Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh chủ động và tự tin trong hoạt động

Kết quả quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất của quá trình giáo dục Tiểu học là những kĩ năng, hành vi, thói quen tích cực về các mặt đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ được hình thành ở học sinh. Những kĩ năng, hành vi và thói quen này phải thoả mãn các chỉ tiêu:

- Phù hợp với những chuẩn mực hành vi về đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mĩ đã được quy định.

- Có tính tự giác, thống nhất với ý thức đã được hình thành;

- Có động cơ trong sáng, được thúc đẩy bởi thái độ, tình cảm đúng đắn.

- Có tính phổ biến và tính bền vững.

Các chỉ tiêu này hợp thành một chỉnh thể thống nhất với nhau nên giáo viên không được bỏ qua bất kì một chỉ tiêu nào.

 

doc 25 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh chủ động và tự tin trong hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh chủ động và tự tin trong hoạt động

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm giúp học sinh chủ động và tự tin trong hoạt động
ảy dây) vừa rèn tư duy, tăng tính đoàn kết lại giảm bởi được tai nạn thương tích.
- Khen thưởng, động viên các em kịp thời, thường xuyên tặng quà cho các em học sinh có thành tích, tiến bộ vào các giờ sinh hoạt cuối tuần. Phương châm với những em yêu, mắc nhiều khuyết điểm thì luôn chú ý tìm đến những tiến bộ dù là nhỏ nhất để động viên khen thưởng kịp thời. Còn đối với những em khá giỏi, ngoan thì chú ý nhiều đến việc sửa chữa nhắc nhở các em nếu các em vi phạm. Đây là biện pháp rất hiệu quả vì việc động viên, khen thưởng kịp thời sẽ giúp các em tự tin và có ý thức vươn lên, nhất là những học sinh yếu kém khi nhận được những lời động viên khen thưởng của cô giáo. Tránh các hiện tượng như “khoán trắng” mọi việc cho học sinh, thiếu sự định hướng, tổ chức, kiểm tra đánh giá từ phía giáo viên.
* Ví dụ: Em Bích Trà, Bảo Lâm, Thy Khoa khi có được sự động viên của cô giáo, em đã tiến bộ hơn, đã học bài khi đến lớp và mạnh dạn đứng lên phát biểu xây dựng bài.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:
Muốn học sinh có ý thức tự giác, chủ động, tích cực, theo tôi yếu tố làm nên sự thành công là bước đầu xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, tích cực, nhanh nhẹn trong công tác. Cán bộ lớp chính là nòng cốt thúc đẩy mọi hoạt động của lớp, đồng thời, cán bộ lớp cũng là tấm gương để mọi cá nhân, thành viên trong lớp noi theo. Chính vì vậy, khi lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp giáo viên cần chọn những em gương mẫu trong mọi công việc, mọi hành động. Tôi đã chọn.
Em Vũ Tâm Nhi 	- Lớp trưởng phụ trách chung
Em Phạm Xuân Bách 	- Lớp phó học tập
Em Hà Văn Quang 	- Lớp phỏ kỷ luật
Em Đào Hà Trang 	- Quản ca
Mỗi tổ bầu ra 1 bạn tổ trưởng và 1 bạn tổ phó.
Nhưng bên cạnh những cán bộ lớp trụ cột, tôi còn bầu thêm một số em có “Cá tính mạnh” cũng làm cán bộ lớp hoặc giao nhiệm vụ với mục đích cho các em đó được đôn đốc nhắc nhở các bạn từ đó tự ý thức được những việc mình phải làm, những việc mình chưa được, cần chỉnh sửa. 
* Ví dụ: Em Đăng Minh là một em rất hiếu động. Sau khi được phân công làm tổ phó, em đã có ý thức tự giác hơn, giảm bớt nghịch ngợm để thể hiện mình với vai trò một cán bộ lớp. Như vậy, vô hình chung, trong lớp sẽ giảm bớt được một bạn hay vi phạm nội quy.
Ngay từ đầu người giáo viên chủ nhiệm cần rèn cho các em: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó phải thật công bằng không thiên vị, ỷ lại đồng thời phải biết đoàn kêt, đồng tâm nhất trí. Cán bộ lớp biết nhắc nhở kip thời những sai phạm cũng như nêu những gương tốt của các bạn trong lớp.
