Báo cáo biện pháp Một số kỹ năng giúp trẻ tự phục vụ vệ sinh lứa tuổi 3 – 4 tuổi

Trong cuộc sống sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người và của mỗi quốc gia. Có rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến yếu tố sức khỏe con người. Nó là nền tảng cơ bản cho cuộc sống cũng như đóng vai trò quan trọng trong hạnh phúc của con người, của mỗi gia đình, của toàn xã hội. Trong đó sức khỏe trẻ em là quan trọng nhất vì trẻ em là tương lai, là chủ nhân của đất nước. Muốn đất nước có giàu mạnh hay không thì nhờ vào trẻ em. Do đó việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là việc cần thiết và quan trọng. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Muốn có được sức khỏe ngay việc làm đầu tiên là hình thành cho trẻ em nề nếp, thói quen vệ sinh ngay từ nhỏ. Để từ đó đặt nền móng cho trẻ em sau này cũng như lớn lên biết vệ sinh, chăm sóc sức khỏe.

 Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt thì nước cũng yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh thì cả nước cũng khỏe mạnh”. Như vậy, mỗi hoạt động của con người đều có một sức khỏe khỏe mạnh. Khi có sức khỏe con người làm nên hết mọi thành công. Khi có sức khỏe con người còn thể hiện được bản thân mình trong xã hội một cách toàn diện. Đó là cơ hội thể hiện mình, bản lĩnh của mình. Nhờ sức khỏe mà mọi người có thể đóng góp sức lực, trí tuệ cho đất nước để đất nước ngày càng giàu mạnh.

 

doc 22 trang vuthom 08/10/2022 8322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kỹ năng giúp trẻ tự phục vụ vệ sinh lứa tuổi 3 – 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kỹ năng giúp trẻ tự phục vụ vệ sinh lứa tuổi 3 – 4 tuổi

Báo cáo biện pháp Một số kỹ năng giúp trẻ tự phục vụ vệ sinh lứa tuổi 3 – 4 tuổi
4. Kết quả..
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
	Trong cuộc sống sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người và của mỗi quốc gia. Có rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng đến yếu tố sức khỏe con người. Nó là nền tảng cơ bản cho cuộc sống cũng như đóng vai trò quan trọng trong hạnh phúc của con người, của mỗi gia đình, của toàn xã hội. Trong đó sức khỏe trẻ em là quan trọng nhất vì trẻ em là tương lai, là chủ nhân của đất nước. Muốn đất nước có giàu mạnh hay không thì nhờ vào trẻ em. Do đó việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là việc cần thiết và quan trọng. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Muốn có được sức khỏe ngay việc làm đầu tiên là hình thành cho trẻ em nề nếp, thói quen vệ sinh ngay từ nhỏ. Để từ đó đặt nền móng cho trẻ em sau này cũng như lớn lên biết vệ sinh, chăm sóc sức khỏe. 
	Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt thì nước cũng yếu ớt, mỗi người dân khỏe mạnh thì cả nước cũng khỏe mạnh”. Như vậy, mỗi hoạt động của con người đều có một sức khỏe khỏe mạnh. Khi có sức khỏe con người làm nên hết mọi thành công. Khi có sức khỏe con người còn thể hiện được bản thân mình trong xã hội một cách toàn diện. Đó là cơ hội thể hiện mình, bản lĩnh của mình. Nhờ sức khỏe mà mọi người có thể đóng góp sức lực, trí tuệ cho đất nước để đất nước ngày càng giàu mạnh. 
	Mặt khác, có sức khỏe giúp ta phòng chống được các loại bệnh tật và là nền tảng thành công trong cuộc sống. Như câu nói:
 “ Sức khỏe là mẹ của thành công
 Không ốm đau, làm giàu mấy chốc
 Thể khỏe, chí sang, tâm hiền
 Nhân hòa, hạnh phúc gặp liền tu nhân.”
Không phải đương nhiên mỗi người sở hữu một sức khỏe khỏe mạnh. Mà chính nhờ vào quá trình giữ gìn vệ sinh và rèn luyện cơ thể trong sinh hoạt hàng ngày.
	Trong thực tế là giáo viên đứng lớp, tôi nhận thấy trẻ trước khi đến trường thường chưa có kỹ năng và thói quen thực hành vệ sinh. Trẻ chưa biết tự lau mặt, tự rửa tay, còn xa hơn nữa là biết cách đánh răngnhư thế nào cho sạch và đúng cách.
