Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội. Trong
thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Như
chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân
tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc hay không, chính là nhờ vào việc
học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì
vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải
được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm
mỹ, tình cảm xã hội.
Như chúng ta đã biết đặc điểm phát triển của trẻ, do tính xã hội hóa rất cao mà
ngành giáo dục mầm non mang tính chất giáo dục gia đình, giáo dục bằng tấm gương,
bằng môi trường, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi, luôn thống nhất hai quá trình nuôi
và dạy trẻ, vừa chăm sóc, vừa bảo vệ và giáo dục trẻ. Thế nhưng trong thực tế một
số ít phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường
mầm non còn cho rằng đến trường là phải biết chữ, biết viết hay hoạt động học hát,
đọc thơ là đủ. Chưa nhận thức sâu sắc được sự phát triển toàn diện của trẻ là cả thế
giới thu nhỏ của người lớn, trong đó giáo viên mầm non là người mẹ hiền thứ hai của
trẻ để rèn luyện và phát triển toàn diện. Từ đó làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động của
giáo viên và nhà trường, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đối vối ngành học mầm non, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là
một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha
mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực
hiện công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức khoa học về giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển
toàn diện về thể chất và tinh thần.góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc và giáo
dục trẻ mà ngành giáo dục đã đề ra cũng như việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19
truyền phối hợp với phụ huynh là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất trong tất cả các hoạt động mà đòi hỏi hưởng ứng số đông người, khi đã hiểu và nhận thức được vấn đề thì hành động sẽ được diễn ra. Ở Trường mầm non không thể thiếu hoạt động tuyên truyền vì Trẻ ở độ tuổi đến trường cùng một lúc nhận 2 nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Dù các cô giáo và Nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu, đổi mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thì chất lượng giáo dục trẻ, giáo dục một con người sẽ không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn.Vì vậy giữa 2 nền giáo dục ấy cần phải có sự thống nhất, đồng bộ. Như chúng ta đã biết, với mạng lưới thông tin hiện nay như báo chí, internet không khó để các bậc cha mẹ trẻ có thể tìm hiểu những thông tin về dinh dưỡng và sức khỏe hay tất cả các vấn đề khác liên quan đến trẻ để chăm sóc và giáo dục trẻ. Thế nhưng không phải phụ huynh nào cũng có thời gian để tìm hiểu thông tin và áp dụng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ngoài ra còn một bộ phận phụ huynh giao phó công việc chăm sóc và giáo dục trẻ cho các giáo viên mà không có sự quan tâm hỗ trợ, phối hợp cùng với các cô giáo và nhà trường. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng hiện nay việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các công tác tác phối hợp giữa giáo viên, Nhà trường với các bậc phụ huynh học sinh đã đạt được những thành quả nhất định, do huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu về chất lượng và số lượng của xã hội công nghệ 4.0, nhất là trong tình hình diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh nguy hiểm hiện nay. Bởi vậy công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình càng có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ. 3/10 2. Thực trạng vấn đề 1.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học trong lớp như máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác thông minh và các trang thiết bị khác rất thuận tiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn. - Là một giáo viên yêu nghề mến trẻ có chuyên môn đại học, nắm vững phương pháp dạy của các môn học, có khả năng sư phạm thu hút trẻ tham gia các hoạt động vui chơi và học tập. - Đa số các cháu đều thông minh nhanh nhẹn, có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt. - Phụ huynh trong lớp quan tâm, phối hợp tốt với các cô giáo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 2.2. Khó khăn - Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid - 19 nên trẻ chưa thể đến trường trực tiếp. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn. - Điều kiện cơ sở vật chất của một số gia đình còn nhiều hạn chế, 1 số cháu nhà không có mạng, phụ huynh không có máy tính hay điện thoại thông minh nên một số hoạt động kết nối với cô giáo và các bạn trong lớp còn hạn chế. - Một số phụ huynh do công việc bận rộn chưa quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh. 3. Các biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin của bản thân Bản thân không ngừng tìm tòi học hỏi, khai thác thông tin. Xác định vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong những năm qua tôi đã chủ động từng bước: Từ học hỏi đồng nghiệp, tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học.. Từ chỗ không biết, soạn giáo án cũng phải soạn đi soạn lại; từng ngày, từng tháng và từng năm tôi đã vun đắp kiến thức của mình. Đến nay tôi đã biết khai thác thông tin, soạn thảo giáo án điện tử. Không những vậy bản thân tôi còn có vai trò nòng cốt hỗ trợ nhiều đồng nghiệp khác trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông 4/10 tin. Năm học 2021-2022 tôi tham gia hội thi “ Thiết kế bài giảng điện tử” cấp trường và đạt giải. Tôi tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn do các cấp tố chức. Các lớp tập huấn về các phần mềm được tổ chuyên môn tổ chức nhằm nâng cao khả năng thiết kế bài giảng cho giáo viên. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các chương trình bổ ích mang tính giáo dục. Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh các kênh truyền hình VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần, chương trình bố ơi mình đi đâu thế từ đó lấy thêm các kinh nghiệm thiết kế video và các hoạt động cho học sinh. Ngoài việc tự học và tham gia các lớp tập huấn đầy đủ bản thân tôi trong thời gian được nghỉ tôi đã đăng ký các lớp học chuyên sâu về công nghệ thông tin, học thiết kế video bằng phần mềm Canva, Capcut để có thể sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho việc thiết kể các video dạy trẻ. (Hình ảnh 1-2) 3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch các hoạt động kết nối với trẻ Lập kế hoạch các hoạt động kết nối cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả. Đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Đối với trẻ mầm non không được tổ chức dạy học trực tuyến, các hoạt động được nhà trường triển khai với hình thức quay video. Mỗi hoạt động tôi quay video kèm theo giáo án hướng dẫn phụ huynh và có đường link youtube để phụ huynh cho trẻ xem mọi lúc mọi nơi khi phụ huynh rảnh rỗi. Khi lựa chọn nội dung giáo dục tôi căn cứ vào kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường để lựa chọn các nội dung, những hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ lớp mình. Qua đó giúp phụ huynh nhận thức đúng về chương trình giáo dục mầm non và tiếp thu những nội dung cô truyền đạt để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn nghỉ dịch covid 19. Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện của nhà trường, đặc điểm và ý nghĩa của việc phối hợp phụ huynh dạy trẻ tại nhà tôi đã đưa vào kế hoạch hàng tháng, được triển khai thông qua việc phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Kết quả đạt được: Tôi đã xây dựng kế hoạch tháng phù hợp với lứa tuổi, các nội dung hoạt động được ghi hình và gửi lên trang web nhà trường, gửi vào zalo 5/10 nhóm lớp. Đã có tới 2/3 số phụ huynh tương tác tốt và chụp ảnh lại, phản hồi tích cực trên nhóm lớp. Đó là niềm vui của bản thân tôi vì các con nhà trẻ bé mà phụ huynh đã rất quan tâm. ( Hình ảnh 3 -4) 3.1. Biện pháp 3: Thiết kế video kết nối với trẻ Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho giáo viên và học sinh, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng dạy học. Xác định vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong những năm qua tôi đã chủ động từng bước: Từ học hỏi đồng nghiệp, tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học. Bản thân không ngừng tìm tòi học hỏi, khai thác thông