Công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt phải kể đến sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ lớp. Bởi vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, nhiệt tình, chăm học và có phương pháp làm việc khoa học là một việc làm cần thiết. Đội ngũ cán bộ lớp có thể coi là cánh tay đặc lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc đôn đốc, theo dõi nhắc nhở các bạn. Hàng tuần cán bộ lớp đền có bản nhận xét để kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đôn đốc thường xuyên kịp thời tới từng cá nhân trong lớp. Từ đó thúc đẩy các hoạt động của lớp ngày càng tốt hơn.
Để phát huy tính tự chủ của đội ngũ cán bộ lớp, để việc theo dõi thi đua được công bằng, đạt kết quả cao, tôi đã tiến hành một số việc sau:
- Giáo viên chủ nhiệm cần tập huấn đội ngũ cán bộ lớp thật tỉ mỉ.
Học sinh lớp 3, các em còn nhỏ chưa thật quen với công việc theo dõi thi đua của mình. Bởi vậy, giáo viên cần hướng dẫn cán bộ lớp cẩn thận, tỉ mỉ về kế hoạch hàng tháng, hàng tuần và làm sổ sách thi đua. Phân công nhiệm vụ cụ thẻ, phù hợp với khả năng của từng em. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn cụ thể từng chi tiết, thường xuyên chỉ bảo, động viên, khích lệ để các em tự tin và đảm nhiệm tốt phần công việc được giao.
- Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn các em cán bộ lập kế hoạch thực hiện. Hàng tháng, hàng tuần giáo viên đưa ra kế hoạch chung của nhà trường và cùng với lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng, tổ phó phải họp bàn và lập kế hoạch cụ thể của tháng đó và của từng tuần trong tháng. Đối với lớp mình kế hoạch này sẽ được triển khai tới các bạn trong lớp vào giờ sinh hoạt cuối tuần.
3. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng
a. Khả năng nhận xét và tổng két của các em còn yếu và bước đầu làm quen với công tác chấm thi đua, để giảm bớt gánh nặng về sổ sách cho các em cán bộ và để thuận tiện hơn cho cả lớp được theo dõi thành tích cũng như khuyết điểm mình cần sửa chữa, cần phấn đấu, tôi đã thay quyển sổ theo dõi thi đua của tổ trưởng bằng một bảng thi đua có đóng khung thật nghiêm chỉnh treo trước lớp. Sổ theo dõi thi đua của lớp trưởng sẽ là sổ tổng hợp tóm tắt mọi mặt tình hình của lớp.
Việc theo dõi được rút gọn, giảm bớt nặng nề trong công tác thi đua, khen thưởng, bởi nếu vi phạm một trong những nội quy của trường, lớp đề ra thì sẽ bị đánh dấu một gạch vào dòng tên mình. Cón nếu được cô giáo khen hay được điểm 9,10 thì sẽ được thưởng một bông hoa nhỏ ngắn vào dòng tên mình. 
Cuối tuần các em cán bộ dựa vào số bông hoa và số gạch đánh dấu để tổng kết, bình bầu thi đua. Mỗi một gạch sẽ phải trừ bớt đi một bông hoa trong tổng số hoa mình có được. Dựa vào bảng “Hoa điểm mười, hoa việc tốt treo trước lớp” tất cả từ các bạn học sinh đều biết mình phấn đấu đâu. Đến phụ huynh cũng nắm được rất rõ con em mình về mặt kỉ luật và học tập đã thật sự tốt chưa, xếp thứ mấy trong lớp? Để từ đó kịp thời đôn đóc nhắc nhở hay động viên kịp thời con em mình. Cuối mỗi một tháng sẽ tổng kết để chọn ra 6 bạn nhiều hoa nhất lớp xứng đáng được gắn lên bảng tuyên dương của lớp. Một bảng thi đua mới, cho một tháng thi đua mới, cho đợt cố gắng mới được gắn chồng lên bảng cũ.Tất cả các đợt thi đua đều vẫn lưu lại và thấy rất rõ khi lật lại để xem.
Bảng tuyên dương mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục. Nó vừa thể hiện vai trò nêu gương của mình cho các bạn học sinh noi gương theo. Nó vừa thúc đẩy những em khác cố gắng phấn đấu theo.
Bảng thi đua này thật sự thông minh và hiệu quả trong việc rèn y thức tự giác cũng như tính chủ động sáng tạo ở mỗi học sinh. Nó luôn không ngừng khích lệ các con cố gắng trong mọi kỉ luật và học tập. 
b. Tổng kết mỗi đợt thi đua của lớp vào các giờ sinh hoạt lớp:
b.1. Nội dung chính của các giờ sinh hoạt lớp (Lớp trưởng điều khiển giờ sinh hoạt).
