Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 3

Đối với học sinh tiểu học thì chiếc máy tính sẽ là công cụ học tập, giải trí và là người bạn đường luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em. Do vậy ngay từ đầu, giáo viên nên rèn luyện những kĩ năng và tư thế làm việc với chiếc máy tính một cách đúng đắn. Một trong những kĩ năng cần rèn luyện là kĩ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay. Hiện nay, nhiều người không gõ được bàn phím bằng mười ngón tay nên tốc độ gõ chậm và rất mau mỏi các khớp ngón tay về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chúng ta không đồng nhất việc học tin học với khả năng gõ nhanh bằng mười ngón tay, nhưng việc học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học.

Trong chương trình Tin học bậc Tiểu học, phần luyện gõ bàn phím sẽ được học trong suốt ba năm học. Đây chỉ là phần đầu tiên, yêu cầu đối với học sinh mới ở mức nhận biết và bước đầu có ý thức cần luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay. Yêu cầu gõ phím chính xác đặt cao hơn yêu cầu gõ nhanh.

Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3” nhằm giúp các em có kĩ năng và luyện gõ tốt hơn.

 

doc 20 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 8480
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 3

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh Lớp 3
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
----------– & —---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
 GÕ PHÍM BẰNG 10 NGÓN TAY CHO 
HỌC SINH LỚP 3
Môn : Tin học
Cấp: Tiểu học
Giáo viên: Đoàn Phương Nhung
NĂM HỌC 2018 - 2019
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề
	- Đa số học sinh thường không đặt đúng các ngón tay vào 8 phím xuất phát trên hàng phím cơ sở.
	- Thích gõ ngón nào thì gõ ngón đó.
	- Dựa dẫm toàn bộ vào bàn phím vật lí dẫn đến việc ngồi không đúng tư thế và thiếu khoa học.
2. Lý do chọn đề tài
Đối với học sinh tiểu học thì chiếc máy tính sẽ là công cụ học tập, giải trí và là người bạn đường luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em. Do vậy ngay từ đầu, giáo viên nên rèn luyện những kĩ năng và tư thế làm việc với chiếc máy tính một cách đúng đắn. Một trong những kĩ năng cần rèn luyện là kĩ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay. Hiện nay, nhiều người không gõ được bàn phím bằng mười ngón tay nên tốc độ gõ chậm và rất mau mỏi các khớp ngón tay về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Chúng ta không đồng nhất việc học tin học với khả năng gõ nhanh bằng mười ngón tay, nhưng việc học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học.
Trong chương trình Tin học bậc Tiểu học, phần luyện gõ bàn phím sẽ được học trong suốt ba năm học. Đây chỉ là phần đầu tiên, yêu cầu đối với học sinh mới ở mức nhận biết và bước đầu có ý thức cần luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay. Yêu cầu gõ phím chính xác đặt cao hơn yêu cầu gõ nhanh. 
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3” nhằm giúp các em có kĩ năng và luyện gõ tốt hơn.
3. Giới hạn nghiên cứu
	- Chỉ nghiên cứu đối với học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Khương Đình
	- Học sinh nắm được kĩ năng gõ phím để luyện gõ tốt hơn.
B. 	GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
	Như chúng ta đã thấy, xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học. Tin học là lĩnh vực mới, còn non trẻ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, vũ trụ, từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh doanh và quản lí điều hành xã hội,  Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng về tin học, vì vậy hiện nay, môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, 
	Đảng và nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin như:
	- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.
 	- Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9- 12 – 2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
 	- Chỉ thị 29/2011/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đã chỉ rõ:
	+ Nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, quản lí giáo dục.
	+ Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường, 
	+ Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung trong chương trình của môn Tin học hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên. 
	- Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng nêu rõ: Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài xã hội, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học Tin học. Bộ Giáo dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy và học Tin học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
a. Nhà trường
 	- Nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối 3, mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
 	- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ - UBND – các ban nghành, phụ huynh học sinh toàn trường.
	- Trong năm .......... –.......... này, nhà trường đã quan tâm nối mạng internet và mua tai phone phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
b. Giáo viên
 	- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học.
	- Giáo viên nắm vững kiến thức, kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay. Gõ phím thành thạo, nắm được các ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình luyện gõ, dễ dàng giúp đỡ học sinh luyện tập và gõ tốt hơn.
c. Học sinh
 	Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học.
2.2. Khó khăn
a. Khó khăn chủ quan
