Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm quản lý nuôi dưỡng,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

Trong tình hình hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con người nhất là thể chất của trẻ, nếu bị ngộ độc thực phẩm, nhẹ thì trẻ có thể bị suy nhược cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi các cơ quan liên ngành cùng chung tay vào cuộc, quản lý chặt chẽ chất lượng an toàn thực phẩm, hay nói cách khác là quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh dịch bệnh không phải là trách nhiệm của riêng cá nhân một ai, mà đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.

Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức khâu chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Đặc biệt đầu năm 2019 này, nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã gặp phải dịch tả lợn châu Phi bùng phát rất nguy hiểm.

 

docx 18 trang vuthom 08/10/2022 4781
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm quản lý nuôi dưỡng,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm quản lý nuôi dưỡng,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm quản lý nuôi dưỡng,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh
iấy kiểm định chất lượngđồng thời nhà trường làm tốt công tác giao nhận, kiểm tra thực phẩm hàng ngày với đầy đủ các thành phần(Đại diện Ban giám hiệu, giáo viên, tổ bếp, nhân viên kế toán, người giao hàng) tham gia theo quy định. Thời gian tiến hành giao nhận thực phẩm cũng phải thực hiện đúng: 7h15’ sáng(lần 1), 9h (bổ sung thêm hoặc bớt số lượng thực phẩm chính xác lần 2 tương ứng với số trẻ đi học trong ngày)
Biện pháp 3: Xây dựng thực đơn phù hợp, cân đối chất và lượng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ 
   Trong công tác quản lý, ngoài việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ, tôi còn đặc biệt chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ thông qua xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp. Từ thực tế trong năm học này, khi có dịch tả lợn châu Phi xảy ra, theo tôi, việc thay đổi thực đơn của trẻ trong thời gian dài không có thịt lợn sẽ không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho các con. Nhưng trước tình hình dịch bệnh đang lan rộng tôi đã xem xét lại thực đơn cho các con, hạn chế thịt lợn từ 4 bữa/ tuần xuống còn 2 bữa/tuần. Trong thời gian dịch tả lợn bùng phát tôi đã phối hợp cùng đồng chí phụ trách kế toán của trường trực tiếp lựa chọn thực phẩm thay thế, đảm bảo cân đối lượng và chất, đảm bảo VSATTP cho trẻ trong thời gian dịch bệnh xảy ra. Tôi đã chỉ đạo tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như thịt gà, thịt bò, cá, lươn, tôm, cua, trứng, đậu... trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời vẫn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi như: cơm nát dành cho các cháu 2 lớp nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng, cơm thường cho các cháu 11 lớp mẫu giáo với các món ăn ngon, hợp với khẩu vị của trẻ. Tôi đã tiến hành xây dựng thực đơn mới, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp và đã đưa vào áp dụng.  Khi xây dựng thực đơn thay thế vẫn phải đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sau:
1. Xây dựng thực đơn theo mùa, mùa nào thức ấy. Bởi vì nếu ăn thực phẩm trái mùa thường có nhiều thuốc kích thích, giá cả lại đắt .Những món ăn nóng phù hợp với mùa đông(Thịt gà om nấm, thịt bò sốt vang, canh củ quả nấu thịt, xương gà hầm..), món ăn mát cho đầu mùa hè (Cá sốt cà chua, bí xanh xào tôm, canh mồng tơi nấu cua, canh riêu cá)
2. Đảm bảo 5 ngày trong tuần thực đơn không trùng nhau.Tránh các thực phẩm xung khắc( Giá đỗ- gan, hải sản – hoa quả..). Ký hợp đồng và đặt thực phẩm ở nơi có uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể thêm hoặc bớt thực phẩm trước 9h sáng hàng ngày.
3. Đủ lượng, đủ tiền, giao nhận thực phẩm đầy đủ theo quy định chung. Chỉ đạo các cô giáo cùng cô nuôi phối hợp cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất .
4. Cung cấp đủ năng lượng 650- 850calo trong 1 ngày ở trường cho 1 trẻ . Cân đối các chất theo tỉ lệ P=14- 20%, L=18-25%,G=60-65%. Cân đối giữa thực phẩm động vật và thực vật,giữa mỡ và dầu ăn. Thực đơn giàu vitamin và khoáng chất ,đặc biệt là canxi,B1 đ m bảo canxi:180-350 mg/ngày/trẻ và B1:0.4- 0.8 mg/ ngày/trẻ.
THỰC ĐƠN PHÒNG DỊCH  TUẦN  II+IV
THỨ
NHÀ TRẺ
MẪU GIÁO
Bữa chính sáng
Bữa phụ
Bữa chính chiều 
Bữa chính sáng
Bữa phụ
2
Thịt gà om nấm
 Bắp cải xào
Canh bí xanh nấu tôm
Sữa Meta
Mỳ bò
Sữa chua
Thịt gà om nấm
Bắp cải xào 
Canh bí xanh nấu tôm
Sữa chua  
Mỳ bò
Sữa Meta
3
Đậu sốt cà chua
Su su xào tôm 
Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt bò 
Sữa Meta
Cơm - Cá sốt cà chua
Canh rau cải 
Thanh long
Đậu sốt cà chua
Su su xào tôm 
Canh khoai tây, cà rốt hầm thịt bò 
Thanh long
Bánh ngọt
Sữa Meta
4
Cá dim xì dầu
Bí đỏ xào
Canh rau cải nấu thịt
Sữa Meta
Cháo gà, hạt sen
Dưa hấu
Cá dim xì dầu
Bí đỏ xào
Canh rau cải nấu thịt
Dưa hấu
Cháo gà, hạt sen
Sữa Meta
5
Bò sốt nấm
Khoai tây xào
Canh mồng tơi nấu cua
Sữa Meta
Cơm -Thịt gà dim
Canh bí xanh
Chuối
Bò sốt nấm
Khoai tây xào
Canh mồng tơi nấu cua  - Chuối
Súp lươn
Bánh mỳ gối
Sữa Meta
6
Trứng chưng  
Su hào xào 
Canh bắp cải nấu thịt
Sữa Meta
Cháo cá hồi
Caramen
Trứng chưng 
Su hào xào
 Canh bắp cải nấu thịt
Caramen
Cháo cá hồi
Sữa Meta
THỰC ĐƠN PHÒNG DỊCH TUẦN I+III 
THỨ
NHÀ TRẺ
MẪU GIÁO
Bữa chính sáng
Bữa phụ
Bữachính chiều 
Bữa chính sáng
Bữa phụ
2
Cá sốt cà chua 
 Bắp cải xào 
Canh bí nấu thịt
Sữa Meta
Cơm - Đậu sốt thịt
Canh su hào
Sữa chua
Cá sốt cà chua 
 Bắp cải xào 
Canh bí nấu thịt 
Sữa chua
Bánh ngọt
Sữa Meta
3
Đậu tứ xuyên
Khoai tây xào thịt bò
Canh riêu cá
Sữa Meta
Cháo tôm bí đỏ
Caramen
Đậu tứ xuyên
Khoai tây xào thịt bò
Canh riêu cá
Caramen
Cháo tôm bí đỏ
Sữa Meta
4
Gà om nấm 
Bí đỏ xào
               Canh cải xôi nấu cua
Sữa Meta
Súp bò
Dưa hấu
Gà om nấm 
Bí đỏ xào
 Canh cải xôi nấu cua
Dưa hấu
Súp bò
Sữa Meta
5
Trứng tráng
Su hào xào
Canh khoai tây, cà rốt hầm thịt bò
Sữa Meta
Cơm - Thịt gà dim
Canh su su nấu xương gà
Thanh long
Trứng tráng 
Su hào xào
Canh khoai tây, cà rốt hầm thịt bò
Thanh long
Phở gà
Sữa Meta
6
Thịt bò sốt vang
 Su su xào  
Canh su hào, cà rốt nấu tôm
Sữa Meta
Cháo gà, bí đỏ 
Chuối
Thịt bò sốt vang
 Su su xào  
Canh su hào, cà rốt nấu tôm - Chuối
Cháo gà, bí đỏ 
Sữa Meta
4. Biện pháp 4: Phối, kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường làm tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm:
 Cứ mỗi mùa dịch, tôi và Ban giám hiệu nhà trường lại càng quan tâm hơn tới sức khỏe, sự an toàn của trẻ. Đợt dịch tả lợn châu Phi lần này, nhà trường đã cấm phụ huynh tự ý mang thức ăn ở bên ngoài (đồ ăn sáng, sinh nhật trẻ..) vào trường. Nếu lớp nào có học sinh biểu hiện ốm, sốt thì phải liên hệ ngay với gia đình và cho cách ly với các bạn khác đề phòng lây lan. Đã từ lâu, tôi chỉ đạo đặt sẵn thực phẩm của công ty thực phẩm sạch. Ở đó, họ chăn nuôi theo quy trình khép kín nên những gia súc, gia cầm trước khi mổ đều được kiểm dịch chặt chẽ. Sau