- Buổi sinh hoạt tuần 1.
+ Sơ kết thi đua tuần 1.
+ Bình bầu thi đua tuần 1.
+ Phương hướng thi đua tuần 2.
+ Thảo luận biện pháp thực hiện.
+ Văn nghệ.
- Buổi sinh hoạt tuần 2, 3 tương tự tuần 1.
- Buổi sinh hoạt tuần 4.
+ Sơ kết thi đua tuần 4 và cả tháng.
+ Phương pháp thi đua của tháng tới và tuần 1.
+ Thảo luận biện pháp thực hiện phương hướng tuần 1.
+ Văn nghệ vui mà học, học mà vui.
b2. Một số tiết sinh hoạt chi tiết.
Vào cuối buổi sáng thứ sáu hàng tuần, cán bộ lớp phải họp để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt vào tiết cuối buổi chiều hôm đó (thống nhất phương hướng thi đua tuần tới và tiết phương hướng đó lên bảng phụ).
* Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
Buổi sinh hoạt gồm có 4 phần:
- Nhận xét thi đua.
- Bình bầu thi đua.
- Phương hướng tuần tới.
- Văn nghệ - vui học - học vui.
Chúng ta cùng thực hiện từng phần.
*) Nhận xét thi đua:
Để cả lớp tiện theo dõi và có thể bình bầu thi đua một cách chính xác, lớp trưởng kẻ sẵn bảng thi đua lên bảng to.
Tổ
Kỷ luật
Học tập
Bạn xuất sắc nhất
Xếp thứ
Khen
Nhắc nhở
Khen
Nhắc nhở
1
2
3
4
Khi tổ trưởng các tổ lên nhận xét, sơ kết thi đua -> cả lớp nhất trí, đến phần nào thì lớp trưởng ghi luôn bên bảng.
* Các tổ trưởng nhận xét thi đua của tổ mình.
Tổ 1
- Ưu điểm 
Trong tuần này, các bạn tổ tôi đã thực hiện tốt nề nếp kỷ luật, nhiều bạn đạt điểm cao trong học tập như bạn. điểm, 9, 10 đạt .điểm.
- Nhược điểm:
- Còn một số bạn chưa chăm học, chưa chú ý lắng nghe giảng, xếp hàng, múa hát tập thể chậm, phê bình bạn.
Tương tự như Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4 
*) Bình bầu thi đua:
Lớp bầu các bạn xuất sắc trong tuần của từng tổ. Từ đó bầu ra bạn xuất sắc nhất lớp (là những bạn được tuyên dương và có nhiều điểm 9, 10).
- Dựa trên bảng sơ kết thi đua đề nghị các bạn trong lớp bầu tổ xếp thứ nhất là tổ có nhiều bạn được khen nhất và ít bạn bị nhắc nhở nhất, sau đó lấy biểu quyết.
- Lớp trưởng công cố kết quả.
Vậy tuần này, tổ.. xếp thứ nhất. Nhắc nhở tổ trưởng tổ cần theo dõi đôn đốc tổ mình để tuần sau tiến bộ hơn.
* Lớp trưởng tổng kết tình hình chung của lớp:
- Ưu điểm: ..
- Nhược điểm: .
- Tuyên dương tổ xếp thứ nhất (lớp vỗ tay).
- Tuyên dương cá nhân.
* Mời cô giáo chủ nhiệm có ý kiến với lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm:
+ Khen trước lớp: Khen tổ, khen cá nhân.
+ Nhắc nhở tố xếp thứ tư và một số cá nhân chưa ngoan.
* Phát thưởng cho tổ xếp thứ nhất và những cá nhân xuất sắc (mời cô giáo chủ nhiệm phát thưởng).
*) Phương hướng thi đua tuần tiếp
- Tiếp tục duy trì nếp tự quản.
- Thi đua giành nhiều điểm 9, 10 (chào mừng ngày 8/3; Ngày 26/3; Ngày sinh nhật Bác 19/5).
- Hưởng ứng tốt phong trào hội học, hội giảng.
* Cả lớp nhất trí với nội dung phương hướng mà cán bộ lớp đề ra.
Thảo luận biện pháp thực hiện:
- Thảo luận nhóm -> đại diện nhóm phát biểu ý kiến về biện pháp thực hiện phương hướng đã đề ra -> các nhóm bổ sung -> lớp nhất trí.
