Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý tích cực vào các hoạt động

Trẻ em, đó là tài sản quý giá của mỗi gia đình và là tài sản vô giá của mỗi dân tộc. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, chính vì vậy trẻ cần được hưởng sự giáo dục dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Nhất là trẻ khuyết tật lại càng cần sự giáo dục và quan tâm đặc biệt hơn nữa. Bởi lẽ đối với những trẻ em bình thường thì việc lĩnh hội tri thức hay những quy tắc giao tiếp xã hội và kĩ năng sống được diễn ra một cách tự nhiên trong cuộc sống, trong mọi hoạt động nhưng lại hết sức khó khăn đối với trẻ khuyết tật. Do đó việc lĩnh hội những tri thức, chuẩn mực, kĩ năng giao tiếp ở trẻ khuyết tật đòi hỏi phải được tổ chức một cách có chủ đích, có phương pháp rõ ràng và đặc biệt cần có sự quan tâm rất nhiều của cha mẹ, giáo viên, những người thân xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục trẻ tăng động là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục.

Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi đã ghi cụ thể điều 34,35,39 đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện để trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta. Trẻ khuyết tật cũng là một nhóm trẻ trong xã hội đó. Do đó, trẻ khuyết tật cần được quan tâm, chăm sóc và tạo mọi cơ hội học tập để có thể phát triển bình thường như bao trẻ khác. Xuất phát từ quan điểm đó, việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được khẳng định là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo các văn bản pháp luật quốc gia cũng như Công ước của Liên Hiệp Quốc về người khuyết tật, thì quyền được giáo dục là một trong những quyền cơ bản của trẻ khuyết tật.Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển. Bởi, trẻ khuyết tật có những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao động do bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên.

 

doc 29 trang vuthom 08/10/2022 7923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý tích cực vào các hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý tích cực vào các hoạt động

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý tích cực vào các hoạt động
i câu hỏi. Nhưng đến giờ chơi đôi lúc còn chạy lộn xộn xung quanh lớp.
Với trẻ tăng động giảm chú ý, sự khen ngợi bình thường từ người khác chưa đủ để kích thích trẻ, vì vậy, với đối tượng này, giáo viên có thể sử dụng một vật hoặc một hoạt động gì đó trẻ yêu thích để làm phần thưởng. Nói chung, trẻ tăng động giảm chú ý thường có hành vi dập khuôn, trêu bạn, nghịch đồ, ném đồ, chạy nhảy trong thời gian nhàn rỗi hay trong các giờ chơi tự do. Để giúp trẻ vượt qua khó khăn này, giáo viên có thể có thể tổ chức các hoạt động để trẻ phải bận rộn bằng cách giao cho trẻ một số nhiệm vụ gì đó để làm.
* Chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng:
Trẻ tăng động giảm chú ý có ngưỡng phản ứng quá ngưỡng hoặc dưới ngưỡng hoặc tìm kiếm các thông tin giác quan. Với đối tượng này, ngoài việc điều chỉnh môi trường về thi giác, thính xác, xúc giác và sự chuyển động nhằm giúp trẻ bình tĩnh hơn, giáo viên nên thiết kế các hoạt động giúp trẻ cảm nhận bản thể đối với trẻ có sự phối hợp vận động thô nhằm tác động đến chức năng điều khiển của hệ thần kinh trung ương.
Giáo viên nên cho trẻ đồ, tô các hình, chữ, tập viết chữ, sử dụng kéo, chơi đất nặn, rót nước vào bình theo mức ấn định, xâu hạt hoặc chơi bắn biQuan tâm và phối hợp với phụ huynh khi thời tiết chuyển mùa vì cháu hay bị viêm mũi. Quan tâm chăm sóc giáo dục theo hướng cá biệt hoá giúp trẻ có khả năng tập trung, ghi nhớ tốt (ghi nhớ có chủ định trong não để phát triển nhận thức tốt hơn), liên hệ mắt, cần giáo dục đặc biệt để hoàn thiện nhân cách cho trẻ, giao lưu trò chuyện với trẻ giúp trẻ hoàn thiện bộ máy phát âm cho trẻ. Đặc biệt chú ý quan tâm tới trẻ để kịp thời can thiệp hành vi không tốt, không phù hợp.