tin. Từ chỗ không biết, soạn giáo án cũng phải soạn đi soạn lại; từng ngày, từng tháng và từng năm tôi đã vun đắp kiến thức của mình. Đến nay tôi đã biết khai thác thông tin, soạn thảo giáo án điện tử. Không những vậy bản thân tôi còn có vai trò nòng cốt, hỗ trợ nhiều đồng nghiệp khác trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với giáo viên mầm non trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19, công việc hàng ngày là chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao kỹ năng giảng dạy thu hút trẻ. Công nghệ thông tin chưa được chú trọng nhiều, nhưng để thích ứng và phù hợp với tình hình dịch bệnh tôi đã tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ để làm video như Capcut Để có 1 video sinh động và hấp dẫn tôi đã tốn rất nhiều công sức.Tôi lên kế hoạch về các phân đoạn quay sau đó sử dụng điện thoại thông minh phối hợp các phần mềm để làm thành video hoàn chỉnh. Tôi đã học cách sử dụng thành thạo phần mềm Capcut trên điện thoại thông minh tiết kiệm chi phí và thời gian làm video mà vẫn đáp ứng đày đủ chất lượng của video chuyên nghiệp. CapCut là một ứng dụng chỉnh sửa video vô cùng tốt và được nhiều người sử dụng hiện nay. Trong ứng dụng này có rất nhiều công cụ chỉnh sửa video giúp video của chúng ta trở lên đẹp hơn. Đặc biệt, CapCut còn cho phép người dùng tạo video từ những tấm ảnh trên điện thoại. Bước 1: Đầu tiên, chúng ta sẽ mở ứng dụng CapCut trên điện thoại của mình lên. Bước 2: Tại giao diện chính của ứng dụng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu cộng ở mục Dự án mới. 6/10 Bước 3: Ấn mục Hình ảnh, lúc này toàn bộ ảnh trên điện thoại của mình sẽ được hiểu thị lên màn hình. Sau đó, chọn những tấm hình nào mà bạn muốn ghép thành một video, rồi chạm vào nút Thêm ở góc bên phải phía dưới màn hình. Bước 4: Lúc này, giao diện chính sửa video được hiển thị ra, hãy nhấn vào một bức ảnh bất kỳ trong video mà chúng ta muốn chỉnh sửa lại. Bước 5: Chỉnh sửa lại hình ảnh bằng những công cụ có sẵn trên ứng dụng như: Tách, Hiệu ứng động, Cắt, Bộ lọc,... Bước 6: Sau khi chỉnh sửa xong hình ảnh, hãy chạm vào biểu tượng dấu xuyệt đứng ở giữa hai hình ảnh trong video. Bước 7: Chọn một hiệu ứng chuyển tiếp cảnh mà mình thích và muốn chèn vào trong video, rồi ấn vào biểu tượng dấu tick ở góc bên phải phía dưới màn hình. Bước 8: Các bạn làm tương tự các bước 4, 5, 6, 7, để chỉnh sửa hình ảnh còn lại trong video. Bước 9: Để ghép nhạc cho video, chúng ta sẽ ấn vào mục Âm thanh ở phía dưới màn hình. Bước 11: Sau khi đã hoàn thành việc tạo video từ ảnh với ứng dụng này, hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên đi lên ở góc bên phải phía trên màn hình. Bước 12: Thiết lập Độ phân giải và Tỷ lệ khung hình cho video của mình, rồi chạm vào nút Xuất. Bước 13: Đợi một lát để video được lưu lại vào điện thoại, sau đó mở Bộ sưu tập ra để xem video hình ảnh mà mình vừa mới tạo. Cứ như vậy, từ những gì tự học và nghiên cứ tôi đã tạo ra các video sinh động, không chỉ cho lớp tôi mà còn hỗ trợ cho các giáo viên cùng thực hiện. Ngoài ra tôi còn sử dụng phần mềm Format Factory để tiến hành cắt ghép, đổi đuôi âm thanh trộn âm thanh, xử lý video Đây là một trong những phần mềm dành được khá nhiều sự tin tưởng của người sử dụng trong việc chuyển đổi những tập tin âm thanh, video bởi việc cài đặt hoàn toàn miễn phí, cách sử dụng đơn giản cùng nhiều tiện ích. Với việc tập hợp đầy đủ nhiều loại công cụ tải phần mềm Format Factory tăng tốc độ chuyển đổi tập tin hình ảnh, âm nhạc và nhiều dạng khác nhau như: AVI, OGG, ARM, WAV, FLV, TIF, GIF, PNG, 7/10 Với việc tạo các đoạn video, phóng sự tuyên truyền, tôi sử dụng phần mềm Camtasia 9 , đây là một phần mềm vô cùng tiện lợi, có thể sử dụng để dạy học trực tuyến. Nó có các tính năng nổi bật và tiện ích như: Quay màn hình: Thu lại mọi thứ - toàn bộ màn hình hay chỉ một cửa sổ. Hoặc thêm video, ảnh, audio, bài thuyết trình PowerPoint Chỉnh sửa: Tiến trình đơn giản giúp chỉnh sửa video dễ dàng. Kết hợp hay tách clip, cắt nhỏ, tăng tốc hay làm chậm cảnh. Sau đó, ngay lập tức xem trước video ngay bên trong trình chỉnh sửa video. Thêm hiệu ứng: Đánh bóng video bằng các hiệu ứng chỉnh sửa chuyên nghiệp. Thêm điểm nổi bật, ảnh động, tiêu đề, chuyển tiếp.. đơn giản