- Đại diện lên trình bày phương pháp để học tập, phương pháp giữ gìn VSCĐ
- Yêu cầu đại diện những học sinh bị mắc khuyết điểm trong tuần lên hứa sửa chữa khuyết điểm tuần này, hứa thực hiện tốt phương hướng thi đua tuần tới.
- Lớp trưởng tóm tắt những biện pháp thực hiện phương hướng đã đề ra.
d. Văn nghệ - Vui chơi
Mời các bạn tham gia trò chơi văn nghệ do tổ trình bày (mỗi tuần 1 tổ phải tự chuẩn bị tiết mục của mình).
* Buổi sinh hoạt đến đây là kết thúc.
4. Xây dựng đôi bạn cùng tiến:
Trong lớp vẫn còn có nhiều em thực hiện chưa đầy đủ, chưa đúng nội quy (còn đi học muộn, bài học, bài làm còn thiếu, sách vở bẩn).
Lớp đã đưa ra đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập như đôi bạn:Kim Chi với Văn Toàn, Thu Trang với Quang. Phương Nguyên và Trần Minh; Ngọc Quỳnh và Bảo Lâm, Thanh Hương và Nam Khánh,
Những bạn lười làm bài tập, lười học bài thì tổ trưởng, tổ phó hàng ngày kiểm tra, đôn đốc bạn đó hoàn thành nốt bài còn thiếu, bài chưa học thuộc vào giờ truy bài. Ngoài ra, các em giỏi, khá trong tổ có thể thành lập nhóm ngoài giờ học giúp đỡ và giảng bài cho bạn vào các giờ ra chơi hoặc ngoài giờ học ở trường. Các em cùng học và kiểm tra lẫn nhau.
Ví dụ: Cứ hai em ngồi cạnh nhau, ngày nào cũng kiểm tra sách vở bài tập của nhau, kiểm tra và giúp đỡ nhau học thuộc bài vào giờ truy bài, cuối giờ học đôn đốc bạn hoàn thành nốt bài.
- Những bạn nào hay quên đồ dùng, chữ viết chưa sạch đẹp, hay nói chuyện riêng trong giờ học thì trong tổ phân công bạn ngồi bên cạnh luôn nhắc nhở, kiểm tra bạn đó.
- Đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt thì tôi luôn kêu gọi các bạn trong lớp với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Các em giúp đỡ nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.
5. Kết hợp các lực lượng giáo dục:
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh, cần có sự liên kết thống nhất giữa giáo dục nhà trường với gia đình, xã hội là một quá trình khép kín.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh:
Một việc làm không thể thiếu được trong công tác chủ nhiệm là phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh. Cần có sự thống nhất về hình thức, phương pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường để từ đó có sự phối kết hợp giáo dục học sinh hiệu quả hơn. Giáo viên chủ nhiệm có thể gặp, trao đổi với phụ huynh về tình hình kỷ luật, học tập của học sinh bằng cách gặp mặt trực tiếp, qua buổi họp phụ huynh viết giấy hay nói chuyện điện thoại, đặc biệt là hàng ngày thông qua sổ liên lạc điện tử.
Ngoài ra, giáo viên còn đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh sinh hoạt của các em ở nhà để có hình thức giáo dục thích hợp. Việc làm này giúp học sinh tự giác hơn, chăm học hơn vì các em ý thức được bố mẹ và cô giáo luôn luôn biết được những việc làm của mình ở lớp cũng như ở nhà.
Ví dụ: Tôi đã đến thăm gia đình em Thy Khoa, Bảo Lâm, Tâm Nhi nhà có hoàn cảnh khó khăn để từ đó thông cảm và có biện pháp giáo dục phù hợp với các em.
Kết hợp với ban phụ huynh:
Ban phụ huynh chính là cầu nối giữa giáo viên và phụ huynh nên việc kết hợp với ban phụ huynh để đôn đốc nhắc nhở các em ở gia đình tự giác thực hiện những yêu cầu quy định về ý thức tự quản là rất quan trọng. Vì qua việc làm này cho các em thấy được mọi người đều quan tâm giáo dục các em, mong các em mau tiến bộ.
Giáo viên trao đổi trực tiếp với Ban phụ huynh về kế hoạch rèn nề nếp kỷ luật và học tập của mình, từ đó Ban phụ huynh sẽ thông báo, nhắc nhở đến từng phụ huynh.