 	Do vậy là một giáo viên mầm non, tôi cố gắng, tìm mọi cách để có thể hình thành cho trẻ, nhất là trẻ em mầm non những thói quen cũng như kỹ năng vệ sinh cần thiết.
	Để từ đó, tôi chọn đề tài: " MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP TRẺ TỰ PHỤC VỤ VỆ SINH LỨA TUỔI 3 – 4 TUỔI ”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Do thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, rất nhiều trẻ em mắc bệnh. Mặt khác, do xã hôi phát triển ngày càng nhanh thì ô nhiễm mồi trường càng nghiêm trọng, dẫn đến mọi người mắc các bệnh lạ và nguy hiểm như sốt virut, bệnh tay chân miệng, sởiTừ những bệnh này có thể gây tử vong. Do vậy từ những thói quen và kỹ năng vệ sinh được hình thành cho trẻ để trẻ phòng tránh được một số dịch bệnh trong xã hội ngày nay.
Đối với trẻ em, trẻ em cũng rất dễ nhớ cũng như dễ quên. Chính vì vậy, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân cần phải làm thường xuyên, thực hành liên tục. Đó cũng là một thói quen cần thiết cho trẻ sau này.
 II.THỰC TRẠNG
	Trong năm học 2015 - 2016 tôi được BGH phân công dạy lớp MG bé. Lớp của tôi có 50 cháu, trong đó có 40 bé đi học đều là lần đầu tiên. Mặt khác, thời buổi kinh tế thị trường mọi người lao vào công việc mà quên rèn cho trẻ thói quen tự vệ sinh.
	Mặt khác, đầu năm trẻ mới đi học mọi thứ còn bỡ ngỡ, đều mới mẻ. Những kiến thức cơ bản về vệ sinh trẻ còn chưa nắm được. Trẻ chưa biết cách rửa tay như thế nào cho sạch cũng như quy trình rửa tay. Hay lau miệng, rửa mặt ra sao.
 	Hiện nay khi thực hiện chương trình Mầm non “Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non” bản thân tôi đã cố gắng để giúp các cháu nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh tay mặt. Đó chính là lý do tôi viết đề tài: “ MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP TRẺ TỰ PHỤC VỤ VỆ SINH LỨA TUỔI 3 – 4 TUỔI ”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường và phối kết hợp cùng các đồng nghiệp để tôi thực hiện được đề tài.
- Nhà trường đã cung cấp đầy đủ các đồ dùng cần thiết trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo: Xà bông, bột giặt, khăn mặt, khăn bàn, khăn lau tay, bàn chải, dép đi nhà vệ sinh.
- Trong trường có kết nối mạng để tôi dễ dàng trau dồi những kinh nghiệm vệ sinh cho trẻ mẫu giáo.
- Các cháu đi học đều và vào nếp ở lớp rất tốt.
 2. Khó khăn:
- Do số trẻ qua lớp nhà trẻ còn ít nên việc trẻ vệ sinh cho bản thân mình còn bỡ ngỡ, chưa biết gì. Chính vì vậy, mà việc dạy và rèn trẻ vệ sinh gặp rất nhiều khó khăn cũng như vất vả.
- Hơn nữa, các dịch bệnh hay xảy ra do điều kiện khí hậu thay đổi làm cho trẻ hay mắc bệnh làm ảnh hưởng đến việc tôi rèn trẻ cách chăm sóc và vệ sinh của bản thân mình.
- Mặt khác, do phòng học lớp tôi còn hạn chế mà số lượng trẻ đông nên việc chăm sóc vệ sinh còn chưa được bao quát lắm.
- Một số cháu được cha mẹ cưng nhiều quá mức, muốn gì được lấy. Còn một số trẻ lại sống trong môi trường thiếu lành mạnh từ gia đình.
- Về đến nhà các cháu vẫn được bố mẹ (ông bà) vệ sinh tay mặt cho và nếu có cho trẻ làm thì cũng làm chưa đúng cách, đúng thao tác như ở lớp.
 =>Từ cơ sở thực tiễn trên bản thân tôi đã nghiên cứu một số biện pháp vệ sinh cho trẻ mẫu giáo.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, trao dồi kiến thức và hệ thống hóa các thao tác cho hoạt động vệ sinh cá nhân.
 - Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn cho trẻ vệ sinh chăm sóc cá nhân thì cô giáo cần nắm vững được các quy trình cũng như chăm sóc của trẻ. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi qua các chị em cũng như qua các tài liệu, sách báo để tiếp thu nắm được các quy trình như quy trình rửa tay, quy trình lau mặt, đánh răng, xúc miệng bằng nước muối. để có thể áp dụng vào trẻ.
+ Các bước cho thao tác rửa tay gồm 7 bước:
Bước 1: Xắn cao tay áo, hứng dưới vòi nước chảy sao cho ướt từ cổ tay xuống hết lòng bàn tay và xoa xà phòng khắp 2 bàn tay
Bước 2: Rửa cổ tay và mu tay: Đưa tay phải xoay cổ tay trái rồi tay trái xoay cổ tay phải. Tiếp tục dùng tay nọ lau cọ mu tay kia
Bước 3: Xoay tròn rửa từng ngón tay và kẽ 2 bàn tay
Bước 4: Xoa 2 tay vào nhau rửa lòng bàn tay
Bước 5: Chụm đầu các ngón tay trái xoay vào lòng tay phải và ngược lại để rửa các đầu ngón tay
Bước 6: Rửa sạch xà phòng dưới vòi nước sạch 
Bước 7: Lau tay bằng khăn khô.
 Hình ảnh: Trẻ rửa tay
 Hình ảnh: Trẻ lau tay
+ Các bước cho thao tác vệ sinh mặt
Bước 1: Lấy khăn rải khăn lên tay. Lấy ngón trỏ lau mắt phải rồi lấy ngón trỏ lau mắt trái
Bước 2: Xích khăn lên lau từ sống mũi xuống và vuốt phần ngoài của mũi xuống lau miệng.
Bước 3: Gập đôi khăn lau từ trán qua má xuống cằm ( bên trái và bên phải).
Bước 4: Cho khăn dưới vòi nước sạch và vò khăn cho sạch rồi vắt cho ráo.
 Hình ảnh: Trẻ lau mặt
Với giải pháp này các cháu thực sự rất tiến bộ. Phần lớn các cháu khi vệ sinh đã biết kết hợp với bài thơ và nhớ được lần lượt các thao tác và từng bước vệ sinh tay và mặt. Tuy nhiên tôi đã nghĩ ra cách dán những hình ảnh minh họa các bước để trẻ nhìn và làm theo.
 Hình ảnh: Trẻ lau mặt xong trải khăn xuống chậu.
Hình ảnh: Trẻ tự lấy nước xúc miệng
 Hình ảnh: Trẻ súc miệng bằng nước muối
2. Biện pháp 2: Sưu tầm và lựa chon các bài thơ, bài hát, ca dao. để rèn cách vệ sinh cá nhân cho trẻ.
	- Từ bài thơ “ bé tập rửa mặt” mà tôi có thể rèn trẻ quy trình rửa mặt có những bước nào.
Bé tập rửa mặt
“ Một tay bé chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Lau từ trong ra nhé
Nhích khăn lên các bé
Lau sống mũi xuống đi
Sau đó đến cái gì
Cái miệng xinh của bé
Cô cất giọng nhỏ nhẹ
Làm thế nào nữa đây?
Bé gấp đôi khăn ngay
Lau hai bên má đỏ
Gấp đôi lại lần nữa
Lau cái cổ cái cằm
Mắt bé nhìn chăm chăm
Kìa cô khen bé giỏi”
 (Nguyễn Thị Lành).
 - Từ bài hát “ Đánh răng cogate ” mà ta có thể dạy trẻ kỹ năng đánh răng. 
Đánh răng như thế nào là đúng cách để bảo vệ răng. Đó là đánh từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.Bàn chải thì dùng 6 tháng thay 1 lần.
Hình ảnh : Trẻ hát bài hát về vệ sinh 
	- Qua tìm hiểu sách báo, học hỏi đồng nghiệp tôi đã nắm được quy trình xúc miệng để từ đó tôi rèn và dạy trẻ cho đúng cách để vệ sinh cho trẻ. 
- Tôi thường xuyên sưu tầm sách báo và đã đưa các bài thơ, bài hát vào trong các giờ để giúp trẻ nhớ được các thao tác “ Tập rửa mặt”
 Với giải pháp này các cháu thực sự rất tiến bộ. Phần lớn các cháu khi vệ sinh đã biết kết hợp với bài thơ lần lượt nhớ các thao tác và các bước vệ sinh tay, vệ sinh lau mặt.
