Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về việc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều tiện ích, sự thoải mái

nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Bất

cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được

coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại

khôn lường đối với trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để

xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Theo thời gian, những kỹ năng ấy

ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ .

Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn

hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.

Vậy, kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì ? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những

hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để

hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ

biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới

trong phạm vi an toàn. Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ

dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá

nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

pdf 10 trang vuthom 08/10/2022 9163
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về việc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về việc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về việc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân
y, thì sự an toàn của các con sẽ bị xâm hại, các con cần tập 
thói quen ứng phó linh hoạt trước những tình huống bất ngờ , bình tĩnh nhớ ra 
những kiến thức đã được học để tự bảo vệ mình một cách tốt nhất. Kỹ năng tự 
bảo vệ giúp các con nhận thức được những nguy hiểm ở xung quanh mình, cách 
để phòng chống và thoát khỏi nguy hiểm đó như thế nào là một việc vô cùng 
quan trọng đối với lứa tuổi các con. Có nhiều bậc cha mẹ, hoặc vì bản thân 
thiếu kiến thức, không có điều kiện cập nhật những thông tin liên quan đến vấn 
đề của con mình mà không có những phương pháp dạy con tránh những nguy 
hiểm, hoặc có biết nhưng do chủ quan, nghĩ rằng những việc ấy xảy ra với người 
khác chứ không thể xảy ra với con mình mà quên đi việc dạy con cách tự bảo vệ 
3/10 
bản thân Chính vì vậy vai trò của giáo viên là ngoài việc cung cấp kiến thức 
trên lớp cho các con, thì việc dạy các con những kỹ năng tự bảo vệ mình là một 
việc không thể không làm, ngoài ra giáo viên phải luôn kết hợp với cha mẹ học 
sinh để bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho con trẻ. Trẻ em có quyền được bảo vệ 
dưới mọi hình thức. Nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho các con là việc 
làm vô cùng quan trọng đối với các giáo viên mầm non. 
2. Thực trạng vấn đề 
- Trường mầm non tôi đang công tác là một trường mầm non thuộc Quận 
Long Biên, trường nằm trên địa bàn Phường Sài Đồng là nơi đô thị hóa nhanh, 
tập trung nhiều các khu công nghiệp lớn, các đầu mối giao thông của Thủ đô, 
trình độ dân trí cao, công nghệ thông tin hiện đại 
- Lớp tôi phụ trách là lớp mẫu giáo lớn A1 với sĩ số 44 học sinh. 
Để thực hiện đề tài: " Một số kinh nghiệm về việc dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 
kỹ năng tự bảo vệ bản thân" ở trường mầm non đang công tác tôi đã gặp những 
thuận lợi và khó khăn sau: 
 2.1. Thuận lợi: 
- Trường có cơ sở vật chất đầy đủ, phong phú, hiện đạị. 
- Ban giám hiệu: luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian tự 
học, nâng cao chuyên môn, kĩ năng sư phạm. 
- Nhà trường đã tổ chức một số tiết học dạy kỹ năng cho trẻ , để kiến tập 
trong nhà trường . 
- Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một phần trong mục tiêu giáo 
dục nâng cao của nhà trường và đã được xây dựng vào kế hoạch năm học 
- Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. 
Thường xuyên học hỏi các bạn đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và 
tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời 
có kế hoạch sắp xếp hoạt động dạy kĩ năng( trong đó có kĩ năng tự bảo vệ bản 
thân) theo từng tháng, từng sự kiện cụ thể, theo sự hứng thú của trẻ. 
- Được sự ủng hộ và giúp đỡ phối hợp của một số phụ huynh trong việc 
trao đổi, cung cấp thông tin tình huốngdạy tre kĩ năng tự bảo vệ bản thân 
2.2 Khó khăn 
* Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ . 
 * Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 
trong chương trình còn ít và chưa cụ thể 
* Đối với học sinh:Trẻ mẫu lứa tuổi này thường hiếu động. Do đặc điểm 