Kết hợp với tổ chức đoàn thể:
Ở trường tiểu học, giáo viên chủ nhiệm đồng thời là phụ trách nhi đồng ở lớp mình bên cạnh tổ chức chi đội. Vì vậy việc kết hợp chặt chẽ với tổng phụ trách để có kế hoạch hoạt động kịp thời cho lớp mình, phù hợp với các hoạt động chung của trường như: hưởng ứng các phong trào, đóng quỹ vòng tay bè bạn, mua tăm ủng hộ người mù
Sao đỏ là đội ngũ do Liên đội cử ra để đôn đốc và kiểm tra thi đua của từng lớp trong các hoạt động chung của nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp chặt chẽ thường xuyên với sao đỏ sẽ giúp giáo viên nắm bắt kịp thời sát sao tình hình của lớp từ đó có biện pháp đôn đốc nhắc nhở và khuyến khích tập thể lớp mình vươn lên trong mọi hoạt động.
d. Kết hợp với nhà trường:
Mỗi tập thể lớp không thể tự tách riêng khỏi hoạt động chung của nhà trường, tập thể lớp 3A3 cũng vậy vì trong các buổi sinh hoạt của nhà trường các em có điều kiện thể hiện và hoàn thiện ý thức tự quản của mình, của tập thể lớp mình. Qua các hoạt động đó, các em thấy được sự tiến bộ của lớp khác chứ không phải chỉ riêng của lớp mình. Từ đó, các em có ý thức tự hoành thiện và tiến bộ hơn. Như việc trao nhận cờ luân lưu do nhà trường phát động, có tác dụng động viên to lớn đến ý thức giữ gìn kỷ luật của các em.
6. Sự đoàn kết và ý thức tự giác của học sinh:
Tập thể lớp là tập hợp có tổ chức chặt chẽ của học sinh với bộ máy tự quản riêng với mục đích thống nhất với những hoạt động chung. 
Ý thức tự giác của học sinh được hình thành sau khi học nội quy của trường lớp. Bởi vậy, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm soản thảo nội dung quy định của lớp kết hợp với nội quy của nhà trường thành một văn bản như một pháp lệnh có đánh máy, treo trong lớp nghiêm chỉnh và yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc. Để bất kỳ em nào trong lớp cũng tự ý thức được việc gì cần làm và những điều không được vi phạm. Từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Nội quy sớm được thực hiện là do đội ngũ cán bộ lớp hoạt động nghiêm túc, liên tục và giáo viên là người nhắc nhở, động viên các em một cách kịp thời, thường xuyên. Nhờ việc thực hiện những nội quy này, các em rèn luyện được những nét tính cách tích cực như: Tính kỷ luật, tính tự giác, tinh thần đồng đội. Cán bộ lớp biết đoàn kết gương mẫu kéo theo tập thể lớp đoàn kết gắn bó với nhau. Từ đó, các em không thích nghỉ ở nhà, cảm thấy đến lớp rất vui. Giáo viên tin tưởng vào học sinh, cô trò tin tưởng lẫn nhau.
Ví dụ: Tôi đã phát động phong trào thi đua trong một tuần tổ nào có nhiều bạn được khen, nhiều điểm 9, 10 xếp thứ nhất trong lớp thì sẽ được cô giáo thưởng quà vào buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.
Tất cả các thành viên lớp đều hưởng ứng và hăng hái tham gia. Các em rất vui khi được đến lớp để thi đua với các bạn về học tập cũng như giữ gìn nề nếp kỷ luật của lớp. Tình thầy trò cũng trở lên gần gũi thân thiện hơn.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện tôi thấy hoạt động trong công tác tự quản của cán bộ lớp còn nhiêu bỡ ngỡ, các em cảm thấy gò bó với tiêu chuẩn thi đua mà lớp để ra. Sau hai tuần cán bộ lớp đã quen công việc và chủ động trong công tác hơn. Các em phân nào đã thấy và ý thức được trách nhiệm của bản thân nên tích cực hoạt động trong các phong trào thi đua, nhanh nhẹn và tự tin vào khả năng của mình, vạch ra những kế hoạch cụ thể, những việc làm tốt giúp cho hoạt động tự quản của lớp từng bước được nâng cao.
1. Nề nếp:
Học sinh đã biết tự quản trong giờ truy bài (từ 7h30’ đến 7h40’) tương đối nghiêm túc, tự giác, trật tự, đã kiểm tra việc chuẩn bị bài vở, kiểm tra đồ dùng, kiểm tra bài cũ có nề nếp đôn đốc được các bạn chuẩn bị bài và học thuộc bài có hiệu quả, có nề nếp. 
