Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh

Nhằm bắt kịp với xu thế toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu.

Luật Giáo dục đã quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

 

docx 28 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh
học sinh tái tạo lại ở trên bảng.
Slap the board: viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó(từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)
What and where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó.
Jumbed words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng.
Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy.
Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm.
Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, học sinh nào có 5 từ trước nhất thì hô to “Bingo”.
Guesing game: 1 học sinh viết từ vào 1 tờ giấy hoăc sử dụng hình ảnh từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ dó cho các học sinh khác đoán.
Matching: một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ 2 viết khái niệm hoặc định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng.
Ordering: giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự theo trình tự đọc.
Và một số trò chơi khác như : Find someone who ... Noughts and crosses, Slap the board, Pastimes, Go fishing, Guessing games, Who is quicker?,... để cho giờ học thêm sinh động và thu hút sự chú ý của học sinh. Việc sử dụng các trò chơi này vào từng giai đoạn hợp lí trong một tiết dạy sẽ nâng cao hiệu quả hơn rất nhiều.
Sử dụng các bài hát, bài thơ trong giảng dạy.
Qua một thời gian giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Tiều học,tôi nhận thấy tâm lí ở lứa tuổi này hầu hết các em đều rất thích ca hát hoặc đọc thơ có nhịp điệu. Đặc biệt nếu các em có thể hat một bài hát ằng ngôn ngữ Tiếng Anh thì không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong học tập mà kiến thức ngôn ngữ còn được khắc sâu mãi mãi trong trí não các em. Nếu người giáo viên biết vận dụng khéo léo các bài hát, bài thơ trong quá trình giảng dạy thì tiết học luôn diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi và tự nhiên. Các em được tiếp xúc và làm quen với nhịp điệu Tiếng Anh rất tự nhiên thông qua các bài hát. Có thể có nhiều giáo viên không có khả năng ca hát nhưng chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách tải các bài hát từ Internet về và cho học sinh nghe. Người giáo viên có thể khéo léo lồng ghép các mẫu câu vào các nốt nhạc gần gũi với học sinh, qua đó các em nhớ mẫu câu nhất nhanh và lâu. Ngoài các bài hát có sẵn trong SGK, GV có thể soạn các bài hát dựa theo các giai điệu quen thuộc của các bài hát Tiếng Việt.
Ví dụ 1: Khi dạy các em giới thiệu bạn: This is . She’s my friend.
Chúng ta vẫn có thể dựa vào giai điệu của bài hát “Kìa con bướm vàng”:
This is Linda. This is Linda. She’s my friend. She’s my friend.
Come and sing a song now. Come and sing a song now. La la .la.
Ví dụ 2: Khi dạy về mầu sắc (colours) chúng ta có thể cho học sinh hát bài: “What color is this?” dựa theo bài hát “Chú ếch con”.
What color is this? It is orange.
What color is this? It’s black and white. What color is this? It is yellow.
What color is this? It is purple.
What color is this? It is purple.
Ví dụ 3: Khi dạy về chủ đề gia đình (Family) chúng ta có thể cho học sinh hát bài: “Who is she?” dựa theo bài hát “Trái đất này là của chúng mình”.
Who is she? She’s my mother. Who is he?
He’s my father. Who is she?
She is my mother. Who is he?
He is my father.
Who is she? Who is she? She’s my mother.
She’s my mother.
Who is he? Who is he? He’s my father.
Một lưu ý quan trọng: khi cho các em hát, giáo viên nên cho các em vận động
thay vì ngồi im tại chỗ khi đó lớp học sẽ rất sôi nổi, tất cả các em đều bị cuốn vào bài học kể cả những học sinh hàng ngày rất rụt rè. Thêm vào đó, giáo viên có thể tải về các bài nhạc beat để học sinh hát theo nhạc, điều này sẽ làm cho các em hứng thú hơn khi hát và việc tiếp thu bài học của các em sẽ hiệu quả hơn.
Một số biện pháp khác phát huy hứng thú,tích cực của học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ và vận dụng được kiến thức thong qua các hình thức kiểm tra phù hợp.
Chú trọng vào việc dạy từ vựng:
Sử dụng linh hoạt các kĩ năng giới thiệu từ thông dụng là;
Giới thiệu từ thông qua các vật dụng trực quan .
