Báo cáo biện pháp Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học

 “Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ”, câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang triển khai tiếp tục “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Người giáo viên luôn tự hào trong sự nghiệp trồng người của mình nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Công tác này đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt và từ tâm của mỗi giáo viên. Nhưng không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được một phương pháp tốt để quản lí lớp học của mình.

 Vì thế, đổi mới công tác chủ nhiệm lớp thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng.

Trong công tác chủ nhiệm lớp, việc rèn nề nếp cho các em là việc rất cần thiết nhất là khi các em đã ở cuối cấp Tiểu học.

 Để nâng cao chất l¬ượng học tập của học sinh trong tr¬ường học, giờ học thì một trong những việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp là tạo những thói quen, xây dựng tốt nề nếp lớp học. Bởi lớp có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các em, nâng cao vai trò của cán bộ lớp. Mặt khác, nề nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất l¬ượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách con ng¬ười .

 

doc 21 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học

Báo cáo biện pháp Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
ỗi bài học, cũng để cho giáo viên tiện giúp đỡ và  theo dõi sự tiến bộ của các em .    
 Phân công rõ nhiệm vụ cho từng em và cho các em tự đăng ký thi đua. Xây dựng nề nếp đội ngũ tự quản cốt cán của lớp. Kết hợp với đội sao đỏ của liên đội, các em sẽ tự kiểm tra về: Nghi thức đội, mặc đồng phục,...
 Ví dụ: Các tổ trưởng theo dõi các thành viên trong tổ và báo cáo cho lớp trưởng.
 Nêu cao tinh thần tự giác và tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hình thức thi đua, khen thưởng.
 Tôi luôn tạo ra tình huống để mỗi học sinh được thể hiện mình trước tập thể lớp. Từ đó  khen ngợi kịp thời với từng tiến bộ nhỏ của các em .
  Lớp trưởng theo dõi chung trong lớp.
 Động viên đúng mực kịp thời để các em phấn khởi tự giác trong học tập cũng như mọi hoạt động khác .
 Ngoài khâu tổ chức lớp, tôi còn vận dụng nhiều phương pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng giáo dục có nề nếp như “Nói lời hay, làm việc tốt”; “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”; “ Đền ơn đáp nghĩa”; “ Lá lành đùm lá rách”
 Giáo viên nhắc nhở và tạo thói quen tự giác học tập, giữ gìn sách vở ở trường cũng như ở nhà.
 Phân công lớp phó học tập tự lấy và cất đồ dùng học tập trong giờ học, kiểm tra bài làm trên lớp của các bạn trong ngày hôm trước ngay từ lúc đầu giờ học.
 Khuyến khích học sinh hăng say phát biểu, tích cực trong học tập.
 Tuyên dương, khen thưởng những em có tiến bộ trong tuần, trong tháng.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lí, tổ chức, kiểm tra
Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lí giỏi là việc rất quan trọng. Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.
- Trước hết, trước hết học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỉ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè
- Sau khi đã bầu chọn được Ban cán sự lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:
*Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng sinh hoạt tập thể.
- Giữ trật tự lớp học.
- Đề xuất với giáo viên tuyên dương, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể.
- Lớp trưởng quản lí và điều khiển cả lớp thực hiện theo đúng nội quy của trường, lớp.
*Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Tổ chức các đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành học bài và làm bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoăc tổ chức các hoạt động nhu làm quản trò trong các tiết hoạt động tập thể dưới sự cố vấn của cô giáo chủ nhiệm.
- Theo dõi hoạt động học tập của lớp trong các tiết học chuyên biệt.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
*Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
Mỗi em sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt tập thể ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó lên báo cáo mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lớp của từng em. Động viên, khen ngợi từng em làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
4. Xây dựng thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp.
- Phân công giúp đỡ, gần gũi học sinh yếu, rụt rè, ít hoạt động.
- Phân công học nhóm giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, phân công đôi bạn cùng tiến trong lớp học.
- Tạo thói quen để học sinh có ý thức tự giác giúp đỡ bạn bè thông qua các bài học môn Đạo đức như: “Có ý thức về việc làm của mình”, “Tình bạn” ( Đạo đức lớp 5).
5. Xây dựng nề nếp vệ sinh
a. Vệ sinh cá nhân
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh thân thể, mặc đồng phục và đi dép có quai hậu đầy đủ theo quy định của nhà trường, nhắc nhở học sinh chủ động phòng chống bệnh dich theo mùa.
