Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một

Giai đoạn tuổi thơ của con người có nhiều mốc cực kỳ quan trọng: biết đi, biết nói, đi học phổ thông và đi làm. Mỗi cá thể trẻ em đi qua một phần duy nhất của những mốc đó trên một đoạn đường thời gian. Tròn 6 tuổi tạm biệt ông bà, cha mẹ bé đến trường phổ thông với thầy cô giáo, với bạn bè đồng lứa tuổi để tiếp thu nền văn minh nhân loại đã được tinh chế bằng phương pháp nhà trường. Vào lớp 1, trẻ trở thành “học sinh Tiểu học” hoạt động vui chơi không còn là chủ đạo nữa, thay vào đó là hoạt động học tập để lĩnh tri thức hoàn toàn khác trước. Sự chuyển đổi có tính chất bước ngoặt này có tác động rất lớn đến đời sống tâm lý của trẻ. Vì thế người giáo viên phải nắm chắc được điểm này để giúp trẻ “chuyển giai đoạn” một cách tự nhiên, không quá khó khăn.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ở trẻ 6, 7 tuổi khối lượng bộ não đạt tới 90% khối lượng bộ não người lớn. Sự chín muồi về mặt sinh lý cùng sự phát triển của quá trình tâm lý (như cảm giác, tri giác, trí nhớ) tạo điều kiện để các em có thể thực hiện hoạt động mới: hoạt động học tập. Nhưng cũng chính do hoạt động có ý thức này còn mới mẻ nên có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, đôi khi làm giảm hiệu quả học tập. Thêm vào đó, học sinh Tiểu học rất hăng hái và ham thích vận động. Tính hiếu động này kèm theo việc học sinh chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của mình, dẫn đến hiện tượng dễ bị kích động, không kiềm chế được hành vi của mình, vô tổ chức. Nhưng không phải vì thế mà ta cấm trẻ vận động, ngược lại cần làm cho tính hiếu động được biểu hiện dưới những hình thức đúng đắn. Các trò chơi vận động để rèn luyện thân thể, phát triển tư duy được vận động đứng thời điểm là rất thích hợp. Ở lứa tuổi này năng lực vận động của trẻ cũng đạt được những bước phát triển đáng kể. Các em có thể chủ động điều khiển các hoạt động của cơ thể như tay, mắt, đầu, cổ, phối hợp thành nhiều động tác khác nhau.

 

doc 31 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một
sức. Ngay từ khi bắt đầu nhận lớp phải đề ra một số nội quy và yêu cầu học sinh thực hiện. Đối với những cháu chăm ngoan phải tuyên dương khen thưởng trước lớp. Những cháu ý thức chưa tốt cần nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết giúp các cháu nhận ra thiếu sót để khắc phục. Ngoài ra hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp có thể điều hành, nhắc nhở các bạn cùng thực hiện tốt nội quy trường lớp đề ra. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp theo mô hình:
- Lớp trưởng, lớp phó kỷ luật: quản nề nếp chung của cả lớp.
- Lớp phó văn nghệ: chịu trách nhiệm về nếp tập thể dục, hát múa tập thể đầu giờ.
- Các tổ trưởng: theo dõi thi đua của tổ mình, nhắc nhở các thành viên trong tổ thực hiện tốt nội quy.
- Ngoài ra trong mỗi bàn, hai học sinh có nhiệm vụ kiểm tra chéo lẫn nhau thường xuyên để thông báo kịp thời đến tổ trưởng nếu có vướng mắc, Hàng tuần chấm điểm thi đua giữa các tổ, khen thưởng tổ ngoan, có nề nếp tốt nhất lớp khen thưởng cá nhân tiến bộ về các mặt. Đồng thời phát hiện những biểu hiện chưa tốt để uốn nắn kịp thời. Tập dần cho trẻ biết giúp nhau trong học tập, trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu, tự giác học bài, làm bài. Do đó duy trì tốt nề nếp tự quản trong và ngoài lớp.