sinh lý lứa tuổi ghi nhớ có chủ định còn yếu trẻ dễ bị phân tán sự tập trung. Kinh 
4/10 
nghiệm và sự nhận biết về thế giới xung quanh của trẻ rất khác nhau, không 
đồng đều. 
* Đối với giáo viên: Các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tổ 
chức dựa trên kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp là chính, nội dung còn 
sơ sài, biện pháp và thủ thuật tổ chức hoạt động còn hạn chế.... 
Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát trẻ khi chưa thực hiện biện pháp 
(Tổng số trẻ là 44) 
 44 trẻ 
Đạt Chưa đat 
1.Kiến thức 25(56,8%) 19 (43,2%) 
2.Sự tự tin, mạnh dạn,nhanh nhạy 18(40,9%) 26(59,1%) 
3.Kỹ năng hợp tác 17(38,6 %) 27(61,4%) 
4.Kỹ năng giữ an toàn cá nhân 20(45,5%) 24(54,5 %) 
Với những thực trạng này tôi luôn mong muốn tìm ra được một sô biện 
pháp về dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân đạt hiệu quả 
nhất. Và dựa vào những kiến thức chuyên môn mà tôi đã học hỏi tôi đã xây 
dựng và tìm ra một số biện pháp sau : 
3. Các biện pháp đã tiến hành: 
3.1.Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy kĩ năng tự bảo 
vệ bản thân cho trẻ. 
 Để có được những buổi hoạt động dạy trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân đạt 
kết quả cao, đem lại cho trẻ nhiều hứng thú thì việc xây dựng kế hoạch phù hợp là 
điều rất cần thiết và quan trọng. Muốn xây dựng được những kế hoạch hoạt động 
này phù hợp với lứa tuổi trẻ, mỗi giáo viên chúng ta cần nắm bắt được phương 
pháp chuyên ngành, hiểu được phương pháp chuyên ngành . 
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động căn cứ vào hướng dẫn của 
phòng giáo dục, ban giám hiệu và tổ chuyên môn. 
Ngoài ra việc tôi căn cứ vào độ tuổi, trình độ trẻ của lớp mình, căn cứ vào 
điều kiện thực tế của lớp, của trường để xây dựng kế hoạch dạy trẻ kĩ năng tự 
bảo vệ bản thân hoàn chỉnh, sáng tạo đảm bảo các yêu cầu về nội dung, về thời 
gian, không gian, đúng sự kiện, kế hoạch tháng. 
5/10 
3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn các nội dung kỹ năng tự bảo vệ bản thân và hình 
thức tổ chức để dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 
Việc xác định được các kỹ năng tự bảo vệ cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ 
giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình 
phụ trách. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng tự 
bảo vệ quan trọng nhất trẻ cần được giáo dục chính là những kỹ năng như : Kỹ 
năng tự xử lý vết thương nhẹ (xử lý khi bị bệnh) , kỹ năng ứng xử khi bị lạc , kỹ 
năng tránh bị xâm hại cơ thể , kỹ năng ứng xử khi người lạ cho quà , kỹ năng an 
toàn khi ở nhà một mình, khi có cháy; nhìn thấy người khác bị điện giật, bị đuối 
nước; khi nhà có trộm. Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ luôn vững vàng 
trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống 
nguy hiểm một cách tích cực và phù hợp hơn. Ngược lại, nếu trẻ không có kỹ 
năng tự bảo vệ sẽ thụ động, có những thái độ, hành vi tiêu cực; sẽ chậm trễ trong 
việc đưa ra quyết định . 
Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có 
thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau thường là: 
+ Giờ học: thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thể 
chất, thẩm mĩ giáo viên tập cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. 
+ Hoạt động vui chơi: thông qua các trò chơi như trò chơi đóng vai, trò 
chơi học tập, khám phá, thí nghiệm, trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch trẻ 
được phát triển kỹ năng tự bảo vệ thực hiện công việc, ứng phó với những thay 
đổi và những tình huống nguy hiểm. 
+ Các buổi tham quan, dã ngoại. 
+ Trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp. 
+ Trình diễn tiểu phẩm. 
Như vậy, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ có thể tiến hành dưới nhiều 
hình thức phong phú . Trong quá trình giáo dục đó, giáo viên và phụ huynh đóng 
vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình từ đó phát triển 
những ứng xử tích cực. 
3.3. Biện pháp 3 : Phương pháp , cách tiến hành: dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản 
thân : 
* Xây dựng các tình huống thực tế giúp trẻ trải nghiệm và học hỏi các kỹ 
năng tự bảo vệ bản thân : 
Việc giáo dục kỹ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế 
sinh động mà chỉ có thể thông qua những tình huống giả định. Tận dụng những 
tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; hoặc tạo tình huống hấp dẫn 
