Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu, nền móng đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, giờ ăn bán trú ở trường và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
không nói chuyện khi ăn. Sau khi ăn xong, kiểm tra bàn của mình và xếp bát, thìa gọn gàng. Khi ngủ, các em xếp gọn gàng giầy, dép ở trước cửa lớp, ngủ đúng giờ. Thời gian đầu, các em chưa quen nếp sinh hoạt như vậy. Tôi hướng dẫn lớp trưởng, theo dõi nề nếp của lớp. Sau 1 thời gian ngắn thì các em quen việc. c) Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò: Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn - ban ơn; bề trên - kẻ dưới; giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Thầy thiết kế - trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc - trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện. - Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn. - Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. - Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải đọc lại và làm lại bài. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể học sinh làm lại ngay tại lớp. Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học thường thích khen nhiều hơn, phê bình ít hơn. Tôi khen ngợi những học sinh làm tốt để động viên tinh thần các cháu. Đối với học sinh làm chưa tốt, tôi thường xuyên gọi lên bảng kèm và hướng dẫn thêm. Nhờ thường xuyên lên bảng, sự giúp đỡ kịp thời của giáo viên mà các em trở thành những con người tự tin hơn, hăng hái phát biểu hơn, lớp học sôi nổi hơn. Đặc biệt các em sẽ trung thực, không gian dối. - Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi phân tích chỉ ra cho các con thấy mặt nào đúng, mặt nào sai. Tuy nhiên các con mới là học sinh lớp 2 nên nhận thức chưa nhiều vì vậy đối với việc làm chưa đúng tôi phải nghiêm khắc nhắc nhở trước toàn lớp để những bạn khác không mắc phải. Tôi biết có những em học yếu hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở, kèm thêm cho các em vào giờ Hướng dẫn học trên lớp. - Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. - Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải luôn vui vẻ, niềm nở, khi nhìn giáo viên vui vẻ, học sinh cũng sẽ vui hồn nhiên. Người giáo viên phải dễ gần để học sinh có thể nói chuyện, để các em muốn hỏi điều gì có thể hỏi giáo viên được ngay. Giáo viên biết yêu quý học sinh, ngay cả với những học sinh không phải học tốt nhất lớp. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. - Tôi luôn khuyến khích, động viên các em phải biết giúp đỡ bạn bè như khi bạn ốm phải nghỉ học có thể giảng bài cho bạn, bạn quên bút sẵn sàng cho bạn mượn....Tôi nhắc nhở các em biết nói lời cảm ơn khi ai đó giúp mình, phải biết nói lời xin lỗi khi chúng ta gây ra lỗi với một người nào đó dù bất kể là ai. Nên dù nhỏ tuổi, các con nhận thức rất tốt điều đó, lời “ cảm ơn – xin lỗi” dường như là văn hóa đẹp của lớp tôi. * Xây dựng mối quan hệ bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau: - Tôi thường xuyên đổi chỗ các em, chia nhóm thảo luận trong giờ học để các em có tinh thần đồng đội cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có thể ngồi một bạn giỏi với một bạn kém hơn để các em trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau theo phương hướng “đôi bạn cùng tiến”. - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại. d) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau. Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. * Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Để làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm, thì điều trước tiên là phải làm tốt kế hoạch giảng dạy về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Chẳng hạn như Tiết 2 của Tuần 27, chủ điểm Em là con ngoan trò giỏi: Trường Tiểu học Đặng Trần Côn Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Lớp: 2A4 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Chủ điểm: EM LÀ CON NGOAN TRÒ GIỎI Tuần: 27 Tiết: 2 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh vui chơi thoải mái sau giờ học. - Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt tặng mẹ, tặng cô. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết vui chơi qua 3 hoạt động: Giải ô chữ, tô màu tranh và hát các bài hát theo chủ điểm cha, mẹ, thầy cô và mái trường.. 