- Ngay trong giờ ăn ngủ trưa, tôi cũng chú ý rèn nếp sinh hoạt có giờ giấc cho các cháu. Tôi phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cháu, nhắc nhở các cháu phải rửa tay bằng xà phòng. Ăn xong phải uống nước, lau miệng, đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng theo dõi, báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm. Những cháu ăn quá chậm hoặc còn lười ăn rau tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nghiêm khắc phê bình những cháu mất trật tự trong giờ ăn cũng như giờ nghỉ trưa làm ảnh hưởng đến cả lớp. Qua đó nếp ăn ngủ trưa của học sinh được duy trì tốt. Các cháu đều có ý thức rửa tay trước khi ăn, ăn hết suất, ngủ ngon giấc, đều lên cân.
3. Xây dựng các tiết sinh hoạt tập thể thành các giờ vui mà học, học mà vui:
Các tiết sinh hoạt tập thể được tổ chức thông qua:
- Tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần (mỗi tuần có 4 tiết: 1 tiết đọc truyện, 2 tiết sinh hoạt theo chủ đề, 1 tiết sinh hoạt lớp hoặc sao).
- Tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm hàng tháng (mỗi tháng tổ chức 1 lần) song hình thức tổ chức này thường theo mô hình khối.
- Tiết 1 thứ hai đầu tuần, toàn trường học sinh sinh hoạt dưới cờ.
- Các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần là một dạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, còn gọi là loại hình hoạt động tập thể của học sinh, do học sinh và giáo viên tổ chức. Nội dung của các tiết sinh hoạt tập thể này thường là những nội dung nhỏ trong chủ điểm tháng.
Ví dụ:
Tháng
Chủ điểm
Nội dung
Tháng 11
- Kính yêu thầy, cô giáo
- Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng các thầy, các cô.
- Hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Làm báo tường: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể chuyện, ngâm thơ).
- Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
- Giáo dục môi trường.
- Nhận thấy vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các tiết sinh hoạt tập thể rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Nên để tiết sinh hoạt tập thể đạt kết quả tốt không phải là điều đơn giản, qua thời gian giảng dạy lớp 1, cụ thể đã tổ chức nhiều thiết sinh hoạt tập thể, theo tôi người giáo viên cần phải xây dựng được các nội dung sau:
+ Nội dung sinh hoạt.
+ Hình thức tổ chức.
+ Công tác chuẩn bị.
Ba phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để tiết sinh hoạt tập thể đạt kết quả tốt cần phải có nội dung tốt, nội dung tốt phải có hình thức tổ chức phong phú, muốn có được hình thức tổ chức hấp dẫn thu hút học sinh tham gia thì khâu chuẩn bị phải thật tốt.
- Tôi thường xuyên tổ chức cho các cháu chơi các trò chơi vui học, giải ô chữ, hái hoa dân chủ, đố vui có thưởng, đi chợ giúp mẹ, làm cho không khí tiết sinh hoạt sôi nổi, vui vẻ, nhẹ nhàng mà vẫn mang tính giáo dục cao.
- Ngoài ra biết các cháu thích vẽ, say mê làm các đồ chơi đơn giản bằng cách gấp, cắt, dán tôi đã đưa nội dung làm thiệp chúc mừng ngày tết, 20/11, 8/3 tô màu tranh, thi vẽ theo chủ đề.
- Hướng học sinh tham gia tìm hiểu về nhà trường, truyền thống văn hóa dân tộc, ý nghĩa ngày 30/4 hoặc tìm hiểu về một quốc gia.
- Bên cạnh đó, tôi tổ chức cho các cháu chơi các trò chơi dân gian mà các cháu yêu thích, vừa góp phần giáo dục các cháu vừa giúp các cháu thư giãn, thoải mái.
- Các tiết mục văn nghệ trong tiết sinh hoạt tập thể đều do các cháu tự biên, tự diễn rất hay. Tôi động viên tất cả học sinh trong lớp đều nhiệt tình tham gia một cách tự nhiên, vui vẻ, nhẹ nhàng.
Ví dụ 1: Tháng 9 với chủ đề “Truyền thống nhà trường” lồng ghép 6 tiết dạy giáo dục nội dung “An toàn giao thông”.