Vật thật: doll, ball (unit twelve)
Tranh ảnh: a dog, a cat, a bird, a fish..(unit eleven)
Với sách giáo khoa lớp 3 mới hiện nay có nhiều tranh ảnh đẹp, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu từ vựng cho học sinh.
Giới thiệu từ thông qua hành động của giáo viên:
close your book, please (unit six)..
open your book, please (unit six) ..
Giới thiệu từ thông qua ngữ cảnh:
Giúp học sinh hiểu các sử dụng từ được học và sử dụng đúng trong từng tình huống giao tiếp.
good morning (unit four)
Giới thiệu từ thông qua từ đồng nghĩa và trái nghĩa:
Là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới vừa ôn luyện được từ đã học.
Big >< small (unit five)..
Giới thiệu từ thông qua các ví dụ:
Kĩ năng này giúp học sinh có tập hợp từ theo chủ điểm.
Miss, Mr, Mrs
Giới thiệu từ bằng phương pháp dịch nghĩa:
Kĩ năng này giúp giáo viên giới thiệu từ mới một cách ngắn gọn, không tốn thời gian, nhất là với các từ có nghĩa trừu tượng.
What : gì, cái gi? (unit three)
He,she.(unit four)
Nói tóm lại sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là cách tiếp cận với sự lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thu nhận kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn. Và để đạt được hiệu quả cao trong phần giới thiệu từ vựng ngoài việc lựa chọn các kĩ năng giới thiệu từ phù hợp, giáo viên còn phải thực hiện phần phát âm từ một cách chuẩn mực, trình bày từ đúng chính xác và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận biết từ được dạy ở mọi góc độ khách quan.
Sử dụng các hình thức kiểm tra phong phú, đa dạng
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình dạy học. Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra thường diễn ra dưới 2 cấp độ đơn giản và hoàn thiện.
- Kiểm tra đơn giản:
Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn thành việc giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng thường được giáo viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập.
Ví dụ như:
Rub out and remember: xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu học sinh tái tạo lại ở trên bảng.
Slap the board: viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó(từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)
What and where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó.
Jumbed words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng.
Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học sinh khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy.
Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm.
Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi nghe giáo viên đọc, học sinh nào có 5 từ trước nhất thì hô to “Bingo”.
Guesing game: 1 học sinh viết từ vào 1 tờ giấy hoăc sử dụng hình ảnh từ, sau đó dùng các từ khác miêu tả, diễn đạt từ dó cho các học sinh khác đoán.
Matching: một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ 2 viết khái niệm hoặc định nghĩa không theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của chúng.
Ordering: giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một đoạn văn ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự theo trình tự đọc.
Các kĩ năng kiểm tra ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo ra sự mới mẻ không gây nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh, hay chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và với mọi học sinh. Đối với các học sinh khá, tiếp thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ năng thường mang tính chất yêu cầu học sinh tái tạo lại phần từ đã học như: rub out and remember, slap the board, what and where. Đối với học sinh yếu tiếp thu chậm hơn thì sử dụng các cách kiểm tra mang tính gợi mở từ như: jumbed word, word square, matching.
- Kiểm tra hoàn thiện:
Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn thiện được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố trong các giờ thực hành nói, viết, giờ luyện kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. hình thức kiểm tra này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực hiện ngay trong phần “warm up” của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra bài cũ, kiểm tra 10 phút, kiểm tra 40 phút hoặc kiểm tra học kì.
Ví dụ:
Gapfill: học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn văn.
Choose the best answer: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án gợi ý.
Put words in the right order: học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh.
Chain game: học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ sung thêm ý vào câu của người trước.
Dictation: học sinh nghe và chép chính tả.
Noughts and crosses: học sinh thực hiện kiểm tra từ vựng dưới dạng các mẫu câu thực hành giao tiếp.
Pyramid : học sinh viết các câu theo chủ điểm dưới hình thức tổ chức từ cá nhân đến nhóm nhỏ, nhóm lớn để dần bổ xung ý cho nhau.
Mục đích của việc kiểm tra hoàn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu và sử dụng đúng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể không, và bên cạnh đó còn nhằm giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong phú, việc kiểm tra có thể thực hiện theo từng yêu cầu cụ thể hoặc tổng hợp chung trong bài kiểm tra 40 phút hoặc kiểm tra học kì.
Kiểm tra nghe: gapfill, choose the best answer, dictation..
Kiểm tra nói: Chain game, noughts and crosses..