mang tính có vấn đề, gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức 
6/10 
để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ có vai trò hết sức quan trọng trong 
quá trình giáo dục kỹ năng cho trẻ. Thông qua các tình huống,trẻ đưa ra các 
phương án để giải quyết dựa trên kinh nghệm và kiến thức của mình . Trên cơ sở 
đó giáo viên có thể hướng dẫn trẻ các kỹ năng , cách xử lý trong những tình 
huống cụ thể . Từ đó , giáo dục hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 
 và cách xử lý trong từng tình huống giúp trẻ có biểu tượng về các hành vi và 
chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ biết lựa chọn 
những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình, trẻ sẽ không 
bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải. 
Tình huống 1 : Tự xử lý một số vết thương nhẹ . 
Tôi giúp các con hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; 
đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn . Tôi tổ chức cho trẻ đóng hoạt 
cảnh và hướng dẫn trẻ một số kỹ năng xử lý vết thương như : đứt tay (dùng ngón 
tay ấn chặt chỗ vết thương , rửa sạch vết thương , dán ego), vết ngã bị trầy xước 
(rửa sạch bằng nước , dùng thuốc sát trùng và băng vết thương bằng băng gạc), 
khi chảng may bị bỏng do nước sôi thì phải ngâm ngay chỗ bị bỏng vào nước 
mát , ....Hướng dẫn trẻ cách xử lý vết thương cho bạn. Còn với vết thương nặng 
hơn thì cần nhờ sự giúp đỡ của người lớn không nên tự xử lý như : gãy tay , chật 
khớp , bỏng rộng ... .Kết quả : Trẻ tự tin , bình tĩnh , không sợ hãi khi bị 
thương; có kỹ năng xử lý vết thương , tự chăm sóc cho bản thân. (Ảnh 1,2) 
Tình huống 2: Không đi theo hay nhận quà từ người lạ 
Trước tiên cô cần trò chuyện với trẻ thế nào là người lạ và người quen. Sau 
đó, cô tổ chức cho trẻ đóng kịch, diễn rối theo nhóm. Cô có thể là người dẫn 
chuyện và đưa các tình huống xảy ra để trẻ tự suy nghĩ và giải quyết . Để đề 
phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị 
trúng mưu kẻ xấu phải từ chối khéo léo rằng "Ba mẹ cháu không cho phép 
nhận". Sau đó hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ để tránh bị người 
kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn hay bắt lên 
xe, phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu. Khi có ai nhận là bạn của 
bố mẹ đến trường đón bé: Để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người 
quen, cần dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba 
mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và con. Trong trường hợp nhận ra họ là hàng 
xóm hay người quen, con báo cho cô giáo để cô giáo gọi điện cho ba mẹ 
(Ảnh 3) 
Tình huống 3 : Cảnh báo nạn bắt cóc , xâm hại trẻ em tuổi mầm non 
Trước tiên tôi giúp trẻ hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể , 
nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao. Sau đó dạy trẻ về giới tính và 
7/10 
các vùng nhạy cảm, không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm và không 
chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, dạy trẻ quy tắc bàn tay thông qua 
các hình ảnh, video, phiếu bài tập.Tạo các tình huống: có người lạ đến chạm 
vào người hoặc bế con thì con sẽ làm gì ? Xem video, hướng dẫn trẻ một số cách 
thoát thân như : hô to kêu cứu , giật tay nhanh và chạy , ... lần lượt trẻ lên thực 
hành cách thoát thân khi bị kẻ xấu bắt cóc, xâm hại (Ảnh 4) 
Tình huống 4 : Trẻ bị lạc 
Tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ để nhận ra những nơi trẻ có thể dễ bị lạc: đi 
mua sắm, các trung tâm thương mại, khu vui chơi. 
Tôi dạy các con không nói chuyện với người lạ, nhưng trong trường 
hợp này các con cần tìm đến những người mặc đồng phục, đeo bảng tên, các 
con cũng có thể tìm công an, bảo vệ của trung tâm hay bà mẹ có con nhỏ để nhờ 
giúp. Trẻ về thành các nhóm đóng vai lần lượt; Vai trẻ bị lạc, vai nhân viên 
siêu thị, công an, bà mẹ có con nhỏ để các con thực hành tốt vai trò của mình. 
Đặc biệt tôi luôn xác định rằng các con phải biết những gì trong các tình 
huống có thể gặp phải ở trên, lúc nào cần làm gì, như thế nào, các con được thực 
hành liên tục. Nhắc nhở các con phải nhớ được những thông tin về địa chỉ nhà, 
số điện thoại của bố mẹ, tên tuổicủa bản thân nơi mà những người trong gia 
đình có thể gặp nhau. Tôi thường khuyến khích các con nhớ những thông tin này 
bằng cách thưởng cho trẻ nếu trẻ nhắc lại được một cách chính xác. Hướng dẫn 
