tái xanh, có những nốt trắng tròn giữa các thớ thịt là bò bị sên, bị sán hay bị gạo. Các loại thịt mà có mùi hôi cũng không nên chọn. Ảnh minh họa số 3 * Cách chọn môt số loại hàng khô : + Chọn mua gạo: gạo tốt là loại gạo có hạt tròn đẹp, khô, không có sâu mọt, không có bụi cám, ngửi có mùi thơm. Loại chất lượng kém là loại sắc xám, hạt gạo dễ vỡ vụn, có mùi ẩm mốc. Ảnh minh họa số 4 Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến khâu chế biến phải theo quy trình bếp một chiều, không để dụng cụ sống chín lẫn lộn . Rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy, không nên cắt nhỏ ngâm nước, xương thịt cần chần qua nước sổi rữa sạch mới đem sơ chế, chế biến để giảm bớt các độc tố. 4. Biện pháp 4: Kỹ thuật chế biến thức ăn cho trẻ Đây là khâu quyết định một bữa ăn đạt độ cảm quan cao. Để trẻ ăn ngon, hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối hợp với từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưnng. VD: Khi chế biến tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu sắc đẹp để dể bị thu hút lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú, thích ăn như món tôm xào ngũ sắc tôi đem kết hợp tôm cùng với thịt lợn và cà rốt, hành tây, su su, hành lá, lơ xanh, lơ trắng tạo nên một món ăn với bảy sắc câu vồng để hấp dẫn trẻ tạo ra cảm giác muốn ăn cho trẻ Ảnh minh họa số 5 Tẩm ướp thức ăn từ 10-15 phút trước khi phi hành thơm đem xào nấu. Để tăng cường chất sắt cho trẻ để phòng chống thiếu máu. Khi chế biến thức ăn cho trẻ tôi giảm bớt sử dụng muối nên tăng cường lượng nước mắm rất dinh dưỡng (nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp thêm một số loại rau quả có chứa nhiều vitaminC để có tác dụng cho việc hấp thụ chất sắt, phòng chống được các bệnh khi chuyển mùa. VD: Như rau mồng tơi là 72, cải bắp 30, cà chua 40, bí ngô 40 Tăng lượng thức ăn nhiều canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, kết hợp với việc uống sữa hàng ngày. Một lưu ý là: Khi sơ chế thức ăn cần phải chú ý cắt thái nhỏ hoặc xay nhỏ các loại rau, thực phẩm thịt,cá, và khi chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hoá. * Tôi xin được trình bày cách chế biến một số món ăn nhiều dinh dưỡng mà trường tôi vừa hội giảng chào mừng ngày 20/11 vừa qua. Ví dụ 1: Xôi thịt lợn kho tàu Nguyên liệu : Dành cho 10 suất ăn - Thịt lợn: : 0.17kg - Gạo nếp : 0.5kg - Đường : 0.0125kg - Nước: : 0.125kg - Dầu ăn: : 0.03kg - Hành khô : 0.0075kg - Mắm, muối,gia vị vừa đủ Cách làm: Gạo vo sạch rồi đem ngâm nước 4 giờ vớt ra để ráo ,cho dầu ăn va muôi vừa đủ vào gạo rồi trộn đều đổ vào chõ đã đun sôi nước , đun tiếp cho đên khi gao chin đươc 8 phần thì dỡ ra rôi đem đồ lại lần 2 chin hết là được Đường đem trưng thành nước hàng . Thịt lợn đem sơ chế sạch, xay nhỏ tẩm ướp gia vị Bắc chảo lên bật lữa lên cho khô chảo đổ dầu vào khi dầu sôi cho hành vào phi thơm, thịt lơn đảo qua cho thấm gia vị rồi đổ vào xoong cho nước hang vào kho cho đến khi thịt lợn chín nhừ là được, nêm lại cho vừa ăn rồi bắc xuông. Yêu cầu thành phẩm Màu sắc: biến đổi tự nhiên của thịt lợn xang mầu cánh gián Mùi vị: Thơm ngon đặc trưng của xôi va thịt vị vừa ăn Ảnh minh họa số VD2: Trứng thịt chiên nấm sốt cà chua Nguyên liệu : Dành cho 10 suất ăn - Trứng cút : 0.25kg - Thịt lợn : 0.3kg - Cà chua : 0,035 - Nấm tươi : 0.062kg - Hành lá: 0.075kg - Nước : 0.125kg - Mắm, muối , gia vị, dầu ăn vừa đủ Cách làm Trứng cút cho vào luộc chín rồi bóc vỏ sạch đem chiên qua dầu Thịt lợn sơ chế sạch rồi đem say nhỏ cho vào xào Cà chua rửa sach thái nhỏ đun nhừ Nấm tươi đem trần qua say nhỏ Cho hỗn hợp trên vào cà chua sốt lên rồi nêm lại vùa ăn và cho hành lá vào là được Yêu cầu thành phẩm Trạng thái : Trứng thịt chín mềm Màu săc : Biến đổi tự nhiên của thịt và trứng, cà chua Mùi vị : Thơm mùi nấm và trứng thịt vị vừa ăn Ảnh minh họa số 7 5. Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên trên lớp Qua những buổi kiểm tra dự giờ ăn trên lớp hằng ngày tôi thường hỏi và trao đổi vơi giáo viên về tình hình , sở thích của trẻ sau những món mà trẻ được ăn VD : Các cô thấy trẻ ăn món trứng thịt kho tầu thế nào? Trẻ có ăn hết suất không vậy ?... Để biết cách thay đổi cách nấu sao cho phù hợp vơi trẻ. Ngoài việc trao đổi với giáo viên tôi vẫn thường trò chuyện cùng trẻ như : Cô đố các con hôm nay chúng mình được ăn món gì nhỉ ? Các con ăn có thấy ngon miệng không ? Qua đó vừa tạo được hứng thú cho trẻ khi ăn vừa làm cho giờ ăn của trẻ thêm sôi nổi làm trẻ ăn ngon miêng hơn lại rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu. 6. Biện pháp 6: Kết hợp với nhân viên y tế của trường Để công việc chăm sóc nuôi dưỡng có kết quả tôi đã kết hợp với y tế trường thường xuyên kiểm tra định kỳ cho các cháu để phát hiện cháu không tăng cân hoặc béo phì,chúng tôi đề đạt ý kiến với ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên trên lớp có các biện pháp điều chỉnh thực đơn, chế độ ăn cho các cháu hàng ngày phù hợp. Ví dụ: Đối với các cháu không tăng cân thì ngồi riêng một bàn cô động viên, cháu ăn hết suất. Đối với cháu béo phì thì giảm bớt chất bột, đường như cơm, tăng cường thêm một ít sữa trước bữa ăn, ăn nhiều hoa quả. Với việc áp dụng một số biện pháp như vậy trường tôi cũng đã giảm được một phần nào đó số trẻ suy dinh dưỡng và béo phì Hình ảnh nhân viên y tế khám sức khỏe cho trẻ Ảnh minh họa số 8 7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh học sinh Thông qua giờ đón và trả trẻ và qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên truyền, phổ biến cho phụ huynh biết cách chăm sóc cho con hợp lý, khoa học, biết sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chất vi lượng phối hợp với nhiều loại thực phẩm và loại thực phẩm nhằm giúp trẻ phát triển chiều cao cũng như cân nặng. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Với các biện pháp thực hiện nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất tôi đã thu được một số kết quả như sau: Tổng số trẻ khảo sát: 325 trẻ (cuối năm) Nội dung Đầu năm Cuối năm Trẻ ăn hết xuất Trẻ không thích ăn chất tanh (tôm, cua, ngao, cá, lươn) Trẻ không thích ăn một số loại gia vị ( tía tô, lá lốt, rau răm, hành lá Trẻ ăn hết xuất Trẻ không thích ăn chất tanh (tôm ,cua ,ngao, cá , lươn) Trẻ không thích ăn một số loại gia vị ( tía tô, lá lốt, rau răm, hành lá Tổng số 305 13 7 305 6 4 Chiếm tỉ lệ 96,7% 2,3% 1,3% 98,0% 1,3% 0,7% - Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy rõ được kết quả trên trẻ: + Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giám rõ rệt so với đầu năm. + Số trẻ ăn hết xuất tăng lên đáng kể, các trẻ không thích ăn các chất tanh hay các loại rau cho vào gia vị các món ăn giảm. + Trẻ hào hứng, phấn khởi khi đến giờ ăn trưa hay chiều sau những giờ hoạt động học tập, vui chơi. + Tỉ lệ chuyên cần các nhóm lớp luôn đảm bảo so với chỉ tiêu nhà trường đề ra. + Phụ huynh học sinh luôn yên tâm khi gửi con đến trường. III. KẾT LUẬN 1. Kết luận chung Nhờ sự nổ lực của bản thân, lòng yêu nghề, hay tìm tòi cách chế biến các món ăn, kết hợp các biện pháp như trình bày ở trên. Tôi cùng chị em trong tổ làm việc tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình cũng như tiêu chí của trường đề ra đó là thực hiện” bếp 4 tốt” như: - Vệ sinh đảm bảo khoa học - Kỹ thuật chế biến món ăn tốt. - Cải tiến thực đơn theo mùa - Tiết kiệm. Muốn làm tốt công việc có kết quả như mong muốn, trước hết phải chuẩn bị đầy đủ như: Xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn. Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cô nuôi và giáo viên đứng lớp. Các món ăn thường xuyên thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu, giúp trẻ phát triển tốt , góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất ở trường mầm non Kim Lan. Trong qúa trình áp dụng thực hiện đề tài không sao tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi dược hoàn thiện hơn để thực hiện có hiệu quả hơn. 2. Bài học kinh nghiệm Để đảm bảo được các chất dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ trong trường mầm non giúp cho trẻ ăn ngon miệng, hết suất, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau Nhận thức được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng. Người nhân viên nấu ăn không những phải có trình độ chuyên môn mà cần phải học hỏi và tự rèn luyện không ngừng để bồi dưỡng nâng cao trình độ. Biết cách tính và hiểu rõ về khẩu phần ăn và định lượng calo. Xây dựng thực đơn hợp lý phù hợp với mùa, tuần. Lựa chọn thực phẩm đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ rõ ràng, uy tín chất lượng Đúc kết rút kinh nghiệm, nâng cao đổi mới trong chế biến món ăn cho trẻ. Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Tích cực học hỏi nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ nuôi Kêt hợp với nhân viên y tế để kiểm tra sức khỏe dịnh kỳ cho trẻ. Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong nhà trường để cùng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh và cộng đồng về vấn đề dinh dưỡng. Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế, quy định của nhà trường. 3 3. Kiến nghị - Đề xuất Sau khi sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tế trong năm học 2019-2020 tổ chức hoạt động nuôi dưỡng trẻ chăm sóc đã đạt nhiều hiệu quả cao, các bữa ăn của trẻ hằng ngày được cải thiện, món ăn hấp dẫn, màu sắc đẹp, thơm ngon , đảm bảo dinh dưỡng hợp lí , giúp cho trẻ ăn hết khẩu phần. Tôi mong rằng với tinh thần trách nhiệm cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, tổ công tác nuôi dưỡng của nhà trường ngày càng gặt hái được nhiều kết quả cao . Vì sức khỏe của cộng đồng và đặc biệt là các mầm non của tương lai luôn có những bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển về thể chất của trẻ tôi có những đề xuất sau: Mỗi cán bộ công nhân viên trong nhà trường cần làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ . Vai trò trách nhiệm của mỗi nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng cần nâng cao trong quá trình giao nhận, sơ chế, chế biến ... phải bảo đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn thực phẩm . Với nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho đội ngũ nhân viên phục vụ được giao lưu, học hỏi giữa các trường có điểm sáng trên địa bàn trong lĩnh vực nuôi dưỡng. Phòng Giáo dục tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho nhiều nhân viên nuôi dưỡng được kiến tập tại các trường điểm để nhân viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho bữa ăn của trẻ đảm bảo vệ sinh và nhu cầu dinh dưỡng . Trên đây là một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng nhằm “Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất ở trường mầm non” mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2019-2020. Tôi mong nhận được sự chỉ đạo và đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Mầm Non Kim Lan PHIẾU ĐIỀU TRA SỞ THÍCH CỦA TRẺ ĐẦU NĂM HỌC 2019 -2020 Họ và tên trẻ :. Lớp : STT Nội dung câu hỏi Có Không 1 Con có thích các món ăn ở lớp không ? 2 Con có thích các món ăn xào không ? 3 Con có biết ăn như thế nào để có thể được cung cấp đú chất không ? 4 Con có thích ăn những món ăn như ( tôm , cua , cá ngao , lươn.) không ? 5 Con có thích ăn các loại rau gia vị như hành , mùi, tía tô, lá lốt không ? Trường Mầm Non Kim Lan PHIẾU ĐIỀU TRA SỞ THÍCH CỦA TRẺ CUỐI NĂM HỌC 2019 -2020 Họ và tên trẻ :. Lớp : STT Nội dung câu hỏi Có Không 1 Con có thích các món ăn ở lớp không ? 2 Con có thích các món ăn xào không ? 3 Con có biết ăn như thế nào để có thể được cung cấp đú chất không ? 4 Con có thích ăn những món ăn như ( tôm , cua , cá ngao , lươn.) không ? 5 Con có thích ăn các loại rau gia vị như hành , mùi, tía tô, lá lốt không ? Ảnh minh họa số 1 Ảnh minh họa số 2 Ảnh minh họa số 3 Ảnh minh họa số 4 Ảnh minh họa số 5 Ảnh minh họa số 6 Ảnh minh họa số 7 Ảnh minh họa số 8 Ảnh minh họa số 9
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_an_ngon_mieng_he.doc