- Phân tích, giảng giải cho học sinh thấy được vai trò của học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trong trường cần phải làm gương cho các em lớp nhỏ học tập theo.
- Nhắc nhở đội viên cần đeo đầy đủ khăn quàng đỏ.
b. Vệ sinh trường lớp
 - Giáo viên gương mẫu thực hiện để học sinh noi theo trong mọi hoạt động dù là hoạt động nhỏ.
- Tổ chức cho học sinh lao động, trực nhật, vệ sinh lớp hằng ngày. Thi đua giữa các lớp, vứt rác đúng nơi quy định.
- Lớp phó lao động theo dõi dõi nhắc nhở các bạn trong lớp trực nhật hằng ngày.
Ví dụ : Giáo viên nhặt giấy vụn hay túi ni lon trên sân trường, lau vết bẩn trên tường trong lớp học  
 - Cùng với học sinh lau dọn phòng học hằng ngày, giữ vệ sinh sân trường, giữ vệ sinh công trình măng non của tập thể lớp mà nhà trường đã giao. Tự giác lau các vết bẩn trên tường, cậy các vết bẩn bám trên sàn lớp, từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ vệ sinh chung của học sinh.
6. Xây dựng nề nếp ra, vào lớp
- Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi sát sao, kịp thời nhắc nhở các em xếp hàng ra vào lớp theo đúng quy định.
- Cùng với giáo viên bộ môn nhắc nhở các em đi vào lớp theo hàng sau mỗi tiết học thể dục, tin học không để các em chạy gây ồn ào, mất tập trung cho các lớp học khác.
- Tạo thói quen cho học sinh xếp hàng ra, vào lớp. Phân công lớp phó lao động kiểm tra trang phục, khăn quàng, vê sinh hằng ngày.
7. Xây dựng nề nếp lễ phép
 Từ đầu năm nhận lớp tôi thấy một số học sinh nhận quà hay vật gì từ thầy cô ... đều bằng một tay, một số học sinh nói với người lớn trống không.
- Để tạo được nề nếp lễ phép ở học sinh thì trước tiên giáo viên phải gương mẫu lễ phép để học sinh noi theo, thường xuyên nhắc nhở học sinh lễ phép với người lớn.
- Kịp thời tuyên dương những biểu hiện lễ phép của học sinh để các bạn noi theo, học tập theo.
- Giáo dục học sinh qua các bài đạo đức như : “Kính già, yêu trẻ”, “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”, “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”( Đạo đức lớp 4, 5)
- Kết quả đạt được ở lớp tôi là học sinh lễ phép chào hỏi người lớn không chỉ là giáo viên trong trường mà cả cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Các em học sinh lễ phép chào hỏi, giúp đỡ người già  nhận đồ vật từ người lớn bằng hai tay.
- Ngoài việc chào hỏi các thầy cô giáo, các cô các bác nhân viên trong trường, giáo viên còn nhắc nhở học sinh chào hỏi khách đến trường, chào hỏi bố mẹ các bạn học sinh khác
8. Phối hợp với Liên đội 
Tổ chức đoàn đội là một tổ chức mạnh để các em học sinh tham gia và rèn luyện ý thức. Hàng ngày các em chấm cờ đỏ theo dõi số học sinh nghĩ học ở các lớp. Cô giáo tổng phụ trách luôn là người sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp trong các hoạt động của các chi đội. Bên cạnh đó, kết hợp với liên đội, thông qua các phong trào, trò chơi giáo dục tính đoàn kết trong chi đội của lớp tạo sân chơi lành mạnh bổ ích, thư giản cho các em ngay trong các giờ sinh hoạt tập thể. 
9. Thực hiện tốt việc theo dõi thi đua trong lớp
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức sơ kết thi đua giữ các tổ. Thường thì tổ chức cho các em theo dõi theo tổ theo phiếu sau:
SỔ THI ĐUA
Tổ: 
Tuần.Từ ngày đến ngày ..
Chủ điểm:..
STT
Họ và tên
Học tập
Kỉ luật
Vệ sinh
Trang phục
Đi học đúng giờ
Tổng số
Xếp thứ
1.
Nhật Mai
2.
Phương Thảo
3.
Tuấn Anh
10. Tăng cường tình đoàn kết trong tập thể lớp thông qua các hoạt động động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các tiết hoạt động tập thể sinh động với nhiều hình thức hấp dẫn, sinh động để thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
- Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức và nội dung của các tiết hoạt động tập thể như các trò chơi ô chữ trên power point, thi diễn kịch, thi văn nghệ, câu đố,..
	Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với cán bộ lớp để tổ chức các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội và hoạt động tập thể thật hiệu quả, vui và bổ ích để củng cố nề nếp lớp học và tạo ra một sân chơi cho các em sau những giờ học chính khóa.
a)Tổ chức giờ sinh hoạt lớp, đội hiệu quả, bổ ích
Mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm dành cho lớp một tiết sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt đội. Đây là quãng thời gian rất quan trọng, ban cán sự lớp sẽ báo cáo tình hình học tập của lớp trong tuần. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm đưa ra những nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu và khuyết điểm. Nghiêm khắc với những hành vi vi phạm nội quy của nhà trường. Biểu dương, khen thưởng các em học yếu có tiến bộ, các em đã khắc phục được những khuyết điểm để vươn lên và để động viên khích lệ với phần thưởng nhỏ như: tập, vở, bút, viết.Bên cạnh đó, tổ chức một số trò chơi tạo không khí vui chơi, thoải mái cho các em sau một tuần học căng thẳng. Nhờ đó, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong tậ thể lớp. 
Đây là tiết sinh hoạt nhằm nhận xét ưu điểm, nhược điểm của tuần qua, nêu phương hướng của tuần tới và vui chơi văn nghệ. Một giờ sinh hoạt đội sẽ được tổ chức theo giáo án sau:
 Sinh hoạt Đội Tuần: 27
 Chủ điểm: Mẹ và cô 
I. Mục tiêu : 
- Kiến thức: Giúp hs thấy được ưu điểm, tồn tại về các mặt. Biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Đề ra phương hướng và biện pháp thi đua tuần sau phù hợp với chủ điểm
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp. 
- Thái độ: Mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động. Tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các học sinh trong lớp.
II. Chuẩn bị : 
Sổ thi đua, các tiết mục văn nghệ, báo đội
III. Các hoạt động chủ yếu :
TG
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
5’
5’
25’
1’
Ổn định tổ chức:
-Hát tập thể
-Giới thiệu nội dung sinh hoạt 
Sơ kết thi đua:
PĐ
Tuyên dương
1
Uyên
2
Chi
3
Nhật Mai
4
Phương Thảo
Nhận xét chung:
CT1: Sinh hoạt đội đúng chủ điểm. Dự kỉ niệm 8/3 
CT2: Có ý thức học tập tốt, có ý thức rèn chữ giữ vở 
CT3: Hát các bài hát quy định, chuẩn bị thi phụ trách sao giỏi. Nộp tranh “Chiếc ô tô..” Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, phòng tránh tai nạn thương tích. Mua vở ủng hộ hội Chữ thập đỏ quận Thanh Xuân
CT4: Thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên. Ghi sổ chi đội 
Bình bầu thi đua:
- Cá nhân tiêu biểu: Chi
Phương hướng:
CT1: Sinh hoạt đội đúng chủ điểm.Chào cờ nghiêm túc. Thực hiện nếp sống văn minh.
CT2: Thi đua học tốt. Duy trì nếp tự học, rèn chữ giữ vở. 
CT3:Hát các bài hát quy định. Chuẩn bị thi phụ trách sao giỏi. Giữ vệ sinh trường lớp, Vệ sinh cá nhân. Phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bệnh dịch. 
CT4: Tiếp tục thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên.
4. Vui chơi: 
* Hát, đọc thơ, kể chuyện với chủ đề: Mẹ và cô
* Trò chơi: Đoán ý đồng đội 
* Làm bưu thiếp 
5. Tổng kết - Dặn dò: 
-Khắc phục những tồn tại đã nêu
-Thực hiện tốt phương hướng đề ra
Giao việc, quan sát
Nhận xét chung
Nhận xét, bổ sung
Nhận xét
Nhắc nhở, dặn dò
Quản ca điều khiển
Chi đội trưởng giới thiệu
Các phân đội trưởng lần lượt đọc điểm thi đua và nhận xét 
Chi đội phó ghi kết quả
Cả chi đội đóng góp ý kiến
Chi đội trưởng nêu tình hình chung
Chi đội tưởng điều khiển
Cả chi đội biểu quyết
Chi đội trưởng nêu nội dung 
Cả chi đội thảo luận đề ra biện pháp thực hiện
Chi đội trưởng chốt
Quản ca điều khiển chương trình
Cả lớp tham gia
Cá nhân tự làm và hoàn thiện sản phẩm.