 	- So với số lượng học sinh thì máy tính còn thiếu 
b. Giáo viên
 	Môn Tin học còn mới trong chương trình bậc Tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh.
c. Học sinh
 	Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. 
.3. Thực trạng
Khi dạy cho học sinh lớp 3 thực hành luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, tôi nhận thấy đa số các em thường không đặt tay đúng vị trí và không gõ đúng các ngón tay theo hướng dẫn của giáo viên mà các em thường chỉ dùng một ngón trỏ hoặc hai ngón tay trỏ của hai bàn tay để gõ. Qua trao đổi với các giáo viên dạy tin học ở những trường khác thì hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân từ đâu mà học sinh thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ để gõ phím?
	Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi quan sát nhận thấy những hạn chế nêu trên là do một trong những nguyên nhân sau đây:
	- Độ tuổi của các em là tuổi hiếu động, ham chơi do đó khi giáo viên hướng dẫn thực hiện thì các em rất mau quên. Các em không nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím do đó sẽ rất khó khăn khi luyện gõ bàn phím.
- Thời lượng phân bố trong chương trình học rèn kỹ năng gõ 10 ngón ít (2 tiết)
	- Giáo viên chưa có những cải tiến mới trong giảng dạy. 
 	Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 3 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Trước khi thực hiện chuyên đề:
Mức độ thao tác
Số học sinh
Tỷ lệ
Thao tác đúng, nhanh
0/112
0%
Thao tác đúng, chậm
15/112
13.4%
Chưa biết thao tác
97/112
86.6%
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Về phía học sinh
	- Các em phải học thuộc và nhớ được vị trí của các kí tự trên từng hàng phím và toàn bàn phím (những phím đã được học) vì có thuộc và nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím thì mới có thể luyện gõ bằng 10 ngón tay một cách dễ dàng.
	- Có thái độ nghiêm túc, chú ý nghe giảng và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên trong việc học tập.
4.2. Về phía giáo viên
	- Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh cách đặt tay đúng vị trí và phải luyện gõ đúng 10 ngón tay theo quy tắc đã được học. Làm cho học sinh thấy được việc gõ bang phím bằng 10 ngón tay giúp chúng ta gõ phím được nhanh hơn và chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của em trong khi gõ. 
- Ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học sinh hiểu rằng việc tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay là một công việc được kéo dài trong suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với máy tính trong suốt cuộc đời của mình. Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, các em ra trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt.
	- Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho đúng.
	- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị có sẵn, các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy.
	- Nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học.
	- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy bộ môn Tin học phải tự nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học hỏi từ đồng nghiệp trong trường cũng như các giáo viên dạy Tin học ở trường bạn.
	- Trong chương trình của môn Tin học lớp 3 (quyển 1) học sinh luyện gõ bàn phím với phần mềm Mario. Nội dung chương luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón được học trong 10 tiết, gồm 6 tiết luyện gõ.
- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Trong các bài học này học sinh có thể luyện tập gõ bàn phím với phần mềm Mario và cho học sinh làm quen với phần mềm TYPER SHARK sau khi đã nắm được lý thuyết gõ phím. Vì lúc này học sinh đã có thể quen với cách đặt tay lên bàn phím.
Bài 1: Tập gõ các phím ở hàng cơ sở (2 tiết)
+ Các em sẽ tập gõ các phím trên hàng cơ sở
+ Ôn luyện gõ bàn phím ở hàng phím cơ sở: Lessons à Home Row Only
Ở bài này giáo viên sẽ hướng dẫn thật kĩ cho học sinh về cách đặt các ngón tay đúng vào 8 phím xuất phát A S D F J K L ; ở hàng phím cơ sở. Hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai là F và J để làm chuẩn trong khi thực hành luyện gõ. Các em phải hiểu được rằng cần học và luyện gõ 10 ngón trong suốt quá trình làm việc với máy tính.
Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên: Học sinh biết được vị trí và cách gõ các phím ở hàng trên.
Bài 3: Tập gõ các phím ở hàng dưới: Học sinh biết được vị trí và cách gõ các phím ở hàng dưới.
Bài 4: Tập gõ các phím ở hàng số: Ở bài này giáo viên không nên yêu cầu học sinh phải thực hiện thành thạo toàn bộ kiến thức của bài học. Giáo viên chú ý phân biệt hai khu vực trên bàn phím chứa các số cần gõ của bài học và chủ yếu cho học sinh luyện tập gõ các phím nằm trên hàng phím số trong khu vực chính của bàn phím.
- Trong các tiết thực hành, tôi lồng ghép cho học sinh tìm hiểu thêm về phần mềm TYPER SHARK, đây là phần mềm Game vừa mang tính giải trí vừa giúp các em luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón hiệu quả.
- Học sinh nháy chuột vào dòng chữ Click here to continue để tiến hành chọn lựa bài luyện gõ.
- Học sinh có ba lựa chọn để luyện gõ bàn phím.
- ANVENTURE: Giết cá mập theo từng màn và sưu tập kim cương.
- ABYSS: Như trên ở mức độ cao hơn.
- TYPING TUOR: Luyện gõ bàn phím theo từng bài. Có 18 bài tập để các em luyện gõ, từ mức đơn giản ở hàng cơ sở dần cao hơn và đến các từ, câu, đoạn văn bản.
- TYPER SHARK có một bàn phím hỗ trợ trực tiếp trên màn hình sẽ giúp em hạn chế số lần nhìn vào bàn phím vật lý (bàn phím em đang gõ). 