các con cách gọi đến tất cả các loại điện thoại(di động, cố định, các số khẩn cấp 
như 113, 114, 115), gọi cho bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh 5) 
Tình huống 5 : An toàn khi ở nhà một mình (xử lý khi có cháy, có trộm) 
Cần dặn dò trẻ phải tuân thủ nguyên tắc: Không được mở cửa sổ và cửa ra 
vào. Không mở cửa cho bất cứ ai, trừ những người thân trong gia đình. Không 
tự động vào bếp đun nấu, không đụng đến bếp ga, bếp điện, lò nướng, lò vi 
sóng. Xem video, trò chuyện thoát nạn khi có cháy và thực hành giả định. Gọi 
cho cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp, hay mở cửa sổ tìm sự giúp đỡ khi xảy ra bất 
kỳ sự việc hay sự cố nào. Dạy trẻ cách sử dụng những đồ vật cần dùng khi khẩn 
cấp: Đèn pin, bông băng cầm máu để những đồ này ở nơi dễ lấy, phòng khi có 
việc khẩn cấp như mất điện, bé đứt tay, chảy máu (Ảnh 6) 
* Tạo cơ hội để trẻ được tương tác, được trải nghiệm: 
Tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, với 
bạn ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động: giờ học, hoạt động vui chơi, tham 
quan, dã ngoại ngoài trờicũng có thể được thực hiện bằng cách cho trẻ trực 
tiếp quan sát trong thực tế, có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một 
cách bền vững. Trong khi tương tác trẻ được thể hiện các ý tưởng của mình, 
8/10 
được trải nghiệm, được đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân, xem xét về những 
kinh nghiệm mà mình đã có trước đây. Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải 
nghiệm những tình huống thực tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng thời nhiều 
kinh nghiệm quý báu được hình thành, kể cả khi trẻ chưa thực hiện đúng trong 
quá trình thao tác. Việc đánh giá được thực hiện trong quá trình tổ chức bằng 
cách giáo viên cần đưa ra các yêu cầu cụ thể về vai chơi và yêu cầu của việc 
thực hiện kỹ năng tự bảo vệ, giáo viên quan sát phát hiện ra những sai lệch đưa 
ra những gợi ý để trẻ thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở này làm điểm tựa giúp trẻ 
dễ so sánh, đánh giá và tự đánh giá từ đó điểu chỉnh hành vi phù hợp để kỹ năng 
tự bảo vệ ngày càng hoàn thiện và thuần thục hơn (Ảnh 7) 
* Sử dụng trò chơi học tập hoặc đóng vai để trẻ thực hành các kỹ năng tự 
bảo vệ. 
Sự trải nghiệm trong môi trường chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho 
trẻ tiếp cận sâu rộng hơn với thế giới hiện thực của người lớn và được gia nhập 
vào đó thông qua lăng kính của trẻ từ đó các kỹ năng được hình thành và phát 
triển.Sử dụng biện pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi nào 
đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành 
động, việc làm. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáo rất thích 
hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ năng. 
* Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân 
Việc đánh giá được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học 
tập và hoạt động vui chơigiáo viên quan sát phát hiện ra những sai lệch đưa ra 
những gợi ý để trẻ thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện điều này, giáo viên cần đưa 
ra các yêu cầu một cách cụ thể và yêu cầu của việc thực hiện kỹ năng tự bảo vệ. 
Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào quá trình nhận xét và tự đánh 
giá, đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn. Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân 
bằng cách cô cho trẻ nhìn nhận lại việc thể hiện các vai mà mình tham gia, việc 
tham gia các hoạt động của trẻ đã tốt hay chưa. Phải tạo được không khí vui vẻ, 
thoải mái khi tiến hành đánh giá, nhận xét, khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của 
mình để xem trẻ đã hiểu vấn đề đến đâu, các cách giải quyết của trẻ đã phù hợp 
hay chưa. Giáo viên nhận xét và đánh giá các nhận thức, thái độ, kỹ năng của trẻ 
từ đó giúp trẻ những cách giải quyết tốt nhất. 
3.4 Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động tích cực 
Tạo môi trường hoạt động là tạo nên một không gian chơi rộng rãi, thoáng 
mát, với các đồ chơi đa dạng, phong phú, mới lạ, hấp dẫn cũng như tạo bầu 
không khí thân thiện, bình đẳng là một việc làm quan trọng trong việc tổ chức 
các hoạt động giáo dục kỹ năng. Đặc biệt là trong các trò chơi phân vai, mô 
9/10 
phỏng lại các tình huống trong cuộc sống thì việc có các đồ dùng phù hợp để trẻ 
có thể thao tác sẽ hỗ trợ việc giáo dục kỹ năng phù hợp. Những góc chơi được 