khi thành phẩm, bộ phận chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ lại kiểm tra một lần nữa về độ an toàn, sau đó mới giao cho nhà trường. Vì vậy, các khâu kiểm tra nguồn gốc, xuất sứ của thịt lợn càng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Song song với việc phân công trách nhiệm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong tổ bếp, tôi và đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đã chỉ đạo các nhân viên cấp dưỡng thực hiện tốt các tiêu chí sau đây: 
3.1. Những yêu cầu cần thực hiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Thực hiện rửa tay sạch sẽ theo qui định:
+ Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ
+ Rửa tay trước khi: Chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ
+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tuân thủ đúng sáu bước theo quy định
- Mặc quần áo bảo hộ lao động trong giờ làm việc
- Không để móng tay dài
- Không ăn uống, hút thuốc trong giờ làm việc
- Không khạc, nhổ trong khu vực nấu nướng.
3.2. Thực hiện đúng lời khuyên để có thức ăn an toàn
- Giữ vệ sinh: vệ sinh bàn tay, dụng cụ chế biến thực phẩm, dụng cụ đựng thực phẩm.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn bán trú: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, thực phẩm cũ và thực phẩm mới không có cơ hội gặp nhau.
- Chế biến thực phẩm đúng cách. Nấu chín thức ăn.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
- Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn
3.3 Thực hiện đúng nguyên tắc lưu mẫu thức ăn
- Mục đích: Lưu mẫu thức ăn nhằm phục vụ cho quá trình điều tra nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Đảm bảo đủ, đúng ba bước kiểm thực
+ Có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy. Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng.
+ Có đủ lượng mẫu tối thiểu: Thức ăn đặc khoảng 150 gam, thức ăn lỏng khoảng 250 ml.
+ Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ. Mẫu lưu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (0 độ C đến 5 độ C).
- Lưu ý: Người lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và niêm phong. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra vẫn phải giữ niêm phong, chỉ mở khi có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng.
   Bên cạnh đó tôi chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học thường xuyên, đặc biệt là các công trình cấp nước, công trình vệ sinh trong các lớp.Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch; không dùng chung vật dụng cá nhân, thực hiện vệ sinh phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đảm bảo đủ nước uống, nước sạch đảm bảo vệ sinh cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học và các quy định về phòng, chống dịch bệnh trong trường học. Ngoài ra, hàng ngày, trường cũng có cán bộ y tế trường đi kiểm tra mọi ngóc ngách, sân vườn trong khuôn viên trường để đảm bảo mọi nơi được sạch sẽ nhất.Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay với Trạm Y tế phường phối hợp xử lý triệt để ổ dịch.