Như chúng ta đã biết giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là nội dung mới được đưa vào trường tiểu học với mục đích giúp học sinh có hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn và bảo vệ an toàn cho các em. Nội dung này được giáo dục trong thời gian tháng thứ nhất và tháng thứ hai và lồng ghép dạy trong các tiết học suốt năm học. Khi tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tôi thấy vấn đề nào cũng quan trọng, cũng cần phải cung cấp cho học sinh. Song chọn nội dung hình thức nào cho phù hợp lại là vấn đề rất khó.
- Hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, sinh động trong từng nội dung như: quan sát tranh ảnh, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, trò chơi.
Ví dụ 2: Giáo dục nội dung: “Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc” với nội dung này tiến hành tổ chức sinh hoạt trong suốt tháng 1 và tháng 2, mỗi tuần có 2 tiết, mỗi tiết có nội dung sinh hoạt khác nhau. Ví dụ ở tiết sinh hoạt tập thể thứ 2 tuần 22 tôi tiến hành như sau:
Mục tiêu:
- Giáo dục lòng biết ơn Đảng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Làm phong phú thêm vốn tri thức cho học sinh trong các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội.
- Học sinh được phát huy tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin, khả năng Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Học sinh được vui chơi, giải trí và hoạt động theo hứng thú, sở thích của bản thân.
Nội dung chương trình gồm:
Bước 1: ổn định tổ chức: Cả lớp hát tập thể
Bước 2: Giới thiệu chủ điểm và nội dung sinh hoạt
- GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu.
- 1 HS dẫn chương trình nêu nội dung tiết sinh hoạt
Gồm 3 hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ điểm: ”Mừng Đảng – Mừng Xuân”
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa ngày thành lập Đảng, ý nghĩa lá cờ Đảng. HS biết được một số nét đặc trưng mùa xuân.
- GV đưa 5 câu hỏi trắc nghiệm về mùa xuân, về Đảng. Mỗi câu hỏi có thời gian 5 giây suy nghĩ.
Câu 1: Trong một năm, mùa xuân bắt đầu từ tháng nào đến tháng nào?
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 3 đến tháng 6
Từ tháng 6 đến tháng 9
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
	.......là Tết trồng cây
	Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
	A. Mùa hè	B. Mùa xuân	C. Mùa thu
Câu 3: Ngày 3 tháng 2 là ngày gì?
Ngày phụ nữ Việt Nam 
Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 4: Đâu là hình ảnh lá cờ Tổ Quốc Việt Nam.
	 A	 B	 C
Câu 5: Giai điệu sau là của bài hát nào? GV cho học sinh nghe nhạc.
Em là mầm non của Đảng
Mùa xuân ơi
Quê hương tươi đẹp
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngày Tết qua trò chơi: ”Ô chữ bí mật”. GV chia lớp thành 3 đội và phổ biến luật chơi.
	+ Đội hoa đào
	+ Đội hoa mai
	+ Đội hoa hồng
	GV phổ biến luật chơi.
	Có 7 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc là từ khóa. Mỗi đội chọn ngẫu nhiên các ô chữ hàng ngang để trả lời câu hỏi.
	Trong thời gian 10 giây suy nghĩ và đọc đáp án.
	Trả lời đúng ô hàng ngang sẽ được 1 bông hoa. Nếu trả lời đúng từ khóa được 2 bông hoa. Kết thúc trò chơi, đội dành được nhiều hoa là đội chiến thắng.
	GV tổ chức cho HS chơi.
	Câu 1: Đây là bánh gì có trong ngày Tết?
Câu 2: Loài hoa nào đặc trưng trong ngày Tết ở Miền Bắc?
Câu 3: Đây là hoạt động gì?
	Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:
	Thịt mỡ, dưa hành........................
	Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Câu 5: Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới là gì?
Câu 6: Một loại thức ăn ngọt không thể thiếu trong ngày Tết?
Câu 7: Cho HS xem video? Đây là việc mà người lớn thường làm dành cho các em nhỏ sau khi chúc Tết xong.
Hoạt động 3: Vui văn nghệ theo chủ đề:
1. Hát múa tập thể: Em là mầm non của Đảng.
2. Tốp ca nam nữ: Quê hương tười đẹp.
Tốp ca nam nữ hát múa: Xúc xắc xúc xẻ.
Cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét tiết sinh hoạt tập thể và dặn dò.
- Kết quả: Sau tiết SHTT hoặc sinh hiểu về truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiểu được nhờ có Đảng mà chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Ví dụ 3: Giáo dục nội dung “Yêu quý mẹ và cô giáo”, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng ngày 8/3, tổ chức kỷ niệm ngày 8/3.
- Mục tiêu:
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn đối với mẹ và cô giáo.
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, khả năng Âm nhạc.
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh, có ý thức làm các việc nhà phù hợp với khả năng.
Học sinh được vui chơi, giải trí, biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè.
Nội dung chương trình gồm:
Hoạt động 1: Ai nhanh, ai đúng:
- GV đưa ra 5 câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm:
Câu 1:
Bức tranh này gợi cho con nghĩ đến bài tập đọc nào đã học?
	a) Cái Bống	b) Bàn tay mẹ	c) Cái nhãn vở
Câu 2: Con hãy điền tiếp những từ còn thiếu trong khổ thơ sau:
	Mặt trời mọc rồi lặn
	Trên đôi chân lon ton
	Hai chân trời của con
	Là..
	a) bà và mẹ	b) mẹ và cô giáo	c) bố và mẹ
Câu 3: Ngày 8/3 là ngày
 a) Phụ nữ Việt Nam	b) Quốc tế phụ nữ	c) Nhà giáo Việt Nam
Câu 4: Đưa một đoạn nhạc và hỏi đây là giai điệu của bài hát nào?
 a) Chỉ có một trên đời b) Bông hồng tặng cô	c) Bàn tay mẹ
Câu 5: Từ nào còn thiếu trong câu tục ngữ.
	Khôngđố mày làm nên
	a) chăm	b) thầy 	c) ai
Hoạt động 2: Tìm kiếm tài năng nhí.
Hoạt động 3: Khéo tay hay làm.
Học sinh dán hoa tặng mẹ và cô giáo.
Kết quả: Sau tiết SHTT học sinh có thái độ kính trọng, biết ơn mẹ và cô. Học sinh được vui chơi giải trí giúp tiếp thu tốt bài ở các tiết học. Học sinh chăm học, có ý thức kỷ luật, biết giữ vệ sinh lớp học. Nhiều học sinh biết làm việc nhà. Học sinh mạnh dạn thân thiện, đoàn kết, tự tin hơn trong giao tiếp. Tăng vốn hiểu biết cho các em.
- Ví dụ 4: Chủ điểm: Tự hào truyền thống cha anh.
1. Mục tiêu: HS hiểu:
- Nhiệm vụ của các chú bộ đội hải quân, bộ đội không quân, bộ đội bộ binh.
- Ý nghĩa của lá cờ Tổ Quốc.
- Học sinh tự tin biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Giáo dục tình cảm, lòng biết ơn các chú bộ đội.
2. Nội dung chương trình:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chú bộ đội qua trò chơi: Hái hoa dân chủ.
Câu hỏi ở bức tranh 1: 	Biển xanh bao la
	Xa ngoài hải đảo
	Thấp thoáng màu áo
	Cháu nào mến yêu
Đó là chú bộ đội nào?
Câu hỏi ở bức tranh 2:
- Đây là ai?
- Chú bộ đội không quân làm nhiệm vụ gì”?
Câu hỏi bài tập 3: Đây là chương trình rất hay trên VTV3 vào tối thứ sáu dành riêng cho các chú bộ đội. Đó là chương trình gì?
Hoạt động 2: Vui văn nghệ: Tìm kiếm tài năng nhí.
- Giáo viên bật 1 câu hát. Đây là bài hát nào?
- Đội lên trình bày.
- Con hãy điền từ còn thiếu vào câu hát sau:
Cháu..chú bộ đội nơi rừng sâu biên giới.
- Đội ..lên trình bày.
- Nghe 1 đoạn nhạc – đoán tên bài hát và trình bày bài hát đó.
- Độilên trình bày.
Hoạt động 3: Tô màu lá cờ.
- Giáo viên giảng ý nghĩa của lá cờ.
- Học sinh tô màu lá cờ.