Kiểm tra đọc: Gapfill, choose the best answer..
Kiểm tra viết: Put words in the right order, write sentences from the words given, Pyramid.
Khơi gợi trí tò mò, ham hiểu biết của học sinh
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3, sự tò mò muốn khám phá nhiều hơn nữa những vật xung quanh, những vốn từ vựng mà mình chưa biết rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm.
Các đơn vị bài học trong sách Tiếng Anh 3 có chủ đề rất gần gũi, sát thực
với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như vốn sống của các em như: những đồ dùng học tập, các con vật, những câu mệnh lệnh trong lớp, những từ giới thiệu bạn bè, những người trong gia đình... Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi tính tò mò rất cao. Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động trên lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài về Family members
Giáo viên có thể dùng một tấm ảnh gia đình của mình và giới thiệu với cả lớp bằng tiếng Anh “This is my mother. This is my father”... Sau đó giáo viên cung cấp một số từ chỉ về những người có quan hệ với bản thân như: mother, father, sister, brother, friend... học sinh sẽ dễ dàng hiểu được các nghĩa của từ. Để thực hành tốt bài này yêu cầu học sinh mang theo ảnh chụp những người có trong gia đình mình hay vẽ một bức tranh về những người trong gia đình và giới thiệu cùng với các bạn trong lớp.
Tích cực khích lệ, động viên nhằm thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
Như đã nói ở trên, các em học sinh tiểu học chưa có ý thức cao trong học tập, chưa có ý thức tự giác vì vậy giáo viên cần tạo cho học sinh có được động cơ để học tập tốt. Có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập. Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành.
Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì các em còn rụt rè, sợ mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lý mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần xem xét để giúp các em được hứng thú học tập hay ít ra là
tích cực hơn trong các giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắc khe với những lỗi mà học sinh mắc phải như lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp để cho các em tránh tâm lý sợ mắc lỗi mỗi khi thực hành. Thay vì ngắt lời khi các em đang bày tỏ, chia sẻ, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: Super! Excellent! Well done! Give him a big hand, “good”, “very good” hoặc “not bad” Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí, mất hứng thú học tập. Giáo viên cần quan tâm đặc biệt đối với học sinh yếu. Trong quá trình thực hành hay làm bài tập, giáo viên có thể gọi những học sinh khá giỏi làm trước các bài mẫu sau đó gọi những học sinh yếu làm những bài tương tự, từ dễ đến khó. Đối với các học sinh học chậm môn này, khi các em giơ tay phát biểu ta nên ưu tiên gọi các em này lên bảng thực hành.
Gây hứng thú cho học sinh thông qua việc trang trí trường, lớp học
Việc trang trí trong lớp học Tiếng Anh nhằm mục đích tạo ra môi trường học tập Tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên có thể tự mình trang trí hoặc định hướng cho học sinh trang trí lớp học dựa vào các chủ điểm quen thuộc hàng ngày. Từ đó học sinh thường xuyên được nhìn thấy các từ, các câu các em đã, đang và sắp được học, điều này không chỉ giúp học sinh ghi nhớ Tiếng Anh một cách thường xuyên, có hệ thống mà còn giúp các em hứng thú hơn khi được học tập và vui chơi trong một lớp học sinh động, đầy màu sắc.
Giáo viên có thể cắt hình một cái cây, trên đó có dán các loại quả với những màu sắc khác nhau. Trên các quả lại dán các từ Tiếng anh tương ứng như: yellow, blue, black, white, brown, purple, red, pink, gray, green, orange.
Hoặc giáo viên có thể cắt hình một đoàn tàu với nhiều toa tàu, trên các toa tàu dán các từ chỉ các ngày trong tuần hoặc các tháng trong năm vv...
Trang trí ngoài lớp học theo các chủ điểm như: trò chơi dân gian, số đếm, con vật, các mùa, thời tiết...... cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo môi trường học tập, gây hứng thú cho học sinh đối với môn học.
Kết quả
Sau thời gian thử nghiệm những phương pháp trên đối với môn Tiếng Anh tại trường tiểu học, tôi thấy những biện pháp trên mang tính khả thi, chất lượng giảng dạy đã được nâng lên, học sinh có sự thay đổi về thái độ học tập theo hướng tích cực. Đặc biệt, khả năng nói Tiếng Anh của các em được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa học sinh cũng biết sử dụng các câu Tiếng Anh thông thường để ứng dụng vào các bài đàm thoại và tự tin hơn khi phát biểu trước lớp.