chỉ bằng cách kéo thả hiệu ứng vào timeline. Đặc biệt với Camtasia 9, chúng ta có thể cải thiện video bằng cách nhập thiết bị có sẵn hoặc sử dụng nhiều công cụ chỉnh sửa khác nhau để tạo ra video có cái nhìn chuyên nghiệp. Kết quả, video có thể được chia sẻ trực tiếp lên YouTube, Google Drive hoặc trang web được tích hợp của chương trình, đó là ScreenCast để dễ dàng xem. Hoàn thiện bài video, copy qua đĩa CD, DVD, hoặc đưa trực tiếp lên kênh Youtube của Nhà trường, gửi vào zalo nhóm lớp để tiện cho các bậc phụ huynh, trẻ, giáo viên nhân viên cùng xem mọi lúc, mọi nơi. Cứ như vậy, từ những gì tự học và nghiên cứ tôi đã tạo ra các video sinh động. Video hướng dẫn trẻ gấp áo, đội mũ bảo hiểm, vệ sinh, đeo khẩu trang..... không chỉ cho lớp tôi mà còn hỗ trợ chia cho các giáo viên cùng thực hiện. Ngoài ra để nâng cao tính tương tác trực tiếp với trẻ, tôi đã xây dựng bài tập tương tác trực tiếp qua phần mềm cohota. Như vậy sẽ giúp trẻ không học được qua các Video mà còn làm bài tập trực tiếp gửi cho giáo viên để đánh giá được mức độ hiểu bài của trẻ. Sau thời gian thực hiện giải pháp tôi nhận thấy, khả năng công nghệ thông tin của bản thân tăng lên rõ rệt. Giải pháp chú trọng đến tuyên truyền trên nền tảng công nghệ thông tin qua các bài video giảng dạy gửi tới phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ qua các video tuyên truyên trên các lĩnh vực. 8/10 (Hình ảnh 5-8) 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường trao đổi, kết nối với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Con đường học vấn của trẻ bắt đầu tại nhà! Cha mẹ là những giáo viên đầu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng tính cách của trẻ. Sự giáo dục cân bằng giữa nhà trường và gia đình giúp hình thành nên thói quen học tập thực tế của trẻ. Nếu các bậc cha mẹ trở thành những người đồng hành và luôn truyền cảm hứng tích cực cho trẻ bằng sự khích lệ không ngừng thì hiệu quả của giáo dục trẻ là sự kết hợp tốt nhất cho cha mẹ và nhà trường. Việc hướng dẫn các hoạt động và rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nếu chỉ có cô giáo và nhà trường thì không thể thành công mà rất cần có sự phối hợp cuả các gia đình trong việc rèn kỹ năng cho trẻ. Với tình hình dịch bệnh kéo dài, tôi không thể thường xuyên trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh. Chính vì vậy tôi đã thành lập zalo nhóm lớp, xin số điện thoại và kết nối với tất cả phụ huynh để tiếp nhận thông tin 2 chiều nhanh nhanh nhất. Các video bài tập tôi gửi lên nhóm zalo lớp các phụ huynh đã xem hướng dẫn các con và gửi lại minh chứng các con thực hiện qua video hoặc hình ảnh. Sự tương tác và quan tâm kịp thời như vậy nên việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra tôi con tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi với các bậc phụ huynh qua phòng họp Zoom cá nhân. Điều đó góp phần kết nối tình cảm giữa cô giáo – học sinh – phụ huynh, đẩy mạnh tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Củng cố các kỹ năng tự phụ vụ bảo vệ trẻ trong thời chưa đến trường. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh của trẻ .Giáo viên cần tìm hiểu thêm thông tin về trẻ từ phụ huynh: “ Ở nhà cháu có hay giúp đỡ ông bà không? Cháu thích làm những việc gì giúp bố mẹ, bố mẹ có đẻ cho cháu tự phục vụ bản thân những việc vừa sức không? Đi giày dép, xếp quần áo của mình, tự xúc ăn..” Hướng dẫn các thành viên trong gia đình luôn tạo cơ hội cho bé thực hiện các hoạt động và kỹ năng tại nhà, đồng thời nên giải thích cho bé về việc đó. Sau đó khuyến khích trẻ tham gia vào công việc với khả năng của trẻ. Ví dụ :Mẹ đang nhặt rau để nấu canh, mẹ có thể trò chuyện, sau đó mẹ hướng dẫn bé cách nhặt rau, mặc dù trẻ có thể làm chưa khéo, có thể rau sẽ bị dập nhưng hãy cho con làm để có cơ hội rèn luyện lòng yêu thích công việc cũng như các kĩ năng làm việc nhà ngay từ 9/10 nhỏ. Có thể tích cực nhờ vặt đẻ trẻ có nhiều cơ hội được làm việc thì bé mới có kĩ năng. Sau khi thực hiện biện pháp này vào việc rèn nề nếp học tập cũng như thói quen tự phục vụ bản thân cho trẻ tại lớp tôi nhận thấy không khí rất sôi nổi, trẻ tự giác tham gia vào các hoạt động, những trẻ nhút nhát đã có nhiều tiến bộ và những trẻ hiếu động thà đã ngoan hơn có ý thức tham