Cả lớp lắng nghe
b)Tổ chức các giờ hoạt động ngoài giờ chính khóa bổ ích, lí thú:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Chủ điểm: Trách nhiệm của em với cộng đồng
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Kiến thức: Hiểu trách nhiệm của học sinh với cộng đồng ( nơi mình sinh sống, quê hương, đất nước)
 - Kĩ năng: Biết những hành động, việc làm cụ thể để phát huy trách nhiệm của học sinh với cộng đồng.
- Thái độ: Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. 
II.Chuẩn bị: 
- Giáo viên: + Máy tính, máy chiếu, máy đa vật thể, 
+ Phiếu bài tập nhóm
- Học sinh: sưu tầm những thông tin về các hoạt động xã hội ở cộng đồng.
III.Tiến trình dạy học:
Thời gian
ND kiến thức
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4-5’
I- HĐ1: Khám phá: Trò chơi: Đi tìm địa danh Việt Nam
- GV giới thiệu trò chơi.
- HS nghe
Mục tiêu: HS nêu được quê hương mình ở đâu và hiểu trách nhiệm của mình với quê hương, trách nhiệm với nơi mình sinh sống.
- GV nêu cách chơi và luật chơi
- GV tổ chức cho HS chơi.
- HS lắng nghe cách chơi và luật chơi
- HS tham gia chơi
* Trao đổi sau trò chơi:
+ Con cảm thấy trò chơi thế nào?
+ Quê hương con ở đâu?
+ Hiện tại con đang sống ở đâu?
+ Có rất nhiều người trong chúng ta không sống ở quê hương nơi mình sinh ra. Họ coi nơi mình sinh sống là quê hương thứ hai. Con nghĩ gì về điều này? 
- HS trả lời các câu hỏi 
=> GV chốt: Dù là không phải là nơi em sinh ra. Nhưng nơi em sinh sống cũng là nơi em cần phải có trách nhiệm đối với nơi đó. 
- HS nghe
=> Chuyển ý 
- GV ghi bảng
8-10’
II- HĐ2: Kết nối:
 Tra cứu các hoạt động xã hội ở địa phương
- GV nêu yêu cầu
- GV mời HS theo dõi cuộc phỏng vấn của “Phóng viên Nhí”
-HS nghe
- CL chú ý theo dõi cuộc phỏng vấn.
*Mục tiêu: Hiểu trách nhiệm của học sinh với cộng đồng ( nơi mình sinh sống, quê hương, đất nước)
- Máy: Phiếu nhóm, yc 
- GV nêu yc: thảo luận nhóm 4 trong 2 phút để tìm hiểu các hoạt động xã hội của địa phương và ghi vào bảng trong phiếu nhóm. 
- HS thảo luận nhóm 4
- Gọi đai diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
- Các nhóm báo cáo
=> GV chốt
 Những việc làm cụ thể mà con vừa kể chính là thể hiện trách nhiệm của các con với nơi mình sinh sống.
- HS lắng nghe
*Liên hệ trách nhiệm với quê hương
- GV dẫn và nêu câu hỏi: 
 + Hãy kể những việc làm để góp phần xây dựng quê hương?
 + Sau khi thực hiện những việc làm đó, em có cảm nhận gì?
M: slide chung tay xây dựng quê hương.
- HS trả lời câu hỏi
=> GV chốt: Những việc làm nhỏ phù hợp với các con góp sức xây dựng quê hương cũng chính là trách nhiệm của các con đối với quê hương, đât nước. Chúng mình cùng chung tay xây dựng quê hương nhé!
Chuyển ý
7-8’ 
III- HĐ3: Thực hành
Trò chơi đèn giao thông
- GV nêu cách chơi
- GV nêu
- Cả lớp lắng nghe
Mục tiêu: - Học sinh biết những hành động, việc làm cụ thể để phát huy trách nhiệm của học sinh với cộng đồng.
+ Sau khi chơi xong, GV yêu cầu các em thảo luận nhóm 2:
1. Đề xuất một hình thức xử phạt đối với các hành động mà đa số người giơ thẻ đỏ.
2. Các em muốn thay đổi hay tác động đến điều gì 
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện các nhóm trả lời.
- HS lắng nghe
khi xử phạt hành động đó?
=>Chốt: Việc chúng ta bày tỏ ý kiến về những hành động, việc làm trên cũng chính là chúng ta đã hiểu được một phần trách nhiệm của chính chúng ta với cộng đồng.
=> Chuyển ý.
8-10’
IV- HĐ 4: Vận dụng
“Nhà chế tác tài ba”
Mục tiêu: HS trình bày được ý tưởng về sản phẩm chế tác của nhóm mình
- GV nêu yêu cầu 
- Sau đó, các nhóm lên trưng bày sản phẩm và trình bày ý tưởng.