3. Biện pháp 3: Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động hằng ngày:
Các nội dung giáo dục kỹ năng vệ sinh cũng như thói quen tôi đều lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày.
 Trong giờ đón - trả trẻ, tôi thường trò chuyện về những công việc vệ sinh của trẻ vào buổi sáng khi thức dậy: Bé phải làm gì? Vì sao phải làm như thế? Bé làm như thế nào? 
Từ đó trẻ chia sẻ những việc làm của mình. Cô nhắc nhở trẻ không làm hay làm chưa đúng để cùng tiến bộ. Mặt khác, cô tuyên dương những bạn hay làm vệ sinh. Còn những bạn chưa làm thì động viên. Đối với những bạn làm chưa đúng thì cô hướng dẫn lại. Đặc biệt phải thường xuyên nhắc nhở các bạn cắt móng tay, thường xuyên rửa tay..
Trong hoạt động giáo dục có chủ đích, tôi cũng lồng ghép hoạt động chăm sóc vệ sinh trong giáo dục vào những lúc cần thiết. Đối với làm quen văn học, âm nhạc ta có thể thấy bài hát “ Chiếc khăn tay”, “Rửa mặt như mèo”, “Tay thơm , tay ngoan”Với các bài thơ như “Đi dép”, “Đôi bàn tay của bé”; “Aó quần sạch”, “Tắm gội”, “Cô dặn bé”..hoặc qua những câu truyện kể, kể truyện theo tranh .
Ví dụ :Truyện “ Mẹ tắm cho em bé”
* Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể :Tay, chân, miệng, mặt, mũi, mắt.
* Chuẩn bị: Tranh minh họa truyện “ Mẹ tắm cho em bé”
 Một số câu hỏi trong truyện để hỏi trẻ.
*Tiến hành:
- Cô hỏi trẻ: Ở nhà ai tắm cho con?
- Cô cho trẻ xem tranh và đàm thoại: +Tranh vẽ gì đây? 
 +Mẹ đang làm gì?
 +Bé đang làm gì ?
- Sau đó, cô có thể cho trẻ kể sáng tạo theo tranh.
- Khi kể xong, cô có thể làm các động tác minh họa: gội đầu, rửa mặt, kỵ tay chân trên búp bê cho trẻ xem. Sau đó, trẻ làm theo cô.
	Cũng như giờ khám phá “Tìm hiểu về cơ thể của bé” hay “Các giác quan”, tôi có thể lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách nhẹ nhàng trên từng chi tiết. Khi nói đến đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì? Đó là rửa tay, thường xuyên cắt móng tay, không nghịch bẩn...Đối với đôi chân thì bảo vệ bằng cách phải đi dép, rửa chân hàng ngày hay khi bẩn..... Hay với miệng muốn không sâu răng và giữ gìn bộ răng thì phải đánh răng ngày 2 lần, không ăn kẹo vào buổi tối.
	Tôi cũng thường xuyên rèn trẻ kỹ năng vệ sinh thông qua các góc chơi. Như đối với góc âm nhạc ở chủ đề bản thân, tôi cho trẻ hát các bài hát như tay thơm tay ngoan, Vì sao rửa mặt như mèo...để rèn trẻ các thói quen vệ sinh.
Góc sách truyện, tôi cho trẻ xem các sách truyện về tìm hiểu cơ thể của bé, các giác quan.....Từ đó, trẻ biết cách bảo vệ và chăm sóc bản thân mình.
Hình ảnh: Trẻ đọc sách truyện về cách giữ gìn vệ sinh. 
Ngoài việc dạy thông qua các hoạt động, tôi còn thường xuyên nhắc nhở trẻ sau đi đại tiện thì rửa tay. Biết đi học phải cất dép gọn gàng lên giá. Biết dùng tay che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi....
Trong giờ đón trẻ, tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hằng ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy.
+ Bé làm những gì ?
+Vì sao phải làm như thế?
+Làm như thế nào?
Trẻ đưa ra những ý kiến của mình và cô nhắc lại trẻ các quy trình. Không quên dặn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, móng chân, thường xuyên rửa tay dưới vòi nước, thường xuyên gội đầu...Hay trong tiêu chuẩn bé ngoan mỗi tuần, cô cũng lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh vào những thứ 6 hàng tuần để từ đó trẻ phấn đấu.