- Học sinh xem vi deo lễ chào cờ ở lăng Bác.
4. Đặc điểm tâm lý của học sinh: 
Trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn cố gắng nắm bắt được tính cách, đặc điểm tâm lý của từng học sinh để từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp. Học sinh ở Tiểu học luôn lấy cô làm thần tượng của mình. Các cháu luôn bắt chước cô giáo nên trong sinh hoạt hàng ngày người giáo viên phải hết sức mẫu mực từ cách ăn mặc, nói năng đến nếp làm việc khoa học. Tạo niềm tin cho các em, học sinh sẽ học và làm theo lời dạy bảo của cô. Từ đó giúp các em khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm để cùng góp sức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có nếp tự quản tốt.
5. Trao đổi thông tin với phụ huynh:
Quan hệ đúng mực với phụ huynh, tôi luôn có thông tin đầy đủ kịp thời tới từng phụ huynh bằng nhiều hình thức như trao đổi qua sổ liên lạc, qua điện thoại, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua các buổi họp phụ huynh để giúp phụ huynh nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như rèn luyện đạo đức của con em. Ngoài ra tôi yêu cầu phụ huynh có thông tin ngược lại để có sự kết hợp, thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
KẾT QUẢ HAI MẶT GIÁO DỤC CỦA LỚP TRONG HỌC KỲ I
Tổng số HS
55
Kiến thức – kĩ năng
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
GK1
15
40
0
20
35
0
40
15
0
CK1
17
38
0
25
30
0
47
8
0
KẾT QUẢ HAI MẶT GIÁO DỤC CỦA LỚP GIỮA HỌC KỲ II
Tổng số HS
55
Kiến thức – kĩ năng
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
GK2
18
37
0
30
25
0
53
2
0
Tháng 4
24
31
0
35
20
0
55
0
0
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN :
- Giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, yêu thương và tôn trọng học sinh, tạo thói quen tốt cho học sinh.
- Duy trì tốt nề nếp, thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
- Từng bước xây dựng một tập thể lớp biết tự quản, giáo dục được các cá nhân học sinh có tính tự giác, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Các tiết sinh hoạt tập thể luôn thu hút được học sinh, tạo không khí vui vẻ, hào hứng. Bên cạnh đó học sinh còn được củng cố, bổ sung kiến thức về mọi mặt, nâng cao giáo dục về truyền thống của nhà trường, kính yêu thầy cô, uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, giữ gìn truyền thống văn hóa, hòa bình hữu nghị. Từ đó học sinh thêm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, đoàn kết với những người xung quanh, biết bảo vệ môi trường.
- Học sinh phát huy được tính tích cực, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và các khả năng như; Âm nhạc, Mỹ thuật, thể dục khéo léo gấp, cắt, dán giấy. Ngoài ra học sinh còn phát huy được khả năng tổ chức, khả năng tự lập, kỹ năng sống.
- Học sinh biết được quyền và bổn phận của mình. Yêu lao động, hưởng ứng nhiệt tình các phong trào của Đội đề ra. Biết lao động tự phục vụ bản thân, biết làm giúp cha mẹ việc nhà. Biết kính trên nhường dưới. Biết kính trọng, yêu quý ông bà và cha mẹ.
- Học sinh sẽ tự thấy gắn bó, đoàn kết và thân thiện hơn với các bạn bè trong trường, trong lớp. Tạo cho học sinh mỗi ngày đến trường một ngày vui.
II. KHUYẾN NGHỊ
Việc đào tạo, giáo dục một con người quả là một vấn đề phức tạp nhất là ở bậc Tiểu học, nó đã và đang là điều trăn trở của không những bản thân tôi mà của nhiều giáo viên chủ nhiệm hiện nay. Giáo dục học sinh tốt rõ ràng đòi hỏi người giáo viên không chỉ đơn thuần về giảng dạy, tổ chức lớp học có nề nếp mà còn phải xây dựng được tình nghĩa gắn bó, sự yêu thương giữa thầy và trò. Muốn dạy học sinh người giáo viên trước hết phải hiểu tâm lý học sinh, luôn theo sát các em, yêu thương các em như chính con em mình, tôn trọng các em. Ngoài ra người giáo viên Tiểu học còn phải là người giỏi về tâm lý, từ đó mới khám phá ra tâm hồn các em để giáo dục cho tốt.