* Môi trường giáo dục:
Môi trường giáo dục là một yếu tố vô cùng quan trọng nó tác động trực tiếp lên trẻ tăng động giảm chú ý. Chính vì thế tôi đã điều chỉnh môi trường lớp học để tăng khả năng tập trung, chú ý. Cụ thể: Xếp chỗ ngồi cho trẻ sao cho trẻ khuyết tật học tập kèm tăng động, giảm chú ý có thể nghe, nhìn được giáo viên, tránh ngồi gần cửa sổ, tránh ngồi gần trẻ nghịch ngợm. Loại bỏ tất cả các tiếng ồn, bảng thông báo, vật trưng bày làm phân tán sự tập trung chú ý của trẻ, cho trẻ thời gian riêng biệt để hoàn tất mỗi nhiệm vụ được giao;
Giáo viên cũng có thể đeo nút tai chống ồn cho trẻ để giảm đi các âm thanh từ bên ngoài làm trẻ mất tập trung, dùng miếng bìa có khoét 1 ô dài để trẻ tập trung vào một chỗ, một hàng hoặc một đoạn trên trang sách. Dùng vải màu trẻ thích trải trên bàn khi trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao, sắp xếp và sự việc trong ngày sao cho các hoạt động có chiều hướng kích thích, hưng phấn theo thứ tự sau cùng để tăng sự tập trung, chú ý.
	Giáo viên cần quan tâm hỗ trợ đặc biệt để trẻ phát triển, hoàn thiện các chức năng cơ thể và hoàn thành được chương trình giáo dục đặt ra.
	Các bạn hoà đồng quan tâm giúp đỡ trẻ, trẻ có nhiều bạn bè hơn.
	Gia đình trẻ hiểu vấn đề hơn và phối hợp tốt với giáo viên có biện pháp giáo dục trẻ tốt.
	Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi đủ phục vụ cho công tác giảng dạy giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và giáo viên tự làm thêm các đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các loại phế liệu nguyên liệu thiên nhiên để phục vụ cho giảng dạy đạt kết quả tốt.
 Dựa vào mục tiêu cá nhân năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục tháng theo từng chủ đề như sau: Ví dụ: Kế hoạch tháng 9 
TT
Nội dung
Biện pháp thực hiện
1
Phát triển thể chất: 
Rèn tập thể dục sáng và một số vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp, bò chui qua cổng 
- Cô 1 tập mẫu, cô 2 có thể cầm tay giúp trẻ tập.
- Cho trẻ tập cùng các bạn, cô động viên giúp đỡ.
2
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
 - Nói được một số câu đơn giản và phát âm tốt.
- Thuộc và phát âm tốt các chữ cái o ô ơ
- Cho trẻ làm quen với các bạn trong lớp, nói các câu chào hỏi nhau và tự giới thiệu về mình cho cả lớp
- Dạy trẻ phát âm, nhận biết cấu tạo chữ cái o ô ơ, 
3
Phát triển nhận thức: 
Biết trường học của mình, địa chỉ gia đình, nhận biết chữ số 1-5.
- Đặt câu hỏi để trẻ trả lời về trường lớp, cô giáo, các bạn hỏi trẻ địa chỉ gia đình mình. 
- Dạy trẻ đọc và nhận biết chữ số từ 1-5, biết thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 5
4
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ:
Rèn trẻ biết cách tự vệ sinh cá nhân và nhận đúng kí hiệu ở khăn, ca, vở...
- Rèn cháu đi vệ sinh đúng nơi qui định, đúng cách
- Tự cất đồ cùng cá nhân và đúng vị trí của mình
- Cho cháu tập nhận kí hiệu cô đánh dấu.
5
Phát triển thẩm mỹ: 
Biết yêu quý thể hiện cái đẹp, thích múa hát,...
Dạy trẻ thể hiện một số sản phẩm tạo hình đơn giản và dạy trẻ hát các bài hát ngắn trong và ngoài chương trình
6
Phục hồi chức năng: 
Bộ máy phát âm chưa tốt.
 Trẻ hay bị sổ mũi cần phòng tránh. Không liên hệ mắt
Tích cực trò chuyện với trẻ về chủ đề, kích thích trẻ nói nhiều hơn.
Nhắc phụ huynh chú ý chăm sóc trẻ tốt khi giao mùa
7
Phát triển kĩ năng tình cảm xã hội: 
Trẻ biết yêu quý, kính trọng ông bà bố mẹ, yêu mến các bạn
Dạy trẻ một số nguyên tắc trong giao tiếp, biết nói cảm ơn, xin lỗi, ...