4. Biện pháp 4: Đan xen, lồng ghép, phối hợp với giáo viên dạy kỹ năng sống để dạy trẻ vệ sinh các nhân:
Thông qua chuyên đề “ Bé tập rửa tay, rửa mặt” giáo viên lớp hình thành quy trình rửa tay, rửa mặt để giúp trẻ nắm được các thao tác thành thạo. 
- Mục đích: + Trẻ biết rửa tay, rửa mặt theo đúng trình tự
 + Rèn kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân.
 + Giáo dục trẻ biết bảo vệ đôi bàn tay và khuôn mặt.
- Chuẩn bị: + Các hình ảnh minh họa các bước rửa tay, rửa mặt.
 + Video về các bước rửa tay, mặt.
- Tiến hành: + Cô cho trẻ xem video về rửa tay, mặt.
 + Cô giới thiệu quy trình rửa tay, mặt và trẻ làm theo từng bước. Đôi khi có thể làm phổ nhạc cho các quy trình vệ sinh để trẻ hào húng học.
 + Cô tổ chức chơi trò chơi gắn đúng quy trình rửa tay, mặt để trẻ nhớ lại.
- Kết thúc: + Giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay, mặt theo đúng quy trình.
Các giờ học tiếp theo cũng hỏi và gợi cho trẻ nhớ lại các bước theo đúng quy trình. Vì trẻ mầm non rất dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên.
 5. Biện pháp 5. Giáo viên cần nắm chắc và tuân thủ đúng quy trình vệ sinh cho trẻ hàng ngày một cách thường xuyên, cũng như liên tục:
 	Thời gian các cháu học ở lớp nhiều hơn ở nhà.Nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ mọi sinh hoạt ở lớp có nề nếp làm cho lớp học vui tươi đầm ấm. Tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ. Lớp học sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, không vứt đồ chơi linh tinh khi đó mọi thứ trong lớp đều được xắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.
	Cô thực hiện nghiêm túc thời gian biểu các cháu thực hiện giờ nào việc đó. Vì những việc làm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ. Như trong giờ ăn, cô cho trẻ rửa tay trước khi ăn. Sau khi ăn xong thì xúc miệng, lau miệng và đi vệ sinh. Chính việc làm này diễn ra thường xuyên sẽ giúp trẻ hình thành thói quen, để từ đó cũng phòng tránh được nhiều dích bệnh lây truyền. Đặc biệt còn hình thành thói quen tốt cho trẻ.
	Sự gương mẫu của cô và người khác là để cho trẻ học hỏi. Đặc điểm của trẻ em là cái hay, cái đúng thì có thể bắt trước, nhưng cũng có thể bắt trước cái sai, cái xấu cũng rất nhanh. Vì vậy, cô giáo và mọi người xung quanh cần phải tự rèn luyện bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triệt để nói phải đi đôi với làm. 
 	Cô còn động viên khuyến khích những trẻ thực hiện đúng quy trình. Từ đó khuyến khích thêm những trẻ làm theo.
	Cô giáo cần hướng dẫn đúng và chính xác các quy trình vệ sinh. Các cháu mẫu giáo tuy tuổi còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được các kiến thức cơ bản, thông thường. Chính vì vậy, cô cần hướng dẫn các cháu biết những điều cần thiết của việc thực hiện đúng các quy trình và thực hiện thường xuyên và những tác hại của việc thực hiện không đúng yêu cầu.
6. Biện pháp 6. Thông tin hai chiều giữa phụ huynh và nhà trường:
 Tôi thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh thông qua góc phụ huynh cần biết. Chính vì góc truyên truyền tới phụ huynh của lớp tôi đặc biệt được chú ý bởi những nội dung và hình ảnh, nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng về giáo dục vệ sinh cá nhân và được thay đổi thường xuyên. Những nội dung tuyên truyền ở đây rất thực tế vì nó phản ánh các dịch bênh và cách phòng tranh. Để từ đó phụ huynh có biện pháp phòng ngừa. Tôi còn dành riêng một mảng tường để trang trí hình ảnh các bước rửa tay , rửa mặt, cách giữ gìn vệ sinh để trẻ nắm được và kết hợp với giáo dục trẻ ở nhà.
	Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm tôi cũng phổ biến những chương trình mà các cháu được học trong nhà trường trong đó các cháu được học cách tự vệ sinh cá nhân. Nội dung tuyên truyền tôi dành thời gian nói về công tác tuyên truyền vệ sinh cá nhân cho trẻ giữa gia đình và nhà trường. Thông qua buổi tuyên truyền, tôi có dịp trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học và hỗ trợ phụ huynh những kiến thức đúng đắn về cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ một cách đúng đắn. Tôi còn trình bày với phụ huynh các bước và các thao tác vệ sinh tay mặt.Từ đó, tôi kếu goi phụ huynh phối hợp với các cô cho trẻ vệ sinh ở nhà cũng như ở trường theo đúng cách và đồng nhất. Qua việc này góp phần cho phụ huynh nâng cao hơn về cách chăm sóc, vệ sinh cho trẻ.
	Vận động phụ huynh tham gia các hoạt động tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, bài hát, câu chuyện.....để từ đó giúp cho phụ huynh hiểu biết hơn về vai trò của việc vệ sinh đúng cách cho trẻ.
	Hàng ngày nhắc nhở phụ huynh những trẻ chưa thực hiện được kết hợp cùng cô để kèm và hướng dẫn trẻ trong việc vệ sinh tay mặt ở nhà.
	Khích lệ, khen thưởng những trẻ tiến bộ bằng cách khen ngợi, tuyên dương cho trẻ trước lớp và với phụ huynh.
7. Biện pháp 7. Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện những quy định về vệ sinh.
	Muốn thực hiện được những quy định về vệ sinh thì việc cần thiết phải trang bị đầy đủ các thiết bị vệ sinh như khăn lau mặt mỗi cháu một cái và có ký hiệu riêng, cốc uống nước , cốc xúc miệng, xà bông......
	Thường xuyên bổ sung thêm các trang thiết bị để phục vụ trẻ vệ sinh.
4. KẾT QUẢ.
Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ luôn có thể lực khoẻ mạnh, phòng chống lại các loại bệnh tật. Trẻ khoẻ mạnh, ít ốm đau là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình xã hội. Tuy nhiên muốn trẻ luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ cần phải giúp cho trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Rèn luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. Muốn trẻ có thể tự giác vệ sinh được nhất thiết trẻ phải biết thực hiện tác thao tác vệ sinh như thế nào. Muốn vậy những người chăm sóc giáo dục trẻ ( Phụ huynh và giáo viên) cần phải tập luyện cho trẻ những thao tác vệ sinh 1 cách thành thạo. Nhiệm vụ hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh không phải là nhiệm vụ riêng của giáo viên hay của phụ huynh mà đây là trách nhiệm chung của những người chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy việc tìm ra biện pháp giúp hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh nhanh nhất là 1 việc làm thiết thực.
Mặt khác chuyên đề vệ sinh cá nhân cho trẻ là chuyên đề đã được sở Giáo dục đẩy mạnh và là 1 trong những chuyên đề chính mà tất cả các phòng Giáo dục, các trường MN, các lớp Mẫu giáo cần thực hiện tốt. Biện pháp đưa các thao tác vệ sinh cá nhân thành những bài thơ là 1 biện pháp hiệu quả giúp các giáo viên hướng dẫn trẻ 1 cách nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó khi trẻ có thể thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh cá nhân thành thạo trẻ sẽ hình thành thói quen vệ sinh và có những hành vi văn minh cho bản thân và cho xã hội.
 III. KIẾN LUẬN – KIẾN NGHỊ.
- Việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải:
- Trau dồi kiến thức vệ sinh cần thiết.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
- Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích trẻ thực hiện đúng, và hạn chế những lần thực hiện thao tác vệ sinh sai.
- Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
- Tuyên truyền với phụ huynh về công tác rèn luyện các thao tác vệ sinh cho trẻ. Do đó muốn chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của các cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
	 Trên đây là " MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP TRẺ TỰ PHỤC VỤ VỆ SINH LỨA TUỔI 3 – 4 TUỔI " mà tôi thực hiện. Kính mong ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp đóng góp cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được
đầy đủ tốt hơn.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA BGH	 Nhân Chính, ngày10 tháng 3 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THI CẤP TRÊN.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_ky_nang_giup_tre_tu_phuc_vu_ve_sinh.doc