Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và phòng chống Covid-19 tại trường học

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người.Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian, môi trường văn hóa qua giao lưu học tập sinh hoạt của các thành viên trong nhà trường với nhau và giữa giáo viên với trẻ.

Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân.

 

doc 10 trang vuthom 08/10/2022 5702
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và phòng chống Covid-19 tại trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và phòng chống Covid-19 tại trường học

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và phòng chống Covid-19 tại trường học
ây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. 
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người.Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian, môi trường văn hóa qua giao lưu học tập sinh hoạt của các thành viên trong nhà trường với nhau và giữa giáo viên với trẻ. 
Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân. 
Trong năm 2019, trên thế giới xuất hiện Virus corona: gây hội chứng hô hấp cấp tính , viết tắt SARS-CoV-2, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19 đã có rất nhiều trường hợp tử vong, được nhận định là 1 đại dịch nguy hiểm nên việc phòng chống từ chính quyền đến gia đình, đặc biệt là nhà trường đặc biệt quan trọng. Vì vậy việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn tốt là công việc được nhà trường đưa lên hàng đầu.
Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú, an toàn, phòng dịch bệnh tốt sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi:
	Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của Ủy ban nhân dân Quận , Sự chỉ đạo trực tiếp sát sao của phòng Giáo dục đào tạo Quận Long Biên.
	100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có năng lực, khéo tay, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Một số giáo viên đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, cấp Quận.
	Về học sinh: Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, ngoan khi tham gia các hoạt động.
 a.1. Địa điểm trường: 
- Nhà trường đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
 a.2. Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi.
- Các công trình của nhà trường mới được xây dựng kiên cố. 
* Phòng sinh hoạt chung : được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo theo đúng quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng tự nhiên .
	* Quang cảnh sân chơi ngoài trời: 
- Môi trường khung cảnh nhà trường được thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường. Sân vườn thường xuyên được quét dọn, sắp xếp gọn gàng hợp lí. ó vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi lát gạch, sạch sẽ và trải thảm cỏ nhân tạo. Đồ chơi ngoài ( Đu quay, cấu trượt, thú nhún, mô hình leo trèo...)trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, hình dáng và mầu sắc đẹp. Giáo viên và nhân viên nhà trường đã thiết kế các góc theo chủ để giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ như: Music wall, trò chơi với nước...
* Công tác phòng dịch tại trường:
- Tuyên truyền tới 100% Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên (CBNV), Phụ huynh và Học sinh về công tác phòng, chống dịch bệnh.Giữ liên lạc thường xuyên với các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, báo cáo tình hình và phối hợp trong trường hợp cần thiết.
Duy trì hoạt động tổng vệ sinh toàn trường (tất cả các lớp học và các phòng chức năng) bằng hóa chất khử khuẩn (chloramine B 0,5%) vào 2 ngày cuối tuần cho đến khi được thông báo hết dịch bệnh; Duy trì tần suất vệ sinh bề mặt tại các lớp học: ít nhất 1 lần/ngày và khi bẩn; Vệ sinh khu vực chung: ít nhất 2 lần/ngày và khi bẩn; Mở cửa phòng học thông thoáng vào cuối ngày (khi Học sinh không còn trên lớp).
Đo thân nhiệt cho Học sinh theo quy định của cơ quan y tế; trang bị xà phòng rửa tay và dung dịch rửa tay khô tại các khu vực vệ sinh, hành lang lớp học. 100% CBNV sử dụng khẩu trang đúng cách khi ở trường. Tuân thủ quy trình xử lý khi có CBNV, Học sinh có biểu hiện nhiễm bệnh ở trường.
b. Khó khăn:
	 Do dịch Covid phải giãn cách xã hội nên việc đảm bảo mội trường xanh, sạch, đẹp và phòng bệnh covid gặp nhiều khó khăn. Cộng với việc nghỉ học nhiều ngày nên nề nếp của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia các hoạt động khi đến trường sau kì nghỉ dịch dài.
	Cuối năm học 2020-2021 tôi đã tiến hành khảo sát về chuyên đề “Xây dựng môi trường xanh- sạch – đẹp- phòng covid 19” trên giáo viên và học sinh trong nhà trường cụ thể như sau:
	Tổng số giáo viên được đánh giá: 44 giáo viên
TT
Tiêu chí đánh giá
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Giáo viên tích cực sáng tạo xây dựng môi trường trường “ mở” cho trẻ hoạt động.