Bên cạnh đó, khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy tiết dạy của mình không còn nhàm chán mỗi khi lên lớp. Không khí lớp học sinh động hơn, học sinh hưng phấn và thích nói Tiếng Anh nhiều hơn và thường yêu cầu tôi mở rộng thêm một số câu Tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp. Đây là một bước phát triển tốt.
Học sinh không còn lo sợ đến giờ học Tiếng Anh như trước thay vào đó là tâm trạng trông chờ đến tiết học.
Sau đây là kết quả giữa học kì 2 năm học 2016- 2017 của học sinh sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên:
Kết quả
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Kĩ năng nghe
32%
67%
1%
Kĩ năng nói
41%
59%
0%
Kĩ năng đọc
43%
57%
0%
Kĩ năng viết
34%
65%
1%
Qua bảng số liệu tôi nhận thấy qua một thời gian áp dụng các hình thức dạy học nhằm tăng cường và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tôi thấy các em có tiến triển rõ rệt, từ việc học ở trên lớp và việc thực hành các kiến thức đã tiếp thu được. Từ đó tôi nhận thấy học sinh học tập ngày càng có tiến bộ hơn.
Từ kết quả trên cho chúng ta thấy rõ nếu giáo viên có đầu tư tốt vào giảng dạy, biết áp dụng mọi phương pháp phù hợp với năng lực của từng học sinh, phù hợp với tình hình chung của mỗi khối lớp thì chúng ta sẽ gặt hái được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tạo được tình cảm tốt “giữa thầy và
trò”, “giữa trò và trò”, học sinh cảm thấy yêu thích môn học mà mình phụ trách. Để từ đó các em học tốt hơn và tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.
Cũng từ quá trình thay đổi và vận dụng linh hoạt các biện pháp này tôi thấy kết quả học Tiếng Anh của học sinh sau khi áp dụng các biện pháp dạy học được tăng lên khá tốt . Tỉ lệ học sinh giỏi tăng và học sinh yếu các kỹ năng đã giảm nhiều. Với sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cùng sự nỗ lực của các em học sinh chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường được nâng cao, học sinh có thể đọc dịch, hiểu bài hơn, gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Để giúp các em học tốt môn Tiếng Anh tiểu học giáo viên cần hiểu rõ tâm lý học sinh, phải sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài. Trong khi giảng dạy giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tạo môi trường thân thiện gần gũi giữa thầy và trò, thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm.
Trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Trước khi vào bài mới, giáo viên phải xác định rõ nội dung chính, nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài học để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
Cần sáng tạo phần “Warm up” một cách linh hoạt, sáng tạo để học sinh có cảm giác thoải mái ngay khi bước vào bài.
Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò, phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. Giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài.
-Nắm rõ đặc điểm về tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi.
Sưu tầm các phần mềm dạy học Tiếng Anh, kết hợp rèn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trong các tiết học (Đặc biệt trú trọng vào kỹ năng nghe - nói).
Bản thân giáo viên luôn luôn tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy.
Những đề xuất kiến nghị
Đối với giáo viên
Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học tiếng Anh ngoài những mục tiêu chung của bài dạy giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau :
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp giúp học sinhtiểu học chủ động, tích cực và hứng thú trong việc học Tiếng Anh.
Giáo viên nên sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đã biết đồng thời tăng cường áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vào giảng dạy.
Đối với lãnh đạo các cấp.
Tiếp tục tạo mọi điều kiện để cho giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, các buổi giao lưu chuyên môn trong và ngoài huyện để học hỏi nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ.
Trên đây là một vài biện pháp giúp học sinhtiểu học chủ động, tích cực và hứng thú trong việc học Tiếng Anh mà tôi đã đúc rút được từ thực tế giảng dạy. Song do trình độ còn hạn chế nên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi viết ra, không sao chép của người khác.
Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kĩ thuật dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học ( Nguyễn Quốc Hùng M.A) 2.Sách “ Tiếng Anh dành cho Giáo viên tiểu học” của Mary Slattery
3.“ Beginner” của Peter Grundy 4.Tạp chí giáo dục
5. Sách giáo viên Tiếng Anh –	Sách Tiếng Anh 3 ( NXB Giáo Dục)
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_ch.docx
  • pdfsknn2018_diep_8620189.pdf