gia vào các hoạt động ( Hỉnh ảnh 9- 10) 4. Hiệu quả SKKN Sau khi nghiên cứu đề tài, lựa chọn các biện pháp áp dụng vào thực tiễn thực hiện nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả và tiến hành đề tài “Một số kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid - 19” cụ thể như sau: 4.1 Về phía giáo viên. Nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin, sử dụng tốt các phần mềm như zalo, cutcap, Format Factory, Camtasia 9... tạo ra được nhiều bài dạy gửi đến các con. Tuyên truyền kết nối với học sinh phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, phòng chống dịch bệnh Covid 19, gắn kết yêu thương gia đình. Được phụ huynh tin tưởng yêu thương phối hợp toàn diện trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. 4.2 Đối với phụ huynh: Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ tại nhà, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua zalo nhóm lớp, họp zoom. Phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên, thường xuyên gửi các minh chứng vào zalo nhóm lớp. 4.3 Về phía trẻ: Trẻ biết sử dụng phần mềm học cohota để làm bài tập tương tác với giáo viên. Trẻ phát triển tốt, biết cách phòng chống dịch bệnh, thích xem video các cô gửi. Nghe cô hướng dẫn và làm theo. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa sáng kiến, sáng tạo Qua thực hiện các hình thức và biện pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác 10/10 phối hợp với các bậc cha mẹ của trẻ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non như tôi đã trình bày, tôi rút ra một số ý nghĩa sau: Giáo viên mầm non phải vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ của mình không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau để phụ huynh luôn tin tưởng và tôn trọng. Giáo viên phải là người mẹ thứ 2 của trẻ, hiểu biết về khoa học giáo dục mầm non và thực hiện yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra giáo viên phải là người ham học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo để là cầu nối giữa gia đình trẻ với kho tàng kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ . Giáo viên phải nắm được tâm sinh lý, sở thích, khả năng của từng trẻ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất. Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ giáo viên cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình để có hình thức phối hợp và mang lại hiệu quả cao nhất, tránh gò ép cha mẹ làm ảnh hưởng đến việc đưa con em đến lớp học. 2. Ý kiến đề xuất: 2.1 Đối với Phòng giáo dục: Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng công nghệ cho giáo viên được tham gia và tập huấn đầy đủ. 2.2 Đối với nhà trường: Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên. Trên đây là “Một số kinh nghiệm phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid 19” của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện đề tài được tốt hơn. PHỤ LỤC Hình ảnh 1-2: Bồi dưỡng CNTT từ đồng nghiệp Hình ảnh 3- 4: Phản hồi của phụ huynh Hình ảnh 5-6: Xây dựng kế hoạch tháng trên phần mềm Gokids Hình ảnh 7-8 : Thiết kế video kết nối đến trẻ Hình ảnh 9-10: Trẻ học tại nhà IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II ( 2004- 2007) + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên MN 40 2. Giáo dục học mầm non – Đào thanh Âm chủ biên, NXBDH Sư phạm 3. Luật giáo dục 4. Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em 5.Điều lệ trường mầm non – NXB Giáo dục 6. Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – UBBV và chăm sóc trẻ em Việt Nam. Hà Nội 1997 Những điều cần biêt về sự phát triển của trẻ thơ – Nguyễn Ánh tuyết - NXB Giáo dục 1996 8. Giáo dục gia đình – Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên THCS – NXB giáo dục 9. Tâm lý trẻ và giáo dục trong gia đình - Trần Thị Cẩm TS tâm lý ĐH Sorbone-pai 10. Những tình huống trong giáo dục mầm non – PGS, PTS Nguyễn Ánh Tuyết – NXB Giáo dục 1997 11. Hướng dẫn cách tổ chức ngày hội ngày lễ ở trường mầm non- Lý Thu Hiền – Trung tâm nghiên cứu giáo viên – Bộ giáo dục và đào tạo. 12. Một số sách báo, tạp chí giáo dục mầm non 13. Chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 3-4 tuổi 14. 15. 16.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_phoi_hop_voi_phu_huynh.pdf