Hình 2: TYPER SHARK có một bàn phím hỗ trợ trực tiếp trên màn hình
- TYPER SHARK mang tính chất vừa chơi vừa học. Em sẽ vào vai một thợ săn kho báu và phải lặn hàng trăm mét dưới nước để tìm những con tàu đắm và của cải trong đó. Công việc của em sẽ không gặp trở ngại gì lớn nếu không đụng độ đàn cá mập dữ tợn, nỗi kinh hoàng của biển cả. 
- Ở lựa chọn ANVENTURE và ABYSS nhiệm vụ của người chơi là phải đối mặt với lũ cá mập, cá ăn thịt người và những loại sinh vật biển khác. Trên mình những con cá có tên khác nhau, học sinh sẽ gõ chính xác tên của chú cá gần mình nhất nếu gõ đúng chú cá sẽ biến mất, cứ lần lượt như vậy khi bắt hết cá các em sẽ được nhặt kim cương dưới đáy biển (có bảy vùng biển để học sinh khám phá).
- TYPER SHARK sẽ tạo hứng thú giúp em không bị nhàm chán khi luyện gõ như vậy em sẽ gõ được tốt hơn.
Hình 3: Gõ các kí tự nằm trên thân cá mập
	- Kết quả đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh thể hiện ngay trên bài luyện của mình: 
+ Complete là chỉ số % đạt được.
	+ Erros: Số kí tự gõ sai.
	- Đối với tiết dạy lý thuyết:
+ Giáo viên phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, để học sinh tự phát hiện vấn đề, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của vấn đề, giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa những ý kiến của các em. Vì đặc thù đây là môn học cần phải thực hành nên giáo viên ghi ngắn gọn, xúc tích, dễ học, dễ vận dụng vào thực hành.
+ Giáo viên cần xác định mục tiêu của bài học: Kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đát và thái độ tình cảm của học sinh.
- Đối với tiết thực hành: 
+ Giống như tiết lý thuyết, để được kết quả cao thì tiết thực hành giáo viên cũng phải xác định được kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm cần đạt.
+ Chuẩn bị phòng máy cũng như cài đặt các phần mềm cần thiết cho tiết dạy.
+ Trong khi thực hành, giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành, hướng dẫn các kĩ năng, thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác dành cho từng đối tượng học sinh
+ Kịp thời phát hiện những cá nhân, nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn, điều chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp, tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong lúc thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy với trò, trò với trò trong môi trường học tập an toàn.
+ Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm. Làm như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
+ Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các cá nhân, nhóm chưa thực hành tốt.
5. Kết quả
 	- Thực hiện những giải pháp như nêu trên cùng với việc ứng dụng phần mềm TYPER SHARK vào giảng dạy để giúp học sinh lớp 3 luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và ham thích luyện gõ bàn phím với phần mềm này.
	- Đây là phần mềm mới đối với các em do đó đã kích thích được sự tò mò, khám phá, thi đua với các bạn, muốn thể hiện mình trong việc chinh phục lũ cá mập hung dữ vì thế đã tạo được sự hứng thú hơn cho học sinh khi luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón.
	- Với phần mềm này khi luyện gõ đòi hỏi các em phải thao tác thật nhanh, các em còn cần phải gõ chính xác nhưng nếu muốn gõ nhanh và chính xác thì bắt buộc học sinh phải đặt các ngón tay đúng vị trí và gõ cả 10 đầu ngón tay. Như vậy học sinh sẽ dần bỏ được thói quen chỉ dùng một hoặc hai ngón tay trỏ để gõ phím.
	- Kết quả thực hiện của học sinh như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Sau khi thực hiện chuyên đề
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
0/112
0%
30/112
26.8%
Thao tác đúng, chậm
15/112
13.4%
82/112
73,2%
Chưa biết thao tác
97/112
86.6%
0/112
0%
Hình 4: Học sinh nhìn vào màn hình để gõ
- Vì quá trình luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay cần trải qua trong suốt quá trình từ lớp 3 đến lớp 5, sang chương trình trung học cơ sở vẫn tiếp tục luyện gõ nên từ bảng kết quả trên cho một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3 đã trình bày ở trên các em không những nắm vững kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím. Quy tắc gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số. Sử dụng phần mềm để luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay.
- Luyện tập các kĩ năng đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở. Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số. 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ phím đúng theo ngón tay quy định, ngồi và nhìn đúng tư thế.
2.Khuyến nghị
- Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho ngành giáo dục nói chung và bộ môn Tin học nói riêng.
- Tăng cường trang thiết bị dạy học: Đủ số lượng trong đó có cả dự phòng để thay thế, đảm bảo chất lượng, hiện đại hoá. Sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết bị hư hỏng.
Quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.
Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy.
Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ.
 	Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3, tuy bản thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi đạt được hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đoàn Phương Nhung
Tài liệu tham khảo
1. Sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3 – 
2. Tài liệu tham khảo học tập tin học – Huỳnh Kim Sen – NXBGD – 2010
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_go_phim_bang.doc