15/44
35
2
Sáng tạo trong công tác phòng dịch 
10/44
23
3
Có nhiều sản phẩm sáng tạo phục vụ việc tuyên truyền phòng chống dịch hiệu quả.
9/44
20
	Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ Mẫu giáo của nhà trường 
TT
Tiêu chí đánh giá
MG 5-6T
MG 4-5T
MG 3-4T
SL
%
SL
%
SL
%
1
Trẻ mạnh dạn tích cực, sáng tạo khi hoạt động.
130/179
73%
101/142
71%
92/131
70%
2
Trẻ có kiến thức chống dịch covid, thông điệp 5K của Bộ y tế.
120/179
67%
95/142
67%
85/131
65%
3
Có kỹ năng phòng chống dịch covid
100/179
56%
90/142
63%
80/131
61%
	Qua khảo sát tôi thấy phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Đa số trẻ chưa có sự sáng tạo , chưa tích cực tham gia vào hoạt động. Nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập cho trẻ.
3. Các biện pháp thực hiện:
	a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện.
	Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào , căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và chất lượng việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động từ năm học trước, tôi nhận thấy giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường tốt cho trẻ phù hợp theo quy định xanh, sạch, đẹp, nhưng chưa biết tạo các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các biện pháp sáng tạo cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng, đồ chơi đã làm được và đưa vào nội dung tuyên truyền phòng dịch.
	Từ những kết quả khảo sát trên tôi đã lồng ghép kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tạp vào kế hoạch chuyên môn của trường cụ thể:
Thời gian
Nội dung công việc
Biện pháp
Người thực hiện
Tháng 9
Bổ sung cơ sở vật chất.
Bồi dưỡng kỹ năng phòng chống dịch bệnh
- Tham mưu, mua sắm trang thiết bị càn thiết cho các lớp.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
Ban giám hiệu
Giáo viên
Tháng 10
Xây dựng môi trường lớp điểm
- Giáo viên lớp điểm kết hợp với Hiệu phó phụ trách chuyên môn, lựa chọn một số giáo viên có khả năng tạo hình, khiếu thẩm mỹ và có kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức các hoạt động cho trẻ để phụ trách lớp điểm. Thường xuyên trao đổi với giáo viên cách xây dựng môi trường lớp sau đó kiểm tra đánh giá và tổ chức cho giáo viên toàn trường kiến tập môi trường của lớp điểm.
Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên lớp điểm
Tháng 11
Tổ chức cuộc thi “ pha chế nước sát khuẩn”
Tổ chức kiến tập xây dựng môi trường học tập, tổ chức hoạt động góc cho trẻ tại các lớp đạt giải cao trong hội thi, thông qua đó bồi dưỡng giáo viên về cách xây dựng môi trường học tập và tổ chức cho trẻ hoạt động tại các góc sao cho có hiệu quả.
Ban giám hiệu Công đoàn và giáo viên
Từ tháng 12 đến tháng 2
Cập nhập bài viết wepsite của nhà trường.
Luôn cập nhật tiến độ các bài viết trên trang thông tin điện tử của nhà trường về nội dung xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và phòng chống Covid 
Ban giám hiệu và giáo viên
Tháng 3 đến tháng 5
Đánh giá kết quả xây dựng môi trường cho trẻ trong năm học
Đánh giá rút kinh nghiệm một năm thực hiện chuyên đề xây đựng môi trường cho trẻ. 
Ban giám hiệu và giáo viên.
b. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng môi trường học sáng – xanh – sạch cho trẻ.
	Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hình thức;
* Bồi dưỡng về lý thuyết:
	Bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết rất quan trọng, nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức về lý luận thực tiễn,quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của đổi mới cũng như yêu cầu, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập. Tôi tích cực sưu tầm tài liệu sách báo viết về vai trò của việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ cho giáo viên học tập, nghiên cứu. Tôi thường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn thông qua các đợt tập huấn của Phòng giáo dục, bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần và chú trọng bồi dưỡng những nội dung về:
	Chuyên đề tạo hình: Vì trong xây dựng môi trường học tập thì khả năng tạo hình của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, giáo viên nắm được cái cốt yếu của hoạt động tạo hình để từ đó phát huy được những kiến thức tạo hình trong xây dựng môi trường học tập cho trẻ.
	Bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ luôn sạch sẽ an toàn: Tôi đi sâu bồi dưỡng về kiến thức phòng dịch, kỹ năng chăm sóc trẻ và giáo dục trẻ lớp mình có kỹ năng kiên thức phòng dịch.