 Khi hết tháng tôi nhận xét kết quả và có đánh giá điều chỉnh những gì đặt ra trẻ làm được và những gì trẻ chưa làm tốt hay biện pháp đưa ra đã phù hợp chưa để điều chỉnh cho tháng tới tốt hơn. Việc điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục nhằm thay đổi trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục giúp trẻ phát triển tốt nhất trên cơ sở năng lực của trẻ. Bởi với trẻ khuyết tật thì việc lĩnh hội tri thức không giống trẻ bình thường do đó cần phải điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của trẻ.
Việc điều chỉnh giúp trẻ có hứng thú tham gia hoạt động và học tập đạt kết quả tốt, nâng cao tính tương hợp giữa kĩ năng của trẻ và phương pháp chăm sóc giáo dục của giáo viên, bù trừ những lệch lạc về tinh thần, các giác quan và các hành vi xa lạ.
	Ngoài ra để tiện theo dõi trẻ tôi còn tỉ mỉ hơn là có thêm một quyển sổ các nhân để tiện theo dõi sự tiến bộ của trẻ từng ngày, từng tuần từ đó có sự điều chỉnh các biện pháp ngay khi kết quả chưa tốt. Khi xây dựng bản kế hoạch cá nhân này tôi còn bàn bạc trao đổi với phụ huynh và nhờ ban giám hiệu tư vấn thêm.
Khi đã xây dựng được kế hoạch chăm sóc giáo dục cho trẻ tôi cứ trình tự như thế mà rèn luyện trẻ rồi đánh giá kết quả và điều chỉnh những tuần tiếp theo sao cho phù hợp. Tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt ở trẻ, có những yêu cầu mà trẻ thực hiện còn tốt hơn cả mục tiêu đề ra. 
4. Tạo môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Phải có sự đồng cảm thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau đó là cách tốt nhất giúp trẻ tự tin và hoà nhập cùng bạn bè. Cô phải là thường xuyên trò chuyện, gần gũi trẻ, đồng thời giáo dục trẻ khác phải biết yêu thương giúp đỡ bạn như: Chơi cùng bạn, nên nhường đồ chơi cho bạn, rủ bạn ngủ cùng, dắt bạn đi vệ sinh, hướng dẫn bạn cách lau mặt lau tay...
Cô giáo luôn là một người bạn, người chỉ huy các hoạt động của trẻ, chơi cùng trẻ khi cần thiết giúp trẻ cảm thấy yên tâm, tự tin nhiệt tình tham gia hoạt động cùng cô và bạn. Đồng thời thường xuyên trò chuyện với trẻ cởi mở, chân tình như những người bạn lúc này cô là một người bạn của trẻ
(Hình ảnh 7: Trẻ tăng động, tự kỷ chơi cùng nhóm bạn)
	Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể như: Giao lưu giữa các lớp trong trường, cho trẻ cùng các bạn đi dạo, cùng chơi chung một trò chơi, cùng bạn chăm sóc cây trong vườn trường, đi tham quan các lớp trong trường... Đó là các hoạt động rất cần thiết cho thay đổi hành vi không tương tác đặc trưng của trẻ khuyết tật nhất là trẻ tự kỉ 
	Bên cạnh đó giáo viên cần làm thêm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu đa dạng để làm phương tiện dạy học. Ở lớp nên có 1 góc chơi riêng với các đồ dùng riêng an toàn với đặc điểm của trẻ. Tất cả các dụng cụ cá nhân ở lớp phải sắp xếp cố định để giúp trẻ có thói quen khi cần sử dụng. Tôi thấy cháu tự kỉ lớp mình rất thích góc văn học vì vậy tôi đã làm thêm nhiều những con rối tay, rối túi trang trí ở đó giúp trẻ khi cáu giận hoặc tính tình khó chịu sẽ chạy vào đó lấy con rối ra nghịch 1 mình, chỉ 1 lúc là trẻ lại trở lại bình thường. Đây là cách rất hay để điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ. Nên động viên gia đình mua một số dụng cụ thiết kế theo hướng dẫn của các chuyên gia để rèn luyện sức khoẻ và can thiệp hành vi khi cần thiết (đối với trẻ khuyết tật là tự kỉ).
 * Kết quả: Sau khi xây dựng được môi trường lớp học, thân thiện gần gũi trẻ tôi có thể giúp trẻ hứng thú đến trường, đến lớp. Để từ đó có thể lựa chọn các hình thức giáo dục, chăm sóc đặc biệt thông qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. 