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN BẾP - NĂM HỌC 2018-2019
THỜI GIAN
Nhân viên vị trí số 1
NẤU CHÍNH
Nhân viên vị trí số 2
PHỤ NẤU
Nhân viên vị trí số 3
PHỤ BẾP
Nhân viên vị trí số 4
PHỤ BẾP
Nhân viên vị trí số 5,6
VSMT
7h00-9h00
- 7h00 có mặt
- Mở cửa thông thoáng 
- Kiểm tra tủ cơm, bếp nấu
- Chuẩn bị sổ sách thực hiện giao nhận thực phẩm
- Nhận thực phẩm, ghi chép giao nhận thực phẩm (bước 1)
- 7h00 có mặt
- Vệ sinh đồ dùng giao 
nhận thực phẩm.
- Vệ sinh dụng cụ, chuẩn bị các điều kiện nấu
- Nhận hàng kho
- Vo gạo, nấu cơm
- 7h30 có mặt
- Vệ sinh bếp, chuẩn bị đồ dùng
- Phụ vo gạo nấu cơm.
- Sơ chế rau củ, thực phẩm
- Vệ sinh khu sơ chế rau củ, thực phẩm
- 7h30 có mặt
- Vệ sinh bếp, chuẩn bị đồ dùng
- Sơ chế rau củ, thực phẩm
- Vệ sinh khu sơ chế rau củ, thực phẩm
- 6h45 có mặt
-Vệ sinh khu vực bếp đầu giờ.
- Vệ sinh lau  khu hành lang ngoài (xong trước 7h15)
- Bật máy sấy bát
- 8h45: Hấp khăn học sinh
-  Nhận, rửa hoa quả (nếu có) 
9h00-10h30
- Chế biến món ăn cho trẻ
- Gọi thực phẩm bổ sung, nhận TP đợt 2 (nếu có)
- Cân, chia thức ăn cho các lớp
- Phụ nấu
- Phụ nhận TP đợt 2 (nếu có)
- Chia thức ăn, cơm cho các lớp.
- Lưu nghiệm thức ăn, ghi sổ kiểm thực ( bước 2, 3) cùng nhân viên y tế
- Kiểm tra chuẩn bị  nồi chia các lớp.
 - Phụ chia cơm học sinh
- Chuyển xe cơm, thức ăn về lớp A1 tầng 5
- Rửa khay cơm, đồ dùng  và nồi sau  nấu
- Giao thức ăn ra cửa“khu vực nhận TĂ”.
- Chuyển xe cơm, thức ăn về các lớp tầng 2
- Rửa khay cơm, đồ dùng  và nồi sau  nấu
- Bổ, chia hoa quả (Hoặc đồ tráng miệng) cho các lớp
- Đếm bát, đồ dùng chia các lớp
- Chuyển xe cơm, thức ăn về các lớp tầng 3,4.
10h30-12h00
 - Thăm giờ ăn các lớp
- Nấu ăn cho CBGVNV
- Chuẩn bị các điều kiện nấu bữa chiều
- Phụ nấu ăn CBGVNV
- Chia ăn CBGVNV
- Sơ chế TP ăn CBGVNV
- Rửa bát , nồi của học sinh
 - Phụ ăn các lớp tầng 2
- Rửa bát , nồi của học sinh
- Phụ ăn các lớp tầng 3,4
- Rửa bát , nồi của học sinh
12h00-13h15
ĂN TRƯA + NGHỈ TRƯA
13h15-14h00
- Nấu bữa chiều cho học sinh
- Đun nước pha sữa, chia sữa các lớp
- Phụ nấu bữa chiều cho học sinh, Chia bữa chiều
- Lưu nghiệm thức ăn 
- Kiểm tra chuẩn bị  nồi chia
- Chuyển xe thức ăn chiều  lớp A1 tầng 5
 - Rửa nồi, dụng cụ pha sữa
- Giao thức ăn chiều  ra cửa“khu vực nhận TĂ”.