- HS nghe yêu cầu
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý tưởng hoặc
- GV đánh giá kết quả
.=> Chốt: Mỗi hành động của chúng ta, dù rất nhỏ như tái chế rác cũng góp phần bảo vệ môi trường nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của quê hương nói chung. Những hành động đó đã thể hiện rõ trách nhiệm với cộng đồng của chúng ta.
hỏi cả lớp về ý tưởng thể hiện qua sản phẩm./ Lớp trả lời.
1’ 
V- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
11. Trao đổi thường xuyên với PHHS:
	Muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục cần có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình và nhà trường. Với mỗi trường hợp học sinh vi phạm về nề nếp trong lớp học, tùy vào mức độ mà giáo viên chủ nhiệm sẽ nhắc nhở học sinh, hoặc trao đổi với phụ huynh học sinh qua sổ liên lạc hoặc sổ liên lạc điện tử. Nhờ đó, phụ huynh học sinh kịp thời nắm bắt được thông tin kịp thời, nhắc nhở con em mình, làm tăng hiệu quả trong việc rèn nề nếp của lớp học. Bên cạnh đó, những chuyển biến tích cực, những thành tích mà học sinh đạt được hay đơn giản chỉ là những hành động đáng được khen ngợi của học sinh cũng sẽ được giáo viên thông báo tới phụ huynh để động viên các em nhanh chóng và kịp thời. Điều đó thể hiện sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường được chặt chẽ hơn trong công tác giáo dục học sinh.
IV. Kết quả: 
 Từ những biện pháp giáo dục nề nếp trên đây từ đầu năm đến nay lớp tôi đã đạt được những kết quả đáng kể :
- Hăng say học tập, hoạt động nhóm trong tiết học.
H1: Văn nghệ chào mừng ngày 8/3 của tốp ca nữ
- Hăng say trong học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm.
- Các em học sinh trong lớp đều ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, chăm chỉ học tập, có tinh thần chia sẻ khó khăn với người khác qua các đợt ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, tham gia Tết vì người nghèo, tham gia tích cực phong trào “ Góp 1 cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay”
H2: Các bạn hào hứng tham gia kế hoạch nhỏ
H3. Các bạn nhỏ vui tết Trung thu.
H4: Các bạn nhỏ tham gia hoạt động ngoại khóa
- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, tham gia mọi hoạt động của trường của lớp một cách nhiệt tình và có hiệu quả.
- Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp trong trường, trong lớp.
- Nghiêm túc tập thể dục đầu giờ và giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp một cách trật tự.
V. Bài học kinh nghiệm
 Qua nhiều năm thực hiện công tác xây dựng nề nếp lớp, bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm sau.
- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao.
- Những ngày đầu của năm học, giáo viên cần phải bám lớp, theo dõi nắm bắt những yếu điểm của lớp để có biện pháp kịp thời.
- Tổ chức ổn định ban cán bộ lớp và đưa lớp đi vào nề nếp càng sớm càng tốt.
- Giáo viên làm gương học sinh noi theo.
- Giáo viên có hình thức khen thưởng, góp ý nhẹ nhàng.
- Gần gũi, yêu thương học sinh. 
- Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt và trở thành lớp tiên tiến xuất sắc thì trước hết đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức vững vàng, có kỹ năng sư phạm, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng .
- Không những thế giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kỳ và cả năm học. 
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội .
- Kết hợp với ban giám hiệu và tổng phụ trách, giáo viên bộ môn.
- Tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương.
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN 
Qua quá trình nghiên cứu, giảng dạy và trực tiếp rèn nề nếp cho học sinh ở lớp học như: 
Tôi thấy rằng, việc rèn nề nếp cho học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, ở nhiều môi trường khác nhau, và liên quan nhiều đến nhiều mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải khéo léo trong ứng xử, có tính kiên trì, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng học sinh, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có được sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên. 
Muốn cho học sinh có được nề nếp tốt, thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện nề nếp thích hợp cho từng cá nhân.
 Cần có sự hợp tác cao của các giáo viên bộ môn và tổng phụ trách Đội cùng với các đoàn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ động viên kịp thời của ban giám hiệu nhà trường.
 Mặt khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ mà toàn xã hội đang chờ mong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tâm lí sư phạm.
Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thị Vân Hương Tài liệu bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên: Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.NXB Giáo dục.
Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Giáo trình tâm lí học đại cương. NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_giai_phap_ren_ne_nep_cho_hoc_sinh_l.doc