sắp xếp hợp lý, thuận tiện sẽ kích thích trẻ tích cực thể hiện, tích cực trải nghiệm 
các kỹ năng . Bên cạnh môi trường vật chất, môi trường tâm lý cởi mở, quan hệ 
giữa cô và trẻ thân thiện, sự khuyến khích có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc 
kích thích tạo hứng thú và tính tích cực của trẻ trong khi tham gia các hoạt động 
giáo dục kỹ năng nó sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội nảy sinh ý tưởng chơi, dự định 
chơi (Ảnh 8) 
3.5 Biện pháp 5: Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng 
tự bảo vệ cho trẻ 
Việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ không chỉ được thực hiện tại 
trường mầm non, mà việc rèn luyện kỹ năng cần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều 
này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của phụ huynh. Nhà trường và 
gia đình cần trao đổi, thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 
tuổi thông qua: góc “ Cha mẹ cần biết ”, trò chuyện, trao đổi Giáo viên trao 
đổi với phụ huynh phương pháp rèn luyện kỹ năng cụ thể để họ có thể thực hiện 
được tại nhà, về những biểu hiện của trẻ, những khó khăn khi thực hiện, kết quả 
đạt được. Từ đó phụ huynh và giáo viên cùng tham gia đánh giá mức độ hình 
thành và phát triển kỹ năng của trẻ sau khi thực hiện.(Ảnh 9) 
 4. Hiệu quả SKKN: 
4.1. Đối với trẻ: 
- Trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng 
cần thiết: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, sự tự tin được nâng cao, 
biết đoàn kết chia sẻ với bạn bè, chơi ngoan, chơi an toàn, thể hiện tinh thần 
đồng đội, ứng xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề hiệu quả 
hơn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết 
nhường nhịn. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp.Sau 1 năm áp 
dụng những biện pháp trên tôi đã tiến hành khảo sát kết quả cụ thể trên trẻ của 
của lớp mình và có số liệu cụ thể như sau: 
Bảng 2 : Bảng kết quả khảo sát trẻ sau khi thực hiện biện pháp 
(Tổng số trẻ là 44) 
 44 trẻ 
Đạt Chưa đat 
1.Kiến thức 41(56,8%) 3 (43,2%) 
2.Sự tự tin, mạnh dạn, nhanh nhạy 37(40,9%) 7(59,1%) 
10/10 
3.Kỹ năng hợp tác 40(38,6 %) 4(61,4%) 
4.Kỹ năng giữ an toàn cá nhân 38(45,5%) 6(54,5 %) 
4.2 Đối với phụ huynh: 
 Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc rèn kỹ 
năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập,tự tin cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi 
họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình, tạo điều kiện cùng kết hợp với cô 
giáo đề việc dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất. 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Ý nghĩa của SKKN 
Trẻ không chỉ được cung cấp các kiến thức về kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
mà còn có cơ hội được thực hành, trải nghiệm. 
Giúp trẻ phát huy tính tự lập, sự tự tin được nâng cao, biết đoàn kết chia sẻ 
với bạn bè, chơi ngoan, chơi an toàn, thể hiện tinh thần đồng đội, ứng xử với bạn 
thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột hiệu quả hơn và phát triển 
những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhị... 
Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp 
Giúp giáo viên đứng lớp có những biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt 
động ngoài trời đạt hiệu quả cao. 
2. Bài học kinh nghiệm 
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch, phân chia thời gian giáo dục kỹ năng tự 
bảo vệ cho trẻ cụ thể hơn trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, khối lớp. 
Giáo viên không ngừng đọc tài liệu, tham gia lớp tập huấn về các phương 
pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non. 
Giáo viên thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục kỹ năng tự 
bảo vệ cho trẻ với đồng nghiệp và phụ huynh để tìm ra các biện pháp, hình thức 
tốt nhất 
Giáo viên phải có sự hiểu biết tốt về tâm sinh lý của trẻ. Tạo được môi 
trường cho trẻ hoạt động tốt phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. 
3. Ý kiến đề xuất 
3.1 Đối với Phòng giáo dục, nhà trường: 
- BGH tạo điều kiện hơn nữa để trang bị về đồ dùng, phòng hoạt động 
thực hành và tài liệu phù hợp, hiệu quả nhất để giáo viên tìm hiểu tham khảo. Tổ 
chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức cho giáo viên được đi kiến 
tập nhiều hơn, được đi học đào tạo một số lớp về kỹ năng tổ chức các hoạt động. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_day_tre_mau_gia.pdf