3. Thái độ: - Yêu thích, tham gia hoạt động tập thể. - Học sinh thêm yêu thương thầy cô, cha mẹ và mái trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: + Giáo án điện tử, tranh hoa, nam châm + Quà tặng học sinh - Học sinh: Màu vẽ; một số bài hát về thầy cô, cha mẹ và mái trường III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC TG Nội dung các hoạt động dạy – học Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2’ I. KHỞI ĐỘNG: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học - Giới thiệu chủ điểm: Em là con ngoan trò giỏi - GV nêu - GV bật nhạc bài hát “Trên con đường đến trường” - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng - GV yêu cầu hs nhắc lại tên đầu bài - Cả lớp lắng nghe - HS hát đồng thanh - 2 học sinh II. NỘI DUNG: gồm 3 hoạt động + Ô chữ kỳ diệu + Những bông hoa nhỏ + Nốt nhạc vui 8’ 1. Hoạt động 1: Trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”. Mục tiêu: HS dựa vào phần trả lời các gợi ý mà GV đưa ra để tìm được các từ hàng ngang. Từ đó đoán được từ hàng dọc “CHĂM HỌC” - GV đưa ra ô chữ, nêu luật chơi và hướng dẫn cho học sinh cách chơi. - Lần lượt từng học sinh chọn ô chữ hàng ngang để tìm đáp án đúng dựa vào câu hỏi do GV đưa ra. - GV giảng nghĩa một số từ khó sau khi xuất hiện. Ví dụ: ngăn nắp, khiêm tốn, cẩn thận, thật thà - Học sinh lắng nghe - GV yêu cầu học sinh tìm ra ô chữ hàng dọc. - Học sinh phát hiện và trả lời. - GV khen thưởng cho học sinh đoán đúng từ ở ô chữ hàng dọc. - GV hỏi: Để thể hiện mình là học sinh chăm chỉ học tập, hàng ngày ở trường và ở nhà các con cần phải làm gì? *GV chốt kiến thức của hoạt động 1 - Nhiều học sinh trả lời. 12’ 2. Hoạt động 2: Những bông hoa nhỏ Mục tiêu: Học sinh biết sử dụng màu vẽ để tô màu tranh hoa tạo nên những bức tranh đẹp tặng mẹ, tặng cô và những người em yêu quý. - GV chia nhóm và nêu yêu cầu tô màu tranh theo nhóm 3. - GV phát cho học sinh các bức tranh hoa. - HS thực hiện và bầu trưởng nhóm. -Trưởng nhóm nhận tranh. - GV yêu cầu học sinh tô màu trong thời gian 5 phút (hết bản nhạc của bài hát “Em yêu trường em”) - Học sinh thực hiện theo nhóm - GV cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Học sinh cử đại diện trưng bày và bình chọn tranh đẹp. - GV hỏi: Các em còn có những việc làm, hành động nào thể hiện mình là con ngoan trò giỏi? - Nhiều học sinh trả lời. *GV chốt kiến thức hoạt động 2 10’ 3. Hoạt động 3: Nốt nhạc vui Mục tiêu: Học sinh mở được các ô chữ và hát các bài hát có từ trong ô chữ đó. Từ đó xuất hiện tên bài hát chính của trò chơi: Em yêu trường em - GV đưa ra các nốt nhạc có chứa các từ trong bài hát. - GV gọi 2 đội lên thi, chọn đội trưởng và nêu luật chơi - Học sinh quan sát - Học sinh cử đại diện lên thi - GV yêu cầu học sinh lựa chọn nốt nhạc để mở, hát các bài hát. - Học sinh thực hiện - HS phát hiện ra các từ trong ô chữ là tên bài hát “Em yêu trường em” - GV bật nhạc, cả lớp hát đồng thanh bài “Em yêu trường em” - Cả lớp hát đồng thanh. - GV bắt nhịp cho học sinh hát bài “Bài ca ngôi trường Đặng Trần Côn” - Cả lớp hát đồng thanh *GV chốt kiến thức của hoạt động 3 1’ III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét chung tiết học. - GV nhắc học sinh biết chăm chỉ học tập và lao động; biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ và thầy cô để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu của Bác Hồ kính yêu. - Học sinh lắng nghe. Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia mỗi tuần 1 buổi vào chiều thứ 6 hàng tuần. - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi soạn bằng chương trình PowerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. - Cuối tuần các em được tham gia sinh hoạt Sao do các anh chị Đội viên phụ trách. Các em được trả lời câu đố vui, được chơi các trò chơi dân gian. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. - Mỗi học kì nhà trường tổ chức cho các em đi tham quan ngoại khóa ở địa điểm khác nhau. Nhờ đó mà các em được bổ sung thêm kiến thức thực tế, được trải nghiệm những trò chơi thú vị, được nhìn, tìm hiểu nhiều loài cây, con vật mà ở thành phố các em không được biết. Ngoài ra, các em xây dựng thêm tinh thần đoàn kết bạn bè. e) Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức Từ đầu năm học, GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua, văn nghệ.... - Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội họa. - Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên cho các em tham gia hoạt động nhà trường. - Khuyến khích, khen thưởng những học sinh nào có tinh thần hăng hái tham gia hoặc đạt những thành tích tốt vào thi đua của lớp. f) Nêu gương và khen thưởng - Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen,thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự gồm có bạn lớp trưởng, 2 bạn lớp phó và 4 bạn tổ trưởng lớp lập bảng chấm điểm thi đua trong tuần. - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập, tích cực tham gia các phong trào khác như sau: + Xếp loại tổ: Tổ nào đạt nhiều điểm thi đua, xếp thứ nhất sẽ được món quà chung cả tổ. + Xếp loại cá nhân: Mỗi tuần tặng 1 cục tẩy (hoặc thước kẻ, bút chì) cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ. + Tặng một phần quà cho học sinh đạt phong trào nhà trường đề ra. - Sau mỗi tuần thi đua bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp về mọi mặt và nhận thưởng. - Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại (nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..) - Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học nhưng có tiến bộ vẫn được khen thưởng. g) Phối hợp với gia đình: - Đầu năm, tôi phát cho mỗi em 01 quyển vở Dặn dò mục đích ghi những yêu cầu của cô giao cho học sinh. Trong ngày bạn nào ngoan, có ý thức tốt sẽ được cô khen và thông báo cho phụ huynh. Nếu bạn nào vi phạm lỗi: nói chuyện, đi học muộn, đi dép lê tôi ghi lại vào vở để phụ huynh nắm được tình hình của con mình để kịp thời nhắc nhở. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Kết quả đạt được như sau: 1.Học sinh: hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức như không có học sinh đi học muộn, kiểm tra nề nếp đột xuất đều đạt điểm tuyệt đối, xếp giầy dép gọn gàng trước khi ngủ bán trú. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra. 2. Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập, phong trào nhà trường: Về học tập: + Khen thưởng toàn diện: 10 HS chiếm 16,9 % (HK1) + Khen thưởng từng mặt: 42 HS chiếm 71,1% (HK1) Về phong trào nhà trường: + Đạt lớp Vở sạch - Chữ đẹp cả học kì I Loại A: 47 em đạt 79,7% Loại B: 12 em đạt 20,3% + Đạt giải Ba văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. + Đạt lớp Tiên tiến trong học kì I - Lớp luôn tham gia nhiệt tình về phong trào thi đua: + Quyên góp, ủng hộ các quỹ nhân đạo: Áo ấm mùa đông: 1.115.000đ Tết “Vì người nghèo”: 1.760.000đ + Phong trào kế hoạch nhỏ: Học kì I thu được 310kg (đứng thứ Nhì khối 2 toàn trường). Có 1 kiện tướng kế hoạch nhỏ: Nguyễn Hải Dũng đạt 38kg) 3. Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi và nắm được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt. Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em vui khi nhận phiếu thưởng, quà tặng; thấy các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được. C- PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải: - Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. - Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy. - Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. - Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. - Sáng tạo và đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục tạo hứng thú mới mẻ cho học sinh và làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niểm vui. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh. - Thực sự coi các em như con của mình để có thể giáo dục các em bằng chính cả tấm lòng, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Là một giáo viên trẻ, tôi luôn cố gắng phấn đấu với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng yêu nghề, mến trẻ. Tôi nỗ lực tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của thế hệ đi trước để ngày một hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé công sức vào sự nghiệp giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm là do tôi tự viết, không sao chép của người khác và bất kì nguồn tài liệu nào. Thanh Xuân, ngày tháng năm 2019 MỤC LỤC
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhie.doc