Người giáo viên không được nản chí trước những khó khăn, không chỉ trích chê trách học sinh khi các em chưa có tiến bộ mà phải bằng mọi cách tạo điều kiện tốt nhất để các em chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, biết vâng lời. Đó chính là nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm. Có hoàn thành trách nhiệm đó người giáo viên mới tìm thấy niềm vui trong công việc giáo dục, lòng yêu và say mê nghề.
Người giáo viên còn phải huấn luyện kỹ năng điều hành cho cán bộ lớp, phối hợp ban giám hiệu, với giáo viên bộ môn, ban phụ trách thiếu nhi, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác ngoài xã hội.
 Với đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học” đều hướng tới một mục đích là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài về trí tuệ và đạo đức, lối sống của học sinh. Sự thành công của người giáo viên chủ nhiệm chính là sự hiểu biết, yêu mến, kính trọng của học sinh, sự tin tưởng của phụ huynh.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về công tác chủ nhiệm mà tôi đã thực hiện trong năm học 2016-2017. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và đánh giá của các cấp lãnh đạo để việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm của tôi đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác.
Sau đây tôi xin minh họa tiết thi chủ nhiệm giỏi cấp Quận 
Năm học 2016 - 2017
KÕ ho¹ch bµi d¹y
M«n: ho¹t ®éng ngo¹i khãa
chñ ®iÓm: yªu quý mÑ vµ c« gi¸o
I. môc tiªu: 
1. KiÕn thøc:
- Cung cÊp kiÕn thøc cho HS theo chñ ®iÓm: Yªu quý mÑ vµ c« gi¸o.
- Gióp HS cñng cè mét sè kiÕn thøc vÒ bµi tËp ®äc, bµi h¸t ®· häc theo chñ ®iÓm "Yªu quý mÑ vµ c« gi¸o"
- HiÓu ý nghÜa cña ngµy 8/3.
- ThÊy ®­îc t×nh yªu th­¬ng cña mÑ vµ c« dµnh cho c¸c con.
2. KÜ n¨ng:
- Ph¸t triÓn n¨ng lùc, t­ duy s¸ng t¹o, ®­îc thÓ hiÖn qua c¸c kÜ n¨ng giao tiÕp, øng xö, tù tin, l¾ng nghe.
- HS tù tin biÓu diÔn c¸c tiÕt môc v¨n nghÖ.
- RÌn sù khÐo lÐo cña ®«i tay, kÜ n¨ng th¶o luËn nhãm, tr¶ lêi c©u hái, kÜ n¨ng nãi vµ tr×nh bµy tr­íc líp.
3. Th¸i ®é:
- Yªu thÝch ho¹t ®éng tËp thÓ.
- Båi d­ìng t×nh yªu vµ lßng biÕt ¬n víi mÑ vµ c« gi¸o.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Gi¸o viªn: Gi¸o ¸n ®iÖn tö, m¸y tÝnh, m¸y chiÕu, loa,
- Häc sinh: Trang phôc biÓu diÔn, 
III. ho¹t ®éng d¹y vµ häc chñ yÕu:
Thêi gian
Néi dung c¸c ho¹t ®éng d¹y häc
H×nh thøc, ph­¬ng ph¸p tæ chøc c¸c
 ho¹t ®éng d¹y häc
Ph­¬ng tiÖn sö dông
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
2'
A. æn ®Þnh tæ chøc:
- Giíi thiÖu ®¹i biÓu
- Cho c¶ líp h¸t theo nh¹c.
- Bµi h¸t nµy nãi vÒ ai?
- GV chèt.
- C¶ líp h¸t bµi "C« vµ mÑ.
- Nãi vÒ mÑ vµ c«.
B. Giíi thiÖu chñ ®iÓm vµ néi dung sinh ho¹t:
- GV ghi b¶ng.
- GV giíi thiÖu néi dung tiÕt sinh ho¹t.
- HS l¾ng nghe.
- Ho¹t ®éng 1: Ai nhanh ai ®óng.