*Tổ chức thực hành:
	- Xây dựng lớp điểm: Để khắc phục hạn chế và tạo góc mở cho trẻ hoạt động của giáo viên những năm học trước, tôi đã bố trí để giáo viên lần lượt được tham gia các đợt kiến tập do phòng Giáo dục tổ chức. Giáo viên được đi dự kiến tập sẽ tổ chức kiến tập tại trường để giáo viên toàn trường dự. Chú trọng xây dựng lớp điểm, từ việc lựa chọn giáo viên phụ trách lớp điểm đến đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp điểm, chỉ đạo bồi dưỡng lớp điểm xây dựng môi trường học tập để 100% giáo viên các lớp đến dự và học tập. sau mỗi đợt kiến tập đều tổ chức tốt việc trao đổi, rút kinh nghiệm để giáo viên nắm được những thay đổi trong hình thức trang trí lớp, cách bố trí trí góc, cách tạo góc mở, tận dụng sản phẩm của trẻ vào trang trí góc, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực, khả năng độc lập khi tham gia hoạt động.
	- Bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường xanh, sạch và an toàn:
	Cảnh quan môi trường ngoài lớp học cũng vô cùng cần thiết đối với quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học song song với việc xây dựng môi trường học tập trong lớp tôi đã quán triệt giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học cho trẻ khám phá khi hoạt động ngoài trời. Yêu cầu giáo viên sưu tầm trồng các loại rau phù hợp theo mùa như mùa đông trồng Bắp cải, xu hào, xà lách; mùa hè gieo rau rèn, mùng tơi; Mùa thu gieo rau cải,Mỗi một loại rau phải có biển chữ đầy đủ để khi trẻ được quan sát khám phá cây xanh cùng một lúc có thể giúp trẻ làm quen với các chữ cái trong biển.
	Ngoài ra tôi còn tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cho vẽ những khẩu hiệu, hình ảnh về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hình ảnh hướng dẫn khi tham gia giao thông, hình ảnh các trò chơi dân gian, tạo môi trường học tập tích cực cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy giáo viên đã vững vàng lên rất nhiều, đã linh hoạt, sáng tạo trong trang trí lớp, đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng. Hình thức trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập của các lớp rất phong phú, đa dạng, phù hợp với độ tuổi, với từng chủ đề. Cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học sinh động, xanh –sạch – đẹp thu hút phụ huynh đến gửi con vào trường. Đặc biệt là được phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên đánh giá rất cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và tạo môi trường an toàn cho trẻ hoạt động tích cực hơn nhiều so với năm học trước.
c. Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đột xuất giúp giáo viên tích cực xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động.
 Công việc “kiểm tra” là 1 nhiệm vụ gắn liền với quản lý, chỉ đạo của BGH nhà trường, thông qua kiểm tra người quản lý nắm được việc, thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên để từ đó có sự đôn đốc, uốn nắn, động viên giúp đỡ để giáo viên thực hiện công việc tốt hơn. Việc kiểm tra còn giúp cho người quản lý tìm ra nguyên nhân và những thiếu sót, hạn chế của giáo viên để điều chỉnh các nội dung kế hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng có hiệu quả hơn. Vì thế việc kiểm tra được tôi thực hiện thường xuyên và có kế hoạch cụ thể về nội dung kiểm tra, thời điểm kiểm tra nhất là kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động và được kiểm tra một cách cụ thể trên cơ sở giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi chứ không áp đặt, gò bó, phê phán quá nhiều gây khó khăn phiền toái làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên.
	Nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc trang trí lớp vào đầu năm học và làm rất hình thức với những chủ đề giáo dục tiếp sau đó, chỉ thêm một vài hình ảnh theo chủ đề là thôi. Trong năm học tôi đã tăng cường kiểm tra đột xuất các hoạt động chăm sóc, giáo dục và công tác vệ sinh của giáo viên. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc, thay đổi cách thức, hình ảnh phù hợp với từng góc chơi trong từng chủ đề giáo dục khi trang trí môi trường học tập cho trẻ.
Qua quá trình kiểm tra nhắc nhở về xây dựng môi trường luôn sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động cho trẻ mà kiến thức phòng chống covid , kỹ năng xây dựng môi trường hoạt động của giáo viên cũng được tiến bộ hơn rất nhiều.
d. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh phối kết hợp với nhà trường trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động.
	Phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, nên tôi chúng tôi rất quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh thông qua nhiều hình thức.