5. Tuyên truyền với phụ huynh về sức khỏe và sự tiến bộ của trẻ để phù hợp cùng gia đình giáo dục trẻ.
Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp, trường mầm non, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo sự liên kết giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh, nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trẻ. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 ( Hình ảnh 8: cô giáo đang trao đổi với phụ huynh ở bảng tuyên truyền)
 Hằng ngày vào giờ đón – trả trẻ tôi luôn dành thời gian để trao đổi với phụ huynh đặc biệt là phụ huynh trẻ khuyết tật tự kỷ, tăng động giảm chú ý về tình hình sức khoẻ của trẻ, những điều trẻ đã làm được ở lớp, khen trẻ trước mắt phụ huynh để thấy tự hào. Đặc biệt nhắc phụ huynh những kĩ năng mới tập ở lớp để phụ huynh kết hợp thực hiện ở nhà giúp trẻ tiến bộ. Nên thường xuyên giao bài tập về nhà để phụ huynh kèm cặp thêm tại gia đình và khuyến khích phụ huynh dành thời gian kể truyện cho trẻ nghe. Đồng thời ở nhà không giúp trẻ hoàn toàn mọi việc mà nên dạy trẻ cách tự lập, tự phục vụ bản thân, cách hỏi xin, hỏi nhờ, mượn...
Tôi còn phát cho phụ huynh những bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh vẽ,... để phụ huynh có thể dạy trẻ ở nhà và hướng dẫn thêm cách tô, vẽ bài cho đẹp, phù hợp hơn...Từ đó gia đình với nhà trường cùng kết hợp chặt chẽ để giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi và đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt từ khi tôi phân tích cho gia đình cháu tăng động giảm chú ý, cháu tự kỉ hiểu những vấn đề về chăm sóc giáo dục trẻ thì gia đình đã dành nhiều thời gian để chăm sóc và dạy dỗ cháu hơn giúp trẻ 
IV/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:	
Qua quá trình áp dụng các biện pháp giúp trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý tích cực vào các hoạt động trong lớp mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi), bản thân tôi rất phấn khởi khi kết quả đạt được như sau:
1. Đối với giáo viên:
Tạo cho giáo viên sự bình tĩnh, kiên trì và nhẫn nại hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
 Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về mọi mặt cả về vật chất, lẫn tinh thần. Trang bị cho lớp tôi những đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ tốt cho công tác giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý tích cực vào hoạt động. Đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên cùng lớp. Chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục 03 cháu khuyết tật (tăng động giảm chú ý và tự kỷ) của tôi được tốt hơn và mang lại kết quả thật khả quan.
2. Đối với trẻ: 
	Sau khi áp dụng một số biện pháp giúp trẻ tăng động giảm chú ý tích cực vào hoạt động tại lớp tôi, tôi thấy trẻ tiến bộ về mọi mặt:
Sự tiến bộ rõ rệt của từng trẻ so với đầu năm cụ thể ở từng lĩnh vực như sau:
*Phát triển nhận thức: 
 Nhận biết được các hiện tượng, sự vật xung quanh trẻ như: thời tiết trong ngày tên các loại cây, con vật, biết phân biệt, phân nhóm các loại cây, hoa con vật, các đồ dùng gia đình, dụng cụ nghề theo 2-3 dấu hiệu đặc trưng trong các chủ đề sự kiện.
Gọi đúng tên và biết công dụng một số đồ vật xung quanh trẻ. Rất thích tham gia hoạt động khám phá, thử nghiệm...
 Nhận biết được một số thao tác đơn giản với nhóm số lượng trong phạm vi 10 như: Đếm, thêm bớt, tách gộp theo yêu cầu của cô.
*Phát triển ngôn ngữ: 
 Đã nói được đủ câu hơn và rất rõ lời và biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của người khác. Biết cách bày tỏ nhu cầu của mình với người khác, nói được thành câu những suy nghĩ của mình với người khác. Biết cách kể lại một số sự việc đơn giản. Đã nhớ được nội dung chính của truyện tên các nhân vật truyện, kể lại được truyện đơn giản, ngắn...Phát âm được 29 chữ cái khá tốt
*Phát triển thể chất: 
 Đã có kĩ năng vận động phù hợp. Tập được các bài tập phát triển chung, vận động cơ bản theo yêu cầu của cô...biết sử dụng kéo, bút và dùng các vật nhỏ rất khéo léo.Cơ thể trẻ phát triển tốt từ kênh suy dinh dưỡng đã chuyển sang kênh bình thường.
*Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội. Khả năng hoà nhập xã hội: 
 Đã biết kìm chế những cảm xúc của bản thân. Biết chơi cùng bạn và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh như: chia sẻ, an ủi khi bạn buồn. Biết cảm ơn khi được giúp đỡ và cho quà, biết mượn, nhờ bạn khi cần chứ không cướp của bạn, tranh giành của bạn như trước.... Thích chơi trong nhóm đã biết thoả thuận và chấp thuận việc phân công vị trí chơi trong nhóm chơi cùng các bạn. Các bạn vui vẻ hoà đồng, thân thiện với trẻ. 
*Phát triển thẩm mĩ:
 Bước đầu đã biết yêu quý và thể hiện cái đẹp qua cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, thích mặc quần áo đẹp, mới, có sản phẩm tạo hình đẹp và biết giữ gìn những gì mình làm ra.
- Rất thích hát và hát rất đúng nhạc tuy còn hơi ngọng. Rất thích được bạn bè, mọi người cổ vũ, khen ngợi. thích được trưng bày sản phẩm do mình tạo ra
*Kĩ năng tự phục vụ: 
 Đã có kĩ năng xúc cơm, ăn ngon hết xuất không rơi vãi. Biết tự mặc quần áo, tự đi giày. Tự thay quần áo khi nóng. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Còn biết giúp cô dọn vệ sinh trường, lớp.Nhận biết được kí hiệu của mình và để đồ dùng đúng nơi quy định. Chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng đúng qui định...
*Số liệu cụ thể:
 Kết quả
 Lĩnh vực
Mức độ đạt so với trẻ cùng tuổi khi chưa áp dụng các biện pháp
Mức độ đạt so với trẻ cùng tuổi sau khi áp dụng các biện pháp
Phát triển nhận thức
31%
83%
Phát triển ngôn ngữ
25%
81%
Phát triển thể chất
36%
86%
Phát triển TCKNXH Khả năng hoà nhập xã hội
29%
82%
Phát triển thẩm mĩ
36%
87%
Kĩ năng tự phục vụ
35%
88%
(Hình ảnh 9: trẻ tích cực tham gia vào giờ học tạo hình
Hình ảnh 10: cháu An Tường, Trung Kiên tích cực tham gia vào giờ học
Hình ảnh 11: cháu Sơn Tùng lau dọn góc chơi cùng bạn)
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
	Dạy trẻ mầm non là công việc khó nhưng dạy trẻ tăng động giảm chú ý lại càng khó hơn. Giáo viên dạy trẻ phải có cái tâm, phải nhiệt tình, yêu mến trẻ và phải kiên trì, kiên nhẫn luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ.
	Để giúp trẻ tăng động giảm chú ý tích cực trong các hoạt động thì giáo viên cần biết cách xây dựng và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm, khả năng của trẻ khuyết tật lớp mình. Cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ tăng động giảm chú ý trong các hoạt động, động viên khuyến khích trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao, khen ngợi, tặng 1 phần thưởng dù nhỏ khi trẻ làm tốt.
Đặc biệt giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để có biện pháp giáo dục hiệu quả nhất và điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ khi cần thiết. Giáo viên phải là người chỉ huy các hoạt động của trẻ, là một người bạn chơi cùng trẻ khi cần. Phải tạo được môi trường học tập thân thiện, gần gũi giúp trẻ yêu thích lớp, học hứng thú tham gia các hoạt động học tập.
Để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý thì cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tận tình của Ban giám hiệu nhà trường các cấp lãnh đạo địa phương, cộng đồng xã hội về cơ sở vật chất: đầu tư các phương tiện kĩ thuật đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy nhất là những lớp có trẻ khuyết tật. Tạo điều kiện cho giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật được tham gia tập huấn học tập về công tác chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật để công tác giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý đạt hiệu quả tốt hơn nữa.
2. Bài học kinh nghiệm
	Sau một năm học chăm sóc giáo dục lớp có trẻ tăng động giảm chú ý tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu.