Các em lớp trưởng và lớp phó đã chủ động trực tiếp ghi chép những nội dung thi đua để phổ biến cho các bạn trong giờ sinh hoạt, lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng tuần.
Trong năm học này, lớp cũng nhiều lần nhận được cờ luân lưu của nhà trường trao tặng.
100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt.
2. Học tập:
Khi đến lớp các em đã học bài và làm bài tương đối đầy đủ.
Chữ viết sạch sẽ hơn, đã có ý thức hơn về giữ vở sạch, viết chữ đẹp
Đầu năm:	
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Toán
20 (55,56%)
12 (33,33%)
2(5,56%)
2(5,56%)
Tiếng Việt
12 (33,33%)
14(38,89%)
8 (22,22%)
2(5,56%)
Giữa học kỳ II:
Môn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Toán
34(94,44%)
1 (2,78%)
1(2,78%)
0
Tiếng Việt
33 (91,66%)
1 (2,78%)
2 (5,56%)
0
3. Các phong trào của đội, nhà trường tổ chức:
Lớp luôn tham gia nhiệt tình các phong trào và đạt được kết quả cao:
- Giải nhất báo tường chào mừng ngày 20/11.
- Giải nhất thi “Hoa cây cảnh mùa xuân và hội chợ mùa xuân”
- Giải 3 văn nghệ chào mừng ngày 20/11
- Ủng hộ 1.20.000 quỹ Tết vì người nghèo. 685.000 quỹ Hội chữ thập đỏ
- 100% các bạn tham gia mua tăm ủng hộ người mù.
- Thu được hơn 200 kg giấy vụn.
- Tham gia thi đua giành nhiều hoa điểm 1 vào ngày mùng 8/3 được 356 điểm).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng:
Muốn cho lớp có nề nếp tốt phải xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công tác lớp.
Để xây dựng một lớp tốt với những thành viên chủ động, tự tin trong hoạt động cần:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ thường xuyên quan tâm tới công việc, hoạt động của lớp.
+ Cần có sự quan tâm, yêu nghề, yêu trẻ của giáo viên. Phải biết tôn trọng những ý kiến phát biểu của học sinh rồi xem xét, đánh giá một cách sáng suốt công minh. Mỗi giáo viên cần coi mình như một người bạn, người chị đòng thời là người mẹ của học sinh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục, khích lệ một cách hợp lý cần khuyến khích nhiều hơn trách phạt. Việc đánh giá phải công minh, đúng lúc kịp thời, tránh thiên vị . Khi khuyến khích không chỉ dựa vào kết quả đạt được mà cả động cơ, thái độ, sự cố gắng vượt khó, sự sáng tạo trong công việc, trong việc thực hiện hành vi. Cần đặc biệt khuyến khích những em rụt rè, những em chậm tiến trước lớp. Nhưng cũng cần tránh lạm dụng khuyến khích.
Khi trách phạt cần tránh trừng phạt tập thể hay còn ghi vấn, hay quá “liều”Không được gây cho trẻ sự đau khổ về thể xác và tinh thần. Có như vậy, học sinh mới phấn khởi, tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Học hỏi, tiếp thu ý kiến của các ngành, các cấp và của đồng nghiệp.
Trên đây là một số biện pháp nhỏ mà tôi đã thực hiện và thu được một số kết quả nhất định. Vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi có điều kiện học tập kinh nghiệm cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt hơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012
	Người viết	
Trịnh thị Hồng Nhật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Đặng Vũ Hoạt – PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp
 Giáo dục học Tiểu học I - Đại học Sư phạm năm 2008
2. GS.TS Đặng Vũ Hoạt – PGS. TS Phó Đức Hoà
Giáo dục học Tiểu học II
Đại học sư phạm năm học 2009
3. Bùi Văn Huệ: Giáo trình Tâm lí học Tiểu học
 Đại học Sư phạm - năm 2008
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 	1
1. Lí do chọn đề tài 	1
2. Mục đích của đề tài 	2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài	2
4. Phương pháp nghiên cứu	3
B. NỘI DUNG CHÍNH 	4
I. Cơ sở lí luận 	4
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 	5
1. Thực trạng chung 	5
2. Thực trạng của lớp 3A3 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung 	6
III. Giải pháp	7
1. Những việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm 	7
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp 	10
3. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng 	11
4. Xây dựng đôi bạn cùng tiến 	15
5. Kết hợp các lực lượng giáo dục 	16
6. Sự đoàn kết và ý thức tự giác của học sinh 	17
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 	19
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 	21

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhie.doc