Trong các buổi họp ban chấp hành phụ huynh nhà trường tôi đã trực tiếp trao đổi phổ biến để phụ huynnh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh qua đó cùng phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác phòng chống dịch. 
Kết quả : Nhà trường luôn được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ như ủng hộ khẩu trang, cùng cô giáo pha chế nước sát khuẩn tự pha.
	Bằng những hình thức trên, chúng tôi đã nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, sẵn sàng hộ trợ khi nhà trường cần có sự giúp đỡ của phụ huynh.
4. Hiệu quả SKKN:
	Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và chỉ đạo giáo viên thực hiện thì chất lượng xây dựng môi trường cho trẻ tại các nhóm lớp trong nhà trường đã có rất nhiều tiến bộ.
	Đối với giáo viên: Đã linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo góc mở để trẻ được tích cực hoạt động, có cơ hội mở rộng hiểu biết, củng cố kiến thức. Giáo viên biết trang trí, bố trí góc chơi một cách hợp lý, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tận dụng tối đa sản phẩm của trẻ vào trang trí lớp với hình thức cô và trẻ cùng làm hoặc hướng dẫn trẻ tự làm
	Tổng số giáo viên được đánh giá: 44 giáo viên
TT
Tiêu chí đánh giá
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Giáo viên tích cực sáng tạo xây dựng môi trường trường “ mở” cho trẻ hoạt động.
40/44
90
2
Sáng tạo trong công tác phòng dịch 
35/44
80
3
Có nhiều sản phẩm sáng tạo phục vụ việc tuyên truyền phòng chống dịch hiệu quả.
35/44
80
Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ Mẫu giáo của nhà trường
TT
Tiêu chí đánh giá
MG 5-6T
MG 4-5T
MG 3-4T
SL
%
SL
%
SL
%
1
Trẻ mạnh dạn tích cực, sáng tạo khi hoạt động.
170/179
95%
130/142
92%
120/131
92%
2
Trẻ có kiến thức chống dịch covid, thông điệp 5K của Bộ y tế.
179/179
100%
140/142
99%
129/131
98%
3
Có kỹ năng phòng chống dịch covid
170/179
95%
135/142
95%
120/131
92%
Đối với trẻ: Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong năm học vừa qua trường tôi đã chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ có những thay đổi rất rõ rệt:
 	* Đối với phụ huynh:
	Phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. 
Tích cực, nhiệt tình sưu tầm và ủng hộ các nguyên, vật liệu, tranh ảnh, sách báo để góp phần cho trẻ được hoạt động một cách tích cực.
Tin tưởng và phối kết hợp với nhà trường trong việc phòng chống dịch covid – 19. 
	III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
	Xây dựng môi trường học tập cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy nhà trường cần xây dựng môi trường học tập cho trẻ phải phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với trẻ. Muốn xây dựng môi trường học tập có hiệu quả thì người quản lý cần nắm vững mục đích, yêu cầu của môi trường sư phạm, xây dựng kế hoạch khoa học cụ thể theo từng tháng. Người giáo viên phải hiểu rõ về cách xây dựng môi trường học tập và phải hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có kiến thức về các hoạt động giáo dục trẻ.
	2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Qua một năm học triển khai và thực hiện đề tài ttrường chúng tôi đã có một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, các góc chơi mở nhiều,phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Có được kết quả trên tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
	- Người quản lý phải nắm vững mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức giáo dục trẻ, phải có năng lực chuyên
môn, năng động, sáng tạo.
	- Phải tổ chức tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, có kế hoạch, hình thức bồi dưỡng cụ thể với từng đối tượng, coi trọng bồi dưỡng giáo viên cả về lý thuyết và thực hành.
	- Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc, góp ý trực tiếp cụ thể cho giáo viên khi trang trí ở từng góc chơi với từng chủ đề giáo dục.
	- Giáo viên phải luôn tìm tòi, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ, trong trang trí lớp, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
3. Khuyến nghị:
	Để tạo điều kiện cho các trường mầm non làm tốt công tác xây dựng môi trường học tập cho trẻ thì các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý thuyết về xây dựng môi trường học tập để nâng cao nhận thức cho giáo viên. Bên cạnh đó cần xây dựng các trường điểm về xây dựng môi trường mở cho giáo viên được học tập rút kinh nghiệm.
	Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã áp dụng thực hiện trên giáo viên và học sinh của nhà trường đã gặt hái được một số kết quả thiết thực. Song tôi rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non đáp ứng được sự nghiệp trồng người trong giai đoạn hiện nay.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao.doc