	Việc giáo dục đối với trẻ tăng động giảm chú ý cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: Khuyến khích, củng cố các hành vi tốt:  giáo viên cần cho con những lời khen ngợi kịp thời, những phần quà nhỏ khi con có những hành vi ứng xử tốt. Cô có thể chuẩn bị một số lượng các tấm thẻ nhất định. Ngay khi con có những hành vi tốt hãy tặng cho con một tấm thẻ cùng với những lời khen ngợi. Các tấm thẻ này tới cuối tuần sẽ được đổi lấy các phần quà. Về quà tặng thì có thể là một chuyến đi chơi công viên, được chơi các trò chơi, được ăn các món ăn yêu thích nhưng bạn nên đặc biệt lưu ý là không tặng tiền cho trẻ.
	 Cho trẻ thấy được hậu quả của những hành vi xấu: Hình phạt cho các hành vi xấu cần được áp dụng ngay. Nếu trẻ có những hành vi không tốt, bạn có thể phạt con ngay bằng các hình phạt như thu lại một tấm thẻ đã thưởng.
	Tạo cho con những thói quen tốt: Giáo viên nên tạo cho con những thói quen tốt bằng cách xây dựng thời gian biểu cụ thể cho các hoạt động hằng ngày của con. 
	Tạo môi trường yên tĩnh để con học tập: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý rất dễ bị mất tập trung bởi những khích thích rất nhỏ như nhìn thấy ai đó đi qua, nghe thấy tiếng tivi, tiếng người nói chuyện, do vậy cha mẹ cần tạo cho con một không gian yên tĩnh khi học bài hay làm bài tập.
	Giúp con tìm thấy điểm mạnh của bản thân: Đúng là khả năng tập trung, chú ý của trẻ tăng động giảm chú ý thường không tốt nhưng nhiều khi chúng lại tỏ ra “siêu tập trung” đối với những thứ mà chúng yêu thích. Hãy cho con của bạn tìm hiểu về tất cả các lĩnh vực như âm nhạc, kỹ thuật, hội họa Nếu tìm được điểm mạnh của bản thân và tạo điều kiện để con phát triển thì trẻ có thể sẽ rất thành công trong tương lai.
3. Kiến nghị
* Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện: 
Tham mưu với cấp trên đầu tư xây dựng thêm phòng học ở hai khu để trường không còn tình trạng lớp học quá đông trẻ. Tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và phát triển toàn diện hơn.
Tổ chức nhiều lớp tập huấn, kiến tập các chuyên đề giáo dục trẻ khuyết tật để giáo viên có thêm nhiều kimh nghiệm, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ tốt.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường: 
Nhà trường tạo điều kiện để đầu tư thêm các tài liệu, sách, tranh ảnh về việc giáo dục trẻ khuyết tật 
Trên đây là: “Một số biện pháp giúp trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý tích cực vào hoạt động” của tôi. Tuy kết quả trong năm học vừa qua bước đầu có hiệu quả đáng trân trọng song trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. A.N. Learnchiep - Một số công trình nghiên cứu tâm lý học - Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
Giáo trình Giáo dục hoà nhập _ Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hải
 Lê Thị Thuý Hằng
 Trần Thị Thiệp
Tạp chí Giáo dục Mầm non _ Bộ giáo dục và đào tạo
Phương pháp dạy và học dành cho GD mầm non -TS Nguyễn Khắc Hùng - NXB văn hóa thông tin
 Hướng dẫn các hoạt động các môn học _ Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
 Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo.
Sách hướng dẫn thiết kế các hoạt động trong trường mầm non_ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Báo điện tử giáo dục thời đại.vn
E. HÌNH ẢNH MINH HỌA SÁNG KIẾN
Hình ảnh 1: Cháu Sơn Tùng và An Tường hát và gõ dụng cụ âm nhạc
Hình ảnh 2: Cháu An Tường (trái)và cháu Trung Kiên (phải)
Hình ảnh 3:TC với toán: Đếm xem có bao nhiêu bông hoa, 
TC hái quả đúng với số ở làn
Hình ảnh 4:Trẻ tìm các nét tạo thành chữ ô
Hình ảnh 5: cháu An Tường + Trung Kiên tập thể dục sáng
Hình ảnh 6: cô giáo hướng dẫn cháu Sơn Tùng rửa tay, lau miệng
Hình ảnh 7: Trẻ tăng động, tự kỷ chơi cùng nhóm bạn
Hình ảnh 8: cô giáo đang trao đổi với phụ huynh ở bảng tuyên truyền
Hình ảnh 9: trẻ tích cực tham gia vào giờ học tạo hình
Hình ảnh 10: cháu An Tường, Trung Kiên tích cực tham gia vào giờ học
Hình ảnh 11: cháu Sơn Tùng lau dọn góc chơi cùng bạn

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_mac_benh_tang_do.doc