- Chuyển xe thức ăn chiều về các lớp tầng 2
- Rửa đồ dùng  và nồi sau  nấu
- Đếm bát các lớp
- Đếm tráng miệng chiều
- Chuyển xe thức ăn chiều về các lớp tầng 3,4.
14h00-17h00
- Chuẩn bị các điều kiện buổi nấu hôm sau
- Làm sổ sách cùng kế toán (Chợ trẻ)
- 16h30 ra về
-Vệ sinh tủ cơm, tum, bếp, tủ đựng đồ nấu
- Vệ sinh khu vực nấu
- Làm sổ sách (Chợ cô)
- 16h30 ra về
- VS khu vực bàn chia cơm
- Rửa bát, nồi học sinh  (Quà chiều)
- Vệ sinh sàn khu vực bếp
- 17h00 ra về
- Vệ sinh khu vực rửa, chậu rửa, bàn sơ chế.
- Rửa bát, nồi học sinh (Quà chiều)
16h00: trực sân tầng 1.
- 17h00 ra về
- Rửa bát , nồi của học sinh
- Vệ sinh khu vực rửa bát
- Vệ sinh xả nước tủ hấp khăn, 
- Sử lý rác thải
- 16h30 ra về
Biện pháp 5: Thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống dịch trong nhà trường và cộng đồng: 
   Tôi nghĩ rằng nếu chỉ làm tốt tất cả các biện pháp phòng dịch nêu trên thì vẫn chưa đủ, mà muốn lan tỏa tác dụng, để mọi người biết đến nhiều hơn thì phải thực hiện thất tốt công tác tuyên truyền.
   Chính vì lý do đó mà tôi đã chỉ đạo trường Mầm non Hoa Sen bằng nhiều hình thức phù hợp tuyên truyền, giáo dục cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tốt các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích cực giữa nhà trường đến CBGVNV để phụ huynh nắm bắt. Các CBGVNV tham gia tuyên truyền đến 100% các bậc phụ huynh về phòng, chống dịch bệnh. Tôi dã chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh yên tâm thông qua các hình thức: đưa thông tin lên màn hình ti vi thông báo, viết bài đăng tải trên trang website, khẩu hiệu trên bảng điện tử đèn LED ngoài cổng trường, sưu tầm tranh ảnh, bổ sung góc tuyên truyền của trường và các lớp. Nhà trường đã cập nhật thường xuyên những thông tin, diễn biến của dịch tả lợn châu Phi để truyền thông, hướng dẫn, phổ biến quy định, kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên dinh dưỡng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Ngoài ra còn tích cực tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong nhà trường; nguyên nhân, cách phòng chống dịch bệnh cho các bậc phụ huynh.
   Với tất cả những việc làm thiết thực đã và đang đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 25/03/2019, tôi đã thay mặt CB, GV, NV ttrường Mầm non Hoa Sen đại diện cho cụm chuyên môn số 3 tổ chức buổi tập huấn ”Chia sẻ kinh nghiệm quản lý nuôi dưỡng và xây dựng thực đơn trong giai đoạn bùng phát dịch tả lợn châu Phi”
(hình ảnh 1)
 Về dự buổi tập huấn với nội dung đặc biệt, mang tính thời sự cập nhật này có đồng chí Phan Thị Kim Ngân- Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm, đồng chí Nguyễn Thúy Hằng, tổ trưởng tổ Mầm non, đồng chí Lê Quỳnh Nga, chuyên viên tổ Mầm non phòng GD&ĐT quận, cùng với sự tham gia của các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đại diện giáo viên, nhân viên kế toán, nhân viên tổ nuôi của tất cả các trường mầm non và nhóm trẻ tư thục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
(hình ảnh 2,3,4)
Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên PGD và các thành viên trong đoàn sau khi lắng nghe tôi thay mặt nhà trường chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lý nuôi dưỡng, xây dựng thực đơn trong thời điếm phòng chống dịch tả lợn châu Phi, đã được trực tiếp tham quan bếp, kiến tập sự phối hợp giữa nhân viên và giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thông qua hoạt động của dây chuyền bếp, tổ chức giờ ăn trưa tại các lớp, tham quan môi trường bếp và các khu vực trong nhà trường.