- Ho¹t ®éng 2: T×m kiÕm tµi n¨ng nhÝ.
- Ho¹t ®éng 3: KhÐo tay hay lµm.
C. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Ho¹t ®éng 1: 
Ai nhanh ai ®óng:
- GV phæ biÕn trß ch¬i, luËt ch¬i.
* Môc tiªu: HS hiÓu ý nghÜa ngµy 8/3. HS biÕt ®­îc c« vµ mÑ lµ ng­êi gÇn gòi, th©n yªu nhÊt.
- GV ®­a ra 5 c©u hái d­íi d¹ng tr¾c nghiÖm.
- HS gi¬ thÎ.
C©u 1:
 Bøa tranh nµy gîi cho con nghÜ ®Õn bµi tËp ®äc nµo ®· häc?
- HS nghe vµ tr¶ lêi
- GV ®­a ra ®¸p ¸n.
- HS gi¬ thÎ.
- Trong bµi b¹n Bèng ®· lµm g× gióp mÑ?
- HS tr¶ lêi
- Con th­êng gióp ®ì mÑ nh÷ng viÖc g× khi ë nhµ?
- HS tr¶ lêi.
* Chèt:
- ChuyÓn:
C©u 2: 
- Con h·y ®iÒn tiÕp nh÷ng tõ cßn thiÕu trong khæ th¬ sau:
 MÆt trêi mäc råi lÆn
 Trªn ®«i ch©n lon ton
 Hai ch©n trêi cña con
 Lµ.............................
- HS nghe
- GV ®­a ra ®¸p ¸n.
- HS gi¬ thÎ.
* Chèt:
- ChuyÓn:
C©u 3:
- Ngµy 8/3 lµ.........
- HS tr¶ lêi
- GV ®­a ®¸p ¸n.
- HS gi¬ thÎ
- Chèt:
- §Ó chµo mõng ngµy 8/3 c¸c con ®· lµm g×?
- HS tr¶ lêi
* Chèt, chuyÓn:
C©u 4:
- §©y lµ giai ®iÖu cña bµi h¸t nµo?
- GV ®­a ®¸p ¸n.
- HS gi¬ thÎ.
- Chèt:
C©u 5:
- Tõ nµo cßn thiÕu trong c©u tôc ng÷ sau:
Kh«ng .......®è mµy lµm nªn
- GV ®­a ®¸p ¸n.
- HS gi¬ thÎ
Bøc tranh bÝ Èn
- Bµi tËp nµy nãi ®Õn ai?
- HS tr¶ lêi.
- Chèt:
2. Ho¹t ®éng 2: 
T×m kiÕm tµi n¨ng nhÝ
- Mêi 2MC lªn dÉn ch­¬ng tr×nh.
- 2HS
* Môc tiªu: Tù tin biÓu diÔn c¸c tiÕt môc v¨n nghÖ ®Ó thÓ hiÖn t×nh c¶m yªu quý mÑ vµ c« gi¸o.
- GV quan s¸t vµ hç trî HS biÓu diÔn.
- GV nhËn xÐt tuyªn d­¬ng.
* Chèt.
- HS thùc hiÖn.
3. Ho¹t ®éng 3:
KhÐo tay hai lµm
* Môc tiªu: 
- HS biÕt yªu c¸i ®Ñp.
- RÌn sù khÐo lÐo cña ®«i tay.
- RÌn kÜ n¨ng tÆng quµ.
- Chia HS thµnh 6 nhãm.
- GV d¸n 6 bµi nhËn xÐt, tuyªn d­¬ng c¸c nhãm cã s¶n phÈm ®Ñp.
- Mêi 2 nhãm lªn tÆng hoa cho c«.
- HS thùc hiÖn.
- 2 nhãm.
- Khi tÆng quµ cho ng­êi kh¸c con cÇn chó ý ®iÒu g×?
- HS tr¶ lêi.
D. Cñng cè:
- GV nhËn xÐt tiÕt häc, chèt:
E. dÆn dß:
- Häc sinh n¾m v÷ng néi dung bµi häc.
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhie.doc
  • pdfchu_nhiem_1_hoathnguyentrai_251201810.pdf