(hình ảnh 5)
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Đối với nhà trường:
   Trong công tác chỉ đạo và thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống bệnh dịch ở trường chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác nuôi dững, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh,góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt kế hoạch.
- Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống bệnh dịch. Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối về thể chất và tinh thần. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch, không để xảy ra bệnh dịch trong trường.
– Phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các lớp , giũa nhà trường với phụ huynh học sinh và các cơ quan hữu quan.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ, phòng chống dịch bệnh của trường đầy đủ, đúng tiêu chuẩn quy định của ngành.
– Giáo viên, nhân viên nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định của ngành về nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, tận tình chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ.
- Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên.
   Tất cả những biện pháp quyết liệt, đạt hiệu quả tốt trong công tác tăng cường quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh của nhà trường đã được các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên PGD và các thành viên trong đoàn đánh giá cao. Đây là niềm vui, nguồn cổ vũ đồng thời cũng chính là một trong những động lực để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hoạt động này đã tạo cơ hội để bản thân tôi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp và có ý tưởng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động.
4.2. Đối với phụ huynh:
   Các bậc cha mẹ trẻ ngày càng tin tưởng và tín nhiệm nhà trường hơn vì thấy con em mình được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường, điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và không có dịch bệnh
4.3. Đối với trẻ: 
   Sức khỏe của trẻ được đảm bảo, sự phát triển về thể chất và mọi mặt,  không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, trẻ còn được lồng ghép kiến thức vào chương trình học, từ đó có thêm nhận thức và ý thức vệ sinh, an toàn, phòng tr Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh ở trường mầm non là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của phòng mầm non sở và sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
  Để thực hiện tốt công tác quản lý nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự phối hợp, sự ủng hộ nhiệt tình của CB,GV,NV và toàn thể phụ huynh nhà trường của. Tôi và Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ, an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh,góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ.
  Cho tới thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã không còn ở giai đoạn cao điểm nữa, tuy nhiên tôi vẫn chỉ đạo nhà trường phải thực hiện thật tốt công tác phòng tránh, không được lơ là, chủ quan để luôn có biện pháp ứng phó kịp thời.               Hiện nay, đang trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019”(từ 15/4 đến 15/5/2019) tôi cùng nhà trường cũng thực hiện theo chủ đề”Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”
2. Kiến nghị và đề xuất: 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác quản lý chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh ở trường Mầm non Hoa Sen. Bên cạnh những kết quả thu được không thể tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và chúng tôi thực hiện ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Người viết
  Nguyễn Thu Hiền
PHỤ LỤC
STT
Tên ảnh
Hình ảnh
Trang
1
Hình ảnh 1: Công tác chuyên môn của nhà trường được các đ/c lãnh đạo và các trường thành viên trọng cụm đánh giá cao.
8
2
Hình ảnh 2: Ban giám hiệu và nhân viên các trường trong cụm  dự quy trình giao nhận, sơ chế thực phẩm,
 đặc biệt là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
8
3
Hình ảnh 3: Trường Mầm non Hoa Sen đại diện cho cụm chuyên môn số 3 tổ chức buổi tập huấn 
13
4
Hình ảnh 4: Đ/c Nguyễn Thu Hiền - Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ kinh nghiệm
 trong việc quản lý nuôi dưỡng và xây dựng thực đơn trong giai đoạn phòng dịch tả lợn châu Phi.
13
5
Hình ảnh 5: Các thành viên trong cụm dự hoạt động bữa ăn chính của các bé.
13

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_nuoi_duongdam_b.docx